SỐ 65 - THÁNG 2 NĂM 2015

Dê trong văn chương Việt Nam

Sưu tầm của Vinh Hồ

Tại VN, dê được nuôi rất sớm: Sách "Lĩnh Nam Chích Quái" ở chương đầu nói về họ Hồng Bàng có cho biết từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân đã biết “giết trâu, dê làm đồ lễ”
Dê có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam, trong đó có văn chương khá phong phú.

Trong “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo có câu: 

Uốn lưỡi cú, diều, mà sỉ mắng triều đình
Đem thân dê, chó, mà ngạo mạn tể tướng.

Vào giữa thế kỷ 16, trong bài “Đào Nguyên Hành” Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan đã viết:

Trâu bò, gà lợn, dê, ngan
Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi.

Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) làm 2 bài Vịnh Tô Vũ trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” có nhắc đến con dê:

Biển bắc xuân chầy dê chẳng nghén
Trời nam thu thẳm nhạn không thông.

Nhà vua mượn điển tích Tô Vũ chăn dê tại Hung Nô thời Hán Vũ Đế bên Tàu.  

Truyện nôm “Tô Công phụng sứ”, khuyết danh, gồm có 24 bài Đường luật (tương truyền có từ thời Mạc, thế kỷ 16), Lê Quang Bí đi sứ sang Tàu bị Vua nhà Minh giữ lại 18 năm ở Nam Ninh, trong truyện có các câu:

Hơi dê hãy ngấu manh tơi lá
Tuyết nhạn còn in cái tóc lông.
(tả cảnh người chăn dê sống chung với dê, quần áo đượm mùi dê).

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có câu:

Lận thế treo dê mang bán chó 
Lập danh cỡi hạc lại đeo ti
ền.

“Hồng Đức Quốc Âm thi tập” chép bài thơ Tương Phùng có 2 câu sau:

Ông già buông nọc châm hoa rữa 
Dê yếu văng sừng húc dậu thưa.

Hồ xuân Hương (1772–1822) có bài “Mắng học trò dốt”:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ 
Lại đây cho chị dạy làm thơ 
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa 
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.

Nguyễn Gia Thiều (1741-1791) trong “Cung Oán Ngâm Khúc” có câu:

Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lấy từ điển tích Dương xa (xe dê): Vua Tấn Võ Đế bên Tàu thường dùng xe dê đi trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào thì đêm ấy vua sẽ ngủ với cung phi đó. Nên các cung phi mỗi đêm đều có treo lá dâu non (là món dê hảo) trước cửa để dụ dê dừng lại.

Thời Nhà Nguyễn, dê được sử dụng trong việc tế lễ: 

Dê vốn thật thuộc loài tế lễ...
Để hòng khi tế thánh tế thần...
Hễ có việc lấy dê làm trước
Dê dâng vào người mới lạy sau.

Truyện Nôm “Lục Súc Tranh Công” có câu:

Dê vốn thật thuộc loài tế lễ 
Để hòng khi tế thánh tế thần, 

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có câu:

Hai vầng nhật nguyệt chói loà
Đâu dung lũ treo dê, bán chó

Trong "Lục Vân Tiên"  có nhắc đến chữ máu dê, đường dê:

- Con người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu.

- Thôi thôi em hỡi Kim Liên,
Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê.
Trải qua dấu thỏ đường dê
Chim kêu vượn hú tứ bề nước non.
Vái trời cho đặng vuông tròn,
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.

Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998) chăn dê ở Quế Sơn, Quảng Nam từ 1945 đến 1952, có bài thơ “Nỗi lòng Tô Vũ” (Mưa Nguồn – 1962) xin trích 4 câu: 

Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng 
Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa? 
Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng 
Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa.

Nhà thơ Lê Đạt bị cải tạo lao động sau vụ án Nhân văn Giai Phẩm tại vùng đồi núi Chí Linh, từ 1958 đến 1959 có làm bài “Ông cụ chăn Dê” in trong tập thơ Bóng Chữ (1994), xin trích 5 câu:

Rừng động xanh 
Ai đừng được xuân 
Mấy dê non buồn sừng húc gió 
Cẫng lên cỡn lên 
Be he xuân.

Trong Ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao VN có nhiều câu độc đáo như sau: 

-Cà kê dê ngỗng 
-Giàu nuôi chó,
Khó nuôi dê  
Không nghề nuôi ngỗng  
-Treo đầu dê, bán thịt chó (ám chỉ nói một nơi, làm một nẻo).

Trò chơi dung dăng dung dẻ của trẻ em trong bài đồng dao vui nhộn:

“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy câu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ngồi xệp xuống đây”.

-Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân.

Ở Ninh Hòa quê tôi hát ru em như sau:

- Em tôi buồn ngủ buồn nghê 
Con tằm đã chín, con dê đã mùi (muồi) 
Con tằm để lại mà nuôi, 

Con dê chín mùi làm thịt em ăn.

 Có nơi lại hát như thế này: :

Ru em buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi.
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi
Con dê chín mùi làm thịt em ăn.

-Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề với nhau.

Bit_mat_bat_de
Tranh dân gian “bịt mắt bắt dê” của làng Đông Hồ (Bắc Ninh).

bg1
 Tranh dân gian “bịt mắt bắt dê” của Hàng Trống, Hà Nội.

Vì khả năng sinh lý rất mạnh, nên dê được nhiều nền văn hóa gán cho hình tượng dâm đãng (dê) trong đó có VN với những từ: dê, dê gáithói dê, dê cụdê già, dê xồm, máu dê, dê chúa, máu ba lăm…  
Râu dê rậm, dài, cong, với tiếng kêu be he, gợi lên hình ảnh dâm dật:

-Tuổi Mùi là con dê chà
Có sừng, có gạc, râu ra um sùm

-Bươm bướm mà đậu cành bông
Ðã dê con chị, lại bồng con em.

-Phượng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.

Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm

 -Năm Ngọ mã đáo thành công
Năm Mùi dê béo, rượu nồng phủ phê.

-Bươm bướm mà đậu cành bông
Ðã dê con chị, lại bồng con em.

-Con dê con ngựa khác dòng
Ai cho con ngựa lộn cùng con dê.

Con dê trong văn chương VN thật đáng yêu đã cho chúng ta nhiều nụ cười sảng khoái. Đặc biệt trong thơ Bùi Giáng, tác giả đã đối xử, đã dành cho dê tình yêu thương và sự chăm sóc đặc biệt như đối với con người vậy:

Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm 
Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu 
Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh 
Này đây em Hoa Cà hỡi ! chiếc nâu.

Vinh Hồ
21/1/15
*Sưu tầm trên NET

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2015