SỐ 70 - THÁNG 4 NĂM 2016

 

Nguyễn Du (36)       

Hoàng Thiếu Khanh

Độ Hoài, hữu cảm Hoài Âm Hầu tác

Tầm thường nhất phạn báo thiên câm
Ngũ tải quân thần phận nghị thâm
Thôi thực giải y nan bội đức
Tàng cung phanh cẩu diệc cam tâm
Bách man khê động lưu miêu duệ
Lưỡng Hán sơn hà biến cổ câm
Trù trướngg giang đầu tư vãng sự
Đoạn vân suy thảo mãn Hoài âm

Qua sông Hoài cảm tác Hoài Am Hầu

Nghìn vàng đem báo một chén cơm
Tình nghĩa quân thần thật quá thâm
Áo xẻ cơm nhường ơn khó bỏ
Cất cung giết chó cũng cam tâm
Dân thường khe động con cháu lẫn
Hai Hán triều vua thay cổ kim
Đầu song ngùi nhớ bao tích sự
Mây cỏ tơi bời nhớ Hoài Âm

(HKK )

Chữ Kim còn được phát âm là câm như chữ Tàu Quảng Đông.

Hoài Âm Hầu tức Hàn Tín là một nhân vật nổi tiếng thới Hán.

Người Hoài Âm, sau được Tiêu Hà tiến cử làm đại tướng, giúp Hán Cao Tổ dựng cơ đồ, lập được nhiều công trạng và được phong chức Tề Vương rồi Sở Vương.

Hồi trẻ, bần hàn, được Xiếu Mẫu đãi cơm ăn. Sau khi lên tướng, vời Xiêu Mẫu về dinh, báo đáp nghìn vàng.

Sau có người cáo gian cho là phản phúc, bị Hán Tổ bắt và giáng chức làm Hoài Âm Hầu.

Tàng cung đây chỉ giấu cung tên của tướng tài sau khi công thành danh toại và tìm cách hại công thần
Phanh cẩu nghĩa là giết chó.

Tương truyền sau này khi Hàn Tín bị nạn, hai người bạn là Tiêu Hà và Khoái Triệt giấu nàng hầu của ông lúc bấy giờ đang có thai nên sau này mới có con nối dõi.

Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa Tướng

Sơn hà phong cảnh thượng y nhiên
Thừa tướng cô trung vạn cổ truyền
Nhất độ Hoài Hà phi cố vũ
Trùng lai giang tả cánh hà niên
Ai trung xúc xứ minh kim thạch
Oán huyết quy thời hoá đổ quyên
Nam Bắc chí kim vô dị tục
Tịch  dương vô hạn vãng lai thuyềnị

Qua sông Hoài cảm nhớ Văn thừa Tướng

Núi sông phong cảnh vẫn y nhiên
Thừa tướng lòng riêng vẫn tục truyền
Một lúc qua sông Hoài sông mưa cũ lấp
Bao giờ mới lại cõi Giang Nam
Lời thơ thương cảm kêu vàng đá
Máu hận bây giờ hoá đổ quyên
Nam Bắc đên nay chưa dễ tiếp
Trời chiều vô hạn đến bên thuyền

(HKK  )

Sông Hoài là con sông dài thứ ba sau Hoàng Hà phía Bắc  và Dương Tử phía Nam, nằm giữa hai sống này, bắt nguồn từ núi Đồng Bách Sơn tỉnh Hà Nam, chảy về phương Nam Đông Nam.

Văn Thừa Tướng tức Văn Thiên Tường, hiệu Văn Sơn người đời Tống. Khi quân Nguyên vượt sông tiến xuống Nam, Văn Thiên Tường khởi binh chống cự, được phong chức Hữu Thừa Tướng. Sau bị bắt giam ở Yên Kinh, bị giam bốn năm. Sau đó không khuất phục nên bị giết. Lúc đó mới vừa bốn mươi bảy tuổi.

Lúc bị giam cầm, ông có làm nhiếu bài thơ mà nỗi tiếng nhất là hai câu:

Tòng kim biệt khước Giang Nam lộ
Hoá tác đề quyên đới huyết qui, có nghĩa là:

- Từ nay cách trở Giang Nam lộ
- Sẽ biến hoá chim quyên khóc máu về.

Hoàng Hà

Nhất khí mang mang hỗn độn tiền
Kỷ lai vô tế, khứ vô biên
Thiên hoàng cự phái cữu thiên lý
Thánh chủ lưu kỳ ngũ bách niên
Hoài cổ vị năng vong Hạ Vũ
Chí kim thuỳ phục tiễn Trương Khiên
Thu trung khả hữu phù sà quá
Ngã dục thừa chi tái thượng thiên

Sông Hoàng Hà

Khi trời đất còn là một khối hỗn mang
Sông chảy từ đâu và sẽ qua đâu ai nào biết
Từ trời chảy xuống có đến chin ngàn dặm
Cứ năm trăm năm lại có điềm thánh chúa ra đời
Nhớ việc xưa nào quên được vua Vũ đời Hạ
Đến nay ai còn khen công của Trương Khiên?
Giữa thu nếu có được bè đi qua
Ta cũng muốn cởi bè lên trời như người đời trước

Hoàng Hà

Trước thủa hang mang hỗn độn thời
Từ đâu chảy đến để trôi khơi
Thiên Hoàng xuất phát chin nghìn dặm
Thánh chúa năm trăm năm ra đời
Chuyện cũ khó quên vua Hạ Vũ
Trương Khiên công cũ nhớ còn ai
Giữa thu nếu có bè qua đó
Ta cũng mong lên đến cõi trời

(HKK )

Thiên Hoàng là tên một sao trên trời gần song Ngân Hà. Cón có nghĩa là ao trời.

Tương truyền ngày xưa cứ mỗi năm tram năm, nước song Hòang Hà lại trong, báo hiệu có thánh chúa ra đời.

Vua Vũ đời Hạ, đào kinh, mở lạch, giúp nạn lut lôi cho dân hằng năm.

Trương Khiên người đời Hán theo Vệ Thanh đánh Hung nô, được phong tước Hầu. Ơng theo giòng soông Hoàng Hà chinh phục nhièu nước ở tây Vực.

Hai câu cuối nhắc đến bài thơ Lý Bạch có câu “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai…Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”
(Anh có thấy không nước sông Hoàng Hà từ trời đổ xuống. Chảy xuôi về biển không về)

(Còn tiếp)
Hoàng Thiếu Khanh

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2016