SỐ 65 - THÁNG 2 NĂM 2015

Phiếm luận văn chương (7): Thơ và nhạc

Huỳnh Kim Khanh

Văn và thơ đều có thể mang nhiều âm điệu của một bài nhạc.

Để tài hôm nay chỉ nhắm vào thơ và nhạc, hoặc giả nói một cách khác, nhạc và thơ.

Nhạc Trịnh Công Sơn nhất là nhạc tình với những lời viết từ thô sơ như tình mới nở cho đến những lời bất hủ, siêu thoát, đã mang đến chúng ta một trời thi nhạc.

Tâm hồn nghệ sỹ của Trịnh Công Sơn đã vượt qua trình độ học vấn, trí thức thời thượng.

Tôi không hiểu nỗi làm thế nào tác giả có thể viết những lời nhạc vượt cả trình độ của nhiều nhạc sỹ khác? Có thể đầu óc nghệ sỹ có một chiều hướng, góc độ khác vượt cả không gian và thời gian.

Nhạc tình Trịnh Công Sơn đã in sâu vào tâm khảm nhiều người thời chiến tranh Việt Nam trong khoảng giữa 60s và 70s.

Để tìm hiểu nhạc Trịnh Công Sơn thời đó, chúng ta phải trở lại trên 30 năm lịch sử.

Cái thời chiến tranh Việt Nam giữa khoảng thập niên 60s rất ư là hỗn độn. Sau hi tốt nghiệp Trung Học, đa số những chàng trai thời đó chỉ có một thời gian hạn chế để tiếp tục học đại học. Nếu không đậu kỳ thi cuối năm trong chương trình đại học, đương nhiên bạn phải ghi danh vào lính của nhiều binh chủng. Tương lai mù mịt khó tả. Tùy theo trình độ học vấn của bạn. Bạn sẽ đi Thủ Đức ( Tú Tài 1) hoặc giả Không Quân. Muốn đi Sỹ Quan Đà Lạt hoặc Hải Quân, bạn phải đậu Tú Tài 2 và phải qua các kỳ thi...

Cái thời chiến tranh xô bồ đầy ưu tư là hoàn cảnh phát triển và thịnh hành của nhạc Trịnh Công Sơn

Trong bối cảnh lịch sử đó, tô chỉ là một trong những cháng trai thời chiến, có học hay không học. Tình cảnh học đường ở những đại học thời đó rất ư là mơ ồ. Có những áp lực chống chiến tranh thời thượng từ nhạc và từ những chương trình phản chiến nào đó hoặc giả chỉ là những ý nghĩ vu vơ. Thế nhưng, nếu bạn là một trong những chàng trai phải cố gắng giải quyết vấn đề đi lính thời đó, bạn sẽ có rất nhiều ưu tư. Nếu bạn đang theo chương trình đại học và bạn không đậu được ký thi cuối năm, tùy theo tuổi bạ thủa đó, bạn sẽ phải đi vào lính

Tại sao tôi phải nói về vấn đề này. Là vì tôi cũng là một trong những chàng trai thời ấy...

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn là nhạc thời thượng thời đó.

Tuy lúc đó tôi không thích lắm, thế nhưng vì chiều ý những bạn học Y khoa năm đầu, tôi cũng đi theo.

Những lần tụi tôi hẹn nhau uống cà phê và nhe nhạc Trinh Công Sơn cũng nằm trong thời điểm đó. Thế nhưng như định mệnh đã an bài, tôi không bao giờ chấm dứt chương trình Y Khoa. Cũng chính vì thế mà tôi đi Hải Quân.

Nhìn lại những năm tháng đó, tôi chỉ muốn nói đó là định mệnh.

Với đề tài thơ và nhạc, tôi muốn mời các bạn trở về thời quá khứ xa với đó và cùng tôi khám sát lại những gì đã bị bỏ quên... Trong loạt bài này, chúng sẽ lần lượt xem lại những sáng tác nhạc diễm tình thời đó với những lời nhạc thanh thoát như thơ!

Nhạc Trịnh Công Sơn có hai thể loại: Nhạc phản chiến và nhạc tình.

Ở đây tôi chỉ nói về nhạc tình.

Lời nhạc tình của Trịnh Công Sơn thật thiết tha sâu sắc. Ông đã nói lên được nỗi thống thiết của tình yêu. Từ những sáng tác đầu cho đến những bài nhạc tình cuối cùng, Trịnh Công Sơn luôn luôn mô tả chân thật về những cuộc tình. Những bài Tình Nhớ, Tình Xa v.v.. chỉ là một trong những bài tình ca đó. Khi ta khảo sát xa hơn, ta sẽ thấy Trịnh Công Sơn đã đi sâu vào tình yêu bằng nhiều bài nhạc khác như trong những bài Như Cánh Vạc Bay, Rừng Xưa Đã khép, Còn Tuổi Nào Cho Em...

Bài Chiều Một Mình Qua Phố và bài Ướt Mi là một trong những bài nhạc tình đầu tiên của Trịnh Công Sơn thời 60s. Điệu Slow và Boston cung thứ ( minor) diễn tả sự thiếu vắng trong tình yêu.

Bài Diễm Xưa, một trong những bài hát đã đưa Trinh Công Sơn lên đài danh vọng thủa đó cũng thuộc cung thứ. Tiếng hát khắc khoải, mù sương của Khánh Ly thời đó đã ghi vào tâm khảm nhiều người.
Mỗi câu trong lời nhạc có tám chữ.


Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa...
Chiều nay còn mưa sao em không lại?
Giở mai trong cơn đau buồn, mình còn có nhau
Bước chân em xin về mau!

Có phải chăng khi yêu, lòng mình đều xót xa khi nghĩ đến nhau và khi xa nhau?

Khi nghĩ đến người nào khác phái mà lòng thấy xót xa là dấu hiệu mình đã yêu rồi.

Bài Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn có thể gợi hứng từ bờ cát trắng Nha Trang. Hoặc giã từ những hình ảnh của những bãi cát trắng dọc theo duyên hải Việt Nam thời đó.

Tôi đưa em về, chân em bước nhẹ, trời buồn gió cao
Áo em dù nhầu cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau
Gọi em cho mãi suốt cơn mơ này!


Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa...

Đó là hai lời mở đầu trong bài Rừng Xưa Đã Khép.
Hình ảnh đó chỉ có thể tìm thấy trong huyền thoại hoặc giả trong văn chương cổ điển.


Rừng xưa đã khép em hãy ra đi!

Thật khó mà tưởng tượng được những lời nhạc siêu thoát, thần thoại đó.

Nhạc Trịnh Công Sơn, nếu nói về âm điệu thì có nhiều thể loại.

Đa số thuộc cung thứ.

Rồi có thứ chuyển sang trưởng

Và cũng có cung trưởng toàn bài.

Thế nhưng lời nhạc thì cũng giống nhau, và cũng mang nét thi vị của những bài thơ.

Trịnh Công Sơn đã đạt được kỹ thuật đem nhạc và thơ về một mối.

Nói về nhạc Trịnh Công Sơn không khỏi nhắc tới những lời thơ...

Chính vì thế, nhạc Trịnh Công Sơn đã mang lại trong long chúng ta những nỗi khắc khoải của tình yêu.

Trong loạt bài này tôi sẽ tuần tự giới thiệu những nhạc sỹ tài hoa của Việt Nam, bắt đầu từ Trịnh Công Sơn rồi sẽ đến những nhạc sỹ tài hoa khác như Hoàng Thi Thơ, Phạm Mạnh Cương, Mạnh Phát v..v..

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2015