SỐ 57 - THÁNG 2 NĂM 2013

Rắn qua tín ngưỡng, văn hóa, đời sống

A. Các quan niệm về rắn:
Rắn có liên hệ với người rất sớm và cũng có khá nhiều quan niệm lành, dữ, tốt, xấu của con người về rắn.

-Theo Kinh Thánh, từ thuở khai thiên lập địa, Chúa Trời đã tạo ra người đàn ông tên Adam cùng muôn thú sống trong Vườn Địa Đàng. Sau một thời gian Adam cảm thấy buồn vì không có ai tâm sự. Tối tối nhìn trăng sao càng thấy cô đơn. Biết vậy nên khi Adam ngủ, Chúa Trời lấy một mẩu xương sườn của chàng, hóa phép thành một cô gái xinh đẹp đặt tên Eva và dạy rằng:

-“Hết mọi cây trong vườn chúng con có quyền ăn, trừ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn, nếu ăn vào chúng con sẽ chết.” Đó là Cây Đời Sống (Tree of Life).

Hai người sống hạnh phúc bên nhau.
Một hôm, con rắn “quỷ quyệt hơn mọi con thú trên cánh đồng.” đến cám dỗ Eva rằng:

- “Ăn trái đó không chết đâu, trái lại mắt bà sẽ mở ra và trở nên giống như Chúa.”

Eva không cưỡng lại được sự cám dỗ, hái rồi đưa cho Adam cùng ăn. Sau khi ăn, hai người thấy mình lõa lồ nên xấu hổ mới hái lá mà che, sau bị Chúa Trời trục xuất ra khỏi Vườn Địa Đàng, Chúa phán:
“… vì thế cái chết xảy đến với tất cả loài người bởi con người là tội lỗi.”
Chúa cũng trừng phạt con rắn: “phải đi bằng bụng, và phải ăn bụi trong suốt những ngày của cuộc đời rắn”.
dam 1  

Với người theo đạo Thiên Chúa, rắn là loài bị chúc dữ, tượng trưng cho tội ác, quỷ quyệt, hiểm độc, cám dỗ, ghen tị, thù dai, cũng là biểu hiện của Satan.

-Khoảng năm 1250 trước Công Nguyên, Thiên Chúa chọn ông Môi Sen giải phóng dân Israel khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập. Chúa cho ông Môi Sen cây gậy có thể hóa thành con rắn để dân chúng tin theo. Thủ lãnh Môi Sen đem dân Israel ra khỏi Ai Cập, băng qua Biển Ðỏ, vào Ðất Hứa, nơi có nhiều sữa và mật ong. Thế nhưng dân không biết ơn lại phiền trách Chúa. Ngài nổi giận cho những con rắn lửa có cánh cắn chết nhiều người. Môi Sen lại phải khẩn cầu cho dân và Chúa đã phán:

- “Ngươi hãy làm một con rắn lửa và đặt nó trên cán cờ. Ai bị rắn cắn mà nhìn thấy nó thì sẽ được sống”.
Cây trụ với con rắn bằng đồng này còn tồn tại mãi đến đời vua Hezekiah của Do Thái.

   - Theo thần thoại Hy Lạp, Medusa là quái vật có khuôn mặt người với mái tóc là những con rắn độc và tia nhìn có thể biến các sinh vật thành đá. Dũng sĩ Perseus đã tiêu diệt Medusa bằng cách nhìn hình ảnh phản chiếu của Medusa trên tấm khiên bằng đồng bóng loáng khi giao chiến.

-Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ của ngành y dược. Một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy.

Thú vị hình tượng rắn trong các nền văn hóaEsculape thấy vậy mới cầm gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Sau đó, có một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại dược thảo để cứu con rắn đã chết. Từ đó ông đi tìm các loại dược thảo trong núi để chữa bệnh cho con người. Esculape được xem như thần bảo hộ của các thầy thuốc. Để khắc họa thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.

-Rắn lột da để lớn nên được biểu trưng cho sự tái sinh, hồi phục, luân hồi và bất tử. Nhiều dân tộc có quan niệm xem rắn là thần hộ mạng, thần thịnh vượng, thần tái sinh nên đã  thờ cúng rắn.

- Người Ai Cập cổ theo đạo đa thần, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri. Thần rắn Pep là một trong những vị thần được tôn thờ. Trên vương miện bằng vàng của các hoàng đế Ai Cập (pharaoh) thường có chạm trổ hình rắn hổ mang tượng trưng cho thần rắn hộ mạng.

-Tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.

-Khi người Pháp mô tả ai với cái lưỡi chẻ đôi, tức là muốn nói người ấy mồm miệng độc như loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn.

-Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn, vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên hệ mật thiết với nông nghiệp.

-Rắn thần Quetzalcoatl (rắn lông chim) được người Aztec tôn thờ và được tìm thấy trên các cấu trúc trong thành phố cổ Teotihuacan tại Mexico..

-Ở Ấn Độ, rắn được xem như thần thánh, là biểu tượng của sự tái sinh, bất tử. Hàng năm, lễ hội rắn được tổ chức với hy vọng sẽ đem lại sức khỏe và những điều tốt đẹp cho con người. Kiến trúc cổ của Ấn Độ thường có hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Trong thần thoại Ấn Độ, quỷ Kaliya biến thành rắn hổ mang giết hại nhiều người, cuối cùng thần Krishna giết được Kaliya và nhảy múa trên đầu con quỷ ấy.

-Chùa ở Campuchia có hình rắn chín đầu gọi là thần rắn Naga được trang trí trên các góc mái, lan can, cột cờ... mà về hình thể gần giống như rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, trong cái mang đó có nhiều đầu rắn, thường là 7 đầu.
ran

 Dân Campuchea tin rằng vương quốc Khmer là do vua Rắn sáng lập. Rất nhiều đền đài tại xứ này được tạc hình rắn trên tường.

 

Thú vị hình tượng rắn trong các nền văn hóa


Thần rắn Naga
ANd9GcQmxdTDcjO7lKd37zO31-EHTmarP-yqd3Bnkueizesio0s_LKh8lQ-Trong đạo Phật, có chuyện kể về con rắn hung dữ đã tự ý quấn nhiều vòng làm thành cái bệ cao cho Đức Phật tham thiền, tỏ sự quy phục Ngài.

-Đối với người Việt Nam, rắn là con vật độc ác, tinh quái, xảo quyệt, nhưng cũng chính vì những đặc tính đó mà có một số người thần thánh hóa rắn, thờ cúng rắn như một vị thần để cầu thân, mong rắn không làm hại người.
Nhìn chung, rắn không có được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt.

B. Thơ, truyện, ca dao, tục ngữ về rắn:
Tương truyền, lúc nhỏ, Lê Quý Đôn thông minh có tài xuất khẩu thành thơ nhưng ham chơi, bị cha quở phạt, được người khách xin tha và bảo phải làm một bài thơ tạ. Lê Quý Đôn ứng khẩu đọc bài "Rắn đầu biếng học " được khen ngợi vì nghệ thuật chơi chữ  hay, mỗi câu có tên một loài rắn:

Chẳng phải "liu điu" vẫn giống nhà!
"Rắn đầu" biếng học quyết không tha
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
"Ráo" mép chỉ quen tuồng lếu láo,
"Lằn" lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay "Trâu" Lỗ xin siêng học,
Kẻo "hổ mang" danh tiếng thế gia!

Hình tượng rắn trong dân gian tượng trưng cho hạng người xấu, tiểu nhân, giả dối, qua những câu ca dao, tục ngữ như:
-Hang hùm nọc rắn: chỉ nơi nguy hiểm, miệng rắn độc là miệng nói toàn chuyện ác.
-Khẩu Phật tâm xà: miệng nói nhân đức nhưng trong tâm thì hiểm độc.
-Sư hổ mang.
- Đánh rắn phải đập đầu.
- Cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ: chỉ vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Tàu sang xâm lược nước ta.
- Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra: Trong cuộc sống phải tránh loại người hung ác, hiểm độc như rắn rết.
- Vẽ rồng vẽ rắn. Vẽ rắn thêm chân: Nhằm chế diễu kẻ hay bày vẽ, phóng đại, thêu dệt, lừa gạt.
- Rắn mất đầu: người lãnh đạo mất thì các cấp bên dưới không ai nghe ai như đám tàn quân.
- Rắn đổ nọc cho lươn: tức đổ lỗi cho người khác, loại người tầm thường chẳng ra gì.  

Có những câu ca dao thể hiện sự khôi hài:
-Cần chi cá lóc, cá trê

Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều
-Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông…

Cũng có câu đố vui:
-Con gì không chân đi năm rừng bảy rú?
Con gì không vú nuôi chín mười con?

Và câu trả lời:
-Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú.
Con gà không vú nuôi chín mười con.

Hay các câu ca dao:
-Đôi ta như rắn liu điu,
Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau”.
-Con quạ đen, con cò trắng.
Con ếch ngắn, con rắn dài.
Em trông anh trông mãi trông hoài.
Trông cho thấy mặt thân này mới yên.

-Chuyện Thanh Xà, Bạch Xà: kể về hai con rắn trắng và xanh tu luyện thành mỹ nữ được quay thành phim bộ với nhiều chi tiết hấp dẫn.

- Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung: Tây Độc Âu Dương Phong độc ác, thủ đoạn thường dùng một cây gậy có hai rắn độc ở đầu làm vũ khí, bắt vài ngàn con rắn về luyện thành một đoàn binh rắn, lấy tiếng tiêu làm hiệu lịnh tiến tới hay rút lui. Khi quyết đấu với Hồng Thất Công, ông ta bị thua được tha chết, nhưng lại lén thả rắn độc ra cắn Hồng Thất Công bị thương nặng.

-Trương Vô Kỵ trong Cô Gái Ðồ Long học được nghề của Tây Độc cứu sống được người bị Linh Chi Xà mổ.

-Cổ tích Việt Nam: Chàng thợ săn tên Dã Tràng nhìn thấy một cặp rắn. Khi rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về nuôi, nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn khác mà hẹn hò. Dã Tràng bất bình nên bắn chết rắn cái. Rắn đực trả ơn bằng cách cho Dã Tràng một viên ngọc rắn, mỗi lần ngậm vào miệng thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.

-Thạch Sanh & Lý Thông: Con rắn khổng lồ bắt phải nộp người cho nó ăn thịt, nếu không nó sẽ gây tai họa cho cả làng, may nhờ Thạch Sanh ra tay trừ diệt, dân làng mới được an vui, nhưng chàng bị Lý Thông cướp công…

C. Kết luận:
Nhìn chung, rắn có ảnh hưởng sâu xa đến tín ngưỡng, văn hóa,, tập tục, lối sống của con người bằng nhiều hình thức và sự thể hiện khác nhau.

Vinh Hồ
Sưu tầm trên NET.

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2012