SỐ 58 - THÁNG 4 NĂM 2013

 

Rắn Độc

Vinh Hồ sưu tầm

Hiện nay trên thế giới có hơn 2600 loại rắn, và có cùng 1 đặc điểm chung là cuộn tròn. Chỉ có trên 450 loài rắn có độc, và 250 loài trong số đó, có nọc độc đủ giết người.

Rắn độc sử dụng nước bọt, và chất độc tiết qua những chiếc răng  nanh trong miệng để làm tê liệt con mồi. Đa số loài rắn không độc, chỉ siết con mồi cho đến chết.

Nọc rắn chứa khoảng 20 độc tố, nguy hiểm nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin) phá hoại hệ thần kinh và độc tố máu (hemotoxin) phá hoại hệ máu và hệ tim mạch.

Khi bị rắn cắn, nên cho bệnh nhân nằm bất động, vì nếu vận động, nọc độc càng nhanh phát tán vào cơ thể. Dùng băng hay vải áo quần, thắt ở tay hay chân phần trên vết cắn, rồi đem vào trạm y tế hay bệnh viện. Cần giết con rắn cắn rồi đem theo, để bác sĩ xác định loại rắn và tiêm huyết thanh kháng nọc rắn tương ứng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu nọc rắn với hy vọng biến độc tố nọc rắn thành dược chất trị bệnh cho con người, kể cả chế thuốc giảm đau, hay trị các bệnh tim mạch.

Nói tới Rắn, người ta thường chia ra làm hai loại: rắn hiền không có nọc độc và rắn độc có nọc độc.
Rắn hiền như rắn Nước, rắn Học trò…
Rắn độc như rắn Hổ Mang, rắn Cạp Nia, rắn Lục…

Nhiều loại rắn rất độc, người bị cắn chỉ đi được hai bước hay năm bước  rồi chết, nên được đặt tên là rắn “Hai Bước” hay “Năm Bước”.

Ngày nay người ta tìm thấy vài con rắn dị biệt có chân hoặc có hai đầu.


100423cl2ranhaidau16

Châu Á là nơi có nhiều loài rắn độc nhất. Rắn to nhất là Đại Mãng Xà to, dài đến 10 mét. Loài nhỏ nhất là rắn giun Typhlops Braminus, dài chưa quá 10 cm. Trăn nước Nam Mỹ nặng khoảng 250 ký. Các loài rắn lớn trong họ Boidae là trăn gồm có: trăn cộc, trăn đất, trăn gấm, trăn gió v.v. Răng trăn cong vào trong nhưng nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng, nên có thể nuốt được con mồi lớn. Trăn có hai phân họ lớn: Boinae và Erycinae. Các loài trăn lớn (mãng xà) thuộc họ Pythonidae. Ban ngày ngủ ban đêm đi kiếm ăn, thích nơi ấm áp để ngủ qua đông, ưa môi trường nước, di chuyển dưới nước rất nhanh, trên cạn lại chậm chạp. Là loài bò sát khổng lồ, ăn heo rừng, nai, hươu, báo, bò, trâu rừng loại nhỏ. Loài trăn mắt lưới Đông Nam Á được coi là họ trăn lớn nhất thế giới bò sát, dài 15m, đường kính thân 85cm, nặng 447kg.

Rắn cũng bị chồn, rết lớn ăn thịt, rắn con mới sinh thì bị chim bìm bịp ăn.

Wolf-Snake

Phần lớn các loài rắn độc được chia làm 3 họ: Colubridae, Elapidae hoặc Viperidae. Nọc độc phóng ra từ tuyến nước bọt chia làm 3 nhóm chính: cytotoxins, neurotoxins, hemotoxins.

Một số loài rắn độc:

-Rắn Mamba đen: một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới, sống ở Phi châu thuộc phía Nam sa mạc Sahara, dài 2,5 m đến 4,5 m, bò nhanh 24 km/h. Mỗi lần cắn phun ra 400 mg nọc độc. Chỉ cần 15-20 mg đủ làm chết người trong một thời gian rất ngắn.

-Rắn cạp nong: tức là rắn rắn mai gầm (tên khoa học: Bungarus fasciatus) thuộc họ rắn hổ (Elapidae) có nguồn gốc tại Nam Á và Đông Nam Á. Đây là một trong những loài rắn cực độc. Nếu bị cắn, nọc độc có thể giết chết chỉ trong vòng vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Nọc rắn cạp nong độc gấp 4 lần hổ mang.

Rắn dài trung bình khoảng trên 1 mét (dài tối đa là 2,1 m). Đầu khá lớn, tách biệt với cổ, trên đầu có dấu hiệu giống như một mũi tên màu vàng. Mắt nhỏ màu đen. Giữa lưng có một gờ chạy dọc theo xương sống tạo nên tiết diện thân có hình tam giác. Mình có những khoanh đen khoanh vàng xen kẽ, chiều rộng mỗi khoanh tương đối đều nhau.

 Loài rắn này thường thấy tại Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á. Sinh sống ở rừng núi, đất nông nghiệp, trong các gò mối, hang của động vật gặm nhấm, gần với nước, thường gần các làng, nơi có động vật gặm nhấm, nước.

Thức ăn chính là các loài rắn khác. Chúng cũng ăn cả lưỡng cư, bò sát và các loài động vật gặm nhấm.

33da09a8-c3d0-4258-8550-804a99004ebd

Ban ngày cuộn mình trong hang hốc, đám cỏ, thường chậm chạp. Ban đêm săn mồi, thường thấy khi mưa. Chúng thường cuộn mình lại, giấu đầu vào giữa khi bị quấy rầy, lại là một trong những loài rắn có nọc độc ghê gớm nhất. Nọc độc của chúng chứa neurotoxins - một dạng chất độc thần kinh rất mạnh. Khi bị cắn: thường nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt. Nếu lượng chất độc lớn có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong do ngạt thở. Rắn cái thường sinh một ổ trứng 7-8 quả vào khoảng tháng Năm hoặc tháng Sáu hàng năm. Chúng thường đẻ và ấp trứng trong hang. Rắn con khi nở ra dài 29cm - 31cm, có khả năng sinh sản vào tuổi thứ 3.

Loài này được ghi nhận ở Núi Dinh, tỉnh Đồng Nai.
Rắn cạp nong có các khoang vàng và đen

1

-Rắn hổ mang: còn gọi là hổ lửa, hổ phì, , hổ đất, rắn mang kính, thuộc họ rắn hổ.  Có hai chi rắn ở nước ta mang tên hổ mang là chi Naji và chi Agkistrodon. Mỗi năm rắn hổ mang chỉ giao hợp một lần với thời gian từ 20 giờ đến 34 giờ, trong tháng 4 hay tháng 5 và đẻ trứng trong tháng 6 hay tháng 7. Mỗi con đẻ độ 6-7 trứng, riêng rắn hổ  chúa đẻ 20-30 trứng, thời gian nở con từ 50-57 ngày, rắn mới nở có thể cắn chết người. Một gam nọc hổ mang có thể giết chết 10.000 con chuột, một bầy ngựa nặng 20.000 kg, 160 người.

Cobra Indian Cobra King Cobra Indian Snakes Reptiles in India

Hổ mang chúa xứng đáng được coi là chúa tể của các loài rắn độc vì kích thước khổng lồ, có thể dài tới 5m, lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc trên thế giới. Chúng cũng có nọc độc cực mạnh, đủ sức làm chết người. Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, bắt được 1 con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ trong bụng.

-Rắn cạp nia: có ngoại hình tương tự rắn cạp nong, còn gọi là rắn mai gầm bạc, rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc, thường ngắn hơn rắn cạp nong. Màu rắn đen xanh hay nâu sẫm có những khoanh màu trắng hay trắng vàng, khoanh màu trắng hẹp hơn khoanh màu đen. Sinh sống từ Nghệ An tới Đồng Nai.


a5

-Con rắn chuông: có thể nuốt chửng một con trăn to ngang ngửa.

 ranchuong

-Rắn lao:
Rắn lao không ăn, không uống, trung bình sống được 78 ngày, con sống lâu nhất là 107 ngày, con sống ít nhất cũng được 34 ngày.


Đóng

-Rắn Taipan, Australia: loài rắn độc nhất thế giới

Chỉ cần vài miligram nọc độc, có thể giết hàng nghìn người.

randoc1

Rắn độc Taipan sống chủ yếu ở Australia và được coi là loài rắn đáng sợ nhất thế giới bởi độc tố của nó còn khủng khiếp hơn cả rắn hổ mang bành đến 300 lần.

10 loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới

Lượng nọc tiết ra trong 1 lần bị rắn Taipan cắn có thể cướp đi sinh mạng của 100 người hoặc một “đội quân 250.000 con chuột thí nghiệm”. Những nạn nhân bị loài rắn này cắn sẽ tử vong trong vòng 45 phút. Rất may là rắn Taipan vốn rất nhút nhát và sợ con người, nó chỉ dùng nọc độc để tấn công trong những trường hợp bắt buộc phải tự vệ mà thôi.

-Rắn biển Belcher: là loài rắn độc nhất dưới nước cũng là loài rắn độc nhất trên thế giới. Chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng là đủ để giết chết hàng ngàn người, rất may là chưa đến 1/4 các vết cắn của chúng chứa nọc độc và chúng khá hiền lành.

Ngư dân thường là nạn nhân của loài rắn này, họ gặp phải khi kéo lưới lên từ đại dương. "Rắn biển Belcher" có thể thấy ở khắp các vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á và Bắc Australia.


randoc2
Rắn biển Belcher. Ảnh: gardenofeaden.blogspot.com.

Nọc độc rất kinh khủng, bơi lượn trong nước ấm ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Có khoảng 80 loài rắn biển, nhưng chưa có con rắn biển nào cắn người vì chúng mang răng nanh rất nhỏ và nằm sâu trong miệng.

-Rắn chúa Cobra


10 loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới

Rắn chúa Cobra hay còn gọi là hổ mang bành. Loài rắn này còn được mệnh danh là “sát nhân đồng loại” vì nó có khả năng ăn thịt chính những loài rắn khác. Chỉ cần bị rắn Cobra cắn 1 nhát là con người có thể chết ngay. Nọc độc của rắn Cobra còn đủ để giết chết một chú voi chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ nếu nó mổ chúng những bộ phận nhạy cảm như vòi voi. Loài rắn này thường sống ở khu vực Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là trong những vùng rừng núi cao.

-Rắn vipe: ở Trung Đông, Australia và New Guinea, là loài rắn lớn. Vì kích thước lớn và răng nanh vĩ đại nên nó có thể phun một lượng nọc rất lớn mỗi lần cắn, đã gây nhiều tử vong cho người. Rắn Viper (danh pháp khoa học: Viperidae) là một họ rắn độc được tìm thấy trên khắp thế giới, trừ một số khu vực như Nam Cực, Úc, Ireland, Madagascar, Hawaii, những hòn đảo biệt lập và ở trên vòng Bắc Cực. Ở Israel loài rắn này thường sống trong các cồn cát ở sa mạc Negev, người ta thường thấy chúng ẩn mình trong cát vào buổi sáng sớm. Ở Sierra Leone loài rắn này sinh sôi nhiều đến mức có thể bao vây và tấn công cả trụ sở cảnh sát

 40_21_1335201902_59_ran_10-1-eb72a

Đây là một loài rắn có chiều dài cơ thể tương đối dài, màu sắc vảy khá rực rỡ, hình thù kỳ dị và đặc biệt là có nọc độc rất mạnh, răng nanh của chúng cho phép thâm nhập sâu và tiêm nọc độc vào cơ thể con mồi hoặc những động vật nó cắn. Trong đó rắn viper Nam Mỹ là loài rắn cực độc

-Loài rắn độc có sừng ở sa mạc Cerastes.


hornedviper

-Rắn độc Gaboon - Bitis gabonica.

gaboonviper

-Rắn lục đỏ đuôi (Trimeresurus albolabris): thuộc họ rắn lục là một trong các loài rắn có nọc độc mà độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.

33386image001

Thân có màu xanh, đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài thân khoảng 60 m - 100 cm. Thức ăn là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Thường cư ngụ trên mặt đất vào ban đêm và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.
Sống ở vùng đồi núi có độ cao dưới 400 m, đôi khi cũng cư trú ở các khu vực thành thị. Đây là loài có mặt hầu như trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Cao Bằng đến Kiên Giang, Minh Hải.
Trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là đẻ con, khi trứng thụ tinh thì ở lại trong bụng rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai nọc độc tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

-Rắn lục đầu trắng (Azemiops feae): có màu đen đầu trắng, kích trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao 1.000 m, ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Nhiều người khuyên không nên bắt hay tấn công chúng vì rất nguy hiểm.


Rắn lục đầu trắng (Azemiops feae).

-Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus): đầu có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, vảy trên mắt phát triển thành cái sừng. Kích thước trung bình là 50 cm, sống ở vùng núi cao thuộc tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên.    

-Rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri): Nhìn từ bên ngoài, rắn lục xanh tương tự với loài Trimeresurus popeorum, nhưng bộ phận sinh dục của nó có cấu trúc khác nhau về cơ bản, vì thế nhiều người nghĩ hai loài này là một. Loài này thường sống trên núi cao 2.800 m  ở Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai.


Rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri)

-Rắn lục von gen (Viridovipera vogeli): Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu xanh lục nhạt hơn. Chúng ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.


miennam

-Rắn lục mũi hếch (Deinaglistrodon acutus): đầu có hình tam giác, mặt trên đầu có phủ lớp vảy lớn, dài khoảng 80 cm – 150 cm, có khi tới 1.80 cm. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim và loài bò sát, thường ở những vùng rừng núi cao bên suối nước, các nương rẫy ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.


Rắn lục mũi hếch.

-Rắn lục hoa cân: cũng có màu xanh như rắn lục miền Nam, nhưng cơ thể còn điểm xuyết những sọc đỏ trông dữ dằn ở các vùng rừng thuộc Đông Nam Bộ.

a3

-Rắn lục miền Nam: với bộ da xanh ngắt.


a2-3

-Rắn Fierce ở Australia: dài từ1,8m đến 2,5m, là một trong những loài rắn có nọc cực độc.


100615cl2randoc-7

-Rắn nâu Australia: có nọc siêu độc ở bờ biển nước Australia, chúng ăn ếch nhái, thằn lằn, chim và thậm chí là cả... rắn.

100615cl2randoc-11

-Rắn lục đầu bạc: xuất hiện ở vùng núi phía Bắc, với các sọc trắng trên bộ da đen bóng.


31-1010-loai-ran-dep-nhung-nguy-hiem-cu-ngu-o-viet-nam_8

-Cạp nong đầu đỏ: có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm.


a6

 -Đạo sĩ ẩn tu và huyền thoại về rắn hổ mây khổng lồ ở Việt Nam: (theoVTC News): Việt Nam được ghi nhận là nơi cư ngụ của 193 loài rắn, trong đó có 53 loài rắn độc. Nhiều loài trong số đó vừa sở hữu nọc độc có khả năng gây chết người, vừa có ngoại hình rất ấn tượng.

P1100771

Ở miền Tây: dưới sông, cá hô là cá vua; trên núi, rắn hổ mây là rắn chúa. Loài rắn khổng lồ này to lớn vài trăm ký, khi đi dựng mình dậy, cao lêu nghêu như cây tre và cứ thế lướt tới ào ào như giông bão. Tại Rừng U Minh ở Cà Mau, Kiên Giang, Phú Quốc, Bảy Núi (An Giang) có nhiều huyền thoại về rắn hổ mây: nào là mê ăn sáp đèn, ban đêm ai cầm đèn sáp đi soi ếch, rắn bám theo ăn sáp rớt mà người cầm đèn vẫn không hay; nào là những nơi cây cối ngã rạp tưởng như có trận bão đi qua, nhưng thực ra đó là bãi chiến trường giữa hổ và rắn hổ mây vừa thư hùng trước đó; nào là  mỗi khi phát hiện ao cá, nó quấn đầu và đuôi vào hai thân cây, dùng thân mình như cái gàu tát sạch nước bắt cá ăn; nào là chúng sống có đôi, khi hạ sát một con thì con còn lại sẽ đi tìm để trả thù, nằm trong nhà nghe cây cối rung chuyển như có bão khi nó đi qua; nào là rắn hổ mây nằm thù lù, người ta tưởng là khúc cây ngồi lên, bất thần bị nó hất tung rơi xuống đất.

-Huyền thoại về ông đạo sĩ Nguyễn Văn Do: (theoVTC News): ở Núi Cấm (An Giang) - ngọn núi cao nhất miền Tây, đêm đêm Ông Do luyện võ dưới bóng trăng, có trồng một vườn ngãi quý hiếm để cứu người. Và để đề phòng kẻ xấu trộm thuốc, ông thuần phục một đôi rắn hổ mây canh giữ, chúng di chuyển theo phương thẳng đứng, cao loằng ngoằng như cây tre phóng tới và  mổ tới tấp thật là khủng khiếp!

20120917091807_nuicam
Núi Cấm ở Thất Sơn

-Huyền thoại về ông đạo sĩ Ba Lưới: (theo VTC News): Ông cómái tóc dài, trắng như cước, đầu quấn khăn, bộ râu trắng toát dài tới ngực, đã tròn 100 tuổi mà vẫn trồng thuốc, hái thuốc, bốc thuốc cứu người. Trong vùng, hễ ai bị rắn độc cắn, đều tìm đến ông. Độc rắn loại gì ông cũng hóa giải được.

Đạo sĩ Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Năm 19 tuổi, nghe đồn trên núi Cấm có nhiều đạo sĩ nên ông quyết định tầm sư học đạo.

20120917091754_daosibaluoi3

Vào thập niên 30 (1930) vùng Thất Sơn, trong đó núi Thiên Cấm Sơn là nơi có nhiều đạo sĩ ẩn danh trồng trọt, hái thuốc, luyện võ. Thời đó, vùng Thất Sơn rậm rạp, cọp beo đi thành đàn, rắn độc, đặc biệt là rắn khổng lồ bò lổm ngổm, do đó, ai muốn sống trong rừng phải có võ nghệ cao cường.

Với thế “Bình phong lạc nhạn”, đạo sĩ Ba Lưới hạ thủ một con cọp 200 kg, đã ăn thịt nhiều người: ông nhảy vọt lên cao tránh đòn cọp, vừa tung liên hoàn cước trúng chỗ hiểm, khiến cọp tử vong. Tên tuổi đạo sĩ Ba Lưới nổi lên khắp vùng Thất Sơn và đi vào huyền thoại, khi ông sử dụng thế võ “Bình phong lạc nhạn”,  hạ thủ 2 con rắn hổ mây khổng lồ.

Đạo sĩ Ba Lưới cho biết rắn hổ mây khổng lồ có sức mạnh vô song, đủ sức nuốt bò, phóng trên đọt cây như giông bão, cất đầu cao đến 5 mét chạy như gió cuốn, bão giông, nên khi nó đã quyết chí ăn thịt ai, thì người đó không thể thoát được.

Ông giết con hổ mây đầu tiên vào năm 1944 lúc 30 tuổi đã tu luyện trên núi được 10 năm. Cái đầu rắn hổ mây bạnh ra to bằng cái nia, chiều ngang cỡ 1 mét. Thân to bằng cây thốt nốt già, khoảng một vòng tay ôm. Con rắn cất đầu lên tận ngọn cây, từ từ hạ xuống, đôi mắt đỏ rực. Sau khi hạ nó, ông cùng dân chúng xẻ thịt con rắn, áng chừng dài độ 20 mét, nặng cỡ 500 ký.

Lần thứ hai vào năm1960, lúc 50 tuổi ông đã giết con rắn thứ hai chưa đầy một phút, dài cỡ 15 mét và nặng chừng 300 ký.

Ông cho biết, loài này ẩn nấp ở hang Mây trên núi Cấm, nên các đạo sĩ mới gọi là rắn hổ Mây.

Có một nhà giáo lại khẳng định rắn hổ mây khổng lồ có thể là con nưa, một loài cùng họ với trăn.

Như vậy rắn hổ mây khổng lồ là có thật, hay là con nưa, hay chỉ có trong huyền thoại?

Vinh Hồ
(sưu tầm trên NET)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2012