CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ĐƯỜNG CONG”
– Thơ Võ Thị Như Mai
Thơ ca là cuộc sống, nhưng ngược lại, cuộc sống của một con người cụ thể nào đó chưa chắc đã là thơ ca. Một nhà thơ bình thường, không phải là 24 giờ một ngày của một nhà thơ. Rất hiếm khi tìm thấy một nhà thơ hai mươi bốn giờ một ngày một nhà thơ. Nếu bạn gặp được một nhà thơ như thế, thì anh ta đã trở thành một nhà tiên tri, một nhà huyền môn rồi, khi đó anh ta không còn là một nhà thơ bình thường nữa, mà họ đã trở thành những con người khác thường, phi thường. Chính từ những người như thế - Những người đã dành 24 cho thi ca, mà những bài thơ tuyệt vời như các Upanishad, Koran hay Gita đã ra đời. Chúng không phải là những bài thơ bình thường, mà là những bài thánh ca vĩ đại của nhân loại. Các nhà thơ bình thường chỉ thỉnh thoảng mới là nhà thơ, ngoài ra họ cũng đều là những con người bình thường, phải làm tất cả mọi công việc bình thường mà cuộc sống của họ đòi hỏi họ phải làm.
Với một nhà thơ bình thường, chỉ thỉnh thoảng mới có nhà thơ. Cho nên khi bạn đọc cả một bài thơ, toàn bộ bài thơ cũng không phải là một bài thơ. Chỉ có một vài dòng, một vài câu ở đây và ở đó là THI CA thực sự; còn những dòng khác, những câu khác cũng chỉ là do nhà thơ đó sắp đặt thêm vào cho đủ mà thôi. Những câu thơ thực sự THI CA thường sẽ đến từ bên trong tâm thức sâu thẳm của con người, chúng không đến từ tâm trí của thi sĩ. Cái tôi – cái bản ngã của thi nhân sẽ không làm những câu thơ đó. Những dòng thơ đó đến từ bên kia, nhà thơ chỉ là một người ghi lại chúng, một người ghi tốc ký, họ chỉ đơn giản ghi lại một cái gì đó đã được đọc cho viết từ bên kia. Và một vài dòng, một vài câu còn thiếu là những câu, những dòng thi ca không hạ xuống anh ta. Cho nên, anh ta đã phải cố gắng thêm chúng vào bài thơ để cho bài thơ được hoàn thành. Khi đó, rất có thể là nhà thơ bị thất bại, những câu thơ đó trông thật xấu xí, nó trông thật khác biệt, thật trần tục, thật tầm thường. Chúng không có sự toả sáng.
Nữ thi sĩ Võ Thị Như Mai cũng vậy, nàng thơ của chúng ta cũng chỉ là một nhà thơ bình thường của cộng đồng mạng. Bạn ấy là một thạc sĩ giáo dục, nhưng lại giảng dạy ở một trường tiểu học ở vùng phía Tây của nước Úc. Một mình với rất nhiều công việc chuyên môn của GV tiểu học, rất nhiều công việc gia đình, xã hội, và rất nhiều các công việc của bạn bè trên các trang mạng xã hội như: Phiên dịch các bài thơ của bạn bè từ tiếng Việt sang tiếng Anh (công việc của một dịch giả); làm thi ảnh, làm bìa sách cho các tập thơ sắp xuất bản của bạn bè; làm quản trị viên cho các trang mạng xã hội như trang VCMN, Dấu chấm than quay ngang,….. Và rất nhiều công việc không tên khác nữa, đến cái mức độ bạn ấy phải thốt lên thành một bài thơ: QUA MỘT KIẾP LONG ĐONG, với câu thơ cuối bài như sau: Ừ NHỈ, MÌNH CHỜ QUA MỘT KIẾP LONG ĐONG. Thì làm sao bạn ấy có thể là: MỘT NHÀ THƠ HAI MƯƠI BỐN GIỜ MỘT NGÀY MỘT NHÀ THƠ. Bạn ấy, không thể dành 24 giờ cho thi ca được. Vậy nên, Nhà thơ VTNM cũng như những nhà thơ bình thường khác: CHỈ THỈNH THOẢNG MỚI CÓ NHÀ THƠ, đương nhiên thỉnh thoảng thi sĩ mới có được một bài thơ hay. Và trong cả một bài thơ được gọi là hay đó cũng chỉ có một vài dòng, một vài câu thơ ở đây và ở đó là THI CA thực sự, còn những dòng khác, những câu khác cũng chỉ là do nhà thơ đó sắp đặt thêm vào cho đủ mà thôi.
Tôi viết những điều nói trên là để muốn trao đổi, muốn tâm sự một chút với tất cả các bạn đọc vốn đã có cảm tình với thơ của Như Mai, có thể có những cái nhìn khách quan, công tâm, đúng mức nhất, phù hợp nhất với những bài thơ, những câu thơ của thi sĩ VTNM, nếu như chúng chưa thực sự là THI CA, thì các bạn cũng không nên có những comment kiểu như: Thơ của Như Mai rất bình thường, nó có thể sẽ làm cho thi sĩ mất đi những nguồn cảm hứng sáng tạo đến từ PHÍA BÊN KIA.
Sáng nay, thứ 7 ngày 22 tháng 7 năm 2023, mở điện thoại ra tôi được nghe nữ thi sĩ Phạm Thị Diệu Thu ngâm bài thơ ĐƯỜNG CONG – Bài thơ của Võ Thị Như Mai, tôi cảm nhận thấy một số vẻ đẹp của bài thơ đó, nên muốn chia sẻ với thi sĩ và các bạn đọc gần xa yêu quý thơ của VTNM, nếu có điều gì không phù hợp, rất mong được lượng thứ:
ĐƯỜNG CONG
Khi anh đặt tay lên đường cong
Cánh đồng vàng đang chín
Trên sân ga cuộc chia tay bịn rịn
Đàn chim én bay về.
Chúng mình cuộn vào chiều ngủ mê
Mặc cõi trần sóng gió
Hoàng hôn ngân nốt nhạc mây ráng đỏ
Nắng và mưa thanh lọc vui buồn.
Gom vào ngăn kéo những vần thơ suông
Ra biển cùng anh hoà vào làn sóng
Cát dưới chân mây trên đầu lồng lộng
Vị mặn nồng nàn tê đầu lưỡi tìm quên.
Trên đỉnh núi chông chênh
Bầu trời thuộc về niềm tin hạnh phúc
Chạm vào đường cong tình ngoạn mục
Thấy mình lạc trên dải Sông Ngân.
Có những phút xa nhau để quý tình gần
Chăn chiếu thêu hơi thở mùa hổn hển
Bài thơ sau cùng trọn con tim em bện
Anh ướm vào bừng sáng cánh rừng em.
(HẾT)
Ở ngay khổ thơ đầu, chúng ta đã bắt gặp câu thơ :
KHI ANH ĐẶT TAY LÊN ĐƯỜNG CONG.
ĐƯỜNG CONG, là một biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, nó không phải là một sự thật theo kiểu như lịch sử, mà nó chính là một biểu hiện của THI CA, và nó lại có một ý nghĩa to lớn, có một vẻ đẹp bao la. Khi anh đặt tay lên đường cong, nó không chỉ là biểu hiện cho cuộc gặp gỡ giữa hai cơ thể của hai người yêu nhau: Tay anh là cơ thể của người đàn ông, đường cong là biểu hiện cho cơ thể của người phụ nữ. Nếu đó chỉ là một trường hợp của cuộc gặp gỡ bên ngoài, thì nó đã không quá quan trọng, đến cái mức là sự biểu hiện của THI CA, mà ở đây nó còn là một biểu tượng cho một cuộc gặp gỡ sâu thẳm trong bản thể của mỗi người đàn ông và phụ nữ, bởi mỗi người đàn ông cũng là một người phụ nữ, và mỗi người phụ nữ cũng là một người đàn ông. Cuộc gặp gỡ bên ngoài và hợp nhất với người khác thực sự là một bài học, một thử nghiệm, để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ bên trong.
Mỗi người được sinh ra từ một người đàn ông và một người phụ nữ. Một nửa của bạn đến từ cha của bạn và một nửa của bạn đến từ mẹ của bạn. Bạn chính là cuộc gặp gỡ của các đối cực đàn ông và phụ nữ. Tâm lý học hiện đại, đặc biệt là trường phái tâm lý Jungian, chấp nhận điều đó, rằng con người là lưỡng tính. Nếu tâm trí có ý thức của bạn là một người đàn ông, thì vô thức của bạn sẽ là một người phụ nữ, và ngược lại, nếu tâm trí có ý thức của bạn là một người phụ nữ, thì vô thức của bạn sẽ là một người đàn ông. Nhưng để thu xếp cuộc gặp bên trong là vô cùng khó khăn ngay từ đầu, bởi vì cái bên trong là vô hình. Đầu tiên bạn phải học bài học với cái nhìn thấy được. Gặp gỡ với người phụ nữ bên ngoài, gặp gỡ với người đàn ông bên ngoài, để bạn có thể có chút kinh nghiệm về cuộc gặp này tất cả là gì. Sau đó, từ từ bạn có thể tìm kiếm bên trong và đến một ngày bạn nào đó bạn sẽ tìm thấy cùng một cực ở đó.
Đến cuối khổ thơ thứ tư chúng ta lại bắt gặp hai câu thơ cũng là một biểu hiện nữa của THI CA đó là:
CHẠM VÀO ĐƯỜNG CONG TÌNH NGOẠN MỤC
THẤY MÌNH LẠC TRÊN DẢI SÔNG NGÂN.
Cái ngày bạn chạm được vào đường cong ngoạn mục nói trên, cũng là ngày người đàn ông và người phụ nữ bên trong của bạn gặp nhau, bạn đã giác ngộ. Ngày đó là một ngày của lễ hội lớn, không chỉ cho bạn mà cho toàn bộ sự tồn tại, cho nên : CÁNH ĐỒNG VÀNG ĐANG CHÍN / ĐÀN CHIM ÉM BAY VỀ / HOÀNG HÔN NGÂN NỐT NHẠC MÂY RÁNG ĐỎ / CÁT DƯỚI CHÂN MÂY TRÊN ĐẦU LỒNG LỘNG / THẤY MÌNH LẠC TRÊN DẢI SÔNG NGÂN / ANH ƯỚM VÀO BỪNG SÁNG CÁNH ĐỒNG EM.
Khi đó toàn bộ sự tồn tại, phải có vũ điệu, phải có bài ca, bầu trời phải mưa xuống hàng triệu bông hoa – bởi vì đó là một hiện tượng hiếm gặp. Một linh hồn mò mẫm đột nhiên trở nên hoà nhập, một linh hồn rời rạc đã trở thành kết tinh – Anh ướm vào bừng sáng cánh đồng em – Câu thơ là một biểu hiện rất đẹp, rất THI CA cho sự kết tinh của hai linh hồn rời rạc để tạo thành một linh hồn duy nhất. Và cuộc gặp gỡ đó là vô cùng quan trọng, tối quan trọng, bởi vì chỉ với cuộc gặp gỡ đó, bạn mới trở thành THÁNH THỂ KẾT TINH – Một cụm từ trong một câu thơ của thi nhân Hàn Mặc Tử.
Nhưng hãy nhớ rằng, bài học đầu tiên phải được học ở bên ngoài. Bạn phải trải nghiệm qua tất cả những cuộc gặp gỡ với người bên ngoài :
Chúng mình cuộn vào chiếu ngủ mê
Mặc cõi trần sóng gió
……..
Nắng và mưa thanh lọc vui buồn
…….
Ra biển cùng anh hoà vào làn sóng
……..
Vị mặn nồng nàn tê đầu lưỡi tìm quên
………
Chăn chiếu thêu hơi thở mùa hổn hển…..
Chỉ khi đó, bạn mới có hy vọng di chuyển vào chiều hướng bên trong để có thể gặp gỡ với người bên trong tâm thức của mình.
LÊ VĂN CHUNG |