SỐ 90 - THÁNG 4 NĂM 2021

1 

讀李頎 “魚父歌”感嘆

近來或曰: “最後世界自由成池以…”


辟世古人為魚父,

風霜壺酒掛湘竿,

予今亦厭塵希効

不識何方可寓安!

Apr 2, 2021

Phiên âm:

Độc Lý Kỳ “Ngư Phụ Ca” cảm thán

Cận lai hoặc viết : "Tối hậu thế giới tự do thành trì dĩ tiêu..."

Tỵ thế cổ nhân vi ngư phụ,
Phong sương hồ tửu quải Tương can,
kim diệc yếm trần hy hiệu,
Bất thức hà phương khả ngụ an!

Dịch nghĩa:

Cảm thán khi đọc bài thơ “ Ngư Phụ Ca” của Lý Kỳ.

Gần đây có người nói: “Thành trì tự do cuối cùng của thế giới đã mất…”,

Người xưa vì lánh đời mà về quê làm ông câu.
Cần câu trúc sông Tương, một bầu rượu trải bao sương gió.
Ta nay thấy thế sự rối ren cũng chán, muốn bắt chước người xưa lánh đời,
Mà thế giới bây giờ không còn chỗ nào có tự do nữa cả, nên không biết nơi nào có thể sống yên bình.

Dịch thơ

Người xưa yếm thế làm ông câu,
Cần trúc gió sương quẩy rượu bầu,
Chán đời ta cũng mong bắt chước,
Ngặt nỗi rằng đâu biết về đâu!

Apr 02, 2021
Nguyên tác & chuyển ngữ Hạt Cát

Dưới đây là bài thơ Ngư Phụ Ca của Lý Kỳ, thi nhân đời Đường

漁父歌

白頭何老人,蓑笠蔽其身.

避世長不仕,釣魚清江濵.

浦沙明濯足,山月静垂綸.

寓宿湍與瀨,行歌秋復春.

持竿湘㟁竹,爇火蘆洲薪.

緑水飯香稻,青荷包紫鱗.

於中還自樂,所欲全吾真.

而笑獨醒者,臨流多苦辛.

李頎(690-751)

Phiên âm:

Ngư phụ ca

Bạch đầu hà lão nhân, thoa lạp tế kỳ thân.
Tỵ thế trường bất sĩ, điếu ngư thanh giang tân.
Phố sa minh trạc túc, sơn nguyệt tĩnh thuỳ luân.
Ngụ túc thoan dữ lai, hành ca thu phục xuân.
Trì can Tương ngạn trúc, nhiệt hoả lô châu tân.
Lục thuỷ phạn hương đạo, thanh hà bao tử lân.
Ư trung hoàn tự lạc, sở dục toàn ngô chân.
Nhi tiếu độc tỉnh giả, lâm lưu đa khổ tân.
Lý Kỳ (năm 690-751)

Dịch nghĩa:

Bài Ca Ông Câu

Ông già đầu bạc là ai, nón lá áo tơi che thân.
Lánh đời không làm quan đã lâu, câu cá trong làn nước sông trong trẻo.
Buổi sáng rửa chân ven bờ cát, yên lặng thả câu dưới ánh trăng đầu núi.
Qua đêm trên bãi cạn đầy sỏi đá nước chảy xiết, vừa đi vừa hát hết mùa thu đến mùa xuân.
Cần câu bằng trúc mọc ở bờ sông Tương(1). Lấy lau sậy bên bờ sông làm củi đun.
Nấu cơm bằng nước biếc lấy từ sông lên, lá sen xanh gói cá bắt được.
Quanh quẩn trong nếp sống tự mình thấy vui thích, vì muốn giữ gìn bản chất trong sáng của mình.
Cười cho việc chỉ có một người tỉnh(2), nhìn xuống dòng nước quá nhiều đắng cay.

(1)-Gọi là trúc sông Tương vì trúc có đốm đốm như giọt lệ, tương truyền Nga Hoàng và Nữ Anh là hai phi tần của vua Ngu Thuấn thời Ngũ Đế, sau khi Thuấn nhường ngôi cho Hạ Vũ thì ông vẫn tiếp tục công việc đi tuần thú chỉ đạo dân cày cấy, trong những lúc này thì Nga Hoàng và Nữ Anh đều đi theo chồng giúp đỡ việc hậu cần, lần đến đất Thương Ngô bên bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời. Hai bà thương khóc chồng ngồi cạnh mộ bên bờ sông Tương khóc ròng rã suốt 7 ngày 7 đêm. Chỗ nước mắt của 2 bà rơi xuống mọc ra bụi trúc nên người đời gọi luôn đó là Tương phi trúc (湘妃竹). Sau khi khóc than thì Nga Hoàng cùng Nữ Anh đều trầm mình xuống sông để tuẫn tiết theo chồng. (Wikipedia)

2
Tương Phi trúc

(2) Câu này mượn tích lời đối thoại của Khuất Nguyên với ông lão đánh cá cũng chính là cách để thể hiện tâm sự của ông, Khuất Nguyên đã nói với ông lão đánh cá: "Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức". Ông không chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được: "Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ". (Wikipedia)

Dịch thơ:

Bài Ca  Ông  Câu

Ông là ai mà đầu bạc trắng,
Nón áo tơi che chắn tấm thân.
Lánh đời chẳng quản chức quan,
Ung dung câu cá bên làn nước xanh.

Ven bờ cát rửa chân buổi sáng,
Dưới bóng trăng lẳng lặng buông cần,
Qua đêm bãi cạn, đá ngầm.
Rong chơi ca hát thu tàn sang xuân.

Trúc sông Tương làm cần câu cá,
Củi đun kìa cỏ lá sậy lau,
Thổi cơm sẵn nước dòng sâu,
Cá kia bắt được gói vào lá sen.

Sống quanh quẩn êm đềm vui thích,
Giữ cho ta tiết sạch khí thanh
Cười ta tỉnh chỉ một mình
Nhìn xuống dòng nước trăm nghìn đắng cay.

Hạt Cát dịch nghĩa & dịch thơ

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2021