SỐ 75 - THÁNG 7 NĂM 2017

 

Đàn Kiếm Giang Hồ (Kỳ 32)

Huỳnh Kim Khanh         

Bọn hải tặc tấn công từ hai phía: phí mũi tàu và phía hông tàu. Chúng phóng dây neo vào hông tàu rồi leo lên tàu bằng nhiều toán. Đám tự vệ chống trả bằng vũ khí đủ loại.

Cuộc chiến xáp lá cà xảy ra ngay sau đó.

Hoàng Thế Ngọc vung kiếm đánh bạt toán hải tặc đầu tiên. Rồi đột nhiên có một cô bé chừng mười lăm tuổi từ đâu xuất hiện dung tên bắn tỉa những tên hải tặc đang còn ở bên tàu của chúng. Mười phút sau khi cuộc tấn công mở màn, cô bé leo lê xà ngang của cột buồm chính bắt đầu sử dụng tên lửa. Vài phút sau, vài mũi tên lửa bắt cháy buồm chính của tàu hải tặc. Chúng để ý thấy tình thế bất lợi nên bắt đầu rút lui. Nhiều tên nhào xuống nước bơi về tàu của chúng. Chúng xúm nhau chữa cháy và quay tàu bỏ chạy. Phần tàu Bắc Phong thì thiệt hại chỉ tối thiểu. Vài người bên phe ta bị thương nhẹ cần bang bó. Tính ra bọn hải tặc chưa cướp được gì đã phải quay đầu bỏ chạy. Thuyền trưởng tàu Bắc Phong ra lệnh đổi cấp rối hướng về phía Đông Bắc thẳng tiến.

Hoàng Thế Ngọc chạy xuống khoang thuyền phía dưới đón mẹ con Dã Lan và Da Lan lên khoang chính rồi trở về phòng của ba người. Cô bé Mộc Lan có vẻ lo sợ ôm chặt cổ mẹ nó.

Không lâu sau đó mọi người chuẩn bị bữa ăn chiều.

Sau khi thấy mọi việc đã ổn định, chàng để hai chị em Dã Lan và con gái ở yên chỗ rồi đi tìm gặp cô gái trẻ đã giúp đánh bạt đám hải tặc nhờ thuật bắn cung đại tài của cô.

Tìm gặp cô gái này cũng không khó vì tự nhiên nàng tở thành một nhân vật quan trọng mà ai cũng muốn tìm đến hỏi han, cảm tạ ơn nàng.

Hoàng Thế Ngọc được biết cô tên là Trần Ái nhi, con gái của một vũ sư cũng nổi tiếng giang hồ tên là Trần Tuấn Kiệt giờ đã về hưu, ẩn dật. Cô trên đường đi thăm bà con ở gần Bắc Kinh. Thế có nghĩa một ngày nào đó Hoàng Thế Ngọc sẽ có dịp gặp cô ở Bắc Kinh, hoặc giả chàng có thể mời cô tháp tùng gia đình chàng trong chuyến đi đường bộ kế tiếp từ Thanh Đảo về Bắc Kinh. Chàng tiết lộ ý định của mình và tỏ lờ mời mọc.

Nhưng cô bé từ chối và muốn tiếp đi đường biển trên tàu Bắc Phong.

Tàu Bắc Phong tiếp tục chuyến hải trình không biến cố liên tiếp ba ngày sau đó.

Hai hôm sau tàu đi vào vịnh Hải Châu thuộc Hoàng Hải.

Một ngày sau đó, tàu ghé bến Nhật Chiếu để lấy thêm lương thực và nghỉ nửa ngày trước khi nhắm hướng Đông Bắc để ghé bến Thanh Đảo, bến cuối cùng trước khi đi lên Bắc Kinh.

Đây cũng là trạm dừng chân quan trọng cho nhiều người muốn chuyển sang đường bộ đê đi Bắc Kinh giống như gia đình Hoàng Thế Ngọc.

Trước khi đổ bộ, Hoàng Thế Ngọc dẩn gia đình đến cáo từ cô bé Trần Ái Nhi.

Rồi chàng kiểm điểm hành trang và ngựa để bắt đầu chuyến hành trình còn lại bằng đường bộ. Ngoài gia đình chàng cũng có nhiều người đổ bộ bến Thanh Đảo.

Trước khi lên đường, mọi người tìm đến một quán trọ, tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi một chập rối mới lên đường.

Sáng sớm hôm sau, mọi người lên ngựa bắt đầu cuộc bô hành dài tiến về Bắc Kinh.

Hoàng Thế Ngọc cứ đi theo đường lộ chính.

Vùng ven đô bằng phẳng với những cánh đồng cỏ chạy dài xa tắp chen lẫn những thửa ruộng và nhà dân. Dân cư có vẻ mộc mạc hiền lành. Hy vọng sự an ninh được bảo đảm.

Vì có con bé Mộc Lan nên chàng không thể cho ngựa đi quá nhanh. Do đó nếu như thế mà đi thì phải trên nửa tháng mới đến Bắc Kinh.

Chiều tối hôm đó, người ngựa đã bắt đầu mệt mỏi nên Hoàng Thế Ngọc tìm chỗ nghỉ ngơi qua đêm.

Quán trọ tương đối nhỏ nhưng khang trang và đầy đủ tiện nghi, nằm kế bên đường chính trong thị xã. Gần đó cũng có vài hang quán nho nhỏ bán những vật dụng cần thiết cho những người lữ hành hoặc dân địa phương. Quán có ba gian chính: gian giữa rộng rãi nhất được dùng cho chỗ khách ăn uống, trò chuyện có vài bàn nhỏ và ghế ngồi. Bên trong là nhà bếp. Hai gian hai bên là để khách trọ qua đêm được ngăn ra làm những phòng ngủ nhỏ nhắn đù cho hai người như một cặp vợ chồng ở mỗi phòng. Do đó gia đình Hoàng Thế Ngọc phải cần hai phòng kế nhau.

Chàng cột ngựa ở bên hông của quán trọ. Chàng cho chúng uống nước và ăn lấy lại sức sau một ngày lao lực.
Gia đình Hoàng Thế Ngọc là khách ngủ đêm duy nhất. Còn là những người chỉ ghé tạm để ăn uống rồi lên đường ngay.

Sau khi để đồ đạc vào phòng khóa lại cẩn thận Hoàng Thế Ngọc dẫn gia đình ra gian giữa để gọi thức ăn tối. Trong lúc chờ đợi thức ăn, mọi người ngồi uống trà và nói chuyện về những biến cố trong ngày và những dụ trù cho những ngày sắp tới.

Chừng nửa tiếng sau thì thức ăn được dọn ra.

Quán trọ được điều động bằng những người trong gia đình gồm hai vợ chồng trung và hai đứa con gái một đứa tuổi chừng hai mươi còn đứa kia thì chỉ độ mười lăm.

Bốn người ngồi ở một bàn tròn gần nhà bếp. Ngoài ra còn có hai thực khách khác, một đàn bà, một đàn ông tuổi trong ngoài ba mươi, ngồi ở một bàn gần cửa ra vào.

Nhìn thoáng thì thấy không quen.

Những món được chọn đều rất hảo vị.

Hoàng Thế Ngọc có gọi một bình rượu cúc.

Bốn người ăn uống thong thả, thoải mái.

Còn cặp thực khách kia thì có vẻ vội vã. Hai người ăn uống nhanh chóng, trả tiền rồi cáo từ và tiếp tục hành trình của họ.

Chừng nửa tiếng sau, mọi người ăn uống xong.

Chàng thanh toán tiền nong rồi cùng mọi người lui về phòng ngủ.

Vừa lúc đó, trời chợt mưa xuống tầm tã.

Mọi người rửa tay và mặt rồi sửa soạn ngủ qua đêm. Hoàng Thế Ngọc và Dạ Lan ngủ một phòng còn mẹ con Dã Lan ngủ phòng kế bên.

Trời tiếp tục mưa đến gần nửa đêm.

Hoàng Thế Ngọc thì vừa nằm xuống đã ngủ được ngay, còn Dạ Lan thì cứ mãi trằn trọc. Đến giữa đêm thì Dạ Lan khều nhẹ Hoàng Thế Ngọc. Chàng mở mắt định thần nhận ra hoàn cảnh hiên tại. Chàng cảm thấy Dạ Lan đang ôm vòng qua ngực chàng và cơ thể nàng lõa lồ ấm áp trong bóng tối lờ mờ. Chàng cảm thấy rạo rực tự nhiên. Đã lâu rồi chưa có dịp làm tình với Dạ Lan. Chàng nghe ngóng phòng bên. Mẹ con Dã Lan đã ngủ say, hơi thở đều đặn. Chàng cởi đồ, sẵn sàng đáp ứng sự đòi hỏi của Dạ Lan và cũng để đáp ứng nhu cầu của chính mình.

Hai người bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng đằm thắm rồi càng lúc càng trở nên cấp bách và mãnh liêt. Rồi cứ thế họ yêu nhau suốt sáng.

Tiếng gà gáy báo hiệu bình minh.

Hai người mặc vội quần áo rồi trở dậy để chuẩn bị lên đường.

(Còn tiếp)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2017