SỐ 92 - THÁNG 10 NĂM 2021

Như Một Giấc Mơ
Truyện ngắn

Biển Khơi hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc tuyển tập truyện ngắn “Như Một Giấc Mơ” của Hà Bạch Trúc. Chị là một cây viết thường xuyên trên trang Văn Nghệ Biển Khơi, và dịch giả truyện dài “Ngàn ánh dương rực rỡ” (A Thousand Splendid Suns) của Khaled Hosseini  đăng nhiều kỳ trên Biển Khơi.

Với một văn phong nhẹ nhàng, duyên dáng “Như Một Giấc Mơ” dẫn người đọc say mê qua 20 bài tản mạn, bút ký bằng tiếng Việt, và 6 bài viết khác bằng tiếng Hòa Lan và Anh ngữ.

Sách dày 280 trang do nhà xuất bản Doãn Gia ấn hành năm 2021. Doãn Gia là nhà xuất bản của những người thừa kế nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Sách không đề giá bán, đặt mua sách xin liên lạc email tại:  chuongtruc@gmail.com

 

oOo

Lời Giới Thiệu
Hạnh Phúc

Nếu được hỏi ai đọc sách nhiều nhất nhà này, chắc chắn hai cậu con trai cưng của tôi sẽ nói ngay: "Mẹ, Mẹ." Sự nhận xét này không sai chút nào. Từ ngày "rước nàng về dzinh" tôi thây khi rảnh rỗi thế náo người đẹp cũng có trong tay tờ báo, quyển sách hay ngay cả những tờ quảng cáo. Nàng đọc tất cả, đọc một cách thích thú, đọc không sót một chữ. Trong nhà có người đọc nhiều như vậy, mình coi như được phép lười đọc đi. Đã có một quyển "bách khoa tự điển" trong nhà thì cần gì phải tìm hiểu thêm, và ta chì căn đọc những gì ta thích. Sướng!

Khi tôi nhận trách nhiệm chủ bút tờ Việt Nam Nguyệt San (VNNS) của Cộng đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan, vào một ngày đẹp trời người đẹp tuyên bố: "Em sẽ dịch cuốn A Thousand Splendid Suns của Khaled Hosseini để đăng từng tập trên Việt Nam Nguyệt San." Nhìn cuốn sách dầy gần 400 trang, tôi hơi e ngại. Nàng có thì giờ đâu để dịch? Ban ngày đi làm từ bảy giờ sáng tới bảy giờ tối, chắc phải dịch sách vào ban đêm, thì ai lo cơm nước cho cha con tôi đây. Tôi thầm nghĩ tuy không nói ra. Nhưng việc nhà, việc nước vẫn chu toàn. Hàng ngày, cha con tôi vẫn có bữa cơm gia đình tươm tất và những trang sách dịch cũng tuần tự đăng trên tờ báo VNNS ròng rã mầy năm trời. Tuyệt!

Nàng đi làm bằng xe lửa, ngày hai bận đi - về ròng rã hai năm, nàng đã dành hết thời giờ rỗi rảnh trên xe lửa đế dịch cuốn tiểu thuyết bestseller này, để có bài đăng đều đặn hàng kỳ. Khi tác phẩm dịch với tựa đề “Ngàn Ánh Dương Rực Rỡ" đăng trên tờ báo VNNS và trên trang nhà Biển Khơi của nhóm bạn hữu, người chủ bút đã nhận được nhiêu mail tán thưởng. Và nhận được dòng cảm nghĩ của nhà văn Vũ Thất như sau: "...Rất thích thú theo dõi truyện dài 'Ngàn Ánh Dương Rực Rỡ’. Người dịch rất tài hoa. Nội dịch cái tựa không thôi là đã thấy muốn đọc toàn truyện." Cảm động xen lẫn niềm vui khi thấy tâm sức nàng bỏ ra, một việc làm bất vụ lợi, được người khác chân thành ghi nhận.

Song song với dịch truyện, nàng còn đêu đặn sáng tác truyện ngắn. Tất cả đều thành hình trên những chuyến xe lửa thoi đưa của nàng, để hôm nay kết tụ lại trong cuốn sách đầu tay.

Chúng tôi quen nhau trên đường vượt biên và lấy nhau năm 1982 khi định cư tại nước Hòa Lan. Mười ba năm sau, lần đầu tiên mới gặp mặt gia đình bên vợ. Những ngày sum họp đầm ấm, tâm an vui vì được gặp mặt cha mẹ nàng và các anh em, để cảm được, thấy được tình thương của cha mẹ nàng. Nhưng ngày vui quá ngắn để có thể hiểu hết về cha mẹ nàng cũng như cuộc sống ngày trước của nàng. Vậy mà qua những bài văn nàng viết, tôi đã bước vào vùng trời kỷ niệm của nàng, cảm được nỗi nhớ nhung, tình thương của người con đối với cha mẹ. Tình thương ấy đã trải dài qua các bài văn nàng viết riêng cho mình, như lời thỏ thẻ gửi về cha mẹ phương xa. Tôi đã sống với gia đình nàng qua các bài văn đó, tôi được là người trong cuộc, nâng niu, ôm ấp kỷ niệm ấy như của chính mình. Tôi tận hưởng những lời văn, từng câu chuyện nàng kể về gia đình và bạn hữu và cứ tưởng như đang nắm tay nàng cùng trở về những kỷ niệm năm xưa, êm đêm và đầm ấm đó.

Ba tôi khi còn ở Việt Nam hay sau này khi ở Mỹ, ông thường hay viết thư đều đặn thăm hỏi chúng tôi. Thư nào ông viết cũng rất dài, ông kể tỉ mỉ chuyện gia đình và luôn luôn hỏi thăm từng đứa con, đứa cháu. Một điều rât lạ, đầu trang thư ông luôn viết: "Bạch Trúc và Chương thương mến” hay “Hà Bạch Trúc thương mến.” Chỉ khi vào dịp sinh nhật của tôi mới có lá thư của ông với dòng chữ đầu: "Con Thụy Chương thương nhớ.” Một lần qua thăm ông bên Mỹ, ông nhẹ nhàng nói riêng với tôi: "Trúc viết thư cho ba hay lắm nên ba thích viểt thư cho Trúc.” Lúc đó tôi mới hiểu vì sao ông mở đầu thư như thế và thầm sung sướng khi biết cha mình cũng thương mến người con dâu sống mãi tận xứ Hòa Lan.

Một lần chị ruột của tôi cùng người anh rể từ Mỹ qua thăm chúng tôi, trong lúc hai anh em ngồi nói chuyện, bỗng anh nhẹ nhàng nói: "Ba Me em thật có phước có người con dâu hiền ngoan như Trúc.” Viết đôi dòng cho cuốn sách của Trúc sắp in, bao nhiêu ký niệm xưa bỗng trở về. Tôi thấy hiện rõ hình ảnh ba mẹ nàng hân hoan vui mừng trong giây phút đầu tiên gặp cháu ngoại và con rể. Cái ôm vai của mẹ nàng khi nhẹ nhàng hỏi tôi: “Con có mệt không?”, giọng nói sang sảng của ba nàng ân cần và gần gũi làm sao. Tôi nhớ tới những cánh thư ba lôi gửi tới với dòng chữ: "Hà Bạch Trúc thương mến” hay tấm thiệp sinh nhật với hai câu thơ của người chị đầu đàn của tôi tặng Trúc: "Cảm ơn Trời Phật nhiệm màu, cho con có được em dâu ngoan hiền.”

Bốn mươi năm chung sống, cùng chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống, tôi đã cảm nhận mình có trong tay một nguồn hạnh phúc tuyệt vời. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, nắm chặt bàn tay nàng như để tận hưởng nguồn hạnh phúc mình dang có và thầm ước niềm hạnh phúc này sẽ còn được chia sẻ với Trúc và các con, các cháu nhiều năm nữa.

Ngô Thụy Chương
(22-3-2021)

oOo

Tác Giả
Hà Bạch Trúc

(Bài phỏng vấn đăng trên báo Việt Nam Nguyệt San của Cộng đổng Việt Nam TỊ Nạn cộng sản tại Hòa Lan, số 320 tháng 4,2021 do anh Nguyễn Thanh Linh trong nhóm dự án phỏng vấn thuyền nhân thực hiện)

Hỏi: Thân chào chị Hà Bạch Trúc. Xin chị cho vài dòng vê tiểu sử của mình?

Đáp: Trước hết xin chào anh Linh; rất vui được làm việc với anh và được đóng góp cho tờ báo Việt Nam Nguyệt San của Cộng đồng Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan qua Dự án Phỏng vấn Thuyền Nhân.
Tôi sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Học trung học: Marie Curie, đại học: Văn Khoa, ban Anh Văn. Năm 1981 vượt biển, được tàu Hòa Lan Nedlloyd Hoorn vớt và đưa vô trại tị nạn Singapore. Ba tháng sau, lên máy bay đi Hòa Lan định cư. Tám tháng sau khi đến Hòa Lan, tôi kết hôn với "thuyền trưởng” tàu tôi vượt biển, anh Ngô Thụy Chương. Chúng tôi có hai con trai nay đã trưởng thành.
Tôi làm việc tại trường Đại học Amsterdam (Universiteit van Amsterdam, UvA), phân khoa Khoa học, phòng Nhân sự và tôi chuyên về các vấn đề di trú. Kể từ tháng 1-2021 tôi về hưu sau ba mươi năm làm việc tại đây.
Sở thích: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, du lịch, gặp gỡ bạn bè, viết lách.

Hỏi: Hiện gia đình chị đang cư ngụ ở đâu? Chị có thể kể một chút về gia đình và nơi mình đang sống?

Đáp: Từ khi đến Hòa Lan cho tới hôm nay, tôi sống tại thị xã Hoorn. Đây là thị xã đầu tiên thực hiện chương trình tiếp nhận mới của chính phủ Hòa Lan tức là thuyền nhân Việt Nam sau khi đến Hòa Lan chỉ ở trại tiếp nhận một tháng để hoàn tất giấy tờ nhập cư, sau đó được cấp nhà riêng tại một địa phương nào đó. Do vậy tôi chỉ ở trại tiếp nhận Leerdam một tháng, sau đó được cấp nhà và đến Hoorn sống cho tới nay.
Hoorn là một phố cảng bên bờ hồ Markermeer, thuộc tỉnh Noord-Holland, với hơn 73.000 cư dân trong đó có hơn một ngàn người gốc Việt Nam. Thành hình từ thế kỷ thứ 13, Hoorn nhanh chóng phát triển và phồn thịnh trong hai thế kỷ 14,15 để đạt đến cực thịnh vào thế kỷ 16, 17. Ngày xưa Hoorn là một trong những trụ sở chính của công ty thương thuyên buôn bán với Á châu lớn nhất thời đó VOC (Vereenigde Oost - Indische Compagnie), là cảng xuất phát của những thương thuyền và những thuyền đi tìm đất mới và hải lộ mới. Mũi Kaap Hoorn, điểm cực nam của vùng Nam Mỹ, đã do thuyền trưởng Hòa Lan Willem Cornelisz Schouten khám phá và đặt theo tên quê ông sinh ra [Hoorn]. Hoorn là một thành phố cổ với nhiều di tích lịch sử như nhà thờ xây năm 1441, ngọn hải đăng 1532, cổng thành 1576, tòa thị chính (cũ) 1613, nhà ga 1884. Số người Việt ở Hoorn khá đông nên thoạt đầu có những sinh     hoạt cộng đồng khá sôi nổi. Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hòa Lan cũng như ngôi Niệm Phật Đường đầu tiên của người Việt tị nạn cộng sản tại Hòa Lan thành hình tại Hoorn. Mặc dù tôi và nhà tôi đều đi làm ở nơi khác nhưng chúng tôi quyết định không dời nhà đi nơi khác. Trước đây lúc đi học, các con tôi cư ngụ ở Amsterdam, nhưng bây giờ tuy các con và các con dâu đều làm việc ở Amsterdam nhưng chúng vẫn tiếp tục sống tại nhà riêng ở Hoorn để được gần cha mẹ. Đó là niềm vui lớn cho vợ chồng tôi. Gia đình tôi hiện giờ gồm hai vợ chồng, hai con trai, hai con dâu và hai cháu nội, một trai và một gái.

Hỏi: Như chị nói ở trên, có hơn một ngàn người gốc Việt định cư thì Hoorn là một trong những nơi có nhiêu đồng hương sinh sõng nhất trên xứ này. Xin chị cho biết tương tác của gia đình chị với đòng hương ra sao cũng như sinh hoạt chung của người Việt như thế nào từ lúc sống ở đó cho đến nay?

Đáp: Tôi thuộc nhóm 100 người Việt tị nạn đầu tiên được thị xã Hoorn tiếp nhận. Theo đúng chương trình tiếp nhận mới, ngay sau khi đến Hoorn, nhóm chúng tôi được đi học 400 giờ tiếng Hòa Lan, và mỗi nhà được chỉ định một người Hòa Lan làm bạn gia đình để hướng dẫn những điều cần thiết trong cuộc sống thường nhật như mua sắm đồ đạc trong nhà, đi chợ, mở trương mục ngân hàng v.v... Nhóm chúng tôi rất gần gũi và đoàn kết với nhau; chúng tôi đã nhanh chóng họp bầu Ban đại diện người Việt tại Hoorn. Nhà tôi là một trong những thành viên của Ban đại diện đầu tiên này. Đến cư ngụ tại Hoorn vào giữa tháng 9, bốn tháng sau nhóm chúng tôi đã cùng nhau tổ chức Tết Việt Nam đầu tiên ở Hoorn và mời tất cả những người Hòa Lan quen biết đến tham dự. Trong buổi lễ Tết hôm đó, tôi đã tiếp tay với mọi người bằng cách phụ trách việc giới thiệu chương trình bằng tiếng Hòa Lan.
Thời gian đầu này, tôi thường đi thông dịch (tiếng Hòa Lan) thiện nguyện cho đồng hương, cán sự xã hội Hòa Lan, nhà thương, cảnh sát thị xã, cũng như làm đơn hay viết thư bằng tiếng Anh giúp các đồng hương trong việc khiếu nại bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam hay từ các trại tị nạn.
Ngoài ra, thị xã Hoorn cũng là nơi Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hòa Lan ra đời cùng với Niệm Phật Đường Niệm Phật. Từ đó Phật sự tại Hòa Lan đã phát triển đưa đến sự thành hình của ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Hòa Lan: chùa Vạn Hạnh. Tôi và nhà tôi đã tích cực đóng góp cho sự thành hình của Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hòa Lan và cho ngôi chùa Vạn Hạnh.
Chúng tôi cũng đã luôn tham gia vào các sinh hoạt của Hội Người Việt TỊ Nạn cộng sản tại Hoorn. Hàng năm Hội Người Việt tại Hoorn đều tổ chức Tết Nguyên đán, Tết Trung Thu v.v... và đặc biệt trong dịp kỷ niệm 25 năm người Việt tại Hoorn, Hội đã tổ chức cuộc triển lãm hình ảnh và đêm văn nghệ, đồng thời phát hành Đặc san Thuyền Nhân 25 Năm Nhìn Lại. Nhà tôi thường góp tay trong việc tổ chức những ngày lễ này. Riêng tôi luôn sẵn sàng đóng góp trong khả năng của mình mỗi khi Hội hay chùa cần người thông dịch hay biên dịch thiện nguyện.

Hỏi: Bên cạnh gia đình và đông hương, chị và (hoặc) có ai trong nhà tham gia sinh hoạt gì với người bản xứ qua hình thức đoàn thể hay câu lạc bộ không? Chẳng hạn như chơi thể thao, tham gia công việc thiện nguyện...

Đáp: Trong gia đình tôi, ai cũng là thành viên của một hay nhiều câu lạc bộ thể thao nơi mình cư ngụ và nơi mình làm việc. Ngoài ra, vợ chồng tôi thường tham gia sinh hoạt của Stichting Oud Hoorn (Hội Bảo Tồn Hoorn Cổ) để qua đó tìm hiểu về lịch sử nơi mình sinh sống. Riêng tôi, là nhân viên của trường Đại học Amsterdam UvA nên thường tham dự miễn phí những buổi hòa nhạc của dàn nhạc UvA- Orkest J.Pzn Sweelinck tại Concertgebouw Amsterdam, hay vào xem Bảo tàng viện Allard Pierson Amsterdam. Ngoài ra trong chức vụ của mình, tôi là người giao dịch (contact person) của trường UvA với các cơ quan IND (Sở Di Trú), NUFF1C (cơ quan chính phủ nhằm quốc tế hóa nền giáo dục Hòa Lan và tăng cường hợp tác giáo dục giữa các nước), IN Amsterdam (International Newcomers, là văn phòng phối hợp bởi IND, Gemeente Amsterdam (Tòa Thị Chính Amsterdam) và Belastingdienst (Sở Thuế) trong việc nhanh chóng hoàn tất thủ tục hành chánh đầu tiên cho người nhập cư có chuyên môn cao được các trường đại học và các công ty quốc tế bảo trợ đến Hòa Lan làm việc).

Hỏi: Sống ở đây trên 30 năm, chị thấy sự khác biệt giữa phụ nữ Hòa Lan và phụ nữ Việt Nam có lớn không trong nhà, ngoài xã hội và nơi làm việc? Những điểm nào chị thích ở người phụ nữ Hòa Lan và những điếm nào của phụ nữ Việt Nam theo chị là tuyệt vời không thể để bị mất đi?

Đáp: Xin trả lời câu hỏi này theo kinh nghiệm và nhận định của cá nhân tôi. Nhìn lại những người phụ nữ Hòa Lan là những người bạn thân hay sơ mà tôi quen biết và các đồng nghiệp gặp gỡ hàng ngày trong 30 năm qua, tôi thấy họ có nhiều tính tốt. Họ thường tự tin và quả quyết (assertief); họ thẳng tánh, có điều gì không vừa ý là nói ngay và nói thẳng không quanh co. Khi họ làm sai, họ nhận lỗi và sửa đổi. Họ có tinh thân trách nhiệm, có sự ganh đua trong công việc nhưng họ không ngại từ chối việc nếu thấy không làm được, nếu không phải trách nhiệm của họ hay khi họ đã có nhiều việc. Ở nhà, họ làm việc vừa sức, không cố việc, nếu không có thì giờ nấu nướng thì họ đi mua ngoài về ăn, đi ăn ngoài hay ăn qua loa. Làm gì thì làm, họ cũng cố gắng có thì giờ cho riêng họ, “geen tiịd voor jezelf” là điều họ tối kỵ, nhờ vậy họ có thì giờ và có sức để làm những công việc phụ/riêng mà họ thích (như tình nguyện ở trường học của con, ở “buurthuis" (community center), đi từng nhà quyên tiền cho các tổ chức từ thiện v.v...).
Ở người phụ nữ Việt Nam, đặc tính đáng quý là sự chăm chỉ làm việc và sự tế nhị và khéo léo trong giao tiếp. Qua lời nói của họ, những ý kiến chỉ trích sẽ trở thành những ý kiến xây dựng. Cha mẹ Việt Nam thường dạy con phải biết khiêm nhường, không được khoe khoang dù mình tài giỏi. Sống theo cách đó trong xã hội Hòa Lan, phụ nữ Việt Nam thường bị hiểu lầm là thiếu tự tin, nhưng sau một thời gian gần gũi, người Hòa Lan cũng hiểu ra và nể phục. Còn khái niệm “tijd voor jezelf"- có thì giờ riêng tư - đặc trưng của người Hòa Lan thì hoàn toàn khó hiểu đối với phụ nữ Việt Nam, mà có hiểu họ cũng không áp dụng được, vì lẽ sự tận tụy hy sinh cho gia đình, quên cái tôi chỉ biết cái chung là đức tính hàng đầu và cao đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam. Tôi còn nhớ lúc mới đi làm, có một đồng nghiệp nói với tôi: "Chị phải dữ lên, cứng rắn lên, đừng để ai bắt nạt mình'' (je moet harder worden, je moet voor jezelfopkomen). Cũng chính người này hơn hai mươi năm sau, trước khi về hưu chị đến từ giã tôi và đã nói: "Thoạt đầu tưởng chị yếu nhưng sự thật không phải vậy. Giữ như vậy nhé, đừng thay đối (blijfjezelf)”.
Nói chung, ở đâu cũng có người này người khác, và giáo dục gia đình cũng như cá tính riêng của từng người cũng là yếu tố quyết định trong việc hành xử.

Hỏi: Hiện tượng hay gặp phải ở nhiêu gia đình Việt Nam tại Hòa Lan [và cả những nước khác] là hàng rào ngôn ngữ! Cha mẹ và con cái không hiểu nhau trọn vẹn như một gia đình thun sử dụng một ngôn ngữ. Bên cạnh đó, khác biệt vê thói quen, tập tục khiến cho việc dạy dỗ con cái cũng gặp ít nhiều trở ngại. Gia đình chị có rơi vào trường hợp này không?

Đáp: Gia đình tôi may mắn không gặp vấn đề này. Các con tôi, dù sanh ra và lớn lên ở đây, đều nói thông thạo tiếng Việt. Ngày xưa tôi được dạy phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ, không được cãi tay đôi với cha mẹ. Nhưng ở đây bây giờ, vợ chồng tôi khuyến khích các con nói lên suy nghĩ của chúng cho dù suy nghĩ có khác với cha mẹ, và thảo luận mọi vấn đề với cha mẹ trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Có những cuộc thảo luận rất sôi nổi, những tư tưởng khác biệt nhau nhưng sau khi thảo luận, cha mẹ và con cái vẫn vui vẻ với nhau vì đã biết được và tôn trọng tư tưởng của nhau. Ngoài ra cũng có những điều chúng tôi học hỏi được của các con, như việc không nói trong khi miệng đang nhai nhồm nhoàm, không chép miệng trong khi ăn, uống nước nóng hay ăn canh phải êm ái, không có tiếng kêu.

Hỏi: Ở nhà, gia đình chị sử dụng ngôn ngữ nào là chính? Đó là sự chọn lựa có chủ đích hay lá một động thái tự nhiên của bản năng và có đưc dễ dàng đón nhận từ hai cháu?

Đáp: Vợ chồng tôi và các con đều nói tiếng Việt với nhau. Đó là sự lựa chọn của chúng tôi, vì sau một ngày làm việc chỉ nói tiếng Hòa Lan và tiếng Anh, về đến nhà được nói tiếng Việt với chồng và các con thì cảm thấy thoải mái và đặc biệt lắm. Thêm nữa, nếu nói được tiếng Việt thì các con tôi mới có thể nói chuyện với ông bà và gia đình nội ngoại ở Việt Nam và các nước khác.

Hỏi: Qua năm tháng, chị viết bài rất đều đặn cho Việt Nam Nguyệt San (VNNS), tờ báo của Cộng đòng Người Việt Tị Nạn tại Hòa Lan. Chị có thể cho biết nguồn hứng khởi xuất phát từ đâu khi bắt tay cầm bút? Đam mê văn chương, viết để giải tỏa ưu tư hay chỉ là gởi gấm tâm sự cho riêng mình ?

Đáp: Từ nhỏ, tôi đã thích đọc sách. Cam một tờ giấy/ tờ báo lên, có bao nhiêu chữ là tôi đều thích thú đọc hết cả. Lớn lên theo học ban Văn vì thích, nhưng không hề nghĩ đến sẽ có một ngày mình cầm bút. Từ khi sống xa quê hương, xa gia đình, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cảnh đời xưa đôi lúc thấm thìa đưa đến cảm hứng viết. Viết để nhớ, viết để không quên, viết cho mình nhiều hơn. Lại có cơ hội thuận tiện để viết (và dịch) là mỗi ngày đi làm trên chuyến xe lửa hai lượt đi - về. Đây là khoảng thời gian hoàn toàn riêng tư của mình để hồi tưởng, để suy nghĩ, để tiếp nhận cảnh vật chung quanh, để có cảm hứng viết, và đây cũng là lúc mình có thời gian, có không gian để viết. Ngoài ra, viết và dịch vì muốn đóng góp cho tờ Việt Nam Nguyệt San, tờ báo của chúng ta mà tôi rất quý.

Hỏi: Ngoài viết cho VNNS, chị có tham gia vào sinh hoạt báo chí, văn chương ở hải ngoại hoặc trong nước? ồ quên nữa! Chị có hoặc đã thử viết truyện bằng tiếng Hòa Lan chưa?

Đáp: Tôi có viết hai bài văn bằng tiếng Hòa Lan nhân dịp ra mắt Đặc san Kỷ niệm 25 Năm Người Việt tại Hoorn. Hiện nay, tôi đang chuyển dịch những bài viết của mình ra tiếng Anh để chia sẻ với thân nhân ở các quốc gia khác, những thế hệ thử hai, thứ ba không đọc được tiếng Việt và tiếng Hòa Lan. Các bài viết của tôi cũng được đăng trên trang mạng Văn Nghệ Biển Khơi của nhóm bạn hữu Trường Sĩ Quan Hải Quân OCS bên Mỹ (Officer Candidate School, USA) mà chồng tôi là thành viên.

Hỏi: Sau khi ổn định xong cuộc sống, chị mới cầm bút hay trước đó ở quê nhà đã từng. Chị có thể chia sẻ ít nhiêu về đời mình thuở còn ở Việt Nam?

Đáp: Như đã nói ở trên, tôi thích văn chương và thích đọc sách nhưng không có giấc mơ viết lách. Nếu không có biến cố 30 tháng 4 mất nước, nếu còn ở Việt Nam, chắc gì tôi đã viết. Tuổi thơ và tuổi trẻ của tôi ở Việt Nam rất bình dị và êm đềm, không có gì đặc biệt. Sinh ra trong một gia đình cha là công chức ở Sài Gòn, tôi đi học và ra trường vừa sau ngày mất nước. Tôi được trường phân công về làm thông dịch viên và phiên dịch viên cho Công ty Xuất Nhập Khẩu Thành phố (1MEX). Tôi đi làm một thời gian thì đi vượt biên.

Hỏi: Ra đi! Quyết định rời bỏ là tự ý chị hay do sự sắp xếp của gia đình? Chị lên ghe có thân nhân đi cùng? Cuộc hành trình xuôi chèo mát mái? vẫn biết là khi tới bờ bển tự do ri thì bao nhiêu khổ cực, hoạn nạn, gian truân con người đêu cho qua hết để hướng về tương lai an bình và đẹp đẽ hơn. Nhưng nhắc lại cũng không thừa. Chị có nghĩ vậy không ạ?

Đáp: Tôi ra đi là do sự sắp xếp của gia đình. Việc làm của tôi phải tiếp xúc thường xuyên với các phái đoàn ngoại quốc. Mỗi khi phải đi đón phái đoàn và đi thông dịch, tôi đều được dặn dò những điều phải làm và những điều không được làm (thí dụ phải đưa cho khách sạn tên và số điện thoại của những người mà khách được phép gọi và tiếp xúc; phải dặn khách sạn không cho khách ngoại quốc gọi điện thoại cho người không có tên trên danh sách, không được gặp riêng khách ngoài giờ làm việc) và khi về phải báo cáo những gì mình đã làm và khách ngoại quốc trong đoàn đã làm. Có một lần, tôi được giao nhiệm vụ đưa khách ra phi trường để về nước. Người khách này đưa tặng tôi một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh, tôi thích quá nhận ngay, quên lời dặn những điều không được làm. Về đến công ty, tôi bị gọi lên và bị điều tra "kiểm điểm” nặng nề. Cha tôi biết việc làm của tôi dễ "gặp nạn", vì tiếp xúc nhiều với người ngoại quốc, nên đã lo cho tôi đi. Một tháng sau khi tôi đến trại tị nạn Singapore thì nghe tin một người đồng nghiệp thông dịch viên đã bị bắt. Trước đó gia đình tôi đã vài lần vượt biên chung nhưng không thành công. Lần này tôi đi một mình thì lọt.
Chuyến đi khá suôn sẻ, tôi được người đến nhà đón và đưa xuống Cần Thơ. Ngủ một đêm ở một nhà vùng quê, sáng hôm sau người ta đưa tôi tới một căn nhà khác và từ đó tôi lên ghe "taxi" ra "cá lớn". Ghe "cá lớn" dài 10 thước chở 100 người. Ghe ra gần đến biển thì bị tàu công an rượt đuổi và bắt lại hai lần, nhưng cuối cùng họ đã cho ghe đi sau khi lục soát và thu vét hết tiền và vàng của mọi người trên ghe. Chiều đó, ghe ra tới biển thì gặp ngay cơn bão. Cũng may "thuyền trưởng" kinh nghiệm và vững tay lái nên đã đưa con tàu bình yên thoát qua cơn bão. Đi bốn ngày ba đêm, đển đêm thứ tư thì được tàu Hòa Lan Nedlloyd Hoorn vớt. Sáng hôm sau, tàu vớt đưa chúng tôi vào trại tị nạn ở Singapore. Tôi thật may mắn vì chuyến đi suôn sẻ và nhanh chóng đến bến bờ bình yên. Tuy nhiên tôi đi một mình nên nhiều lúc cảm thấy bơ vơ và tủi thân.

Hỏi: Giống như những thuyền nhân khác, khi được tàu Hòa Lan vớt chị và người cùng ghe đêu tạm trú ở trại tị nạn Singapore ít lâu trước khi đến Hòa Lan định cư. Chị ở bao lâu và có kỷ niệm gì đáng nhớ về thời gian đó cũng như chiếc tàu đã cứu mình?

Đáp: Trên tàu Nedlloyd Hoorn vớt chúng tôi, có ông đầu bếp trưởng/chef-kok Jaap Bergsma rất dễ thương. Ngày chúng tôi đến phi trường Schiphol, ông và một người bạn cùng tàu đã ra đón và theo chúng tôi về tận trại tiếp nhận Leerdam. Nhà ông ở Harlingen, miền bắc Hòa Lan, phi cơ đến rất sớm nhưng ông đã chịu khó đi đón chúng tôi. Từ đó ông thường trao đổi thư với tôi. Ngày đám cưới của tôi, ông cùng vợ đã đến Hoorn để dự.
Tôi ở trại tị nạn Singapore (Vietnamese Boat People Refugee Camp, 25 Hawkins Road, Sembawang) đúng ba tháng thì lên đường đi định cư Hòa Lan. Trong thời gian ở Singapore, tôi gặp lại hai người khách Canada và Mỹ mà tôi từng đi thông dịch ở Việt Nam. Cứ vài tuần, họ vào trại đón tôi, đưa đi ăn, đi mua quần áo và thức ăn về chia cho các bạn trong trại. Họ đã giúp đỡ tôi một cách bất vụ lợi. Tôi thật may mắn gặp được những người tốt và đàng hoàng trong suốt cuộc hành trình.

Hỏi: Được biết, khi đến Hòa Lan chị và những người cùng nhóm chỉ ở trại chuyển tiếp một thời gian ngắn ròi ra riêng ngay địa phương đón nhận người tị nạn, không như những đồng hương trước được (phải) ở trong trại tiếp cư một đến hai năm chờ có nhà mới ra riêng. Chị có thy mình thiếu cái tình "chung trại" mà chỉ có mỗi cái tình "chung ghe"không?

Đáp: Dạ đúng, tôi chỉ ở trại tiếp nhận Leerdam một tháng thì được cấp nhà ở Hoorn. Tuy nhiên, hai cái tình "chung ghe” và "chung trại” đó tôi đều có cả hai, anh Linh ơi. Và hơn thế nữa, tôi còn có cái tình "chung nhà” gần 40 năm nay với "thuyền trưởng” chung ghe, chung trại của tôi nữa.

Hỏi: Mới đó mà đã gần 40 năm trôi qua. Nhanh quá chị nhỉ! Chị có nghĩ mình đã hội nhập thành công vào xã hội Hòa Lan và hài lòng với cuộc sống hiện nay? Giá như mà được phép làm lại từ đầu thì chị có chọn cách làm nào khác không? Bằng suy nghĩ của hôm nay!

Đáp: Anh Linh "linh" quá, đây chính là câu hỏi mà tôi vẫn thường đặt cho mình mấy chục năm nay.
Người Hòa Lan đôi khi nghĩ những người nhập cư mới không chịu thích nghi và hòa nhập vào xã hội xứ này. Sự thực không phải như vậy. Vì lý do sinh tồn nên thực chất con người luôn cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để tồn tại và vươn lên. Ai cũng muốn được hạnh phúc, ai cũng muốn có một đời sống đầy đủ, ẩm no. Muốn được vậy, phải hội nhập vào đời sống xã hội nơi mình cư ngụ. Tuy nhiên, hội nhập chỉ thực sự thành công khi cả cá nhân lẫn xã hội đều được lợi. Cũng như khi hội nhập mà vẫn giữ được cá tính riêng thì con người và xã hội mới thật sự trở nên phong phú. Tôi nghĩ người Việt ở Hòa Lan đã thành công trong cách hội nhập đó.
Riêng tôi, tôi đã hai lần chọn xứ Hòa Lan này: lần đầu ở Singapore khi tôi được các phái đoàn Canada và Pháp nhận cho đi định cư, và lần thứ hai ở Hòa Lan khi cả gia đình tôi được cấp chiếu khán nhập cư Mỹ theo diện di dân do gia đình bảo lãnh. Tôi yêu mến xứ Hòa Lan vì ở đây tôi đã tạo dựng mái ấm gia đình trong hạnh phúc và tự do thật sự. Tôi đã nhận nơi này là quê hương mới vì đất nước này đã cho tôi những gì tôi không tìm thấy nơi quê mẹ, những gì tôi đã phải vượt biển đi tìm: tự do và hạnh phúc. Ở đây, “Tự Do có thật bởi Sự Thật được tự do."
Tôi nghĩ dù mình có tài giỏi cách mấy cũng không biết trước được tương lai. Tôi tin ở sức mình nhưng cũng tin có yếu tố may mắn. Miễn mình làm hết sức mình và hành xử dựa trên thiện tâm và sự thành thật thì không có gì phải hối tiếc.

Hỏi: Đất nước Việt Nam, kỷ niệm một thời và thân nhân đang còn hiện nay ở quê nhà có (còn) là một của những ưu tư hay bận rộn trong sinh hoạt thường nhật của chị nữa không ạ?

Đáp: Kỷ niệm sở dĩ tồn tại vì đã trở thành tim, thành óc, thành máu của mình. Không cần trở về nơi chốn cũ, gặp lại người xưa mới giữ được kỷ niệm; người thân đã mất cũng trở thành kỷ niệm không bao giờ quên. Nước Việt Nam bây giờ là kỷ niệm.

Hỏi: Việt Nam bây giờ ỉà kỷ niệm. Hiểu theo ý của chị thì hiện tại và tương lai thuộc về nơi này và nơi này có hiện diện một Cộng đòng Người Việt dẫu không lớn lắm. Chị nghĩ gì về Cộng đòng Người Việt ở Hòa Lan, qua những sinh hoạt chính trị, đoàn thể, xã hội, tôn giáo...? Những gì cần có thêm hoặc những gì căn bớt đi theo ý chị và bằng cách thức nào?

Đáp: Là một người được đất nước Hòa Lan tiếp nhận với tư cách "thuyền nhân”, với lý do tị nạn chính trị, tôi là một thành viên của Cộng đông Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan. Đó là Cộng đồng của tôi. Cộng đồng có lập trường và chủ trương rõ rệt ghi trong tờ báo Việt Nam Nguyệt San, tiếng nói của Cộng đồng Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan. Cộng đồng thành hình đã hơn 40 năm, tờ báo của Cộng đồng, tờ Việt Nam Nguyệt San cho đến nay đã phát hành 319 số. Đó là một điều đáng hãnh diện. Tôi đã thấy và cảm phục rất nhiều anh chị đã đóng góp cho Cộng đồng, trong khả năng và phương tiện của họ, trong hoàn cảnh từng lúc của từng người, trên mọi phương diện từ chính trị, đoàn thể, xã hội đến tôn giáo, tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ chính nghĩa "người tị nạn” của chúng ta, củng cố uy tín với người Hòa Lan, đông thời kết nối người Việt với nhau. Việc xây dựng Cộng đồng là nhiệm vụ chung của tất cả thành viên. Sự đoàn kết là điêu tối cần thiết, sự chia rẽ là điều tối kỵ nếu không muốn rơi vào mưu của cộng sản.
Nếu Cộng đồng chúng ta có người tham gia vào chính trường Hòa Lan thì sẽ rất tốt. Hy vọng thế hệ thứ hai hay thứ ba của người tị nạn Việt Nam sẽ làm được điều đó.

Hỏi: Sắp đến ngày 30 tháng 4, một mốc quan trọng trong năm, nhất là cho người tị nạn xa quê. Chị cảm nhận về ngày này ra sao và có ước mơ gì cho tương lai quê nhà cũng như cho riêng mình?

Đáp: Ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận, Ngày Mất Nước đối với ngưòi Việt tị nạn chính trị, không phải là ngày giải phóng như cộng sản Việt Nam gọi. Đó là ngày "kỷ niệm” đau thương nhất của toàn dân miền Nam Việt Nam, ngày khởi đầu của mọi sự mất mát (tự do, công bằng, công lý), của tù tội, của gia đình ly tán, của việc bần cùng hóa để trị và của khủng bố, trấn áp người dân của đảng cộng sản Việt Nam. Hơn 45 năm đã trôi qua, nước Việt Nam vẫn còn đầy rẫy bất công xã hội, vẫn còn mất tự do, thiêu công lý, bởi đảng cộng sản Việt vẫn nắm quyền. Chúng ta sống Hòa Lan, đã quen sống trong thế giới tự do, không thể nào không bất bình trước sự độc tài, độc đảng, áp bức và khủng bố của những chế độ như Liên Xô, Trung Quốc,
Bắc Hàn, Việt Nam. Chỉ có chế độ cộng sản mới đuổi theo đầu độc và giết hại những người không cùng chính kiến, những nhà báo, nhà văn dám nói lên sự thật, những người dân oan dám đòi hỏi quyền làm người. Cộng đồng người Việt Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan đã không ngừng nghỉ đấu tranh để nước Việt Nam thoát khỏi bạo quyền cộng sản. Một ngày được nhìn thấy đất nước Việt Nam sống trong tự do, công bằng và hạnh phúc thực sự, là niềm ước mơ của tất cả mọi người tị nạn cộng sản.

Nguyễn Thanh Linh: Cảm ơn chị rất nhiều về sự hợp tác trong Dự án qua buổi phỏng vấn thú vị và hào hứng này. Chúc chị và gia đình luôn bình an và thành công trong đời sống.

Hà Bạch Trúc: Cám ơn anh Linh đã cho đi lại con đường cũ, sống lại quãng đời xưa. Chúc anh và tất cả các anh chị trong Cộng đồng Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Hòa Lan luôn vững tiến trên con đường phục vụ Cộng đồng chúng ta.


Để chúc mừng tác phẩm Như Một Giấc Mơ. Doãn Quốc Thái, con của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, làm bài hát do chính Thái hát. Video clip do Doãn Quốc Vinh thực hiện.

https://www.youtube.com/watch?v=zNF79at1-is

 

oOo

 

Bài Thơ Còn Lại
Hà Bạch Trúc

(trích từ tuyển tập “Như Một Giấc Mơ”)

Mùa thu đã về với chút gió se lạnh và lá vàng xào xạc khắp lối đi. Một chiếc lá vừa rụng chợt làm khách ngẩn ngơ. Chiếc lá úa vàng như gợi nhớ mùa xuân êm ái đã qua và hạ nồng nàn vừa dứt.

Sáng hôm nay Trang trở lại trường sau thời gian dài gián đoạn. Mặc dù không gian ở đây có khác nhiều với trường xưa của nàng ở Việt Nam nhưng Trang không cảm thấy bở ngỡ hay xa lạ lắm. Cũng hàng cây rợp bóng sân trường, cũng giảng đường cao rộng với những hàng ghế nồi tiếp nhau, và ở đây cũng những khuôn mặt sinh viên thật trẻ, hồn nhiên và sinh động.

Trang vào lớp sớm, thấy vài sinh viên ngồi rời rạc ở mấy dãy bàn đầu. Trời se lạnh, Trang mặc chiếc áo len mõng màu thiên thanh, chợt nhớ đến những chiếc áo lụa màu mỡ gà thật nhẹ và mát mà ngày xưa nàng vẫn thường mặc đến trường. Nhẹ nhàng ngồi xuống chỗ đầu hàng ghế ở cuối lớp, nàng nhìn thấy phía dưới bàn có một ngăn tủ hẹp. Bất chợt một hình ảnh quen thuộc hiện về, rồi một cảm giác bàng hoàng kéo đến khiến Trang ngẩn ngơ. Ðây có phải là cái ngăn tủ có lá thư mà nàng đã tò mò đọc hơn mười năm về trước?

Ngày đó đã lâu, Trang là cô sinh viên mới bước chân vào đại học. Vốn tính lười nên lối học trên đại học có vẻ thích hợp với nàng. Vì không bắt buộc điểm danh hàng ngày nên nàng chỉ đến lớp những môn nào thích hay cần phải đến. Thời gian còn lại nàng tha hồ đi dạy thêm hay đi kèm trẻ để kiếm tiền tiêu vặt. Hôm đó Trang đến trường sớm vì có giờ học trên giảng đường lớn, phải đi sớm để có chỗ ngồi. Như thường lệ nàng đến ngồi ở dãy ghế cuối giảng đường. Ðịnh cất sách vở vô ngăn tủ dưới bàn thì nàng chợt nhìn thấy một chiếc phong bì. Không thấy đề tên ai gởi, ai nhận, mà cũng không dán kín. Tò mò nàng mở ra xem. Trên tờ giấy trắng học trò, một nét chữ khá đẹp và hai câu thơ:

Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu

Trang không rành văn chương Việt Nam  nhưng cũng thấy hai câu thơ nhẹ nhàng, dễ thương quá. Có lẽ ai đó vừa cảm hứng sáng tác trong giờ học hoặc ai đó thấy hay, chép rồi bỏ quên, nàng nghĩ. Nàng xếp tờ giấy trả lại phòng bì. Tuần sau vào giờ học trên giảng đường, Trang cũng đến ngồi ở chỗ cũ. Chiếc phong bì vẫn còn đó, và tò mò nàng mở ra xem. Cũng tờ giấy trắng hôm trước nhưng ơ kìa … dưới hai câu thơ hôm nọ có thêm hai câu nữa.

Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như màu trời len lén bước vào xanh

Lạ thật, không lẽ người ta lại vô tình bỏ quên lần nữa, sau khi đã làm thêm hay chép thêm hai câu thơ mới? Trang đưa mắt nhìn quanh, chỉ thấy vài cô sinh viên lạ. Nàng xếp tờ giấy trả lại phong bì. Suốt buổi học, nàng bắt gặp mình mấy lần nghĩ đến bốn câu thơ và cảm thấy mình không được tự nhiên lắm. Lúc ra về, không hiểu sao nàng cố buớc thật nhẹ, phải chăng vì muốn yểu điệu như người trong thơ hay vì sợ vỡ sự rung động mong manh ban đầu của ai đó.

Phải chờ một tuần nữa Trang mới lại có giờ học trên giảng đường. Nàng hồi họp tiến đến chỗ ngồi thường lệ. Chiếc phong bì vẫn nằm đó và nàng chẳng ngạc nhiên khi thấy có thêm hai câu thơ mới.

Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao

Giờ học hôm đó hình như Trang không vô được mấy chữ. Cứ nhìn quanh quẩn để đoán thầm ai là “thủ phạm” trò chơi lý thú này. Ai đó có điều gì muốn nhắn nhủ nàng, hay có điều gì riêng tư muốn thố lộ mà không dám nói? Sao không làm quen theo kiểu thông thường như hỏi thăm bài vở hoặc giả vờ mượn sách? Nàng tự hỏi mình có phải là đối tượng của lá thư hay tất cả chỉ là một sự tình cờ. Hồn thơ đẹp quá, gần như một lời tỏ tình tuyệt vọng. Tự nhiên nàng có ý nghĩ thủ phạm chắc hẳn không đẹp trai lắm… Dù sao nàng cũng sẽ bước thật nhẹ để mộng đẹp còn dài.

Tuần lễ kế tiếp, phong thư vẫn nằm đợi nàng ở chỗ cũ, và Trang đọc tiếp hai câu thơ mới.

Bước rất nhẹ như mùa thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh

A thì ra “người ta” biết nàng chơi đàn tranh; người ta gởi lời thơ đến cho riêng nàng. Nhưng người ta là ai trong số gần trăm sinh viên ở chung quanh nàng? Ai là người theo dõi từng bước chân của nàng và ai lặng lẽ viết những câu thơ cho nàng đọc?
Những tuần lễ sau đó là những câu thơ nối tiếp nhau, mỗi tuần hai câu, cũng trên tờ giấy ban đầu.

Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ

Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn

Có đi qua xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai

Trang thôi không thắc mắc ai là “thủ phạm” để lại lá thư cho nàng đọc mỗi tuần. Nàng chỉ nôn nóng chờ đợi ngày đến trường để nhìn thấy nét chữ bay bướm và những câu thơ gởi riêng cho nàng. Tuần lễ nào không có giờ học trên giảng đường, Trang bồn chồn nghĩ đến chiếc bàn ở cuối lớp và lá thư đợi nàng.

Nhưng rồi hai tháng sau, một lần Trang không thấy lá thư trong ngăn tủ. Lạ nhỉ, hay người ta đã ngã bịnh, hay có chuyện gì bất trắc xảy ra? Thời chiến mà, mấy ai biết được ngày mai. Hay phải chăng chiêm bao đã vỡ? Bao nhiêu câu hỏi làm bận lòng Trang. Mấy tuần nàng lặng lẽ đến trường, thấy giảng đường giờ trống vắng, thênh thang và vô duyên chi lạ.

Rồi một hôm, khi Trang không còn chờ mong nữa thì lá thư lại bất ngờ xuất hiện.

Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ

A thì ra anh chàng định thay đỗi chiến thuật, định viết thư thay vì mượn lời thơ để tỏ ý với nàng, nhưng rồi lúng túng mãi không viết được nên đành trở lại phương phá cũ. Càng hay, Trang nghĩ, bởi nàng thích thơ hơn. Những câu thơ thừa sức chuyên chở ý tình mà lại không trực diện làm bối rối một ai. Một bài thơ hay sẽ còn đẹp mãi.

Trang chờ xem anh chàng còn những lời gì nữa. Nhưng rồi nàng phải nghĩ học mấy tuần vì phải theo mẹ đi xa. Lần trở lại giảng đường, nàng hồi họp rồi vui mừng gặp lại lá thư trong ngăn tủ. Và nàng thật sự bối rối khi đọc bốn câu thơ lần này.

Em có về ăn cưới những vì sao
Ðể chân bước trên giòng sông loáng bạc
Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
Yêu một người mà cảm thấy mênh mông

Lời tỏ tình đã thốt ra. Một đi không trở lại. Anh chàng đã tỏ hết nổi lòng. Không biết có chờ đợi gì ở mình, Trang nghĩ. Nàng xếp lá thư trả lại phong bì, nhưng thay vì để lại chỗ cũ trong ngăn tủ, nàng bỏ lá thư vào sách của mình. Nàng đảo mắt nhìn quanh khắp giảng đường … rồi như có một linh cảm nào thúc dục, nàng quay đầu nhìn về phía hành lang cuối lớp. Trong đám sinh viên đứng ngoài hành lang, nàng bắt gặp một đôi mắt đăm đăm nhìn nàng, ý chừng nhìn đã lâu, từ trước khi nàng quay đầu lại. Ðôi mắt thăm thẵm, nồng nàn như muốn nói thật nhiều, đôi mắt làm nàng nghĩ đến bài thơ của mấy tháng nay. Rồi một nụ cười nhẹ trên gương mặt chữ điền. Trang bối rối nhưng thật lòng nàng không ngạc nhiên lắm. Người và thơ thật hợp với nhau.

Tuần lễ sau đó, nàng nhận được lá thư cuối cùng. Nguyên bài thơ chép trên giấy trắng học trò bằngnét chữ bay bướm, Bài Thơ Còn Lại của Hoàng Anh Tuấn,trong đó có hai câu được viết bằng mực khác màu.

Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
Anh còn nguyên là một kẻ yêu em

Như mối tình đầu muôn thuở, như bài thơ còn lưu luyến mãi, như kỷ niệm thời gian không xóa nổi, bài thơ của lứa tuổi đôi mươi đã theo nàng qua bao nhiêu năm tháng, theo nàng đến tận nơi đây… Mãi mãi theo nàng.

Thu 2012

 

Bài Thơ Còn Lại
Hoàng Anh Tuấn

Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức

Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất
Màu áo hường còn gợn bóng âm thanh
Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành
Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa

Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở
Cho hồn nhiên, mắc cở với hoài nghi
Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi
Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ

Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như màu trời len lén bước vào xanh
Như thời gian vò nát lá thư tình
Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại

Bước rất nhẹ như mùa thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh
Như chưa lần nào em nói: yêu anh
Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ

Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao
Em có về ăn cưới những vì sao
Ðể chân bước trên giòng sông loáng bạc

Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
Yêu một người mà cảm thấy mênh mông
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?

Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi

Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngượng ngùng bay qua cửa!

Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
Anh còn nguyên là một kẻ yêu em
Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ

Ðừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ
Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?
Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn

Có đi qua xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay khéo léo khi đánh chuyền với bạn

Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê
Những ngõ vắng, tối tăm anh dấu hết.

 

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2021