SỐ 85 - Xuân CANH TÝ - THÁNG 1 NĂM 2020

DÒNG THỜI GIAN

Lê Văn Hòa

Chúng tôi vừa đi hội ngộ với cựu sinh viên VN trước 75 tại Nhật. Như thế sau 37 năm tôi đã gặp lại bạn bè cũ từ tứ xứ trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Nhật Bản và Việt Nam.

Sinh viên du học Nhật đầu tiên sau Thế Chiến Thứ II năm 1955 là "anh" Đàm Quang Tuấn và người nhỏ nhất là tôi qua Nhật đầu năm 1974.

1
"Anh" Đàm Quang Tuấn(1955)  và Lê Văn Hòa(1974)

Chúng tôi tụ tập ở Sapporo thủ phủ đảo Hokkaido rồi di chuyển bằng tàu thủy và  xe bus xuống đảo Honshu và cuối cùng điểm chót dừng lại là Tokyo. 

Cuộc HN thật vui vì ngoài exryu(cựu sinh viên du học) còn có gia đình và gia quyến cùng thân hữu.

Tất cả mọi người  trong xe đều phải hát, ngâm thơ,  hay kể chuyện vui đó là phong cách đi du lịch hay dã ngoại ở Nhật.

Tôi đã hát bài "Kaze (Gió)" mà giáo sư Nhật ngữ năm xưa đã giảng nghĩa cho tôi hiểu trong giờ nghỉ của một  buổi cơm trưa; từ đó tôi đâm ra thích nhạc Nhật. 

Còn Dung vợ tôi thì đố mọi người "một vợ thì ngủ giường lèo; hai vợ thì ngủ chèo queo; vậy ba vợ thì ngủ làm sao ???";  đáp số được mọi người cười oà và gục gặt cái đầu đồng ý.

Trên đoạn đường di chuyển ở  Honshu, phía Bắc của Tokyo, chúng tôi thăm  rừng nguyên sinh Shirakami Sanchi ở tỉnh Akita được UNESCO công nhận là di sản của thế giới, thăm bảo tàng Namahage(những câu chuyện ma quỉ trong đêm giao thừa của dân gian) cũng là di sản phi vật thể của UNECO.

2
Hamanage, di sản phi vật thể của UNESCO

Chúng tôi cũng ghé thăm
* làng samurai Kakunodate xem những ngôi nhà của những samurai thời ,thế kỷ 17,
* chùa Chusonji dát vàng còn nhiều hơn cả Kinkakuji ở Kyoto,
* vịnh Matsushima của thành phố Sendai,
* làng Nikko Edo mura,
* tượng phật cao lớn nhất thế giới Ushiku, và cuối cùng giải tán ở Tokyo.

3
Tượng Thi Nhân Basho, sư tổ của thể thơ haiku, ở chùa ChusonJi

4
Tượng Phật 120m  cao nhất thế giới ở Ushiku

Chúng tôi đã ở lại Tokyo tuần lể để Dung tìm hiểu văn hóa Đông Kinh và tôi thì chủ ý đi thăm bà "má Nhật" đã không gặp lại từ ngày di dân sang Canada, bà là người đã chăm sóc tinh thần cho tôi trong thời gian ăn học ở Nhật.

Thời gian đã làm thay đổi bộ mặt Tokyo cộng thêm thành phố đang được trang điểm để đón chào thế giới năm 2020 đến với Tokyo Olympic.

Ngày xưa tôi đi xe điện và subway Tokyo dễ như lấy một món đó trong túi ra; nhưng hôm nay thì khác.
Hồi đó tôi cứ đi theo những mũi tên chỉ đường và tên nhà ga hay ngõ vào và ngõ ra thì xong. 
Tuy nhiên ngày nay vì người tham gia giao thông đông quá nên tôi phải quờ quạng không hiểu rõ những bảng chi dẫn. 

Cộng thêm đôi khi mũi tên chỉ  đường lại chỉ vào 1 block của công trình xây dựng dang dở chờ Olympic. Khi hỏi đường nhân viên nhà ga thì Dung bắt tôi hỏi bằng tiếng Anh để cho Dung hiểu với; tôi hỏi tiếng Anh thì họ trả lời bằng tiếng Nhật. Nhiều khi họ nói dông dài không hiểu rõ lại phải một hồi mới tìm được lối đi. 

Nhiều khi đang hỏi thì lại có nhiều người khác nhào tới cũng hỏi; đành phải ra đi không có câu trả lời chi tiết mà tự tìm đường đi theo giác quan thứ sáu.

Trên xe điện chúng tôi không còn thấy cảnh người Nhật tay mang cặp-táp, tay kia cầm những cuốn sách nhỏ vừa lòng bàn tay đọc ngấu nghiến của những thập niên 70/80s nữa.

Thay vì đọc sách trên xe điện ngày nay  người Nhật tranh thủ thì giờ bằng cách "chat", chơi game, hoặc đọc tin tức trên những điện thọại cầm tay.

Hành khách thì đủ giống dân từ Âu sang Á; và đủ mọi thời trang kể cả trùm đầu kín mít mà tôi đóan có lẽ họ đến từ những quốc gia Hồi giáo.

Thời gian không chỉ thay đổi những ga xe điện ngầm ở Tokyo mà còn thay đổi cả con người.

Tôi đã viết 2 lần thơ bưu điện(không phải email) trước khi rời Mỹ; nhưng không nhận được thơ hồi âm. Đến Tokyo bà má Nhật là người đầu tiên tôi đến thăm.

Tuổi già đã làm trí nhớ của bà Ueda suy yếu. Bà đã không nhớ rõ tên tôi; nhưng chỉ là khuôn mặt. Chồng bà đã mất năm ngoái nên ở 1 mình trong căn nhà khá tốt ở Tokyo; quán xuyến công việc từ trong ra ngoài. Bà ốm ra nhiều so với lúc tôi còn ở Nhật. Hỏi thăm có bệnh gì không thì bà bảo "không"  ở 1 mình  phải cáng đáng tất cả mọi việc nên ốm ra,  nói xong rồi cười. Tôi hỏi thế sao không mướn người giúp thì câu trả lời là "rất đắt!".

Hỏi thăm đến 2 người con của bà thì người con trai ở cách đó 15 phút; và người con gái thì 20 phút xe điện. Hỏi thêm cuối tuần họ  có tới thăm bà không thì được bà trả lời cả 2 thứ Bảy còn phải làm việc, Chúa Nhật thì bận giặt áo quần và công việc nhà.

Tôi nghĩ ở Mỹ người con ở xa hơn nhiều và chính phủ có những chương trình hay những hội đòan từ thiện đến giúp đỡ người già. Buồn!

Đi bộ từ hotel đến nhà ga hay khu mua sắm ở những khu phố, viếng thăm đền thờ Thiên Hòang Minh Trị (Meiji Jingu), khu phố cỗ Asakusa chúng tôi đều lội bộ; trung bình mỗi ngày khoảng 26 nghìn bước(theo smart phone) là 10 cây số. Dọc đường tôi thấy rất nhiều du khách ngoại quốc và "du sinh"  khoảng 15 phần trăm của những khách bộ hành tham gia giao thông ở Tokyo. Trong đó khách Âu châu khoảng 3%, Latin America 3%, Ấn Độ & Pakistan 2%, còn lại là người đến từ châu Á(Tôi biết được vì ngôn ngữ của họ nói với nhau).

Nhân viên khách sạn của tôi ở phần lớn là người Tàu và đôi "du sinh" người Việt.  "Du sinh" là từ của người Nhật dành cho khách "guest worker" với visa 3 năm nhằm mục đích giải quyết nạn thiếu hụt nhân lực ở tầng lớp lao động; những người này không được đem vợ/chồng con cái theo. Còn "lưu học sinh"(foreign student) thì lại được. Theo lời tour guide trên xe bus ở thời điểm này người Việt sống ở Nhật là 370 nghìn người, trong đó khoảng 140 nghìn là "du sinh" phần còn lại là những lưu học sinh, những người đã lập gia đình ở Nhật hoặc là những người đã được cấp permanent resident ở Nhật. 

Để thêm phần tham khảo quí vị nên biết ở thời điểm đầu năm 1975 số sinh viên VNCH ở Nhật là 800 người. 

Số lượng người Tàu sống ở Nhật đông hơn hẳn người Việt cộng thêm những giống dân khác nên tỉ lệ người ngoại quốc ở đất Tokyo rất cao.

5
Một hàng bán kebab của người Trung Đông? tại Tokyo

6
Một gian hàng chả giò của người Việt ở ga Shibuya?

7
Một người mẫu "chân dài" ở Tokyo sau khi "tháo giày"

8
12 trái dâu giá US $54 ở Tokyo, có nghĩa 1 trái US$4.5 plus 10% TAX

Trong thời gian Hội Ngộ ở Nhật chúng tôi bắt gặp rất nhiều đoàn du lịch từ Tàu. Họ ăn nói to lớn như ở chốn không người hay ở một xứ mọi người đều biết tiếng Tàu. 

Từ trong thang máy chưa kịp bước ra thì chúng tôi đã bị những người đang chờ thang máy bên ngoài tràn vào làm chắn cả rối ra!!! thỉnh thoảng tôi phải thốt lên "we get out first before you get in!". 

Có vẽ người Đại Hàn cũng đi du lịch sang Nhật đông nên trong thang máy hay bảng chỉ dẫn ở  hotel cũng có chữ Đại Hàn; nhưng chúng tôi đã không gặp người nào có lẽ vì Seoul và Tokyo lại đang có vấn đề lịch sử cũ với nhau khơi lại thời gian gần đây.

Tuy có vài chữ Tàu và Đại Hàn trong thang máy; nhưng tuyệt nhiên tôi đã không thấy tiếng Tàu hay Đại Hàn ngoài hotel hay quán ăn nhan nhãn như ở Nha Trang. 

Du khách Tàu tuy đông nhưng không thấy họ hách dịch hay to tiếng với người địa phương  như ở Nha Trang! vì sao?

Trở lại với 2 chữ "du sinh". Hai chữ này không phải chỉ dành riêng cho người Việt mà cho tất cả những ai được cấp visa đi làm 3 năm ở Nhật. 

Những nhân viên ở hotel tôi ở có đến 30% là người Tàu Ân Độ/Pakistan, Việt Nam,  ... 

Ngày ra phi trường để trở lại Mỹ người soát về xe bus là  1 cô VN từ Hải Phòng. 

Khi xe limousine ngừng ở terminals những người ra lấy hành lý giúp khách tôi đoán là Hispanic hay Pakistan, đến Haneda nhân viên phục vụ là Nepal hay Ăn độ,....

Vài hàng chia sẻ với người đọc những trãi nghiệm của chúng tôi trong 2 tuần ở Nhật Bản. Tokyo hôm nay thật là phức tạp; vợ tôi cứ hỏi "người đâu sao mà đông thế!". 

Một anh cựu du học sinh VN cư ngụ ở thành phố khác có nói với tôi những tỉnh lẽ đỡ hơn nhiều.

Lê Văn Hòa


Reference

* Lời dịch của bài hát KAZE (GIÓ)
https://melodycafe.iconoclastiac.net/?p=1848

* Bài "KAZE" do ca sĩ  Sakazaki trình bày
https://www.youtube.com/watch?v=fZZVAOR5Svs&list=PLB3A1_75xjvX9m-T5hs670SRev2ZNNeQW&index=27&t=0s

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2020