SỐ 85 - Xuân CANH TÝ - THÁNG 1 NĂM 2020

Hồ Dzếnh, màu và tiếng của tâm hồn

Có thể có người quên tác giả bài thơ, nhưng ít ai không nhớ bài hát Chiều do Dương Thiệu Tước phổ nhạc bài thơ của Hồ Dzếnh(1) sáng tác cuối thập niên 30. Nơi này nơi khác trong góc lòng người Việt, bài hát giăng mãi mối buồn lung. Như hình ảnh hoàng hôn quê cũ vẽ lên tâm hồn buổi đầu ký ức.

Trên đường về nhớ đy / Chiều chậm đưa chân ngày. Chiểu càng đến chậm, nỗi nhớ càng đầy mau. Bản chất hoàng hôn không buồn, không nhớ, như thiên nhiên vô tình muôn thuở. Chiều chỉ gợi. Gợi nhớ, gợi buồn. Gợi nỗi buồn nhớ nằm sẵn trong con tim. Sinh từ mối lo sợ khắc khoải nơi lòng người tiền sử khi thấy ngày mất, ánh sáng ra đi.

Hơi hai câu thơ rất mới. Nói lên điều trước kia, Nguyễn Du có lần cảm nhận:

Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. Ơ hay, bỏ những hạt đậu vào hũ càng lắc càng đằm, càng nêm chặt. Sao có chuyện càng đầy lên ? Ấy, vật thể càng chồng chất càng chìm đắm, niềm người càng lắc càng bốc cao. Thước đo dung lượng vật thể khác với cách đo lường tình, ý. Phân, tấc hay gram, kí không đo cân được niềm đau khổ, nỗi buồn thương. Vậy lấy gì cân đo ? Đây thuộc địa hạt Thơ. Thơ, ngọn đèn chiếu vào khắp mọi uẩn khúc. Thơ, nước ngấm tận sâu cùng ngõ ngách. Thơ là con sông đo lòng đáy bằng chiều dài khúc khuỷu qua nghìn trăm dặm đất. Càng đi xa càng cách biệt chiều sâu lòng.

Chiều càng đi chậm, càng lưu luyến với ngày. Mọc ra nỗi nhớ. Đưa mối buồn man mác lên tận mây xa...

Trên đường về nhớ đầy / Chiều chậm đưa chân ngày / Tiếng buồn vang trong mây. Buồn lên tiếng, vang động khắp trời. Điều gì làm cho hai cái thầm lặng câm âm, là nỗi buồn và bọt mây, bỗng vỡ òa ra tiếng ? — Chính là lòng tưởng nghĩ âm thầm của niềm giật bắn ra cớ sự tình cảnh của nỗi. Như thớ cổ và tiếng hót, hòm đàn và tiếng đàn. Mỗi thân chim mang sẵn nim chiu chít. Đợi bình minh tới, ngọn gió đầu ngày mang chất ấm của nắng khảy vào thớ cổ, thành tiếng hót líu lo chào trời. Những lúc chim vui. Nhưng người buồn khi chiều tới? Tiếng buồn vang trong mây. Chạnh cảnh sinh tình với người, còn thêm Chim rừng quên cất cánh / Gió say tình ngây ngây. Thiếu chút tưng bừng ban mai, chiều âm thầm và lặng lẽ, tuy vẫn ngầm hoạt động ngang dọc. Chiều chậm đưa chân ngày là đi tới trên đường ngang. Tiếng buồn vang đi lên theo chiều dọc. Một chiều dọc sững trong ngất quên của chim rừng quên cất cánh. Mốì bâng khuâng quên lãng ấy chừng đã ngây ngây theo cái lạnh se gây gấy của sương lùa trong gió. Thi nhân chỉ để cho ta cảm mà không cần nhắc tới sương chiều. Cảm cơn say của gió vừa ngấm vào lòng chút tình sương. Nhẹ nhàng nhưng trùng trùng hạt, đổ xuống như trái sầu từ thiên cổ chất vào hồn chiều nay. Hồn ai? Hổn chiều? Hổn thi nhân? Hồ Dzếnh không xác định. Vì hồn không giới hạn ở người hay cảnh. Hồn là cái toàn thể của hai chiều vũ trụ lớn bé, nơi tàng chất nỗi niềm. Chất mãi không đầy. Bởi hồn tái tạo mỗi ngày. Hôm qua khác hôm nay. Nỗi buồn hay cơn đau bất hạnh cũng thế, có bao giờ hai mốì buồn giống nhau? Dù giống ở hiện tượng buồn, nhưng không giống ở cái mối. Cho nên, thi sĩ nói “hồn chiều nay”. Chiều nay không phải là chiều trước, chẳng phải chiều sau. Một cái gì mới mãi, chưa hề có, xẩy ra một lần rồi thôi. Buổi chiều thứ nhất.

Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hôn chiều nay?

Vào buổi chiều thứ nhất ấy, hồn vũ trụ hiện ra mới mẻ tinh khôi. Song lòng người đắm chìm cơn sầu muộn lạc loài. Như tổ tiên thời hang động áy sợ lúc chiều tà. Sợ hãi, lo âu, buồn nhớ... toàn những nỗi niềm tha hóa. Rứt lòng người đi xa, xa mãi tình yêu. Xa mãi thôn làng, quê cảnh...  

Tôi là người lữ khách        

Lữ khách, kẻ đi mãi trên đường. Kể cả khi nằm trên giường nệm ở New York, ngồi làm việc nơi công sở Paris, đứng trong công xưởng lao động Tiệp Khắc, hay trằn trọc từ dinh Chủ tịch tới Hilton Hà nội. Ở đâu, thế nào, thân phận nhân sinh người vẫn là cuộc lữ.

Tôi là người lữ khách        
Màu chiều khó làm khuây

Cuộc lữ, cách diễn tả kẻ lưu đày. Đến nơi mình không ưa thích. Ở chỗ mình không chọn lựa. Tạm dung qua ngày. Nhưng chuyện “qua ngày” dần dà trở thành cố cựu. Án treo treo mãi thành án phạt. Cuộc lữ càng xa, nhớ càng đầy. Ta hết sống với bây giờ, với chiều nay. Ta ngân nga mãi những chiều trước. Nên làm sao khuây. Đành sống với chữ ngỡ. Ngỡ là tưởng tượng. Tưởng tượng là thoát ly mình, lấy cái khác giết ta mà sống. Hay chỉ là cách so sánh của Hồ Dzếnh để tả chiều kích lớn lao, biền biệt của hồn và lòng lữ khách khi chiều tới. Không nhà, không thân thích. Không người yêu nương tựa.

Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hn mình là mây

Người lữ khách cô độc muốn hòa thân cùng sông núi. Mở toang giới tuyến. Dẹp biên cương đang vây chặt, biến mình thành đơn vị biệt lập đơn côi. Khiến mình xa cách với tất thảy. Khiến mình buồn chiều nay, đêm nay, ngày mai. Gặp được một người, nỗi cô độc nhân hai. Đi vào tập thể tức nhân lên vạn bội niềm đơn chiếc phù du. Bao lâu giới tuyến, biên cương vẫn còn đó như sợi giây ràng buộc. Cần phá bỏ. Đập nát hạt cát lì. Ai đây còn nhớ chốn luân hồi sinh tử của một hạt cát? Khởi từ rong rêu, san hô trong lòng biển, những hạt vôi non chồng chất triệu năm thành núi đá. Rồi gió và thời gian làm búa đập. Đá vỡ lăn xuống bình nguyên cát vụn. Cho nên cần phá tan lần nữa sự trơ lì cô độc. Phá vỡ vòng biên cương đai thép để lòng và hồn thoát ra. Thoát ra như thuở đầu hồng hoang, rong rêu, san hô và nước thả từng nõn vôi li ti dựng thành núi đứng hôn trời...

Hãy rừng lòng mình ra. Mây hồn xa xó góc. Tự mình giải thoát mình ra khỏi chốn đìu hiu mộ địa. Ngỡ là như thế đi. Tưởng tượng là như thế. Cho thế giới đứng lên thành điều chưa có thật. Ngỡ lòng mình là rừng, là ấn chứng trái đất xanh, mỹ miều sự sống, không hành tinh nào ở hệ thái dương có được một buồng phổi của rừng. Ngỡ hồn mình là mây, là bốc tỏa niềm hồn nhiên tinh khiết vượt lìa vòng đai lì lợm của hạt cát. Như một điếu thuốc trầm ngâm vừa bén lửa. Nỗi vô vọng âm thầm lụn xuống thành tro. Nhưng không tan lìa mất mát. Vì sợi khói trần gian vừa vạch kéo đường bay lên cây, lên rừng, lên mây, lên trời, lên một vùng thiên thanh. Quê hương của khói. Khói sóng, khói sương, khói hương, khói thuốc, là những con đường cho hồn người đi đứng vào cõi vô hình bên kia vùng chợ búa, phân tranh.

Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây

Bài thơ chỉ có mười ba câu năm chữ. Không cẩu kỳ cấu trúc tới từ ngữ. Thế mà sao thơ hay ? “Chiu” đứng ngang các bài thơ hay kim cổ. “Chiều” sẽ lọt vào tuyển tập thơ thế giới. Vì sao? Vì “chiều” vói tới nỗi niềm người trên mặt đất. Không đặc chất vùng miền riêng lẻ. Nhạc thơ trải xuống dư ba trầm lắng ánh hoàng hôn. Trầm rồi lắng, dốc xuống tới vực hồn. Từ đó tỏa lên khí hậu tràn lênh man mác trong nhịp điệu vô thường nhưng miên viễn của vũ trụ. Thơ đập vỡ bầu khí ô nhiễm thường ngày, kéo tâm thần ta ra phương trời lạ. Bài thơ hay là bài thơ không ai nói lên được cái hay của nó. Thơ hay vượt sự bình giảng, đến chiếm ngự hồn ta. Như một buổi chiều bình lặng xua đêm vào khép kín đôi mi. Ta khép lại sự thấy, hiểu, để đón nhận một cái gì mới và khác. Như tình yêu một thời nào vào trấn con tim. Nhìn mặt người yêu, ta hiểu gì? Nhìn lá, nhìn hoa, nhìn sông, ta hiểu gì? Ta không hiu gì hết. Ta chỉ đón nhận, và ta hóa thân thành ta mới lạ, thanh cao, hòa điệu. Một quả cầu bong bóng vừa nổ. Hai không gian xa cách bỗng ôm chầm thinh không.

Hồ Dzếnh vừa mất tại Việt Nam vào cuối mùa nhãn, ngày 13 tháng 8 năm 1991. Nào những kẻ yêu thơ, hãy châm một điếu thuốc — hoặc nén hương — cho khói bay mùi tưởng niệm một hồn thơ lẻ loi đơn chiếc suốt đời.

Hổ Dzếnh không chỉ có bài Chiều trên đây. Anh còn hai tập thơ “Quê Ngoại” «Hoa xuân đất Việt”. Anh còn ba tập truyện “Chân trời cũ”, “Một truyện tình 15 năm về trước”, “Cô gái Bình Xuyên”. Nhưng chắc chắn, văn học sử Việt Nam sẽ nhắc hoài tới tập thơ “Quê Ngoại” và tập truyện “Chân trời cũ”. Trong “Quê Ngoại” có rất nhiều bài hay và lạ, bài “Chiều” mà lần xuất bản đầu mang tên “Màu cây trong khói”, sẽ là bài lưu luyến mãi trên môi người yêu thơ. Có được một bài thơ ở lại với đời, thi sĩ nào không mơ ước.

Hôm nay, xin nhắc bài “Chiều” làm lễ phục thân người thi sĩ. Một lần khác, sẽ vào xa hơn trong chân trời thơ Hồ Dzếnh. Thời sáng tác sung mãn nhất của anh là thời tiền chiến, lúc Pháp thuộc. Ba mươi năm sau này sống ở Hà nội thời Xã hội Chủ nghĩa, suốt 10 năm liền làm thợ đúc thép, rồi thợ cơ khí ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Hà nội Xã hội Chủ nghĩa là kẻ thảm sát Thơ, họ ghét cái nguồn cội làm sống dậy tâm hổn. Người cộng sản không thích thơ Người, họ chỉ cần những công nhân đúc thép. Hồ Dzếnh đã tiên tri chuyện ấy, khi anh kết thúc tập thơ “Quê Ngoại”, do Á châu xuất bản năm 1943, với bài

“Tưởng chuyện ngàn sau”

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan.
Gió lìa cành lá không vang,
Tin ta vĩnh quyết, trần gian hững hờ
Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ
Xa nhau lâu quá bây giờ lạnh nhau!
Người về gối rét, nằm đau,
Nghe trên thước đất phai màu nh thương.
Chiều nào mây vọng hồn chuông,
Ngừng chân đôi kẻ trên đường mải mê.
Hay tin ta lỗi câu thề,
Nghìn thu xa vắng ra về trước ai.
Ngậm ngùi nhớ trắng rừng mai,
Cảm thương sông nước, ghi bài điếu tang!
Ngựa gầy, bóng gió mênh mang,
Cờ đen lối cũ, cây vàng nẻo xa...
Ta nằm trong ván trông ra,
Tủi thân vì thấy người hoa vẫn cười.
Ta toan... giận đỗi xa đời,
Chợt hay : khăn liệm quanh người vẫn thơm?
Nát thân, không nát nỗi buồn,
Ln trong cái chết vẫn còn cái đau!

Paris, 13.10.1991
Thi Vũ


Thủ bút và chữ ký của Hồ Dzếnh

 (1) Hồ Dzếnh là Hà Anh đọc theo tiếng Quảng Đông. Tên thật Hà Triệu Anh, sinh năm 1916 ở làng Đông Bích, Hòa Trường, Thanh Hóa. Thân sinh người Hoa di cư từ Quảng Đông vào cuối thế kỷ 19 sang Việt Nam. Mẹ là người Việt, lái đò trên sông Ghép ở Thanh Hóa. Hồ Dzếnh lập gia đình năm 1948 với một nữ sinh ở Thanh Hóa, tên Nguyễn Thị Huyền Nhân. Mất năm 1950 để lại một đứa con trai mới được 4 tháng. Năm 1953, Hồ Dzếnh về lại Hà nội, kết nghĩa với Nguyễn Thị Hồng Nhật. Hồ Dzếnh vừa mất vì bệnh tại Việt Nam ngày 13-8-1991.
Mồ côi cha từ năm 10 tuổi. Bắt đầu làm thơ viết truyện ngắn vào năm 1937. Được Thạch Lam khuyến khích và giúp đỡ, Hồ Dzếnh thành danh với tập truyện “Chân trời cũ” (1942) và tập thơ “Quê Ngoại” (1943). Ba mươi năm sống ở Hà nội dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa Hồ Dzếnh không sáng tác được gì. Mười năm liền làm thợ đúc thép, rồi thợ cơ khí ở nhà máy xe hỏa Gia Lâm.

(Trích “Gọi Thầm Giữa Paris”, Tạp ghi, Thi Vũ, NXB Quê Mẹ, tái bản lần thứ hai, 2015)

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2020