SỐ 106 - THÁNG 4 NĂM 2025

 

VOICES OF THREE VIETNAMESE FEMALE POET
duyên – lê chiều giang – nguyễn thị khánh minh
 

Võ Thị Như Mai

(nguồn: THE RHYTHM OF VIETNAM,  https://vietnampoetry.wordpress.com/2025/04/16/voices-of-three-vietnamese-women-poet/)

The poetry collection duyên – Lê Chiều Giang – Nguyễn Thị Khánh Minh appears a cover painting by Nghiêu Đề (1981), with cover design by Đỗ Thanh Tùng and interior layout by Hà Thu Hương. The foreword is written by poet Nguyễn Xuân Thiệp, and the afterword by poet Đỗ Hồng Ngọc. Literary commentary is provided by writer Trịnh Y Thư. The book also includes supplementary artwork by Duyên and portrait illustrations by Đinh Cường and Đỗ Hồng Ngọc. Published by Văn Học Press in March 2025, the collection spans 224 pages and is printed in a 5.5” x 8.5” softcover format. The book was a special gift from poet Vũ Hoàng Thư. He kindly ordered it from Barnes & Noble and had it sent all the way to me in Western Australia, a thoughtful act of friendship and love for poetry that I truly appreciate. Rather than writing a traditional review or repeating what many respected authors have already articulated, I believe my approach to this book should be distinct. I plan to compile all relevant information, including the various voices, the review, the book cover, and the commentary, into a comprehensive presentation. This will be showed in English, aimed at expanding its reach to a wider audience. This approach will allow readers who are interested or curious about the work, but may not read in the original language, to engage with the content in English.

On the back cover of the poetry collection, several respected literary voices offer reflections on the three featured poets. Trịnh Y Thư opens with a thoughtful preface, contemplating the rare poetic merging of Duyên, Lê Chiêu Giang, and Nguyễn Thị Khánh Minh – three women whose work reflects a deep well of emotion, experience, and poetic sense. Writer Đỗ Xuân Tê pays tribute to Duyên’s profound verses, noting the understated yet powerful tone of her poetry. Ý Nhi praises Lê Chiều Giang for stepping beyond the frame of art into the fiery principle of poetry itself, bringing warmth and originality to the contemporary poetic landscape. Last but not least, Hồ Đình Nghiêm provides an emotional commentary on Nguyễn Thị Khánh Minh’s voice, describing it as a tender exploration of both despair and hope, etched with emotional depth and quiet strength. Together, these commentaries underscore the distinct poetic presence of each woman while honouring the spirit of their collaboration.

Nguyễn Xuân Thiệp’s deeply personal and suggestive introduction to the poetry of three contemporary Vietnamese women, duyên, Lê Chiều Giang, and Nguyễn Thị Khánh Minh, reads like a poetic reflection itself, shaped by memories, moments of visual wonder, and emotional kinship. For the first time, these three poets appear together in one collection, a beautiful union of distinct voices and inner worlds. Duyên’s poetry emerges from a place of gentleness and harmony with nature, where the seasons, especially autumn, act as both setting and soul, layered with memory, loss, and friendship. Her verses are tender, fragmented like falling leaves, capturing fleeting beauty and soft sorrow. She connects deeply with friends, poets, and artists, evoking poignant tributes to names like Đinh Cường, Nguyễn Bắc Sơn, and Đỗ Hồng Ngọc, with her words offering both solace and remembrance. Family love also shines, especially in her genuine poems to her grandchildren, filled with warmth and simplicity. In contrast, Lê Chiều Giang’s poetry is immersed in emotional intensity and observational rawness, tracing the outlines of a stormy yet immortal love with artist Nghiêu Đề. Her poems are short, sharp, and rough echoes of a woman navigating grief, madness, and longing, often slipping between sanity and spiritual abstraction. Giang’s voice, shaped from love’s outcome and artistic devotion, becomes a mythical lamentation of a heart unwilling to be still. In the meantime, Nguyễn Thị Khánh Minh’s poetry carries a luminous reflection born from her poetic background and childhood deep in literary tradition. Her work doesn’t follow conventional forms but flows like spiritual breath, expansive, reflective, and soaked in cosmic wonder. Her poems, often prose-like and dream infused, build a universe where language becomes meditation and memory is a gathering guiding the soul. Together, these three poets form a musical tone of emotional resonance, each offering singular yet interconnected evidence to womanhood, memory, and the transformative power of poetry in the Vietnamese diaspora.

Adding another layer of appreciation, Đỗ Hồng Ngọc shares his thoughts on the same trio of poets and their book. This beautiful and involved text by Đỗ Hồng Ngọc reflects a deep, layered reflection of poetry, memory, emotion, and artistic presence, seen through the works and personas of Duyên, Lê Chiều Giang, and Nguyễn Thị Khánh Minh. Through a poetic lens, he explores the fragile melancholy of autumn, a motif stretching across cultures and voices, from O. Henry’s The Last Leaf to Trịnh Công Sơn’s songs, from Boston’s golden foliage to Vietnamese verses shimmering with homesickness. Duyên is portrayed not just as a poet but as someone who lives artfully, drawing, photographing, crafting bookmarks saturated with quiet meaning. Her poems echo with the rustling of fallen leaves, resonating with a hint solitude and silent resilience, much like the soft warmth autumn leaves give one another in the rain. In contrast, Lê Chiều Giang is wild and glowing, a poetic figure both fierce and fractured, who inhabits her art like a ghost, all together distant and deeply human. Her poetry is a cry, an indication of rebellion, a meditation on pain and greatness, revealing a person who plays with the edges of existence, sometimes ready to abandon the stage, sometimes staying just to feel it all. Nguyễn Thị Khánh Minh, for the time being, casts spells with her words; her verses flutter with mysticism, fragility, and hope. She embraces the unfinished, the hungry word, the bloom within the sentence. For her, poetry is not just an art form, it is a living chant, a spiritual experience, a song woven from silence, starlight, and memory. Her language carries the weight of cosmic longing but also the tender warmth of a homely kitchen, a quiet night, or a child’s laughter. What unites all three women is their natural understanding of briefness and tenderness. Their poetry is both a retreat and a revelation, where autumn is not only a season of fading light but also of deepening inner life, a place where words don’t just describe the world, but try to hold it, comfort it, and sometimes, let it go.

Now, we could move to Trịnh Y Thư’s literary commentary on the book. For him, there is something truly remarkable about the poetry collection. It gathers three women poets, each distinct in voice and presence, yet brought together by a quiet force he can only describe as fate or as the Vietnamese word duyên. One of them even carries that word as her pen name. She writes it in lowercase, with no family name, no middle name, just duyên. The other two are Lê Chiều Giang and Nguyễn Thị Khánh Minh, both already familiar names to readers of Vietnamese literature and art. This collection feels like a meeting place for three poetic spirits, each shaped by her own journey but connected through a shared sensitivity to language and life. Reading their work feels like stepping into a house filled with soft light and shifting colours. Each voice calls to something within him. What draws him in most is not ornament or cleverness, but the sincerity of their expressions. There is a kind of poetic clarity here that bypasses the intellect and goes straight to the heart. The poet duyên, in particular, writes in a voice that is almost conversational. Her poems speak softly, not to impress but to share. They are filled with elements of the natural world, birds, wind, leaves, butterflies, and these are not mere symbols. They are companions in her reflections on time, love, memory, and solitude. Her poetry does not rely on metaphor as a shield. Instead, she lets her feelings stand bare. Her style is lyrical yet spare, and in that simplicity, there is great emotional power. The poems of Lê Chiều Giang and Nguyễn Thị Khánh Minh bring different touches, different rhythms, but the three together form a kind of dialogue across distance, across experience. There is no need for loud declarations. Their words flow like water, soft yet persistent, carving space for quiet truths. As he reads and rereads their poems, he feels grateful. Grateful that in a world so often noisy and broken, poetry like this still exists, poetry that listens, poetry that heals, poetry that, in its gentle way, insists on beauty. This book is not just a collection. It is a shared breath. A reminder that language, when offered with care, can still bring us closer to each other.

Tập thơ duyên – lê chiều giang – nguyễn thị khánh minh được giới thiệu với tranh bìa của họa sĩ Nghiêu Đề (1981), thiết kế bìa bởi Đỗ Thanh Tùng và Hà Thu Hương bố cục nội dung. Lời giới thiệu do nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp viết, và lời kết do nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc chấp bút. Phần bình luận văn học được gieo chữ bởi nhà văn Trịnh Y Thư. Cuốn sách còn có các tác phẩm minh họa bổ sung của Duyên và các tranh chân dung của Đinh Cường và Đỗ Hồng Ngọc. Được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn Học vào tháng 3 năm 2025, tập thơ dài 224 trang, in với định dạng bìa mềm kích thước 5.5” x 8.5”. Đây là món quà đặc biệt từ nhà thơ Vũ Hoàng Thư, người đã tận tình đặt mua và gửi cuốn sách từ Barnes & Noble đến tận tay tôi ở Tây Úc, một cử chỉ đầy tình bạn và tình yêu dành cho thơ ca mà tôi thật sự trân trọng. Thay vì viết một bài đánh giá truyền thống hay lặp lại những gì các tác giả uy tín đã nói, tôi tin rằng cách tiếp cận của tôi với cuốn sách này nên khác biệt. Tôi dự định tổng hợp tất cả thông tin liên quan, bao gồm các nhận định, đánh giá, bìa sách và phần bình luận, thành một bài giới thiệu toàn diện. Bài viết sẽ được trình bày bằng tiếng Anh, nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận đến đối tượng độc giả rộng hơn. Cách tiếp cận này sẽ giúp những người đọc quan tâm hoặc tò mò về tác phẩm, nhưng không đọc được ngôn ngữ gốc, có thể đọc qua nội dung bằng tiếng Anh.

Ở bìa sau của tập thơ, Trịnh Y Thư mở đầu với một lời giới thiệu thật uyên thâm, suy ngẫm về sự kết hợp hiếm hoi của Duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh, ba người phụ nữ có tác phẩm phản ánh một nguồn cảm xúc, trải nghiệm và cảm nhận thơ ca có chiều sâu. Nhà văn Đỗ Xuân Tê tôn vinh những câu thơ hay của Duyên, nhấn mạnh lối viết nhẹ nhàng mà mạnh mẽ trong tông thơ của chị. Nhà văn Ý Nhi khen ngợi Lê Chiều Giang vì đã vượt ra khỏi khuôn khổ nghệ thuật để đến với nguyên lý cháy bỏng của thơ ca, mang đến cảm giác ấm áp và tính sáng tạo độc đáo cho thơ hiện đại. Tiếp đến, nhà văn Hồ Đình Nghiêm chia sẻ một nhận định đầy chân tình về thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, đó là khám phá dịu dàng giữa tuyệt vọng và hy vọng, khắc họa cảm xúc và sức mạnh thầm lặng. Những bình luận này làm nổi bật sự hiện diện thơ ca độc đáo của mỗi người phụ nữ trong khi vẫn nhấn mạnh việc kết hợp khéo léo của ba giọng thơ nữ ấn tượng.

Mở đầu tập thơ là lời giới thiệu chi tiết và gợi mở của Nguyễn Xuân Thiệp về thơ ca của ba cây viết nữ Việt ở hải ngoại, duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh, những khoảnh khắc kỳ diệu và đồng điệu cảm xúc. Lần đầu tiên, ba nhà thơ xuất hiện cùng nhau trong một tập thơ, một sự kết hợp tuyệt đẹp của những tiếng nói và thế giới nội tâm khác biệt. Thơ Duyên nhẹ nhàng và hòa hợp với thiên nhiên, nơi các mùa, đặc biệt là mùa thu, vừa là không gian vừa là tâm hồn, tràn ngập ký ức, mất mát và tình bạn. Những câu thơ của chị nhẹ nhàng, vỡ vụn như những chiếc lá rơi, ghi lại vẻ đẹp thoảng qua và nỗi buồn dịu dàng. Chị kết nối sâu sắc với bạn bè, các nhà thơ và nghệ sĩ, tạo ra những tri ân xúc động với những cái tên như Đinh Cường, Nguyễn Bắc Sơn và Đỗ Hồng Ngọc, với lời thơ của chị mang đến sự an ủi và hồi tưởng. Tình yêu gia đình cũng tỏa sáng, đặc biệt là trong những bài thơ chân thành viết cho cháu, ngập tràn ấm áp và sự giản dị. Khác với chị, thơ Lê Chiều Giang đắm chìm trong cường độ cảm xúc và quan sát nhạy bén, vẽ ra những đường nét của một tình yêu bão táp nhưng bất diệt. Thơ chị ngắn gọn, sắc sảo và thô ráp, như những tiếng vọng của một người phụ nữ trải qua đau thương, điên loạn và khát khao, thường xuyên trượt giữa sự tỉnh táo và sự trừu tượng tâm linh. Tiếng nói của Giang, được hình thành từ kết quả của tình yêu và sự cống hiến nghệ thuật, trở thành một tiếng thở dài thần thoại của một trái tim không chịu yên tĩnh. Trong khi đó, thơ Nguyễn Thị Khánh Minh mang một sự phản chiếu sáng ngời xuất phát từ nền tảng thơ ca và tuổi thơ gắn bó sâu sắc với truyền thống văn học. Tác phẩm của chị không tuân theo các hình thức thông thường mà trôi chảy như hơi thở tinh thần, rộng lớn, phản chiếu và ngập tràn sự kỳ diệu của vũ trụ. Những bài thơ của Khánh Minh thường mang dáng dấp văn xuôi và tràn ngập giấc mơ, xây dựng một vũ trụ nơi ngôn ngữ trở thành thiền định và ký ức là một sự tụ họp hướng dẫn linh hồn. Cả ba nhà thơ nữ cùng tạo nên một giai điệu âm nhạc của sự cộng hưởng cảm xúc, mỗi người đều mang đến những bằng chứng độc đáo nhưng kết nối nhau về nữ tính, ký ức và sức mạnh biến hóa của thơ ca trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Thêm một lớp cảm nhận nữa, bác sĩ, nhà thơ, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ suy nghĩ của mình về tam nữ sĩ và cuốn sách của họ. Bài viết thấu đáo của Đỗ Hồng Ngọc phản chiếu tinh tế về thi ca, cảm nhận và sự hiện diện nghệ thuật qua tác phẩm và nhân cách của Duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Qua lăng kính thơ ca, ông khám phá sự u sầu mong manh của mùa thu, một mô típ kéo dài qua các nền văn hóa và ngôn ngữ, từ câu chuyện The Last Leaf của O. Henry đến các bài hát của Trịnh Công Sơn, từ lá vàng ở Boston đến những vần thơ Việt Nam lung linh nỗi nhớ nhà. Duyên không chỉ được miêu tả như một nữ sĩ mà còn như một người sống nghệ thuật, vẽ tranh, chụp ảnh, thiết kế, tất cả đều đẫm ý nghĩa tĩnh lặng. Những bài thơ của chị vang lên tiếng xào xạc của lá rụng, vang vọng với sự cô đơn nhẹ nhàng và sự kiên cường thầm lặng, giống như sự ấm áp mà những chiếc lá thu trao cho nhau trong mưa. Ngược lại, Lê Chiều Giang là một hình tượng thơ ca hoang dại và rực rỡ, vừa dữ dội vừa nói đến những tan vỡ, sống trong nghệ thuật với những ý tưởng nổi loạn, vừa xa cách lại vừa sâu sắc. Thơ chị là một tiếng gọi, một dấu hiệu của sự nổi loạn, một thiền định về nỗi đau và những điều vĩ đại, tiết lộ về một tâm hồn chơi đùa với ranh giới văn chương, đôi khi sẵn sàng rời bỏ sân khấu, đôi khi ở lại chỉ để cảm nhận tất cả. Nguyễn Thị Khánh Minh, trong khi đó, tạo ra những câu thần chú bằng ngôn từ; những vần thơ của chị vỗ về sự huyền bí, mỏng manh và hy vọng. Chị nâng niu cả những gì chưa hoàn thành, từ ngữ chắt lọc, nở hoa trong câu chữ. Với chị, thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật, mà là một điệu hát sống động, một trải nghiệm tinh thần, một bài ca được dệt từ im lặng, ánh sao và ký ức. Ngôn ngữ của chị mang theo khát vọng vũ trụ nhưng cũng ấm áp như gian bếp gia đình, như một đêm yên tĩnh hay tiếng cười của trẻ con. Những gì nối kết ba người phụ nữ này là sự hiểu biết tự nhiên về sự ngắn ngủi và mềm mại. Thơ của họ vừa là một chốn ẩn náu, vừa là một sự khám phá, nơi mùa thu không chỉ là mùa của ánh sáng phai tàn mà còn là mùa của sự sống nội tâm, nơi mà những từ ngữ không chỉ mô tả thế giới mà còn cố gắng giữ lấy nó, an ủi nó và đôi khi, để nó ra đi.

Giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần bình luận văn học của Trịnh Y Thư về cuốn sách này. Với ông, có điều gì đó thật đặc biệt về tập thơ của ba nhà thơ nữ, mỗi người đều có giọng nói và sự hiện diện riêng biệt, nhưng lại được kết nối bởi một lực lượng thầm lặng mà theo ông chỉ có thể gọi là duyên. Một trong số ba nữ sĩ tình cờ có bút danh là duyên. Chị viết bằng chữ thường, không có họ, không có tên lót, chỉ là duyên. Hai nữ sĩ còn lại là Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh, cả hai đều là những cái tên đã quen thuộc với độc giả văn học và nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách này giống như một nơi gặp gỡ của ba tâm hồn thi ca, mỗi người có chặng đường hoạt động nghệ thuật riêng nhưng kết nối thông qua sự nhạy cảm chung với ngôn ngữ và cuộc sống. Khi đọc tác phẩm của họ, ta có cảm giác như bước vào một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng mềm mại và sắc màu thay đổi. Mỗi giọng thơ gợi đến một điều gì đó rất thiêng liêng trong lòng ông. Điều khiến ông thu hút nhất không phải là những bày vẽ khéo léo trau chuốt câu chữ mà là sự chân thành trong những câu thơ. Những câu thơ đi thẳng vào trái tim người đọc, làm cho họ yêu đời, thổn thức, suy ngẫm. Nhà thơ duyên, đặc biệt, viết bằng một giọng nói gần như trò chuyện. Những bài thơ của chị thì thầm, không để gây ấn tượng mà chỉ để chia sẻ. Chúng đầy những yếu tố của thế giới tự nhiên, chim, gió, lá, bướm.. Chúng là bạn đồng hành trong những suy ngẫm về thời gian, tình yêu, ký ức và sự cô đơn. Thơ của chị không dựa vào những ẩn dụ khó hiểu. Thay vào đó, chị trải lòng mình trên trang giấy. Phong cách của chị vừa có chất thơ lại vừa giản dị, và trong sự đơn giản đó, có sức mạnh cảm xúc lớn lao. Những bài thơ của Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh mang đến những cảm nhận, nhịp điệu khác nhau, nhưng cả ba người cùng tạo nên một cuộc đối thoại xuyên qua khoảng cách, xuyên qua trải nghiệm. Không cần phải có những tuyên bố to lớn. Lời thơ của họ chảy như nước, mềm mại nhưng kiên trì, tạo ra không gian cho những sự thật thầm lặng. Khi ông đọc và đọc lại những bài thơ của họ, ông cảm thấy biết ơn. Biết ơn vì trong một thế giới thường xuyên ồn ào và vỡ vụn, thơ ca như thế này vẫn tồn tại, thơ ca biết lắng nghe, thơ ca chữa lành, thơ ca, theo cách dịu dàng của mình, khẳng định cái đẹp. Cuốn sách này không chỉ là một tập thơ. Nó là một hơi thở chung. Một lời nhắc nhở rằng ngôn ngữ, khi được trao đi với sự quan tâm và kết nối, nó sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn.


Poet, writer Vũ Hoàng Thư had a speech on the book launch


Our three poets reciting their poems

 

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2025