SỐ 42 - THÁNG 4 NĂM 2009

 

TUẪN  TIẾT VÌ QUÊ HƯƠNG

Mong về miền Tây để thoát nạn, là chúng tôi hy vọng trông mong có các vị quân nhân ở miền Tây còn giữ vững “non sông và dân tộc”.

Nào ngờ... Chúng tôi đã sửng sốt, bàng hoàng rụng rời, vì nhiều lần nghe tin khủng khiếp trên đường chạy loạn; nghe rõ mồn một từ miệng rất nhiều người tất tả xuôi ngược chạy về nơi nầy, hay chạy đi nơi khác: Tin tức sốt dẻo nhất là người dân đã  ngang nhiên bàn tán ở hai bến phà: Cần Thơ, và Mỹ Thuận. Người ta nói như một lời khẳng định phía Việt Nam Cọng Hòa rằng:

- Không còn “Tướng Tá” gì ráo.
- Đừng hòng mà có ý định có “mưu đồ”, chiếm lại Sài Gòn. Nghe:
- Các vị tướng, tá, úy, thậm chí có cả hạ sĩ quan, họ đã hy sinh, cương quyết không khuất phục, đã tự sát.
- Chết thật rồi...
- À... há?!

Lòng tôi bỗng nhói buốt lên từng cơn đau điếng, xót xa khôn tả xiết. Tôi rụng rời run rẩy, nghẹn ngào, đắng cay. Hai hàng nước mắt của tôi, và các bạn đều tuôn chảy. Chúng tôi đã ôm mặt khóc ròng trên bước đường ly tán, vì quá tuyệt vọng. Vì bị mất đất dung thân trên quê hương, vì thương sầu nuối tiếc những vị anh hùng tuấn kiệt bất hủ. Chúng tôi thương họ hơn cả sự đau khổ cơ cực, đọa đày, biệt xứ của chúng tôi: những lữ hành nay quá xa lạ trên lãnh thổ của chính quê hương ta.

Càng không thể tạo thành sự kiện thăng trầm trong xã hội. Hoặc thay đổi con người ấy ở trong hoàn cảnh nầy, dù có một vài ai đó đã đả thương tôi trầm trọng cách mấy chăng nữa. Tôi khóc cho thân phận đớn hèn bọt bèo không hề cần... lo “phản động” lên án oán trách ai, hay sách động xỉ vả ai. Bởi, tôi không thể làm nên dữ kiện lịch sử. Những điều đó, không thể một mình ên tự ý ta thêm bớt, hay hư cấu.

Nỗi đau đớn nén dưới chiều sâu tâm hồn, đã vọt lên tim, lên óc, lên cổ tôi, những cục nấc nghẹn ngào tức tưởi. Và... nỗi niềm riêng gánh chịu. Thì, từ sau đấy, nỗi đau trong tôi trào lên trang giấy trắng dày cui, hầu mong vơi đi bao sầu đắng tình đời. Tôi chỉ xin ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe, trong một chu vi hạn hẹp.

Khi về tại thủ đô Sài Gòn, chúng tôi lật đật đến thăm những người bạn thân, họ đang làm lớn trong chính quyền. Bạn tôi đã xác nhận rõ ràng: Những vị anh hùng trung liệt bất khuất lừng danh rất đáng kính trọng, đáng ngợi ca ngàn đời, lưu danh thơm thiên cổ ấy, vĩnh viễn ghi sau:

* Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (23-09-1927 - 1975).
Tư-lệnh Quân Đoàn 4.
- 1953 ông Nguyễn Khoa Nam nhập ngũ, Khóa III Thủ Đức - gia nhập binh chủng Nhảy Dù. 
- 1965: Thiếu tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.
- 1967: Trung Tá Lữ-đoàn-trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù.
- 1969: Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ-binh, kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang.
- 1974: Nguyễn Khoa Nam làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật.
- Thiếu-tướng Nguyễn Khoa Nam là một quân nhân đức độ giản dị; không bị tai tiếng tham nhũng và được hầu hết binh sĩ yêu mến.
Tướng Khoa Nam tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
- Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.
- Tư Lệnh Quân Đoàn IV.
Thiếu Tướng Nam vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ, thăm chiến hữu thương binh lần cuối cùng. Ông trở về dinh Tư Lệnh ở Cái Khế, lúc 11 giờ 30', ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang. Các sĩ quan trân trọng kính cẩn nghiêm chào thi thể ông trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ.

* Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, (1929 - 1975). Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Quân Khu 2.
Tướng Phú tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
- 1964: Trung-tá Tham-mưu-trưởng Tư-lệnh Lực-lượng Đặc-biệt.
- 1966: Đại-tá Tư Lệnh Biệt-Phó Sư-đoàn 22 Bộ-binh. & sau đó Tư-lệnh-Phó Sư-đoàn 1 Bộ-binh.
- 1968&1969: Chuẩn-tướng Biệt Khu 44 thuộc miền Tây.
- 1970: Tư-lệnh Sư-đoàn 1 Bộ-binh.
- 1974: Thiếu-tướng Tư-lệnh Quân-đoàn II vùng II Chiến-thuật.
* Tướng Phú uống thuốc độc tự tử, tại nhà ngày 30.04.75. Thân nhân đưa ông vào bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn.

* Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (27-3-1933 Hốc Môn) - Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.

Tướng Lê Văn Hưng tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
- Cấp Đại-đội. Tiểu-đoàn. Trung-đoàn thuộc Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1966: Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 2/Trung-đoàn 31 Bộ-binh.
- Trung-tá Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 31 Bộ-binh.
- Đại-tá Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh.
- 1972: Chuẩn-tướng Tư-lệnh-phó Quân-khu 3.
- 1973: Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1974: Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 4.
Tướng Hưng đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20g 45', ngày 30.04.75, tại tư gia, gần văn phòng Bộ-chỉ-huy phụ, của Quân-đoàn 4.

* Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ - (22-8-1933 - 1975 Sơn Tây).
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy:
- 1965: Thiếu-tá Tư-lệnh-Phó Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- 1975: Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh.
- Tư-lệnh-phó Sư-đoàn 21 Bộ-binh.
- Khi nghe Tổng-thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng. Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ cho binh sĩ treo cờ trắng trên hành dinh. Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ dùng khẩu beretta 6.35 bắn vào đầu. Ông tự sát lúc 11 giờ, ngày 30.04.75, tại Tổng-hành-dinh Lai Khê.
Chuẩn-tướng Lê Nguyên Vỹ là một sĩ quan mẫn cán, quả cảm, có tài tham mưu. Một cấp chỉ huy thanh liêm.

* Chuẩn-tướng Trần Văn Hai (1929 Cần Thơ - 1975). - Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.
Chuẩn-tướng Trần Văn Hai đã tuần tự giữ các chức vụ Chỉ-huy:
- 1963: Thiếu-tá Chỉ-huy-trưởng TT Huấn-luyện Dục-Mỹ.
-  1965: Trung-tá Tỉnh-trưởng & Tiểu-khu-trưởng Phú Yên.
- Tư-lệnh-phó Quân-đoàn 2; Quân-khu 2.
- 1968: Tổng-giám-đốc Cảnh-sát Quốc-gia.
- 1970: Chuẩn-tướng Tư-lệnh Biệt Khu 44.
- 1971: Chuẩn-tướng Chỉ-huy-trưởng Binh-chủng Biệt-Động-quân.
- 1972: Chuẩn-tướng Tư-lệnh-Phó Quân-đoàn 2 & Quân-khu 2 Đặc Trách Biên-phòng.
- 1974: Tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.
- Ngày 30.04.1975 Chuẩn-tướng Hai tự sát tại văn phòng Tư-lệnh, Đồng Tâm. Mỹ Tho. Nơi Bộ-tư-lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh.
Chuẩn tướng Trần Văn Hai là một sĩ quan trong sạch và dũng cảm, đúng tư cách của một quân nhân.
(*) - Trước khi đi Pleiku, làm Tư Lịnh Phó Quân Đoàn 2, (tháng 5/72) Ch/tg Trần Văn Hai đặt điều kiện với Tổng Thống Thiệu:
- “Khi nào giải tỏa núi Chupao, và 3 Quận phía Bắc Bình Định xong. Tôi sẽ rời chức vụ".
Khoảng 3 tháng sau, ông hoàn thành nhiệm vụ, & về làm Tư Lịnh Sư Đoàn 7 Bô-binh. Vì ông không thể làm việc được với Tướng Toàn. Sau khi nhậm chức, ông không ở Pleiku, mà đặt Bộ-Chỉ-Huy Tham Mưu Tiền Phương tại Plei Mrong. Xa khoảng 10 dặm Tây Bắc Pleiku, cùng với Liên Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. (1*) -

* Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (24 -3 -1938 - 1975).
Đại-tá Cẩn tuần tự phục vụ các binh chủng:
- Đại-tá Cẩn phục vụ tại các binh chủng: Dù. Thủy-quân Lục-chiến. Biệt-động-quân. Quân-báo. An-ninh Quân-đội. Lực-lượng Đặc-biệt: Tại các tỉnh Cần-Thơ (Phong-Dinh). Chương-Thiện. Sóc-Trăng (Ba-Xuyên). Bạc-Liêu. Cà-Mau (An-Xuyên).
- Tiểu-đoàn số 42, “Tiểu-đoàn Cọp Ba-đầu-Rằn. Tiểu-đoàn số 44 Cọp Xám U-Minh Hạ.
- Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn bị Cộng-sản lên án!!!, đem ra xử bắn trước dân chúng.

* Đại-tá Đặng Sĩ Vinh.- Lúc 2 giờ ngày 30.04.75, Đại-tá Vinh, cùng gia đình gồm: Vợ và Bảy người con, đã tự tử bằng súng lục!!! (1 chồng + 1 Vợ + 7 người con =  9 nhân mạng) .

* Trung-tá Nguyễn Văn Long .- rút súng bắn vào đầu, tuẫn tiết sáng 30-4-75 trước Hạ Viện. Sài Gòn.

* Thiếu-tá Không-quân Nguyễn Gia Tập .- (25-12-1943 - 30-4-1975). Phi-đoàn 514-518, Khu-trục Biên-Hòa.
- Ông thụ huấn khóa 64D, năm 1964.
- Tốt nghiệp T 28 - ở Randolph AFB - TX. Hoa Kỳ.
- Tốt nghiệp TopGun - Khóa A 1e - tại Hurburt Field, Florida.
- Sĩ quan Liên-lạc trường Huấn-luyện Keesler Hoa Kỳ.
- Làm việc tại: Phi-đoàn Khu-trục 514 - 518 - Biên Hòa.
- Làm việc tại phòng Đặc-trách Khu-trục, Bộ Tư-lệnh Không-quân.
- Thiếu tá Tập tự sát bằng súng lục trước sân cờ, trong căn cứ Bộ Tư-lệnh Không-quân.
(*) Thân nhân của Th/tá Nguyễn Gia Tập, đã đem thi thể Th/tá Tập về chôn cất tại Long Khánh.  (3*) 
- Thiếu tá Nguyễn Gia Tập là vị anh hùng phi công Khu-trục A 1 Skyraider.

* Thiếu úy Hoàng Văn Thái - Tại một bùng binh ở Chợ Lớn, Thiếu úy Thái và một nhóm bạn, mỗi người một quả lựu đạn, cùng mở chốt, kết liễu đời mình, ngày 30-4-1975. Họ là toán bảo vệ Đài-phát thanh. Đài Truyền-hình Việt Nam.

* Trung-sĩ Vũ Tiến Quang (30-9-1956 - 30-4-1975) đã anh dũng chiến đấu tới cùng, không chịu đầu hàng giặc.
Ông bị Cộng-sản đem ra xử bắn, trước dân chúng.

* Và còn nhiều! ... Rất nhiều chiến sĩ vô danh khác nữaà Họ là những anh hùng kiện tướng, đầy nhiệt huyết, yêu đồng đội, hy sinh vì dân, vì đất nước quê hương. Nhất là vì danh dự của một quân nhân Việt Nam Cọng Hòa. Họ rất anh dũng tự quyết định mạng sống mình, không chịu khuất phục địch. Giống như chí sĩ Trần Hữu Lực thời xưa đã có câu tuyệt mệnh:

- “Non sông đã chết. Ta há lại sống thừa. Từ mười năm giũa kiếm, mài dao. Chí mạnh, những mong phò tổ quốc. Lông cánh chưa thành. Việc bỗng đâu hóa hỏng. Dưới chín suối điều binh khiển tướng, hồn nhiên ngầm giúp bọn thiếu niên...”

Đó là sự trả giá vô cùng quan trọng, rất đắt về sự: Vinh quang. Chiến thắng. Bi lụy. Can trường - Không hề thua cuộc! Vì lý tưởng ưu trội thật cao vời. Và, vì sự bất tử cao cả, đầy oanh liệt. Kiên cường. Bất khuất của người lính Việt Nam Cộng Hòa quá hiên ngang, oai phong lẫm liệt. Lão Tử đã có câu:

"Để thân mình lại sau. Thế mà thân mình đứng trước. Gác thân mình ra ngoài. Thế mà thân mình vẫn còn".

Ôi! Họ đã lưu danh thơm lẫy lừng thiên cổ. Quý ông ấy đã anh dũng, hiên ngang lừng lẫy coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ đứng vững giữa non sông gấm vóc trong quê cha đất tổ. Họ vĩnh viễn nằm lại trên dải đất hình chữ S cong cong. Máu của họ đã chảy ra nhào trộn với đất phù sa đẫm ướt cả lòng quê. Hai tay họ thân ái ôm trọn quê hương ghì siết ở trong lòng. Họ đã bất khuất và vẻ vang sống mãi trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến.

Ái Ưu Du

--------------------------------------------------------------------------------------------

- (1*) (vài chi tiết do anh binh 3 KQ: Trần Văn Phúc cho tin).
- (2*) (vài chi tiết do anh KQ: thanbaokimnguu cho tin).
- (3*) (vài chi tiết do anh KQ: Vũ Ngô Khánh Truất cho tin).
- (4* vài chi tiết do anh khongquan2 cho tin).

 

Bài AUD  ghi thêm:

Major Dang Si  Vinh
He moved in our neighborhood sometime in early 1974. His family - wife and seven children - soon earned sympathy from people along the paved alley of a Saigon suburb where most inhabitants were in lower middle class. His eldest son was about thirty years old and a first lieutenant in the Army Medical branch after graduated pharmacist from the Medical School. The youngest was a 15-year-old pretty girl.
It would have been a happy family if Saigon had not fallen to the hands of the Communist North Vietnam army. That was what people in the neighborhood said about the middle-aged RVN Army Major Dang Si Vinh, who was holding a job in the National Police Headquarters in Saigon.
At about 2:00 PM on April 30, 1975, almost two hours after RVN President Duong Van Minh surrendered to the Communists, people near by heard several pistol reports from his home. After hesitating for safety, his neighbors got into his home to find Major Vinh, his wife and his seven children lying each on a single mattress, all dead, each by one .45 caliber bullet that gushed pools of blood from the horrible holes at their temples. On a long dining table, decent meals had been served and eaten as if in an usual and peaceful dinner. There were nine small glasses, all had traces of a pink powder left at their bottoms. Apparently, Maj. Vinh and his relatives had taken the drug - probably sleeping pills - before Vinh gave each a finishing stroke with his .45 pistol.
In an open small safe he left some hundreds of thousands South Vietnam piasters, rated about 500 dollars at the time, an indication of his poor circumstances as an army major. On the note along with the money,
Vinh wrote:
“Dear neighbors,”
“Forgive us. Because our family would not live under the Communist regime, we have to end our lives this way that might be bothering you. Please inform my only sibling, a sister named ... at... and use this money to help her bury us anywhere. ” Thank you,
Dang Si Vinh.
***
a.-  HH dịch:
Vào khoảng đầu năm 1974, Th/Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn. Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.
Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn.
Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh. Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh.
Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương. Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống. Sau đó ông tử tự bằng súng lục Colt45.
Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết:
“Bà Con mến,
Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này. Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi.
Xin đa tạ
Đặng Sĩ Vinh”

 

b.-  Lúc còn ở tù, tôi, (Oden03) nằm sát bên Trung Tá Trưởng-phòng 2/ Q.Đ.4, là anh Nguyễn Đạt Phong có kể:
- Lúc nghe phu nhân của Tướng Hưng gọi, anh em tham mưu QĐ chạy qua, thì thấy 2 người nằm dưới nền nhà đầy máu, nên anh em đều tưởng cả 2 người chết. Nhưng phu nhân chỉ ôm Tướng Hưng, và yêu cầu cho chôn cất theo lễ nghi quân cách. Lúc đó VC đã tiến vào Cần Thơ. Nhưng anh em tham mưu đã cố gắng lo chôn cất tử tế... Rồi anh em chạy về dấu hết súng, và xoi một cái lỗ nhỏ, để nhìn vào phòng của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Nhưng không ngờ... trong ngăn kéo của Tướng Nam còn cây súng nhỏ.
Anh Phong cũng kể sự nhân đức của Tướng Nam:
- Lúc Tướng Trương Dành Oai, đem mấy người ở Cần Thơ xuống tàu, chạy ra biển. Thì Tướng Nam ra lệnh:
- Phải quay trở lại. Nếu không sẽ bị pháo dập.
Tất cả chờ lệnh của Tướng Nam. Khi con tàu sắp vượt ra biển.
Tướng Nam buồn bã nói:
- Để họ đi...
... Và Tướng Nam buông điện thoại xuống.

c.-  Vị Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tôi (đại úy Không-Quân Trần Văn Phúc) có một kỷ niệm khó quên với Tướng Nguyễn Khoa Nam .
-Năm giờ sáng ngày 11/4/75 tôi nhấc điện thoại, nghe từ đầu dây :
“Tôi Tướng Nam Tư lệnh QĐ4, cho tôi gặp phi tuần trưởng phi vụ Phi Long 71”.
Đang mớ ngủ, nhưng hồn phi phách tán, tôi vôi trả lời.
- Dạ thưa Thiếu Tướng, là tôià.
- Anh cho tôi biết tên tuổi cấp bậc số quân?
Tôi thầm nghĩ: (bụng làm dạ chịu, phen nầy chắc chắn là mình “ngồi trong hộp” ít nhất 30 ngày (như trong số tử vi đã nói). Chả lẽ đêm hôm ấy thả bom lầm vào quân bạn sao đây. Lạy trời đừng chết ai nha ...).
Ngừng giây lát, ông Tư Lệnh QĐ4 hỏi thêm tên phi hành đoàn của tôi, và phi hành đoàn bay trước đó. Tôi vừa đánh thức anh em dậy, vừa suy nghĩ: Ui! Có đại sự gì đây? Không lẽ cả 2 phi tuần đều ném bom lầm vào quân bạn hay sao? Chắc là có to chuyện gì rồi!!! Không.  Không ... không đâu.
Cuối cùng Tướng Nam nhân danh Tư lệnh Q.Đ.4 tuyên dương công trạng 5 anh em chúng tôi trước Quân Đoàn với ngôi sao vàng; và thay mặt đồng bào Thị xã Cần Thơ, Tướng Tư Lệnh cảm tạ chúng tôi đã lấy lại 2 khẩu đại bác 105 ly (bị mất ở quận Bình Minh) và dân chúng Cần Thơ đã tránh được một cuộc đổ máu kinh dị. Nghe xong cả người tôi nhẹ lâng lâng như muốn bay lên Trời, suýt còn một chút xíu nữa tôi thưa:
- Dạ thưa Thiếu Tướng "rượu đậu nành" thả bom, chớ không phải do tôi.
Có thể ông Tư Lệnh QĐ4 đã biết vận mệnh Miền Nam Việt Nam sẽ đi về đâu; nên ông tướng khả kính mới phá lệ gắn huy chương qua điện thoại chăng?