SỐ 54 - THÁNG 4 NĂM 2012

 

Những Gì Đáng Nhớ...

Đã bao nhiêu lần tôi xem “ Asia - Lá Thư Từ Chiến Trường” rồi, xem đến độ có thể nhớ từng hoạt cảnh và tuần tự các nhạc phẩm trong đó. Vậy mà mỗi lần mở lại tôi vẫn không nén được sự xúc động. Có chăng ít hơn so với lần đầu được xem hình ảnh những diễn viên trong vai những người lính của VNCH đang cầm súng chiến đấu! Các ca sĩ nam mặc quân phục và các binh chủng của QL VNCH đang diễu hành trong đoạn phim chiếu trên sân khấu, tất cả phối hợp làm nên một bối cảnh sống động của một thời hào hùng khi miền Nam chưa bị nhuộm đỏ. Vààtim tôi chợt buốt lên với một cảm giác khó tả khi lá cờ Vàng thiêng liêng của tổ quốc xuất hiện trên sân khấu. Các ca sĩ đứng thẳng hàng trang trọng đặt bàn tay lên ngực trái, và khán giả đồng loạt đứng dậy thì nước mắt tôi đã chảy. Vâng! Tôi đã khóc không phải vì sự nhạy cảm, ủy mị thông thường của một phụ nữ, mà vì một hình ảnh quá đẹp mà tôi bất ngờ được thấy từ chương trình ca nhạc của Asia . Để rồi ngay sau đó là cảm giác xót đau của sự chia lìa, mất mát. Thấy ở đó mà với tay không tới! Không biết làm sao sờ được, ôm được quá khứ đó vào lòng. Tôi cứ backward để xem mãi đoạn mở đầu đó...

Cám ơn những người đã thực hiện “Lá Thư Từ Chiến Trường” bằng tâm huyết của mình với một ý nghĩa nhân văn đáng trân trọng như nhà văn Phan Nhật Nam đã nói “...chúng ta gặp lại nhau hôm nay không phải để vui trong một buổi ca nhạc, đây là một buổi đồng tế và tạ ơn...” và “...chúng ta sống từ máu của những người  lính,người lính VNCH...” Vâng! Đó là điều không thể phủ nhận, trong suốt 20 năm cuộc nội chiến giữa hai miền Nam- Bắc do Việt cộng vượt ranh giới vào miền Nam (đã được phân chia chủ quyền là của VNCH) Việt cộng đã gieo rắc bao nhiêu cảnh đau thương tang tóc, chia lìa cho người dân. Những người trai ưu tú của miền Nam đã phải rời xa mái trường, rời xa gia đình, từ bỏ hạnh phúc riêng tư để lên đường nhập ngũ, dấn thân vào chốn lửa đạn hiểm nguy, chịu bao nhiêu gian khổ để bảo vệ sự bình yên cho dân lành. Máu của những người lính ấy đã đổ, có người phải để lại một phần thân thể, có người mãi mãi nằm lại nơi chiến trường và trở thành bất tử trong trái tim của người còn  sống! Sự hy sinh của họ lớn biết chừng nào.Làm sao chúng ta không trân trọng ghi ơn sự hy sinh đó. Vì vậy hình ảnh những người lính VNCH là hình ảnh quê hương, mà quê hương thì ai không yêu quí . Những người sống ở hậu phương biết phải làm gì ngoài cầu mong cho các anh tránh được lằn tên mũi đạn của kẻ thù và cầu mong chiến tranh mau chóng kết thúc để những người lính được trở về sum hợp với gia đình. Nhưng không phải kết thúc như thế này, mà kết thúc bằng cách cộng sản phải rút lui khỏi vùng đất không phải là của chúng, trả lại sự bình yên tự do cho miền Nam, hoặc hãy tan rã đi cái chế độ độc tài cộng sản bất nhân mà tên cộng nô hcm rước về làm phân chia đất nước.

Nhưng dù thời thế có đổi thay như hôm nay, những người lính buộc phải rời tay súng, với hiểu biết kém cỏi của một phụ nữ tôi vẫn thấy quân đội VNCH không hề thua trận, không hề yếu kém! Họ chỉ thất thế vì bị phản bội, vì đối phương là một phường gian manh tráo trở, lật lọng, bất chấp mọi thủ đoạn đe hèn mà bản chất của cs vốn có để giành lấy mục đích. Những người lính VNCH dù không còn đứng ở vị trí cũ. Dù không còn có thể hiến dâng sự dũng mãnh của mình cho tổ quốc nữa, nhưng quá khứ của họ là những trang sử hào hùng mà bất cứ một người nào yêu chính nghĩa đều phải nghiêng mình trước họ! Người lính VNCH xứng đáng được lưu danh, xưng tụng và chúng ta ghi ơn, ghi công họ là điều cần thiết phải làm.

Người trong nước không phải ai cũng có điều kiện để tìm đến với internet để tìm hiểu sự thật, vì vậy đa số người dân chỉ biết và tin theo những thông tin do Vc tuyên truyền, nói xấu chế độ cũ, bôi lọ hình ảnh , làm cho họ bị lệch lạc hiểu sai về VNCH, phải làm sao cho số người này hiểu rõ bản chất của cs là gian manh, nói không là có, nói có là không! Nói bảo vệ đất nước nhưng lần lượt dâng đất cho chệt cộng. Làm sao cho số người bị đảng nhồi sọ rằng chỉ có hcm là lãnh tụ đáng “lộng kiến”, là vị thánh, là người đi trước thời gian, là tiên tri đoán được vận mệnh của đất nước và bắt toàn dân phải học tập theo “tấm gương” hoen ố của lão, trong khi lão không “tiên tri” được cho chính lão rằng sẽ có cái ngày mặt nạ lão bị rớt xuống lộ bộ mặt gian trá háo danh, háo sắc, lộ nanh vuốt của một con quỷ chuyên uống máu không biết bao nhiêu dân lành trong cải  cách ruộng đất, trong tết Mậu Thân, trong những cuộc ra lệch tiến quân vào  Nam...

Người trong nước rất khó lòng đến với những nguồn tin nói đúng sự thật chỉ có trên mạng của hải ngoại, vậy nên khi Lá thư Từ Chiến Trường đã “lọt” được vào tay nhiều người ở VN thì sự thật đôi phần đã được hé mở qua phần diễn giải, kể lại từ các người dẫn chương trình (dù chưa đầy đủ). Đáng giá hơn nữa là các đoạn phim chiến sự có hình ảnh của các  vị  anh hùng được lồng vào, đó là một số vị chỉ huy trong rất nhiều vị chỉ huy lỗi lạc của quân lực VNCH đã hy sinh vì tổ quốc hoặc đã tuẫn tiết trong ngày 30 tháng 4 .Đó là những trang quân sử mà tất cả những người VN yêu chính nghĩa (Nhất là lứa tuổi sinh sau 1975) cần phải biết để ngưỡng mộ, để tự hào, để biết những người lính của VNCH đã chiến đấu, hy sinh như thế nào để bảo vệ bờ cõi của VN, (để rồi hôm nay Việt cộng nhu nhượng hèn hạ cúi đầu khoan nhượng dâng một phần lãnh thổ cho chệt cộng). Khi xem những màn trình diễn ấy, tôi như say, như bay bổng, như đang đứng trên con đường có thể đưa tôi ngay tức khắc trở lại với ngày xưa khi miền Nam thân yêu của chúng ta chưa bị VC gian trá cưỡng chiếm. Tôi hoàn toàn bị thu hút bởi những “Người Lính” đang hát những bản tình ca của thời chinh chiến với bao nhiêu khắc khoải vì sự chia ly, tan vỡ mà nếu không có sự xâm lấn “trái phép” của VC gây ra chiến tranh thì điều đó không xảy ra.

Những người lính ấy với tâm hồn nhân hậu, tha thiết với đời và với tình yêu. Họ hồn nhiên dâng hiến tuổi trẻ và nhiệt huyết của mình cho quê hương “...yêu sông yêu núi  tươi  cười  ra đi...” và  dĩ  nhiên đối với toàn dân (nói chung) và phụ nữ (nói riêng) “...anh là  người  tôi yêu mến  muôn đời à” hình  ảnh những người lính thật đáng yêu, thật đẹp như chính ước mơ của họ “...ước ngày nao quê hương tàn chinh chiến cho tơ duyên đượm thắm màu...” . Từ những màn trình diễn của “ Asia- Lá Thư Từ Chiến Trường” đã cho tôi cảm xúc để chia sẻ những dòng chữ này. Ước mong trung tâm Asia còn tiếp  tục thực hiện những chương trình tương tự như thế nữa, (có nghĩa là đưa nhiều  hơn những câu chuyện điển hình về VNCH) đó là một cách dễ nhớ  và dễ đi vào lòng người nhất.

Vĩnh Phúc ( VN)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2012