SỐ 69 - THÁNG 1 NĂM 2016

Nguyễn Du (Kỳ 35)        

Hoàng Thiếu Khanh

Trời mù thu vùng Bắc Trung Hoa là tác giả nhớ tới mùa thu quê nhà, núi Hồng Lĩnh, sông Đà.

Sơ thu cảm hứng

Tiêu tiêu mộc lạc Sở giang không
Vô hạn thương tâm nhất dạ trung
Bạch phát sinh tăng Ban Định viễn
Ngọc Môn Quan ngoại lão thu phong

Ban Định Viễn tức Ban Siêu, em của Ban cố, một sử gia. Ban Siêu có công chinh phục năm mươi nước nhỏ vùng Tây Vực, được phong tước Định Viễn hầu, làm quan đô hộ Tây Vực ba mươi năm, khi về nước thì đã bạc đầu.

(Mạn hứng lúc thu mới sang

Tiêu điều lá rụng đầy song Sở
Một đêm đó long thương tâm vô hạn
Định Viễn xót thay đầu đã bạc
Ngoài Ngọc Môn Quan, già với gió thu!)

Cảm hứng đầu thu

Tiêu điều lá rụng ở bên sông
Ôm nỗi thương tâm đêm mịt mùng
Tóc bạc xót thay Ban Định Viễn
Một thân ngoài ải gió mông lung -
HKK

Rồi trên đường đi Hồ Bắc vào khoảng tháng 2 năm 1813, Nguyễn Du cảm tác bài Nhiếp Khẩu đạo trung như sau:

Thu mãn phong lâm sương diệp hồng
Tiểu oa hào xuất đoản ly đông
Sổ hoà canh đạo kê đồn ngoại
Nhất đái mau từ dương liễu trung
Hồng Lĩnh cách niên dư túc mộng
Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong
Mang nhiên bất biện hoàn hương lộ
Xúc mục phù vân xứ xứ đồng

( Trên đường đi Nhiếp Khẩu

Thu rợp rừng phong, lá đỏ trong sương mù
Có tiếng chó con sủa sau giậu thấp phía đông
Ngoài lợn gà còn có những đám luá
Trong đám dương liễu là một dãy nhà tranh
Sau một năm, giấc mộng muốn trở về Hòng Lĩng trở nên hão huyền
Đầu đã bạc mà vẫn phải đi giữa gió thu ngoài nghìn dặm
Tự dung mịt mù không nhận ra lối về quê
Đâu đâu cũng thấy toàn những đám mây trôi! )

Trên đường đi Nhiếp Khẩu

Thu rợp rừng phong sương lá hồng
Chó con đâu sủa phiá bờ đông
Ngoài đàn gà lợn còn đám lúa
Giữa đám liễu dương dãy nhà nông
Hồng Lĩnh hồi hương thành ảo mộng
Bạc đầu vạn dặm rảo thu phong
Hoang mang chẳng nhận đường quê cũ
Rợp mắt mây trôi vẫn chập chùng - HKK

Nhiếp Khẩu thuộc huyện Hoàng Bi, tỉnh Hồ Bắc.
Tiên Điền Nguyễn Du đã chứng tỏ ông đã đạt  đến tột đỉnh về sự hiểu biết ngôn ngữ Trung Hoa.

Bài Vũ Thắng Quan, một cửa ải ở phiá Nam huyện Tín Dương tỉnh Hà Nam, nay thuộc vùng giáp giới của Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, mô tả phong cảnh hùng tráng của vùng Kinh thuộc nước Sở ngày xưa mà Trung Hoa thường gọi là Man Kinh.

Vũ Thắng Quan

Cốc Khẩu hùng quan Vũ Thắng danh
Cổ thời thử địa hạn Nam Kinh
Nhất binh bất thiết tự hùng tráng
Bất tải thừa bình vô chiến tranh
Bán nhật thụ âm tuỳ mã bối
Thập phần thu ý đáo thiền thanh
Thương tâm thiên lý nhất hồi thủ
Mãn mục Sở sơn vô hạn thanh

Ải Vũ Thắng

(Cửa ải hùng tráng ở Cốc Khẩu tên là Vũ Thắng
Xưa kia đây là giáp giới giữa Man Kinh và Trung Nguyên
Không cần một tên lính đóng quân mà vẫn vững
Cả trăm năm hưởng thái bình, không có chiến tranh
Nửa ngày ruỗi dong mà bóng cây còn theo lưng ngựa
Mười phần ý thu đến theo tiếng ve
Một thoáng ngoảnh lại, long đau nghìn dặm
Rợp mắt núi Sở vọng âm vang  vô hạn)

Ải Vũ Thắng

Cửa ải oai hung tên Vũ Thắng
Xưa kia thuộc Sở gọi Man kinh
Không quân đóng ở tự hung tráng
Ngàn thủa thanh bình không chiến tranh
Ngựa ruổi nửa ngày cây bóng vướng
Mười phần thu ý vẳng ve inh
Thương tâm ngoảnh lại lòng như cắt
Ngập mắt núi Sở vẳng âm thanh -
HKK

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2016