A LETTER TO A YOUNG VIETNAMESE
Dear Th.,
In our last conversation you asked me to identify and assess the problems of the Vietnamese language spoken and written in Vietnam now. That is a herculean task you want me to perform. Language evolution and change can lead to improvement or a decline in their richness, expressiveness, sensibility and utility. Identifying and assessing the problems of the Vietnamese language involve looking at how it is used and perceived across various sectors of society. This is a complex and arduous task that could not be adequately explained in a short note. I point out to you here just three cases concerning the use of words to help you familiarize yourself with the problem.
First, listening to TV announcers, musical program MC’s, tour guides… you will certainly be astonished to hear this very common announcement: “Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu với quý vị …”, “Now, I will introduce to you…” In English and other languages, time is perceived as a continuum with three main divisions: past, present, and future, in that, the past and future times are defined in relation to the present time -- now. Since the future tense refers to any time after the present, you, in any situation, cannot say that “Now, I will introduce to you to my friend”; “Now I will sing a song for you.”
Second, the use of the adjective “tốt” (literally meaning “good”) to modify various active verbs abounds in Vietnamese literature: “Anh ấy làm việc tốt”, “He works good”; “Anh ấy nói tiếng Pháp tốt”, “He speaks French good”; “Anh ấy giải quyết vấn đề tốt”; “He solves the problem good” … In Vietnamese, “tốt” is a qualitative adjective used to modify a noun, providing additional details about its qualities, characteristics, or state of being, essentially telling the reader something special being discussed; it can indicate size, color, shape, opinion, or other attributes. Unfortunately, after the invasion of South Vietnam in 1975, the rank and file of the Vietnamese Communist Party began to use it as an adverb to modify almost all active verbs as indicated in the above examples. You might want to ask why; and here is one of several conceivable answers: Most of the communist leaders during the National-Communist War from 1945 to 1975 had only three years of formal education and made use of only about 450 words for everyday verbal and written communication, more than a half being the propaganda and political terms. With that level of educational attainment, this erroneous use turned out to be an auspicious choice and a cost-effective way of communication (in terms of avoiding deep thinking, selection of proper words…). The adjective “tốt” (good) has been accepted by communist leaders and ordinary citizens as an all-inclusive adverb (or an omnibus word, for that matter) to be used with all active verbs!
By emulating their use of the adjective “tốt”, you will make yourself well understood and therefore warmly accepted by your fellow Vietnamese in Vietnam. However, you should correct them and educate them when it is possible, by replacing the adjective “tốt” with the proper and meaningful adverbs as follows:
Anh ấy làm việc siêng năng -- He works diligently.
Anh ấy nói tiếng Pháp trôi chảy -- He speaks French fluently.
Anh ấy giải quyết vấn đề hiệu quả -- He solves the problem efficiently.
In addition, when it is possible, remind your Vietnamese friends of the formulation of the adverb, explaining to them that they are derived from a great number of adjectives to attach their meaning to the action of the verb. By extension, make clear to them that by confining themselves to the use of single all-inclusive adverbs like “tốt”, they are unsighted advocators of intellectual lethargy and despiteful destroyers of the Vietnam language and culture.
Finally, in Vietnamese, for centuries, the noun “khả năng” means ability, capacity, capability. However, at present, in Vietnam (but not in some Vietnamese communities in America, Australia, France…) that term simply signifies “possible” or “possibly”; and here is an example: “Cô ấy có khả năng bị bệnh”, that is, “She is possibly sick” or “Possibly, she is sick”.
In this example, the noun “khả năng” (ability, capability) has changed completely in form, nature and function to mean “possible” or “possibly”. Are there any linguistic, logical or philosophical reasons for that change? Nobody raises that question. People seem to be contented with that outlandish substitution. Ironically, in many other instances, they are forced to use the term “khả năng” in its original meaning, i.e., ability, capability: “Bác sĩ ấy có khả năng chữa bệnh lao phổi”, that is, “That doctor has the ability to cure tuberculosis, TB). This incongruous usage has caused much confusion and disbelief to many people and to you as well.
Einstein once said that “God does not play dice with the universe”. Making this pithy statement he wanted to tell us that natural laws -- a set of principles governing the universe and human behavior -- could not be governed by probability. Nowadays, scientists and philosophers of science have agreed that his statement is not necessarily a factual statement because natural laws do incorporate probability. As a result, to embark on a short trip or to complete a simple task, we have to be aware of the probability that some unanticipated difficulties might take place. The enjoyment of the trip or the success of the task depends on our ability to overcome this probability, i.e., the probable troubles.
I encourage you to juxtapose the term “khả năng” (possible, possibly) currently used in Vietnam with the term “có thể” (probability) in Einstein’s statement and ponder over their meaning, reciprocal linkage and implications. I have done so a couple of times before and do again today. By nature, I never resort to aspersions or expletives to vent my despair or anger, but today, I just cannot refrain from writing to you that by allowing and encouraging the use of the term “khả năng” (ability, capability) to mean “possible, possibly”, the stupidity (in terms of foolishness and foolhardiness) on the part of the Vietnamese political leaders and their obsequious cronies is simply unfathomable.
The problems of the Vietnamese language in Vietnam weigh heavily on my heart. You and I know that language is a repository of historical experiences, helping preserve national myths together with oral histories and define a country’s heritage. Language also influences the sensitivity of a country's people by shaping the way individuals achieve emotional development, express emotions, and interact emotionally with each other and the world. In addition, language affects the cognitive processes by shaping how people perceive, process, and articulate ideas; consequently, language influences various aspects of the cognitive development including intelligence, problem-solving, reasoning, creativity, and abstract thinking. It is apparent now that the Vietnamese language performs these functions abysmally, please tell me what will happen to the country’s heritage and the people’s sensitivity and intelligence.
You and I also know that prior to the communist hegemony, the Vietnamese language performed these functions wonderfully in the entire country. During the lengthy Chinese domination of our country, our people would always communicate in our native tongue to preserve our language and utilize it as a tool to resist the erasure of our cultural heritage. Now, this is another question for you: Given the fact that China is attempting to dominate Asia, at least culturally, do you think the Vietnamese language, with its current decline in sensitivity, beauty, and effectiveness, could resist the Chinese linguistic imperialism?
Please continue studying Vietnamese and respond to my enquiry as soon as possible and don’t wait until you achieve the near-native proficiency in our mother tongue as you have argued in the past!
Good luck and take a good care of yourself.
Nguyễn Phụng
10/2024
oOo
Bản lược dịch sang tiếng Việt của tác giả Nguyễn Phụng:
LÁ THƯ GỞI NGƯỜI VIỆT TRẺ TUỔI
Cháu Th., thân mến,
Trong lần nói chuyện vừa qua, cháu yêu cầu chú xác định và bình phẩm các vấn đề của tiếng Việt đang nói và viết tại Việt Nam. Đó là một vấn đề quá rộng lớn. Ngôn ngữ thay đổi và phát triển; sự thay đổi và phát triển đó có thể đưa đến sự tiến triển hay thoái hóa trong đặc tính giàu có, khả năng diễn đạt và sự tế nhị của ngôn ngữ. Để làm việc cháu muốn, chú phải tìm hiểu ngôn ngữ nói và viết trong mọi tầng lớp xã hội; việc này quá rộng lớn không thể giải thích đầy đủ trong một thư ngắn. Chú chỉ đơn cử ở đây ba trường hợp xử dụng các từ ngữ để giúp cháu làm quen với vấn đề.
Trước hết, lắng nghe các xướng ngôn viên truyền hình, người điều khiển chương trình văn nghệ hay các người hướng dẫn du lịch tại Việt Nam, cháu sẽ ngạc nhiên khi nghe họ nói “Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu với quý vị …” Trong Anh ngữ và nhiều ngôn ngữ khác, thời gian được hiểu là sự tiếp nối giữa ba sự phân chia quá khứ, hiện tại và tương lai, theo đó, quá khứ và tương lai được định theo sự tương quan với hiện tại. Tương lai xảy ra sau hiện tại vì thế, trong mọi trường hợp, cháu không thể nói “Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu với quý vị …” hay “Bây giờ, tôi sẽ trình bày một ca khúc …”
Tiếp theo, tại Việt Nam, tĩnh từ “tốt” được dùng trong rất nhiều trường hợp để bổ nghĩa cho động từ: “Anh ấy nói tiếng Pháp tốt”; “Anh ấy giải quyết vấn đề tốt”, “Anh ấy làm việc tốt.”… Từ xưa, trong Việt ngữ, “tốt” là một tĩnh từ dùng để bổ nghĩa cho các danh từ, chỉ rõ phẩm chất, kích thước, màu sắc hay đặc điểm gì đó của các danh từ. Điều không may là sau khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam vào năm 1975, cán bộ và giới lãnh đạo cộng sản bắt đầu dùng tĩnh từ “tốt” để bổ nghĩa cho nhiều động từ. Chắc cháu muốn hỏi tại sao; đây là một trong nhiều câu trả lời. Hầu hết giới lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc chiến Quốc Cộng 1945-1975 chỉ được đi học trung bình chừng ba năm và chỉ dùng chừng 450 từ để viết hay nói trong các giao dịch hay thông tin hàng ngày. Với trình độ học vấn thấp kém như vậy, việc dùng tĩnh từ “tốt” để bổ nghĩa cho nhiều động từ là một việc thuận tiện, hữu hiệu, vì khỏi suy tính để chọn cho đúng chữ, đúng nghĩa để nói hay viết. Dân chúng phải bắt chước giới lãnh đạo; tĩnh từ “tốt” trở thành một từ đa hiệu, như một cái chìa khóa mở được mọi cánh cửa.
Nếu cháu bắt chước cách dùng từ “tốt” của họ, cháu sẽ dễ dàng trò chuyện với họ và sẽ được họ chấp nhận một cách thân thiện. Tuy vậy, khi nào thuận tiện, cháu nên giảng giải và khuyên họ thay tĩnh từ “tốt” bằng các trạng từ thích đáng hơn như dưới đây:
Anh ấy làm việc siêng năng.
Anh ấy nói tiếng Pháp trôi chảy.
Anh ấy giải quyết vấn đề hiệu quả.
Ngoài ra, khi nào thuận tiện, cháu nên nhắc họ cách thành lập tiếng trạng từ; cách thành lập này liên quan đến vô số tĩnh từ. Cháu cũng nên nói rõ cho họ biết, chỉ dùng một trạng từ tổng quát “tốt” cho nhiều động từ, họ là những người mù đương cổ động cho sự lười biếng trí tuệ và họ cũng là những người đáng ghét đang phá hủy ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Sau cùng, qua bao nhiêu thế kỷ, danh từ “khả năng” trong tiếng Việt có nghĩa là sự hiểu biết và khéo léo để giải quyết một sự việc hay công việc nào đó. Tuy vậy, bây giờ tại Việt Nam (chứ chưa phải tại các cộng đồng Việt Nam hải ngoại) danh từ đó mang nghĩa “có thể”. Họ nói hay viết “Cô ấy có khả năng bị bệnh”, nghĩa là cô ấy có thể bị bệnh.
Danh từ “khả năng” như vậy đã thay đổi hoàn toàn, thay đổi cả nghĩa và cách dùng. Đâu là lý do của sự thay đổi đó? Lý do luận lý? Lý do ngữ học? Lý do triết học? Chẳng ai nêu lên câu hỏi nào hết; quần chúng hài lòng với sự thay đổi vô nghĩa, kỳ quặc đó. Tuy vậy, một điều nghịch lý là trong nhiều trường hợp họ bắt buộc phải dùng từ “khả năng” trong nghĩa nguyên thủy của nó, nghĩa là sự hiểu biết và khéo léo để giải quyết một sự việc: “Bác sĩ ấy có khả năng chữa bệnh lao phổi”. Việc dùng từ “khả năng” một cách mâu thuẫn như vậy gây ra lầm lẫn, mất tin tưởng cho nhiều người, trong đó có cháu.
Einstein một lần đã tuyên bố “God does not play dice with the universe”. Nói lên câu nói đó Einstein muốn nhắn gởi đến mọi người rằng luật lệ thiên nhiên -- luật lệ chi phối vũ trụ và sinh hoạt con người -- dựa vào các nguyên tắc cố định chứ không hàm chứa tính cách tình cờ, có thể, như khi chúng ta ném hột xúc xắc. Ngày nay, các khoa học gia và triết gia khoa học khẳng định rằng lời tuyên bố của Einstein không phản ảnh đúng sự thật, vì luật lệ thiên nhiên bao hàm tính cách tình cờ, có thể. Chuẩn bị cho một chuyến du lịch ngắn hay một công việc nho nhỏ, chúng ta phải để tâm đến những sự việc bất ngờ, không định trước có thể xảy ra, gây trở ngại cho chúng ta. Niềm vui của chuyến du lịch hay sự thành công của công việc do đó tùy thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc đối phó với sự việc có thể xảy ra. Đó là bản chất của cuộc sống con người.
Chú khuyến khích cháu đối chiếu từ “khả năng” (có nghĩa là “có thể”) trong cách dùng tại Việt Nam hiện nay với từ “có thể” (có nghĩa tình cờ như khi ném hột xúc xắc trong câu nói của Einstein) và suy nghĩ kỹ về ý nghĩa, sự liên quan hỗ tương và hàm chứa của chúng. Chú đã làm như vậy nhiều lần trước đây và hôm nay làm lại; chú nghĩ đến khả năng của con người trong việc chống trả sự việc có thể xảy ra trong cuộc sống. Vì bản tính, chú không bao giờ dùng các từ nặng nề hay tục tằn khi giận hờn hay tuyệt vọng. Tuy vậy, hôm nay chú đành phải viết cho cháu rằng cho phép và khuyến khích dùng từ “khả năng” với nghĩa “có thể”, giới lãnh đạo Việt Nam và những tên tay sai nịnh bợ là những người khờ dại (vì cẩu thả và điên khùng) và sự khờ dại đó khó đo lường được.
Chuyện ngôn ngữ Việt Nam đè nặng trên tim chú. Cháu và chú biết rằng ngôn ngữ chuyên chở kinh nghiệm lịch sử gồm các câu chuyện huyền sử hay lịch sử và góp phần vào di sản quốc gia. Ngôn ngữ phản ảnh sự tế nhị của dân tộc qua các diễn trình phát triển, diễn đạt tình cảm và lối đối xử tình cảm với nhau. Ngôn ngữ ảnh hưởng luôn đến sự phát triển trí tuệ của dân chúng qua sự tác động trên cách nhận thức, sắp xếp, trình bày ý tưởng và từ đó chi phối óc thông minh, khả năng lý luận, sáng kiến… của dân tộc. Ngôn ngữ Việt đang trải qua những thay đổi tồi tệ; theo cháu, tình trạng đó ảnh hưởng thế nào đến di sản quốc gia, sự tế nhị và trí thông minh của dân tộc Việt?
Cháu và chú cũng biết rằng trước khi cộng sản áp đặt sự thống trị trên đất nước, ngôn ngữ Việt hoàn thành ba nhiệm vụ trên rất mỹ mãn. Suốt trong thời kỳ bị Tàu đô hộ, dân Việt luôn luôn nói tiếng Việt để bảo vệ văn hóa Việt và chống lại mưu toan xóa bỏ ngôn ngữ Việt của quân Tàu. Đây là một câu hỏi khác cho cháu: Tàu đang mưu toan thống trị Á Châu, tối thiểu là về mặt văn hóa, với tình trạng thoái hóa trong ngôn ngữ Việt hiện tại, theo cháu, ngôn ngữ Việt có thể chống lại mưu đồ đồng hóa ngôn ngữ của Tàu hay không?
Cháu nên tiếp tục học tiếng Việt và nhớ trả lời mấy câu hỏi của chú, càng sớm càng tốt; đừng viện lý do là cháu cần phải học tiếng Việt cho thật thành thạo như cháu đã từng nói trước đây.
Nhớ giữ gìn sức khỏe. Chúc cháu may mắn.
Nguyễn Phụng
10/2024