SỐ 103 - THÁNG 7 NĂM 2024

 

Giới thiệu Sách Mới

Văn Nghệ Biển Khơi chân thành cảm ơn Nhà văn Phạm Quốc Bảo và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc khắp nơi:

“LAN MAN CHUYỆN VÃN”

Tuyển tập chuyện vãn
Phạm Quốc Bảo

1

Lotus Media xuất bản lẩn thứ nhất tại Hoa Kỳ,
và trên hệ thống phát hành toàn cầu Amazon, 2024
Bìa: Uyên Nguyên
Trình bày: Bạch Xuân Phẻ
ISBN: 979-8-8693-2968-4

oOo

Đôi dòng về tác giả:

2
Nhà văn Phạm Quốc Bảo

Nhà văn Phạm Quốc Bảo sinh năm Quí Mùi 1943 tại huyện Bảo Sơn, Vĩnh Phúc Yên, Bắc Việt Nam; nguyên quán ở Nam Định. Trưởng thành tại Miền Nam.

Trong thời gian học tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông làm Chủ bút nguyệt san Đối Thoại (1966).

Sách đã xuất bản:

- Chiến Tranh và Tuổi Trẻ Phương Tây, Hồng Lỉnh xuất bản 1969, Sài gòn; Người Việt Tây Bắc tái bản lần thứ ba ở hải ngoại năm 2020.
- Năm Dài Tỉnh Yê, Hồng Lĩnh xuất bản năm 1970.
- Vực Hng, bút hiệu Phạm Hà Quân, Thoại Ngọc Hầu xuất bản, Saigon. 1975.
- Cùm Đỏ, xuất bản lần đầu 1983; tái bản lần thứ ba ( 2018) Nguoi Viet Books, USA.
- Cõi Mộng Du, Người Việt xuất bản, 1984. USA.
- Đời Từng Mảnh, Người Việt, 1985. USA.
- Dâu B, Người Việt. 1987. USA
- Mười Ngày Du Ký, Hoa Thịnh Đốn xuất bản, 1988. USA.
- Gọi Bình Minh, Người Việt, 1989. USA.
- Người Việt Tại Đông Âu và Vấn Đề Việt Nam, Việt Hưng xuất bản 1990. USA.
- Huynh Đệ Tương Tàn, (Brothers Enemy của Nayan Chanda), Thế giới xuất bản, 1991.
- Bây giờ Nhật Bản Biết Nói Không ( The Japan That Can Say No của Shitaro Ishihara), Khai Sáng xuất bản 1992.
- Dấu Vết Văn Hóa Việt Trên Đường Bắc Mỹ. Một bộ gồm hai cuốn: cuốn 1 ra năm 1994, cuốn 2 năm 1995, Việt Hưng xuất bản. USA.
- Thơ, 20 Năm, Việt Hưng, 2002. USA.
- Hồng Nhan Xuân, Việt Hưng, 2002. USA.
- Độc Lập Mỹ, Độc Lập Ta, Việt Hưng, 2004. USA.
- Hốt Một Thang, Việt Hưng, 2006. USA.
- Hương Đêm, Little Saigon xuất bản, 2008: USA.
- Khuất Rồi Mấy Bóng Chim Di, Người Việt xuất bản, 2010.
- Nhục Vinh, Người Việt xuất bản, 2012
- Tâm Tình Một Nẻo Quê Chung, Người Việt Books xuất bản, 2015. USA.
- Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại, cuốn I, Lotus Media xuất bản, tháng 5/ 2022. USA.
- Chuyện Nào Vẫn Nên Thuật Lại, cuốn II, Lotus Media xuất bản, tháng 7/ 2022. USA.
- Lan Man Chuyện Vãn, 2024, USA.

oOo

Lời ngỏ

Tôi tự thấy cần giải tỏa ngay thắc mắc là tại sao lại chọn cái tiều đề “Chuyên vãn”.

Xin thưa, chuyện đây không phải là truyện, không phải gồm những cốt truyện được xây dựng trên những nội dung hoàn toàn do tác giả chủ động sắp xếp trước. Chuyện ở đây chỉ là câu chuyên được trích từ những cuộc tiếp xúc bất kỳ với ai đấy mà tác giả thấy thú vị trong việc ghi chép lại, rồi sau đó còn thấy rằng nên chia xẻ rộng rãi thêm ra với bạn đọc bốn phương.

Từ ngữ ‘vãn’ ở đây bao hàm một nội dung khá đặc biệt, ít nhất là gồm mấy ý nghĩa như:

Thứ nhất phải nêu ra rằng nhờ có cơ hội thân thuộc, hay khi bằng hữu gặp nhau, những câu chuyện này được cho phép ghi lại mà đều không hề có sự xếp đặt gỉ trước cả. Chúng hiện diện một cách tự nhiên như vậy, là những gì xẩy ra trong đời thường, hằng ngày, của bất cứ một ai còn đang sống ở xã hội này đểu có thể bắt gặp, hoặc có thể tự chúng ta đã trải nghiệm qua rồi.

Thứ hai, từ ngữ ‘vãn’ còn muốn diễn tả về thời gian là buổi xế chiều của ngày, nếu chiếu theo cuộc sống thì là giai đoạn về già của đời người. Nghĩa là những câu chuyện được ghi lại ở đây như một phần sống động còn lại của tác giả trong độ tuổi đã và đang chứng kiến quá nhiều người trong gia quyến và thân hữu cùng trang lứa bỏ ra đi mỗi lúc một đông, trong tâm trạng cô đơn càng lúc càng thiếu hẳn đi những chia xẻ gần gũi cần có cho đời sống của chính tác giả.

Thứ ba, những câu chuyên mà độc giả đọc được ở đây như những trao gởi mà nếu có thế tích cực hơn nữa là tự chúng có sức bật lên thành những tác động, khêu gợi ra được những chuỗi liên tưởng nào đó vốn còn tiềm tàng trong ký ức hay vẽ ra được viễn ảnh mường tượng ở tương lai cùa người đọc. Được như thế thì tác giả đã cảm thấy vinh hạnh-an ủi rồi.
Ngoài ra, ở xã hội này, thời đại internet được áp dụng vào ngành thông tin liên lạc vượt không-thời gian đã tử nhiều thập niên nay, nhất là nhờ vào hiện tượng Covid-19 thúc đẩy mà ba năm qua phương tiện này được dịp phát triển thêm nhanh. Hiện nay, mây điện toán (cloud computing, điện toán đám mây) bao gồm những trữ liệu thông tin, trong đấy các giai tầng (kênh) truyền thông mạng xã hội (social media) đang ngày một được xử dụng phổ biến đến toàn thể nhân loại. Như Facebook, Instagram, Twitter, Snapchat, Linkedln, TikTok, YouTube... Chỉ kể riêng về lãnh vực văn-sách thì trên nét, truyện đọc để nhìn và nghe không thôi cũng đủ ‘nuốt’ trọn ngày giờ của chúng ta!

Thực tế là những phương tiện truyền thông tân tiến này đã và đang đẩy lùi ngành báo giấy-báo in dần vào giai đoạn đã qua của lịch sử truyền thông xã hội. Và từ mấy thập niên nay rồi, sách truyện in cũng đang ngắc ngoải èo uột dần, khiến thói quen cầm sách đọc của nhiều thế hệ trước đây nay đã thui chột dần đi. Tầng lớp tác giả như cá nhân tôi, vừa lớn tuổi-về hưu vừa không sao theo kịp đà tiến bộ chung của ngành truyền thông tân tiến toàn cầu, cung cấp nhiều tiện lợi mà cũng tạo ra những phức tạp khó lường và dễ sa đà vào mê muội: Thói quen mới thích ứng với những ứng dụng internet nở rộ đã và đang tạo một nếp sinh hoạt văn hóa sống mới của loài người, khác hẳn xưa, tạo nên những thách thức gay go mới... Nhưng khốn một nỗi, với những cá nhân như tôi đây dù nỗ lực bao nhiêu cũng không sao bắt kịp được nữa. Thậm chí cách đây mấy năm, khi vẫn còn làm việc tại nhật báo Người Việt, đã nhiều lần nhóm kỹ thuật của công ty đề nghị thiết lập riêng một website cho mà tôi chối từ vì thấy quá nhiều phiền toái cho sinh hoạt của cá nhân mình nên cứ nấn ná mãi... Và bây giờ, với tôi, vấn đề cụ thể và đơn giản là cầm cuốn sách để đọc vẫn là thói quen hoàn toàn đáp ứng với nhịp sống, không thể thiếu được trong sinh hoạt hằng ngày của tôi!

Từ ngữ "chuyện vãn” khiến tôi liên tưởng tới ‘chợ vãn', ‘chợ chiều’: Chợ quê miền bắc Việt Nam mà tôi được biết tử thời thơ ấu thì bao giờ cũng nhóm vào tờ mờ sáng cho đến xế chiều là tan, để mọi người (người bán lẫn người mua) thu xếp xong và tản bộ trở về đến nhà là vừa tối. Khung cảnh này tôi vốn mường tượng ra từ bài thơ có tên đại khái là Chợ Quê của Đoàn Văn Cừ trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà tôi đã được học thời tiểu học, cách đây cũng trên bẩy mươi năm. Cho nên, tiêu để này còn chuyên chở những trải nghiệm dầy đặc mà tôi mong được chia xẻ cho vơi nhẹ bớt đi phần nào mối ưu tư nặng trĩu trên đôi vai mình...

Và đấy là nguyền nhân sâu xa khiến tôi chọn tiêu đề ‘chuyện vãn’ như một phương tiện gần gũi-rất thường thức và thuận tiện nhất để được lan man tâm sự với nhóm độc giả nào đang hấp thụ nếp tiến bộ mới của truyền thông hiện nay nhưng mỗi ngày vẫn còn chút thú vị với thói quen muốn cẩm cuốn sách trên tay, nhẩn nha-nhâm nhi đọc...

Nhân đây cũng xin trân trọng đa tạ cá nhân những vị:

- bậc bác-chú-cậu lẫn anh-chị-em trong giòng họ của tôi như Phạm Hữu Phúng, Phạm Hữu Chương, Bùi Sĩ Thi, Phạm Xuân Nùng, Phạm Hữu Vinh, Phạm Quang Đoàn, Phạm Khắc Hàm, Phạm Thị Ninh, Tuấn Bùi, Oanh Johnson,...

- thân hữu như Hà Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Minh Nhựt, Nguyễn Minh Thái Hùng, Mặc Lâm, Nguyễn Văn Khanh...

- và cả tác giả những bài viết mà tôi tình cờ đọc được đã tác động khiến có thể gợi ý góp thêm nhiều chi tiết phong phú cho các câu chuyện tôi đã viết ra đây.

Cuối cùng, cũng xin trần tình rằng nội dung những chuyện kể trong cuốn sách này đểu do tôi chủ động viết ra, từ khung sườn đến tình tiết và những tư tưởng muốn gửi gấm vào; nhưng đa phần đã đề cập tới các sự kiện mà trong những dịp thân mật hy hữu nào đó, rải rác từ trên sáu chục năm qua, các vị mà danh tánh nêu ở trên họ đã ưu ái thổ lộ tâm sự với tôi về những gì họ từng trải trong đời, bằng nhiều hình thức khác nhau; mặc dù tôi đã cẩn trọng không hề nêu đến danh tính của họ. Nhưng ở đây, tôi thấy vẫn phải ngỏ lời xin họ thứ lỗi cho, nếu họ phật lòng vì đọc thấy có những điều gì đấy không hoàn toàn đồng ý.

Trân trọng.

Phạm Quốc Bảo

 

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2024