SỐ 85 - Xuân CANH TÝ - THÁNG 1 NĂM 2020

 Vợ bao

Tâm Phương Đăng

 
(Xin xem  “Vợ bao”:
- Phần 1, Biển Khơi số 76, Oct. 2017,
- Phần 2, Biển Khơi số 77, Jan. 2018)

PHẦN 3

Chuyến bay đưa ông Đức và Hĩm đến Sài gòn đã hơn bảy giờ tối. Trời mùa Thu nên tối sớm hơn. Sau khi ăn tối, họ đi taxi lên phố mướn khách sạn ở lại. Trong khi Hĩm đi tắm, ông Đức nằm nghỉ và điện thọai về Mỹ cho vợ, trình bày đã làm được những gì và những gì sẽ làm những ngày tới. Đúng lúc Hĩm tắm xong ra nằm sà lên mình ông Đức cùng nghe điện thoại. Bỗng nghe bà Đức hỏi ông:

- Sao? Đã làm quen được cô bồ nào chưa?

Ông Đức trả lời rất tự nhiên:

- Rồi, vẻ đẹp miền quê, dễ thương như em lúc chúng ta cưới nhau. Nhỏ hơn em mười sáu tuổi, ăn nói dịu dàng lễ phép, không đòi hỏi điều gì quá đáng. Bây giờ đang ở trong khách sạn với anh. Em muốn nói chuyện với bà ta không?

Hỏi xong ông Đức trao điện thoại cho Hĩm. Không ngờ Hĩm ngồi dậy nói chuyện rất tự nhiên:

- Dạ thưa Chị. Dạ. . . Dạ. . . Xin Chị cứ hỏi. . .
- Anh Đức về thăm ông Chủ Tịch Xã. Thuê thợ sửa nhà cho ông Chủ Tịch. Em ở cùng xóm, qua giúp nấu cơm nước cho thợ thuyền ăn. . . Dạ. . Dạ. . . Các ông ăn nhậu và nói đủ thứ chuyện. Anh Đức chỉ giải thích đời sống văn minh nước ngoài. Không đá động gì chuyện chính trị. Nghe nói sau này anh Đức sẽ giúp các gia đình nghèo khó và trẻ mồ côi. . . . Dạ. . . Dạ. . . lúc em lên mười sáu, Đảng bắt buộc em làm vợ một Bộ đội. Em và chồng chỉ sống với nhau một đêm, chừng năm tiếng đồng hồ là xa nhau. Anh lên đường vào Nam giải phóng rồi chết trận ba tháng sau. Kể từ đêm kinh hoàng ngủ với chồng, rồi chồng chết em ở một mình, nhất định không lấy chồng cho đến nay. . . Dạ. . . Dạ. . . em gọi đêm kinh hoàng vì em đau đớn nghĩ rằng Đảng cho phép nó hiếp dâm em. . . Nhưng thôi xin chị đừng bắt em kể nữa... Dạ... Anh Đức chưa bao giờ nói một câu tán tỉnh em... Hôm nay em đi theo giúp anh Đức vào Sài gòn mua xe. Bởi vì tụi bán xe thấy Việt kiều là chém đẹp. Dạ... Dạ thưa Chị, em không có tham vọng thay thế hình bóng Chị trong trái tim anh Đức. Lúc đầu nghe ông Chủ Tịch xã thuyết phục em làm Vợ-bao cho anh Đức em đã từ chối. Vì với em, chỉ cần đám ruộng, vàì luống rau và ao hồ nuôi cá nuôi gà vịt là sống trọn đời. Bây giờ em đi với anh Đức trong vai người dẫn đường để anh không mắc lừa trong thế giới đầy xảo trá lừa lọc Việt nam. Dạ... Dạ... Xưa nay Chị chưa nghe danh từ Vợ-bao hả? Sau ngày giải phóng, Việt nam sản xuất ra nhiều danh từ cũng như nghề nghiệp quái đản để phù hợp với muôn ngàn đời sống quái đản dưới xã hội Cộng sản. Những người trung kiên với Bác Hồ và Đảng Cộng sản như ông Chủ Tịch xã và Em, nhưng bây giờ cả hai chúng tôi đã được kéo ra khỏi vùng trời đen tối nhờ những người nhìn xa hiểu rộng như ông Gorbachev, bà Angela Merkel, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên đang cố gắng tập sống làm người dù tuổi đã già bóng xế. Dạ... Dạ... em xin lỗi, Chị nghe nhức đầu. . . . . Thôi, để trở lại chuyện Vợ-bao. Đàn bà từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, sau 1975 nhiều hơn gấp ba đàn ông. Lý do các ông vào Nam đánh giặc chết quá nhiều và trước khi vào Nam, Đảng bắt buộc cưới vợ. Chồng chết, Vợ ở góa, không có đàn ông để tái giá. Do đó, luật lệ đàn ông một vợ cho vào sọt rác. Các Cán bộ cao cấp tùy theo tham nhũng nhiều ít, có từ hai ba vợ trở lên. Ngoài bà vợ chánh, các bà thứ hai trở đi đều được gọi là Vợ-bao. Phong trào Vợ- bao phát huy mạnh nhất trong hơn mười năm gần đây, không những trên đất Bắc mà lan dần ra ngoại quốc. Nhà nước cho phép các bà góa còn hơi trẻ xuất ngoại du lịch qua Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nga... , tiếp xúc với các ông Việt kiều có vợ già không còn khả năng tình dục, xin làm Vợ-bao. Mỗi tháng lãnh được bao nhiêu tiền thì chia đôi gửi về Nhà nước VN. Cũng như Nhà nước đào tạo Sư-Quốc-doanh tung ra ngoại quốc lập Chùa, hàng tháng cũng phải gửi tiền về Nhà nước. Một Xã hội mà nhìn góc cạnh nào cũng chỉ thấy những điều quái đản Chị ạ.

Ông Đức ra dấu đừng nói nữa, Hĩm kết thúc:

- Em nghĩ công việc làm của anh Đức còn nhiều lắm, nếu Chị chưa gọi ảnh về, chắc ảnh còn ở lại đây lâu. Dạ. . . Dạ. . . Em Xin chào và chúc Chị cùng gia đình mạnh khỏe, đồng thời khi nào thuận tiện, Em mời Chị về VN một chuyến..

Hĩm vừa cúp máy, ông Đức ngồi xuống cạnh giường với nét mặt không vui nói:

- Tại sao Bà nói nhiều chuyện mà cá nhân tôi cũng nghĩ Bà có ý tưởng phản động. Nếu trong phòng này có máy nghe lén chắc chắn người ta bắt tôi vào tù.

Hĩm mĩm cười, đưa tay kéo ông Đức xuống sát mặt mình, hôn nhẹ lên trán, nói:

- Đi với Em, anh khỏi cần lo vớ vẩn. Lúc nào Em cũng mang theo giấy chứng nhận Góa phụ Liệt sĩ. Không có thằng Công an nào dám đụng tới đâu.

Ông Đức yên tâm hôn lên mặt lên môi Hĩm. . . Máu tình dục chạy rần rần trong người, ông được kích thích mau lẹ hơn những lần đi quán cafe, bia ôm ở Sài gòn hay Hà nội. Mặc dầu ôm con gái trẻ hơn nhưng trong đầu luôn nghĩ tới bệnh hoạn hoặc những bất trắc khác nên rất khó kích thích. Hĩm giúp ông cởi bỏ quần áo, nàng vừa tắm xong thơm tho nên ông mê mẫn, không cầm lòng đưọc.

Sau cơn mê cuồng nhục dục, Hĩm vẫn ôm ghì ông Đức nói:

- Em đã gần sáu mươi tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên sung sướng thỏa mãn chuyện dục tình. Nếu Trời đất đem anh đến với em lúc còn sinh đẻ được, chắc chắn em sẽ xin anh một đứa con.

Ông Đức cảm động an ủi:

- Tất cả đều do số phận, không nên buồn trách làm gì. Riêng cá nhân anh, rất xót thương cho tất cả đàn bà VN trong thời chinh chiến, trong đó có em.

Suốt đêm tâm sự, không ngờ Hĩm sống ở miền quê nhưng biết được rất nhiều chuyện. Có những chuyện ông Đức chưa biết tới như chuyện Vợ-bao. Hĩm kể rằng có rất nhiều gia đình Hải ngoại vì chuyện Vợ-bao đưa đến sự đổ vỡ, ly dị, mất hạnh phúc bởi những cặp vợ chồng kém hiểu biết, ích kỷ ghen tương.

- Anh Đức là trường hợp quá đặc biệt. Có phải thế không anh?.
- Chỉ đúng một phần vì anh đâu có đi tìm Vợ-bao.

Nói chuyện một hồi bỗng nhiên nghe ông Đức ngáy khò. Hĩm ngồi dậy kéo chăn đắp cho ông rồi nằm thao thức, nghĩ vẫn vơ. Lâu nay sống an phận đã hai phần ba cuộc đời. Sống sót qua hàng vạn tấn bom ngày ngày trút xuống đầu làng cuối chợ. Hĩm hoàn toàn không hình dung nổi Bố Mẹ mình mặt mũi ra sao. Khi lên ba tuổi, bắt đầu quàng khăn đỏ cháu ngoan Bác Hồ là biết mình không có Bố Mẹ như trẻ con hàng xóm. Tháng năm kế tiếp có khi ôm áo quần đến ở với gia đình này vài tháng hoặc một năm rồi ôm áo quần đến ở với gia đình khác. Có người biết chuyện nói cho nghe: " Bố Mẹ cháu xưa kia là anh hùng diệt máy bay Mỹ. Được Đảng tuyên dương công trạng và đưa vào Nam rồi cả hai hy sinh cho Tổ quốc. Vì không thân nhân bà con nên Đảng ra lệnh xóm làng thay phiên nhau nuôi nấng cháu." Đôi lúc nghĩ Hĩm tủi thân vô cùng. Nhưng cũng nhờ sống lang bạt nên khôn ngoan hơn trẻ con cùng trang lứa. Thêm vào những cá tánh rộng lượng bao dung thông minh lanh lẹ nên dân làng yêu mến. Những điều tốt đẹp mình có là do Bố Mẹ và mình tạo nên cho quê hương đất nước. Gia đình ông Chủ Tịch Xã cũng thế, cả gia đình hy sinh để làm đẹp cho Đảng nhưng có gì đền đáp lại cho người sống sót? Hay chỉ chứng kiến những khổ đau, những đọa đày của dân tộc? Đã nhiều lần Hĩm quyết không suy tư về Bác Hồ, Đảng, Nhà Nước để có sự an bình trong tâm hồn. Nhưng giờ đây qua sự giao tiếp và cá tánh của ông Đức, Hĩm đoán được ông ta đã sống một đời tự do trong Xã hội tự do mà mọi người dân miền Bắc đều khát khao mơ ước.

Hĩm xoay người qua ôm ông Đức, ông thức giấc và hỏi:

- Đang còn sớm sao thức rồi?
- Lần đầu tiên lên thành phố nên vui mừng khó ngủ.

Hĩm đưa tay xoa lên ngực ông và hỏi:

- Có còn sức để hưởng lạc thú nữa không?
- Sức thì còn nhưng sợ sáng mai có nhiều chuyện cần sức khỏe mới lo xong được. Theo anh biết thông thường đàn bà trên năm mươi tuổi thì vấn đề tình dục đã giảm hơn tám mươi phần trăm, tại sao em trông còn sung sức lắm?

Hĩm vừa xoa vuốt ngực ông vừa trả lời:

- Có lẽ từ nhỏ đến giờ em chưa được hưởng trọn tình dục. Em cũng biết đàn ông tuổi gần bảy mươi như anh tình dục tuy còn nhưng không thể bằng lúc trai trẻ. Xông trận như hôm qua là khá lắm rồi. Chắc cũng phải nghỉ dưỡng sức vài hôm. Hôm trước Em có ý nghĩ nếu Anh còn ham thích tình dục nhiều, em nói Chị Thơm, Chị Cúc và Em cùng làm Vợ-bao cho anh luôn.

Ông Đức cười thành tiếng, trả lời:

- Tại sao Em có ý nghĩ ngộ nghĩnh như vậy? Anh nói thật bây giờ Anh chỉ còn sức để phục dịch Em thôi. Hai bà kia Anh chỉ bao cho họ tiền bạc để có cuộc sống thoải mái hàng tháng thì được chứ tình dục thì Anh không thể.

Hĩm nằm lên mình ông Đức, hôn ông nồng nàn và nói Cám ơn. . . Cám ơn Anh. . .

Ông Đức thao thức suy nghĩ đêm Sài gòn bây giờ không giống ngày xưa trước tháng Tư năm Bảy mươi lăm, với những sinh hoạt và xe cộ nhộn nhịp suốt đêm, tiếng máy bay hạ và cất cánh nghe inh tai nhức óc. Nay Trời gần sáng nhưng chỉ thỉnh thoảng nghe vài chiếc xe hơi tuần tra qua lại. Những người bán buôn âm thầm gồng gánh đi bộ vội vả trên các vỉa hè phố xá. Các quán Cafe, tiệm Phở kể từ khi Nhà nước có chính sách đổi mới, được phép mở cửa sớm bán buôn, tuy nhiên khách hàng chỉ lác đác vài người, có thể họ là những Công an chìm hoặc Cán bộ nhà nước, chứ dân chúng ai cũng đã cạn túi và chạy ăn từng bữa toát mồ hôi, tiền đâu mà vào quán phở. Cũng may những năm sau này tất cả các loa phát thanh gắn trên những cột đèn đường được gở xuống, chứ không thì dân chúng bị nghe Toàn dân theo gót Cụ Hồ cùng những lời tuyên truyền tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Càng hô hào tiến nhanh tiến mạnh thì dân chúng tìm đường vượt biên vượt biển nhiều hơn. Một thành phố với nét sinh hoạt nhộn nhịp sôi động vào bậc nhất Đông Nam Á Châu, bây giờ sao ảm đạm thê lương, trông buồn thảm vô cùng. Những căn phố lầu nhiều tầng giờ đây hoen ố vỏ vàng, vết sơn loang lổ, dân miền Bắc vào chiếm ngụ mỗi gia đình một tầng vừa ở vừa nuôi heo, gà vịt. Ban ngày chỉ thấy quần áo giặt phơi đầy trước phố, vẻ thẩm mỹ đã biến mất. Trông chả khác gì các thành phố Hồng Kông, Thượng Hải hay ở Trung quốc. Ôi, có dân tộc nào trên thế giới bị dày xéo triền miên như dân Việt Nam không nhỉ?. Hết Quân đội Nhật Bản đến Quân Tây, quân Tàu dày xéo đất nước, dày xéo đàn bà con gái Việt Nam. Từ Bắc vô Nam có hàng ngàn hàng vạn đứa con Ngoại Chủng. Nếu Hĩm lớn lên trong thời gian đó, chắc chắn cũng cùng chung số phận. Thức giấc nửa đêm để chuyện trò mệt rồi ngủ tiếp, cho đến khi ánh mặt trời chiếu qua khung cửa mới tỉnh giấc. Nhìn đồng hồ đã hơn tám giờ sáng, nghe tiếng xe cộ nhiều hơn. Ông Đức nghiêng mình qua thấy Hĩm nằm mở mắt nhìn lên trần nhà, bèn hỏi:

- Em ngủ ngon giấc không?

Hĩm không trả lời, nghiêng qua ôm ông Đức hỏi lại:

- Ngày nay chỉ đi mua xe hay còn làm gì nữa?
- Nếu Em cần đi chuyện gì, sau khi mua xe xong Anh sẽ đưa Em đi.
- Lần đầu trong đời được vào Nam, Em muốn đi xem phố xá một vòng.
- Được, không có gì trở ngại.

Vừa trả lời xong tự nhiên ông Đức cảm thấy như hối hận vì mình đã nói láo. Bởi vì từ khi trở lại đây hơn một năm trước, đường sá Sài gòn đã hoàn toàn thay đổi, không những tên đường thay đổi mà nhà cửa phố xá chen chúc mọc lên vô trật tự. Nét nghèo nàn bẩn thỉu nhìn đâu cũng thấy. Đi giữa Sài gòn mà cảm thấy như lạc vào phố xá Taiwan, Thượng hải của Trung quốc. Những con đường quen thuộc xưa kia như Trần Hưng Đạo trung tâm Sài-gòn đến Chợ Bến Thành. Đường Hai Bà Trưng đi về Phú-Nhuận, đường Cường Để, đường Thống Nhất gần sở thú và nhiều con đường khác. . . . Bây giờ đã thay đổi những tên lạ hoắc không có trong sách sử Việt Nam. Do đó ông Đức muốn bảo tài xế Taxi đi về đâu cũng cảm thấy trở ngại bởi nhiều tài xế Taxi trẻ không ở trong hai chế độ nên chỉ biết tên đường mới, mà ông Đức thì ngược lại, chỉ nhớ tên đường cũ. Lúc nào dùng Taxi cũng mất vài phút diễn tả cho tái xế rõ nơi mình muốn đến. Đặc biệt sáng nay sau khi dùng bữa sáng, ông Đức và Hĩm gọi Taxi đến Hãng bán xe lớn nhất Sài-gòn. Không cần diễn tả, tài xế Taxi đưa ngay đến nơi. Người dân trong nước có mắt nhìn và nhận biết người lạ nước ngoài rất chính xác Mặc dù ông Đức đã mua áo quần thời trang cho Hĩm, nhưng cũng không che dấu được vẻ quê mùa đồng quê. Cũng như ông Đức ăn mặc như một nông dân mà cũng không che dấu nét thị thành. Do đó, khi vừa vào Hãng xe, người thanh niên tiếp thị trạc tuổi bốn mươi đến chào mời và nói ngay:

- Xin chào ông bà, ông bà cần mua xe loại gì cháu giúp cho.

Rồi anh ta quay sang ông Đức hỏi nhỏ:

- Hình như Bác ở nước ngoài về cưới vợ phải không?

Ông Đức ngạc nhiên, cúi nhìn áo quần mình đang mặc, rồi nhìn Hĩm, ông nghĩ thầm, mình có khác gì người trong nước mà tại sao nó biết hay quá vậy? Rồi ông nhìn anh ta hỏi:

- Tại sao vừa gặp mà anh đã biết đươc?
- Dạ cháu chỉ đoán đại vậy thôi. Nếu không phải thì cháu xin lỗi.

Ông Đức không nói chi tiết mà nói lờ sang chyưện khác:

- Tôi giúp cô em mua chiếc xe làm phương tiện chở hàng hoá. Khoảng chừng mười ngàn dollards trở lại. Chuyên chở được năm sáu người.

Anh bán xe quay sang Hĩm hỏi:

- Thưa Bà, có bằng lái bao lâu rồi?

Ông Đức đỡ lời:

- Mua xe về tôi sẽ dạy cho cô em lái.
- Vậy thì nên mua chiếc Toyota Van, mới từ Mỹ mang về vài tuần, xe cũ nhưng còn rất mới, chạy êm, nhẹ nhàng dễ lái, cần số tự động rất thích hợp với Bà.

Ông Đức ngắt lời:

- Nghe anh quảng cáo rất hấp dẩn, thế thì cho chúng tôi xem xe đó.

Sau khi ông Đức xem thật kỷ máy móc, trong ngoài thân xe và ghế nệm, tất cả còn khả dĩ, dù không được như mới nhưng so với giá tiền thì cũng được. Ông chạy thử vài vòng trong sân. Ông Đức gật đầu đắc ý bèn đề nghị một nhân viên cùng ông đi nhà Băng để chuyển tiền vào trương mục Hãng xe. Hãng xe hứa trong vòng một tuần sẽ giao xe tận nhà sau khi trả thêm chi phí chuyên chở. Một điều may mắn là chỉ một mình Hĩm đứng tên mua xe, lại có đem theo chứng chỉ Góa- phụ của Liệt-sĩ nên tiền Thuế lưu hành chỉ trả một nửa. Sau khi hoàn tất thủ tục trả tiền tại Ngân hàng, ông Đức và Hĩm được mời trở lại Hãng xe dùng bánh ngọt và trà nước trước khi từ giã ra về.
Vừa ra khỏi Hãng xe Hĩm đứng lại hỏi ông Đức:

- Tại sao anh tin tưởng để em đứng tên chủ quyền xe một mình?

Ông Đức mĩm cười hỏi lại:

- Tại sao anh không có quyền mua quà tặng Vợ-bao?
- Em chỉ sợ Chị biết được là hạnh phúc gia đình anh đổ vỡ.
- Đã mấy chục năm lấy nhau, không có điều gì anh làm mà vợ con anh không biết và bằng lòng chấp nhận, em yên tâm.

Ông Đức vừa chuyện trò vừa đưa mắt liếc nhìn Taxi hai bên đường, để ý những tài xế lớn tuổi, với hy vọng tài xế biết rõ tên đường cũ và mới để khỏi mất thì giờ giải thích nơi mình muốn đến. Nhìn bên kia đường thấy chiếc taxi vừa ngừng và ông tài xế đứng tuổi, ông Đức kéo Hĩm băng qua. Khi cả hai đã ngồi vaò trong xe, ông tài xế hỏi khách với giọng Bắc kỳ:

- Hai Cụ muốn đi về đâu ạ?.

Ông Đức mỉm cười trả lời:

- Thực sự. . . chúng tôi chỉ muốn. . . dạo qua những đường phố chính của Thành Hồ.

Chợt ông tài xế nghiêm mặt chỉ dạy:

- Ông Cụ từ nay không được dùng Thành Hồ mà phải nói nguyên câu Thành phố Hồ Chí Minh hay nà thành phố Cụ Hồ. Nói thành Hồ có vẻ bất kính giống như đang nhạo báng.

Ông Đức vội vả nói:

- Xin tha lỗi cho tôi bởi lâu nay quen gọi Sài thành hoặc Thành Sài.
- Không có chi, tớ chỉ nhắc Cụ như thế vì có nhiều cán bộ từ Bắc vào rất khó tánh thường hay bắt bẻ thì nôi thôi cho Cụ.
- Xin cám ơn sự nhắc nhở và xin hỏi anh làm nghề lái Taxi bao lâu rồi?.
- Hơn một năm thôi Cụ ạ. Trước kia khi xong giải phóng miền Nam Tôi nần nượt thăng tiến từ Chủ tịch Phường, Chủ tịch Xã. . . Rồi khi nên tới Chủ tịch Quận nà bọn Cán bộ cao cấp bắt đầu nhận hối nộ và phe đảng. Thằng nào đút nót nhiều thì được Chức vụ. Tôi chạy chọt không đúng đường nên bị chúng nó noại bỏ. Địt mẹ quân chó má, nhưng sống ở trong Nam dù sao cũng không đói khổ như năm xưa sống ở Hà lội. Bây giờ mỗi ngày chỉ cần một hai cuốc Taxi nà đủ nuôi vợ con zồi Cụ ạ.
- Nghe Anh nói có vẻ đang bất mãn Nhà Nước, phải không?.
- Ôi ! Nghĩ đến Nước non nà đau nòng nắm Cụ ạ, sớm muộn gì bọn Tàu cũng xâm chiếm đất nước mình thôi.
- Anh có ý nghĩ như thế, nhưng tôi đã nghe nhiều lời đồn đãi muốn giữ nước, phải giữ liên hệ với Mỹ, giữ Đảng thì phải theo Tàu. Tùy theo Trung ương Đảng muốn Mỹ hay Tàu. Nhưng chắc chắn không thể đi hàng hai được.
- Tin đồn mà Cụ nghe được nà đúng 100% đấy. Bây giờ con cháu các Đảng viên cao cấp đều cho đi học tiếng Mỹ, và xin qua Mỹ du học. Khác với những năm trước cho đi học tiếng Tàu tiếng Nga. Nhất nà sau khi ông Obama sang thăm, nhân dân từ Bắc Trung Nam đều ước mơ Mỹ trở nại giúp, chứ cứ để dân Tàu tràn sang không cần giấy thông hành thì một ngày rất gần bọn Chệt sẽ chiếm hết Việt Nam.
- Anh không nên bi quan quá như vậy, theo tôi nghĩ Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt là vũ khí mạnh mẽ nhất giúp Nhân Dân Việt Nam duy trì Đất Nước.
- Cháu thì chỉ nghĩ những gì thực tế bởi thấy dân Tàu ngày càng sang ồ ạt. Hy vọng những gì Cụ nghĩ nà đúng.
Say sưa nói chuyện Chính trị nên ông Đức chẳng để ý đường sá Sài Gòn, chỉ có Hĩm là nhìn hai bên phố xá không chớp mắt. Ông liếc nhìn đồng hồ tay rồi nói với tài xế:
- Chúng ta đã chạy qua nhiều phố rồi, và cũng đã đến giờ ăn trưa, tôi mời anh cùng chúng tôi vào nhà hàng nào gần Phi trường, ăn xong nhờ anh thả chúng tôi nơi check-in để máy bay đưa về Quảng Bình trở lại.

Ông tài xế nhìn ông Đức nói:

- Ông Cụ tử tế quá, hay nà Cháu đưa đến tiệm ăn rồi ngồi chờ ở ngoài cũng được Dầu sao Cháu chỉ nà Tài xế phục dịch khách hàng.

Ông Đức giải thích: - Anh sống trong Xã hội Cộng sản lâu đời, lúc nào cũng kêu gọi san bằng giai cấp, tôi mời Anh dùng cơm với chúng tôi tức là tôn trọng Anh cùng giai cấp với chúng tôi. Mặt khác, tôi sống ở Mỹ lâu năm, nước Mỹ không bao giờ kêu gọi san bằng giai cấp nhưng khi vào bất cứ Nhà hàng nào, thực khách gồm đủ mọi thành phần trong Xã hội. Từ người phu lái xe quét đường đến ông Tổng Giám Đốc Công ty đều được Nhà hàng tôn trọng và phục vụ như nhau. Nếu Anh không tin, Anh cứ đi du lịch sang Mỹ một chuyến sẽ rõ.

- Cơ hội Cháu Du nịch qua Mỹ chắc còn nâu. Dầu sao Cháu cũng xin cảm ơn ông Cụ trước.
- Không có chi.

Taxi ngừng trước Nhà hàng sang trọng, Nhà Hàng Đồng-Khởi. Ba người bước xuống xe đi đến cửa chính. Một người đàn ông trung niên mặc aó quần đỏ kiểu Sĩ quan Quân đội Anh, đội casket đen có gắn ba cái lông chim công phía trên, giống như người lính canh gác lăng tẩm vua chúa bên Anh. Vừa cúi mình xuống chào, một tay cong lại để trước bụng, tay kia kéo cánh cửa mở ra, miệng nói: " Xin mời quý khách vào ạ. ". Anh tài xế Taxi đi trước, hai cô tiếp viên vội vàng chạy đến cúi mình chào mời. " Xin quý Ông Bà đi theo chúng tôi. ". Anh tài xế đi nhanh đến bên cạnh hai cô tiếp viên nói nhỏ: " Các Cô tiếp đãi khách này cho thật tốt nhé, họ từ Mỹ về đấy ". Hai cô khúm núm dạ dạ rồi mở cửa phòng nhỏ mời mọi người vào. Tong phòng trang trí theo lối Tây phương, cái bàn đá xanh đen và sáu chiếc ghế bọc da mầu đen bóng. Trên tường treo vài bức tranh nhỏ, chụp lại tranh Picasso. Sau khi kéo ghế cho khách ngồi, hai cô đứng sát vào tường chờ đợi.

Ông Đức hỏi anh Tài Xế:

- Anh có quen các món ăn ở đây không?. Nếu không thì xin nhờ các em Tiếp viên gọi giùm những món đặc biệt và ngon nhất ở đây.

Bà Hĩm và anh Tài Xế cùng gật đầu đồng ý nhờ các em Tiếp viên. Các món ăn được chọn rất là hương vị Việt nam, gồm Canh Chua Cá Bông lau, Sườn- Tôm- Thịt rim mặn, Cá kho tộ... Ông Đức nhìn mọi người, vừa cười vừa nói:

- Chỉ mới nghe tên thức ăn là phát thèm chảy dải rồi...

Anh Tài Xế và Hĩm cùng phá lên cười phụ họa. Trong khi đợi thức ăn mang ra, ông Đức hỏi anh Tài xế:

- Nãy giờ nghe Anh nói chuyện có vẻ trong lòng không vui với Chế độ hiện nay. Hay là Anh cố ý tìm hiểu xem Tôi có điều gì chửi bới Nhà nước để bắt bỏ tù? Xin Anh cứ thành thật vì dù sao Tôi cũng đã xem Anh là người bạn.
- Thưa Ông Cụ đừng có ý nghĩ như thế. Cháu bây giờ thấy được nhiều gian trá xảo quyệt của bọn quyền thế, và mặc dù đang còn là Đảng viên nhưng tiếng nói của cháu cũng chỉ là nước đổ lá môn, nếu không may mắn, sẽ bị tước thẻ Đảng và tống vào tù. Như họ đã đối xử với nhiều bạn bè của cháu.
- Như thế thì Anh còn nhiều may mắn phải không?.
- Cũng gần thế đấy Cụ ạ.
- Theo tôi nghĩ, Anh là Cán bộ rường cột lâu năm, dù sao Nhà Nước cũng ưu đãi và nương tay hơn nếu phạm lỗi lầm, so với những người ít tuổi Đảng chứ?.
- Tuyệt đối không có chuyện đó. Bây giờ chuyện bắt người bỏ tù là tùy lúc lên cơn của những thằng Cán bộ có chút quyền thế trong tay. Từ trên xuống dưới không có luật lệ gì hết. Dân chúng bán buôn ai cũng biết điều này, may nhờ rủi chịu, có tiền nhét vào miệng Cán bộ thì được yên thân. Không tin xin Cụ cứ hỏi Cô Hĩm này thì rõ.

Vừa dùng cơm vừa trò chuyện có vẻ thân mật nên mọi người rất hài lòng. Ông Đức nhìn đồng hồ thấy đã gần đến giờ lên Phi trường nên vội vã gọi tính tiền để ra đi.

PHẦN 4

Làm thủ tục lên máy bay xong, trong lúc ngồi chờ, ông Đức hỏi Hĩm

- Khi đang còn chiến tranh Nam Bắc, lúc nào là thời gian em tuyệt vọng cho sự thống nhất đất nước nhất ?

Suy nghĩ một lúc, nàng chậm rải trả lời :

- Có lẽ là lúc Mỹ phong tỏa Vịnh Bắc Việt và ngày đêm mưa bom trút xuống Hà Nội. Không những mình Em mà mọi người trong các Đoàn thể Thanh niên Nam Nữ dù không ai nói ra nhưng trong lòng mọi người đều mong muốn Bắc Việt đầu hàng. Theo Em nghĩ chỉ có đầu hàng người dân Bắc Việt mới có được cơm no áo ấm, có được tự do ăn nói, đi lại nơi này nơi kia trên quê hương mình.

Ông Đức ngắt lời hỏi tiếp:

- Vậy thì khi nghe được tin miền Nam buông súng đầu hàng, lúc đó Em và bạn bè có ý nghĩ gì ?.

Hĩm im lặng suy nghĩ tiếp rồi trả lời:

- Mọi người nhìn nhau có vẻ ngạc nhiên tiếc nuối, họ hoài nghi có thể là chiêu bài tuyên truyền của chính phủ Hà nội. Nhưng vài ngày sau, khi nhà nước hô hào chiến dịch dân Bắc lên đường vào Nam, tự do chiếm ngụ nhà cửa đất đai ruộng vườn người Nam kể cả đàn bà con gái, nếu có sự chống đối thì bắn giết lập tức. Do đó khi vào Nam với khẩu AK. trên tay thì xem như mình là Đấng Pháp trị tối thượng. Dân chúng miền Nam chất phác hiền hòa nên bảo sao nghe và làm theo vậy, không dám phàn nàn chống cự. Ngay cả những lệnh tàn nhẫn vô lý như Gia đình đang sống trong căn nhà nhưng khi nghe lệnh phải dọn ra trong vòng 24 giờ để Cán bộ vào ở là Gia đình răm rắp dọn ra. Dù chỉ dọn ra lề đường sống tạm bợ.

Ông Đức thắc mắc hỏi tiếp :

- Nếu dân chúng bị đưổi hết ra đường chắc chắn nhà nước gặp trở ngại nhiều hơn về nhiều vấn đề khác như dân chúng ăn ở, vệ sinh có phải không ?.
- Để giải quyết tình trạng dân chúng sống lề đường quá đông, chính quyền Cách mạng dùng rất nhiều xe nhà binh chở lên vùng Sơn cước gọi là vùng Kinh-tế-mới để dân tự túc khai thác núi rừng sinh sống. Xin nói rõ Dân lúc đó chỉ là Ông già Bà cả, Thương phế binh VNCH và Đàn bà con nít. Mặc dù bị đày ải vào rừng rú nhưng với bản-năng-sinh-tồn của con người, dù đói khát bao nhiêu, ăn rễ cây lá rừng họ vẫn sống sót. Mặt khác, một khi cơn đói hoành hành, con người không còn sợ bất cứ điều gì. Cho nên chỉ thời gian ngắn sau đó, dân chúng bằng mọi cách tìm đường về thành phố sống lén lút trở lại. Rất may mắn là thời gian này tất cả Cán bộ miền Bắc vào từ cấp cao đến thấp đều lo bòn vét của cải mang về Bắc nên không có thì giờ để ý đến đời sống dân chúng lề đường. Sài gòn xưa kia là Hòn Ngọc Viễn Đông nổi tiếng Phồn Hoa Đô Hội, đẹp và sạch sẽ nhất Đông Nam Á Châu nhưng giờ đây Phố xá hoen ố, người và rác rưới đầy đường, dơ dáy còn hơn Trung quốc, Campuchia. .. Người nước ngoài đi giữa Sài gòn phải che mặt bịt mũi. Thế nhưng trên thế giới có rất nhiều dân Du-lịch-bụi-đời ưa thích những nơi vui chơi giải trí rẻ tiền nên tấp nập đến Việt nam hưởng thụ. Do đó xuất hiện rất nhiều Tây-ba-lô, Tây- bụi-đời từ Bắc đến Nam Việt nam. Vỉa Hè thành phố lúc này đủ loại người chen chúc sinh sống. Một đất nước như điên loạn, một xã hội rối bời những hoạt cảnh không giống bất cứ nơi đâu.

Ông Đức trở về quê hương sau hơn hai mươi năm xa xứ. Tưởng rằng sẽ thấy được quê hương thanh bình, khang trang sạch sẽ hơn trước năm 1975. Nào ngờ đi đến nơi đâu cũng chứng kiến những điều thất vọng. Những cảnh đói khổ bần cùng của dân chúng. Những cảnh sống gian manh cướp giựt của trẻ con tuổi lên mười. Một lần Bà Xã ông ra chợ dự định mua trái cây lên Chùa cúng. Vừa đổi hai trăm US dollars ra tiền VN. Khi ra chợ đang nhìn ngắm nên mua những gì. Một thằng bé cầm xấp vé số xòe ra như cầm cái quạt đến đứng sát nói xin Bà mua giùm. Bà xã nhìn thằng bé nói Bà không ở đây lâu, thằng bé nói cám ơn xong chạy biến khuất vào đám đông. Khi nhìn xuống cái ví xách thấy đã mở ra và xấp tiền vừa đổi đã bay mất. Nó nhanh tay còn hơn xiệc. Từ đó về sau muốn đi mua sắm gì cũng phải rủ bạn đi theo mua và trả giá giùm. Ôi ! thật là một quê hương khốn khổ và cũng rất khốn nạn. ..

Dòng tư tưởng về quê hương bị ngưng đoạn bởi nghe loa thông báo xin mời lên máy bay. Khi về vừa bước chân vào nhà, cả ba ông, ông Vững ông Canh và ông Sâm đều nở nụ cười tươi rồi ông Vững khoe:

- Chỉ thị của Tư lệnh trước khi đi tụi tôi đã triệt để thi hành. Tối nay chúng mình tiếp tục ăn nhậu, mọi chuyện để ngày mai sẽ tính. Tôi đã bảo ba bà sửa soạn đồ ăn nhậu. Anh Đức nên đi tắm rửa và nằm nghỉ lưng một lúc cho khỏe.

Ông Đức không có ý kiến gì bèn gật đầu làm theo. Ông Vững như sực nhớ điều gì bèn tiếp tục:

- À xin nói thêm, hôm nay có tăng cường thêm 02 bà vợ bao, một của anh Đại tá Canh và một của anh Sâm phó của tôi. Các Bà hay tin có Ông Việt kiều giàu có, chi tiền rộng rải về quê kiếm Vợ bao nên xin đến tham dự và làm thêm món nhậu.

Ông Đức nói lớn:

- Thế giới này chưa có đàn ông nước nào sung sướng bằng đàn ông Việt nam. Ông nào cũng có trên hai ba bà vợ, và xem như chuyện đương nhiên. Luật pháp đồng lõa làm ngơ không ngăn cấm.

Các quốc gia Âu Mỹ xưa nay nổi tiếng về tự do tình dục, nhưng theo ông sự tự do tình dục ở đây còn hơn xa Âu Mỹ. Như Hĩm hơn hai tuần trước đã nói với ông:

- Hai chị Thơm và Cúc cũng goá chồng hơn hai chục năm rồi, muốn tái giá nhưng không có đàn ông, nên dồn nén tình dục đến giờ. Hai chị muốn em chia sẻ. Cho nên em xin anh nên san sẻ cho họ bằng cách mỗi tuần em nhường cho mỗi chị một đêm. Anh nên giúp đỡ họ.

Ông Đức chỉ mĩm cười không trả lời. Thế là mỗi ngày khi chiều sắp tối các bà tự động đến nói nhỏ :

- Bữa nay phiên em đó nghe.

Kể từ đó Ông Đức như thông lệ ngủ với bà này đêm nay, đêm mai đến bà khác... Nhưng có đêm chỉ ôm nhau ngủ chứ không lên nổi để làm tình. Đặc biệt là tối nào Ông cũng điện thoại về Mỹ thăm hỏi vợ con và kể hết mọi việc làm trong ngày. Khi nghe ông kể hôm nay ngủ với bà này mai bà khác, vợ ông không những không hờn ghen mà còn nói:

- Ừ, còn sức thì cứ vui chơi cho thỏa thích. Nếu cần thêm tiền nói em gửi thêm cho.

Ông Đức khuyên vợ:

- Em nên giữ gìn sức khỏe và lo việc Chùa chiền, đừng lo cho Anh bất cứ điều gì. Với số tiền trên bốn ngàn hàng tháng, Anh sống thoải mái không thua các Đại gia Việt nam. Anh còn hơn họ là ngoài việc hưởng thụ vui chơi, Anh còn nghe theo lời Em và các Con là làm những việc bổ ích. Anh sắp hoàn tất ngôi Trường học trong khuôn viên Chùa làm cho dân vùng này rất yêu mến và kính nễ. Nhất là Cán Bộ cao cấp rất dễ dãi với Anh.

Cuộc sống ở đây sung sướng như Vua Chúa nên ông Đức gần như không muốn trở về Mỹ. Dòng suy tư về đời sống khoái lạc bị chấm dứt bởi Hĩm, bà Thơm, bà Cúc mở cửa vào phòng. Hĩm nói bắt đầu đêm nay trở đi cả ba chúng em muốn ngủ với Anh, khỏi cần chia phiên thay đổi. Ông Đức trợn mắt xong chỉ mĩm cười nói muốn sao cũng được, nhưng chuyện ấy thì tùy vào sức lực của Anh nghe chưa. Thế là tối hôm đó ba bà tự nhiên vào nằm cùng giừơng với ông Đức.

Vừa leo lên giường, bà Cúc ôm ông Đức đè xuống leo lên bụng. Ông Đức nói còn sớm mà sao vội vàng thế ?. Hĩm trợn mắt nói:

- Bà Cúc cả năm nay có kép nhí là thằng Nở con bà Xí đầu xóm, chơi chưa đã hay sao còn hứng tình ghê tỡn vậy ?.

Bà Cúc vẫn nằm im trả lời:

- Nó chết đã hơn tháng rồi, không biết bệnh gì làm nó bị kinh phong co rút chân tay trong vòng một tuần rồi ngả lăn đùng ra chết. Có thể đó là hậu quả cho ra Hà nội ăn học. Học thì không thấy kết quả mà nổi tiếng ăn chơi trác táng. Mấy làng trên cũng có nhiều Đại gia cho con lên Hà nội học, khi trở về làng là con cũng lăn đùng ra chết. Không ai dám hở môi nói con chết vì chơi bời trác táng.

Hĩm ngắt lời bà hỏi tiếp:

- Như vậy lần sau cùng nó ăn ngủ với chị đã bao lâu rồi?
- Khoảng trước khi chết một tuần.
- Bây giờ chị thấy trong người có bình thường hay có triệu chứng gì không?
- À, Hĩm hỏi như vậy tôi mới nhớ, gần đây tôi thường bị đau mình nhức mỏi về đêm. Có khi như lên cơn sốt, mồ hôi vã ra ướt áo, rồi run lên vì lạnh. Phải dậy đốt củi vào lò sưởi ấm thân mình.
- Vậy thì chị nên ngưng làm tình với anh Đức, để sau này hối hận không kịp.
- Đàng nào nãy giờ tui cũng đã cho anh Đức lên mây rồi.

Các bà nói gì thì nói, ông Đức vẫn lim dim say sưa hưởng lạc thú trần gian không thèm nghe và để ý chuyện gì. Bà Thơm ngồi dậy, bò ra khỏi giường lên tiếng:

- Như rứa thì tui không muốn tham dự cuộc vui này đâu. Tui sợ không biết sau này lâm bịnh thì lấy tiền đâu chạy chữa. Hĩm nói :
- Ừ, dè dặt như chị Thơm có thể là điều tốt đó. Nếu không muốn vui chơi cùng anh Đức thì ta nên ra về để ảnh nghỉ ngơi.

Khi ba bà ra khỏi phòng thì ông Đức vẫn trần truồng ngáy khò khò nằm ngủ.

Khoảng ba tuần sau, khi ông Đức hoàn tất ngôi trường học trong khuôn viên Chùa, dân làng hết lòng ca ngợi công đức. Trong lúc đang làm lễ khánh thành thì nghe tin bà Cúc chết. Cũng cùng triệu chứng co giật, sùi bọt mép rồi lăn đùng ra chết như thằng Nở con bà Xí. Nghe tin sét đánh, ông Đức thẩn thờ người và bắt đầu lo lắng bởi ông đã làm tình với bà Cúc.

Khi trở về nhà, Hĩm gặp ông ngay cửa nói:

- Anh Đức đã biết hết những gì đưa đến cái chết của bà Cúc. Vậy nên Em rất sợ, không dám làm tình với anh nữa.

Ông Đức nghiêm nghị nói:

- Như vậy anh chắc phải về Mỹ, vì từ này ai cũng sợ anh rồi.
- Nếu Anh muốn ở đây tiếp tục làm việc thiện thì em sẽ giúp chứ ăn ngủ và làm tình chắc chắn là không.
Tưởng rằng chuyện xảy ra không mấy nghiêm trọng, ông Đức nói:
- Ừ, để tính xem.

Hơn ba tuần sau, một buổi sáng ông Đức định dậy sớm lên Chùa xem lại những công việc đã làm, không ngờ đầu óc nặng trĩu, thân mình mệt mỏi không ngồi lên được. Ông thầm nghĩ ở đây đồng quê không khí trong lành, ông có sức khỏe tốt mà tại sao hôm nay mệt mỏi như người bịnh. Ông vẫn nằm yên và suy nghĩ tiếp. Từ khi về đây ngoài việc vui hưởng lạc thú tình dục, ông đã làm được nhiều điều bổ ích như vợ con ông mong muốn. Trong vài ba tuần nữa nếu không sáng tác thêm công việc mới, chắc ông sẽ về Mỹ dưỡng sức một thời gian rồi sẽ trở lại. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng chỉ hơn tuần sau là ông vội vàng thu xếp hành trang về Mỹ bởi có nhiều triệu chứng kỳ lạ làm thân thể nóng lạnh bất thường. Trên đường tiễn ông Đức đến Phi trường về Sài gòn, tự nhiên Hĩm buột miệng nói:

- Không biết có phải hôm nay tiễn Anh lần cuối cùng hay không mà trong lòng Em buồn vô hạn. Nếu xảy ra như Em nghĩ thì xin Anh cho Em nụ hôn vĩnh biệt.

Ông Đức trợn mắt nạt lớn:

- Đừng nói, đừng nghĩ bậy bạ có được không?

Hĩm ôm hôn ông Đức với hai hàng nước mắt chảy dài xuống má.

Ông Đức về tới Sài gòn thì sức khỏe tự nhiên sa sút nhanh hơn. Ông vội vã mua vé máy bay về Mỹ chuyến sớm nhất. Vợ con ông đến phi trường đón với sự kinh ngạc bởi thấy ông xanh xao, ốm o gầy còm và đi đứng không vững. Vợ ông hỏi:

- Anh bị bệnh gì mà thấy như người sắp chết vậy?

Ông Đức chỉ lắc đầu nhè nhẹ, không trả lời. Rồi bà bảo:

- Con đưa Bố đến thẳng phòng mạch của con để thử nghiệm ngay lập tức cho chắc ăn.

Sau hơn một giờ làm nhiều cuộc thử nghiệm. Sau cùng thằng con từ phòng lab đi ra nói:

- Mẹ nên đưa Bố về nhà nghỉ ngơi, sáng mai con sẽ nói chuyện với Mẹ.

Bà Đức coi bộ không yên tâm, ráng hỏi thêm:

- Nhưng theo con nghĩ Bố có trầm trọng lắm không ?.
- Trầm trọng hay không, con cũng không làm gì được bây giờ.

Sáng hôm sau đã gần mười giờ, bà đánh thức ông hai lần nhưng ông vẫn không dậy nổi. Bà ráng đỡ ông ngồi dậy dựa lưng vào tường, đút cháo cho ông. Ông ráng nuốt vào rồi ói ra đầy giường. Sau cùng bà đưa ông đến phòng mạch thằng con trai lớn là Bác sĩ Dục. Dục để Bố nằm nghỉ xong kéo Mẹ vào văn phòng nói chuyện. Bà Đức khóc lóc hỏi con:

- Hình như con không muốn cho Mẹ biết Bố bị bệnh gì ?.

Dục vừa ngồi xuống ghế vừa nói:

- Bây giờ Mẹ có biết cũng đã quá muộn rồi. Muôn sự tại Mẹ quá nuông chiều Bố. Con đã nói nhiều lần hầu hết các ông đi Việt nam trở về đều mang bệnh vào thân. Mẹ nói Bố đã hứa không đi chơi bời bậy bạ mà Mẹ không ở bên cạnh thì làm sao biết được. Nhưng thôi giờ đây tất cả đã quá muộn màng, phải chấp nhận phận số mà thôi. Trưa nay con sẽ đưa Bố vào Bệnh viện, con cần ý kiến của các Bác sĩ khác. Sáng nay con đã xem lại kỷ càng các thử nghiệm tối qua. Tất cả đều ngoài khả năng hiểu biết của con. Trong máu có loại vi khuẩn con không xác định được. Hy vọng phòng thí nghiệm Bệnh viện có thể biết. Sau đó con sẽ liệu mà tính.

Bà Đức càng khóc nhiều hơn.

Như đã dự tính, Dục đưa Bố vào Bệnh viện, bà Đức trở về nhà nấu Cháo mang vào, bà lo lắng ông không ăn được thức ăn Bệnh viện. Quả thực như thế, từ lúc nhập viện đến giờ đã hai ngày, ông Đức chỉ nằm thoi thóp thở bằng ống Oxy cho vào mũi. Tay chân mình mẩy nối các ống dây chằng chịt. Ông nằm bất động, bà Đức túc trực bên giường nắm tay ông khóc lóc. Bác sĩ Dục cố gắng hết mình nhưng chỉ giữ Bố được hơn một tuần. Kết quả ngày cuối cùng ông cũng bị co giật, sùi bọt mép, rồi trút hơi thở... chết trong cơn đau đớn. Những bạn bè cùng hoàn cảnh, cùng đi Việt nam vui chơi khi biết được tin ông Đức chết với căn bệnh kỳ lạ, bèn rủ nhau đến Bệnh viện xin thử máu. Một ông gàn bướng nói Các anh cứ đi thử máu, tui không cần vì trước sau cũng chết mà thôi, lo lắng làm gì. Ông khác thì nói biết thế rồi nhưng đừng chết với triệu chứng như ông Đức, thiên hạ sẽ đồn đãi già rồi không nên nết. Bỏ tật ham về Việt nam tìm của lạ.

Cái chết của ông Đức thực ra cũng làm cho các ông chùn bước, không dám hăng hái trở về Việt nam như lúc trước. Các bà xã ngạc nhiên hỏi các ông tại sao lúc này không rủ rê đi Việt nam nữa. Các ông trả lời vì tình hình chính trị bên đó bây giờ phức tạp lắm. Sợ lỡ không may dính vào rồi bị bắt vào tù không ngày về, chứ không nói thật sợ bệnh hoạn. Các bà tưởng thật nên nễ nang quá chừng và luôn nghĩ rằng các ông lúc nào cũng am hiểu tình hình thế sự hơn các bà nhiều lắm. Câu chuyện Vợ Bao dần dần lu mờ trong cộng đồng người việt Hải ngoại, không những ở Hoa kỳ mà các nước Âu châu cũng thế.

Tâm Phương Đăng

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1999-2020