SỐ 71 - THÁNG 7 NĂM 2016

 

Nguyễn Du (kỳ 37)

Hoàng Thiếu Khanh

Kinh Kha cố lý

Bạch hồng quán nhật thiên man man
Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn
Ca thanh khẳn khái kim thanh liệt
Kinh Kha tống thử nhập Tần quan

Nhập Tần quan hề trì chủy thủ
Lục quốc thâm cừu nhất dẫn thủ
Điện thượng thốt nhiên nhất chấn kinh
Tả hữu thủ bác vương hoàn trụ

Gai hạ Vũ Dương như tử nhân
Thần dung nghị nhiên duy độc quân
Túng nhiên bất sát Tần hoàng đế
Đã toán cổ kim vô tỉ luân

Quái để hành tung nguyên thị ẩn
Tằng dữ Yên Đan vô túc phận
Sát nhân chỉ vị thu nhân tri
Đồ đắc Điền Quang khinh nhất vẫn

Khả liên vô cố Phàn Ô Kỳ
Dĩ hầu tá nhân vô hoàn thì
Nhất triêu uổng sát tam liệt sỹ
Hàm Dương thiên tử chung nguy nguy

Yên giao nhất vọng giai trần thổ
Thu nhật thu phong mãn quan lộ
Thị thương ca thanh bất phụ văn
Dịch thủy ba lưu tự  kim cổ

Cố lý chỉ cức tung phục hoành
Chỉ hữu tàn bi do tự khuynh
Mạc đạo chủy thủ cánh vô tế
Yết can trảm mộc vi tiên thanh

Làng cũ của Kinh Kha

Cầu vòng xuyên ánh mặt trời, trời mênh mông
Gió tiêu tác, song Dịch lạnh căm
Tiếng ca khẳng khái như tiếng vàng và sắt chạm nhau
Từ đó, Kinh Kha vào cửa nhà Tần

Đi vào đất Tần, tay cầm dao găm
Giơ tay lên báo thù cho sáu nước
Trên điện bỗng nhiên bị chấn động
Quan tả hữu lấy tay đánh, vua chạy vòng quanh cột

Dưới thềm, Vũ Dương đdứng đờ như người chết
Chỉ mình ông có cái dung khí của người cứng rắng
Tuy ông không giết được vua Tần
Nhưng xưa nay cũng chưa ai sánh kịp

Lạ thay, ông vố dỉ là một ẩn sỹ giữa chợ
Chả có danh phận gì với thái tử Đan
Ông liều mình vì muốn đuợc người biết đến
Uổng cho Điền Quan xem cái chết nhẹ mà tự sát

Khá thương cho Phàn Ô Kỳ không có tội
Mà cho mượn đầu, không bao giờ trả lại
Một sớm mà ba dung sỹ chết oan
Ở Hàm Dương vua vẫn ngối uy nghi

Cõi nước yên nay chỉ còn là bụi đất
Đường ngập nắng thu và gió thu
Không còn nghe tiếng hát giữa chợ nữa
Nước song Dịch, song chảy như từ xưa

Nơi làng cũ, chỉ có gai góc mọc ngang dọc
Chỉ có chiếc bia tàn là chưa đổ
Đừng nói dao găm không làm nên chuyện
Nó mở đầu cho cuộc khởi nghĩa từ đó )

Dịch Thủy là con song ở Hà Bắc, nơi mà thái tử Đan đưa tiễn Kinh Kha sang Tần để  toan giết vua Tần. Cao Tiệm Ly thổi sáo, Kinh Kha đi được một đoạn đường, hát lên hai câu:

Phong tiêu tiêu hề! Dịch Thủy hàn
Tráng sỹ nhát khứ hề! Bất phục hoàn

(Gió hiu hắt, song Dịch Thủy lạnh căm
Tráng sỹ một đi không trở lại! )

Lạc Tân Vương có bài thơ Dịch Thủy tống biệt để tả buổi tiễn đưa Kinh Kha như sau:

Thử địa biệt Yên Đan
Tráng sỹ phát xung quang
Tích thời nhân dĩ một
Kim nhật thủy do hàn

(Chốn này biệt Yên Đan
Tráng sỹ tóc dựng đứng
Thời cũ người đi mất
Ngày nay nước lạnh tràn)

Vũ Dương, tức Tần Vũ Dương, dũng sỹ đi theo Kinh Kha, ôm hộp đựng bản đồ, dùng để cuộn đao trủy thủ để ám sát vua Tần.

Phàn Ô Kỳ là tướng của Tần, sau phản và trốn sang đất Yên. Vì biết trước sau gì cũng bị truy nã và giết nên hiến đầu cho Kinh Kha mang dâng vua Tần để lấy lòng tin.

Thái tử Đan người nước Yên mưu dùng Kinh Kha làm thích khách. Sau vụ đó, bị bắt làm con tin nhưng sau này trốn được.

Điền Quan là một lão tướng đã giới thiệu Kinh Kha cho thái tử Đan. Sau khi bàn mưu với Kinh Kha, ông viện cớ tuổi già không thể hoàn thánh trách nhiệm do thái tử Đan giao phó, tự sát để lấy lòng tin của Kinh Kha cho ông này chịu sang Tần giết vua Tần.

Tam liệt sỹ đây chỉ Phàn Ô Kỳ, Điền Quan và Kinh Kha.

Hàm Dương thiên tử chỉ vua Tần Thỉ Hoàng

Câu cuối ý chỉ cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Khởi chống vua Tần sau đó

Thái tử Đan nước Yên muốn lật đổ Tần Thủy Hoàng nhờ Điền Quan thuyết phục Kinh Kha sang sông Dịch làm thích khách. Kinh Kha sang sông với đầu Phàn Ô Kỳ, với đao trủy thủ cuộn vào địa đồ để trong hộp do Vũ Dương đi theo.

Buổi chia tay bên bờ sông Dịch đánh dấu một cuộc ra đi không trở lại của Kinh Kha.

Thái tử Đan và Kinh Kha mặc áo và mũ trắng, biểu thị áo tang. Cao Tiệm Ly thổi sáo đưa tiễn, và Kinh Kha cũng hát vài câu bi đát.

Tuy mưu đồ bất thành, ba tráng sỹ chết chưa kể cái chết của Điền Quan, cuộc thích khách đó đã gợi ý cho nhiều biến cố cách mạng lật đổ vua Tần.

Trên đường công du phía Bắc Trung Hoa, Nguyễn Du đã thăm viếng mộ Kinh Kha và mộ hoặc làng của nhiều nhân vật lịch sử như Hạng Võ, Sở Bá Vương, vua Nghiêu và Lưu Linh. Tất cả những bài thơ tiêu biểu chữ Hán của Nguyễn Du được ghi chép trong 131 bài thơ của tập Bắc Hành Tạp Lục.

Nguyễn Du, một thiên tài văn chương Việt Nam, làm quan dưới triều hậu Lê, sau đó chứng kiến sự suy đồi của chế độ sau khi Tây Sơn lên ngôi. Ông vẫn mơ một ngày nào đó phục hồi vuơng quyền họ Lê. Truyện Kiều là một áng văn chương trác tuyệt trong nền văn học sử Việt Nam. Văn Tế Thập Loại chúng sinh cho thấy niềm thương xót chúng sinh của một phật tử và nhiều bài thơ chữ Hán biểu lộ cho chúng ta thấy Nguyễn Du cũng ngang hàng với các bậc thiền sư, theo như học giả Phạm Công Thiện đã đề cập trong nhiều bài viết về Nguyễn Du.

Truyện Kiều viết bằng thể thơ lục bát thuần túy giống như ca dao Việt Nam gần với dân gian. Từ một chuyện phiếm về một  cô gái điếm với cuộc đời lận đận, Nguyển Du đã cho chúng ta một tuyệt tác văn chương. Hai tập thơ chữ Hán ít người biết tới và thưởng thức đúng mức. Bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh viết theo thể thơ song thất lục bát đặc thù của Việt Nam, cũng giống như trường thiên Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích diễn Nôm tác phẩm của Đặng Trần Côn.

Nguyễn Du đã đóng góp lớn lao trong nền văn chương Việt Nam. Ông có tên gán là Mục Quán Quần Thư có nghĩa mắt nhìn đọc khắp mọi sách từ thủa trẻ tuổi. Thiên tài, bạc mệnh. Ông mất ở tuổi bốn mươi chín. Theo tử vi thời đó thì là yểu tử.

Loạt bài này được bắt đầu từ nhiều năm trước.
Người viết xin cám ơn những tác giả và học giả sau đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp cho loạt bài này:

  1. Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, tập 1,2, Chi Điền Hoàng Duy Từ
  2. Truyện Kiều, Trần Trọng Kim
  3. Thi Ca Nguyễn Du, Nguyễn Đăng Thục
  4. Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
  5. Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Dương Quảng Hàm
  6. Hán Việt Từ Điển, Thiều Chữu
  7. Việt Nam Tự Điển, Thanh Nghị

(Hết)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2016