SỐ 98 - THÁNG 4 NĂM 2023

Giới thiệu sách mới

 

Liên lạc Nhà xuất bản:
Nhân Ảnh
han.le3359@gmail.com
(408)722-5626

 

PHÁC THẢO TIỂU SỬ
NHÀ THƠ / NHÀ VĂN / NHÀ BÁO LÊ MAI LĨNH

- Lê Mai Lĩnh tên thật là LÊ VĂN CHÍNH, sinh năm 1942. Khai sinh 1944. Sinh quán: Làng Quảng Điền, Xã Triệu Đại, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị.

- Khởi nghiệp Văn chương từ năm từ năm 16 tuổi (1958) với bút hiệu SƯƠNG BIÊN THÙY. Từ sau ngày lưu vong sang Hoa Kỳ (1/1994) lấy bút hiệu Lê Mai Lĩnh.

- Trưởc năm 1975, đã cộng tác vói các tạp chí: Nghệ Thuật, Khởi Hành, Văn Học, Quần chúng, Đời, Văn, Gió Mởi, Ngàn Khơi, Tiền Phong...Viết Bình Luận Chính Trị cho các nhật báo: Hoà Bình, Độc Lạp, Da vàng, sóng Thần, Gió Nam, Quyết Tiến, Quật Khởi, Tranh Dấu...

- Xuất thân khoá 1/68 Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức. Thư Ký Tòa soạn nguyệt san trường Bộ binh Thủ Đức.

- Năm 1962, nhận GIẢI NHẤT VĂN CHƯƠNG PHẬT GIÁO do Tỉnh Hội Phật Giáo Quảng Trị tổ chức vào dịp Phật Đản mùa hè 1962.

- Sang Hoa kỳ hôm sau cũng là ngày 10-4-1994 theo diện ty nạn chính trị HO. Hai tuần sau khi qua Mỹ bắt đầu sự nghiệp viết chùa, viết miếu cho các tạp chí Văn Học và Tranh Đấu ở Pháp, Đức, Na Uy, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ là Khởi Hành, Hổn Việt, Sài Gòn Times (California), Góp Gió, Chính Nghĩa (Washington State), Việt Báo (Colorado), Thế Giói Mới, US Việt (Texas), Phương Đông, Thăng Long, Asian Times, Dân Chủ Mới (Massachusettes), Thời Mới (Philadelphia), Cỏ Thơm (Virginia), Quốc Gia, Đi Tới (Canada), Quê Mẹ (Pháp), Cánh Én (Đức), Đất Đứng (Na-Uy), Dân Việt, tiếng nói của người Việt ty nạn cộng sản tại bang Connecticut.

 

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:

1. Nỗi Buồn Nhược Tiểu (NXB Hoa Sen Nha Trang, 1963)

2. Lời Phản Kháng Của Những Người Làm Thơ châu Á (NXB Thái Độ, Sài Gòn, 1967)

3. Góp Gió (Tuyển tập thơ cúa 100 nhà thơ quân đội, Cục Tâm Lý Chiến, Sài Gòn, Việt Nam)

4. Thơ Lê Mai Lĩnh (NXB Sông Thu, California, Hoa Kỳ, 1997)

5. A Lasting Mirage (Tuyển tập thơ các nhà thơ thế qiói, Thư Viện Thi Ca Hoa Kỳ, 1997)

6. B.40 (Tuyển tập nhiều tác gicí, Làng Văn, Canada, 1997)

7. Hậu B.40 (Tuyển tập nhiều tác già, Làng Văn, Canada, 1997)

8. Đứng Ngồi Không Yên - Phóng bút (Ý Trời xuất bản, Hoa Kỳ, 1999)

9. Vườn Thơ Hải Ngoại (Tuyển tập thơ nhiều túc giả, Tủ sách Phụ Nữ Trời Nay Hoa Kỳ, 2001)

10. Lưu Dân Thi Thoại (Bút luận 25 Năm Thơ Hải Ngoại, cội Nguồn, Hoa Kỳ, 2003)

11. Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại (Tuyển tập thơ nhiều tác giả, Hội Văn Hóa Việt Pháp, Paris, 2003)

12. Những Đứa Con Hoang (Kịch Độc Thoại, Cội Nguồn, 2005)

13. Chân Dung Lê Mai Lĩnh (A Poet’s Portrait, cội Nguồn, 2005)

14. Trăng Trên Dòng Thạch Hãn - Thơ / truyện / tùy bút (In chung vói nhà thơ Vương Lệ Hằng, Ý Trời xuất bản)

15. Tuyển tập Lê Mai Lĩnh - Thơ / truyện / tạp ghi / tiểu luận / tùy bút
(Cội Nguồn, 2015)

16. Thơ Tình Thế Kỷ  (In với Vương Lệ Hằng, Ý Trời xuất bản)

17. Lương Quyền, Cô Láng Giềng (Ý Trời xuất bản, 2016)

18. Tuyển tập Văn Miền Nam Thời chiến (Thư Quán Bản Thảo xuất bản)

19. Chân Dung Người Lính - Thi Sĩ Miền Nam (NXB Nhân Ảnh, 2023)

 

TÁC PHẨM SẼ IN:

- Những Ngày Đầu Đến Mỹ - Hồi ký
- Hoan Hô Người Đàn Bà, Muốn Năm Người Nữ, Vạn Tuế Những Người Tình - Tùy bút / phóng bút / đoản văn
- Vai Trò Văn Học Lưu Vong, thời hậu CS - Nhận định

oOo

Đôi Lời Giới Thiệu
Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam Lê Mai Lĩnh

Vũ Hoàng Thư

Rất bất ngờ tôi nhận được tâp thơ Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam Lê Mai Lĩnh của tác giả gửi tặng. Bất ngờ vì trước đây chưa được quen biết với ông, mặc dầu ở một thời xa xưa lắm gần 60 năm trước tôi đã nghe tên Sương Biên Thùy và Nổi Buồn Nhược Tiểu ở Nhatrang. Dạo đó, dù chưa đọc nhưng tên tập thơ cũng đủ gợi khêu ở tôi những ý thức phản kháng về một thân phận và số phần đã được xếp đặt của dân tộc mình. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa có dịp đọc tập thơ ấy, nhưng tên Sương Biên Thùy thì tôi nhớ mãi vì tính cách lãng đãng và lãng mạn của bút hiệu đó. Mỗi khi nhắc đến, tên Sương Biên Thùy đều gọi tôi về một miền sương tỏa nhẹ nhàng, ngất ngây của thời mới lớn, Sương in mặt, tuyết pha thân / Sen vàng lãng đãng, như gần như xa... (Kiều). Quá khứ chạy vòng, biết bao là nước chảy qua cầu nhỉ!

Và giờ đây, Sương Biên Thùy trở thành Lê Mai Lĩnh trong tập thơ trước mắt tôi! Ông tả chân dung và thân phận mình trong bài thơ Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam:

Bảy năm làm lính
Tám năm, sáu tháng làm tù
Năm mươi sáu năm cầm bút xung phong
Giờ 72, mình vẫn không muốn làm người đào binh
(Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam)

Khí khái và trách nhiệm làm sao! Ông chỉ xin một điều ở cuối bài thơ, Để mình còn là CON NGƯỜI.  “Con người” được viết bằng chữ in hoa! Chỉ chừng đó đã nói lên tính nhân bản của tập thơ và con người Lê Mai Lĩnh! Ta phải hiểu vì sao tác giả khẩn thiết xin chỉ một điều, được làm con người. Bởi chưng con người Việt Nam đã bị bức hại, đọa đày sau cuộc “thắng trận” mùa xuân năm 1975. Ở nhà tù nhỏ Vĩnh Phú của Lê Mai Lĩnh năm 1979 hay ở ngoài nhà tù lớn có tên Việt Nam, Một ngày như mọi ngày: Sáng, một khúc sắn nhí / Trưa, hai chén sắn lưng / Chiu, lưng hai chén sắn / Làm, tám tiếng còng lưng(Một ngày như mọi ngày). Chính sách thắt chặt bao tử dân để dễ trị luôn là chính sách của nhà nước độc tài đảng trị. Chế độ hà khắc ấy ngay cả Võ Văn Kiệt, thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam phải thú nhận “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” về cuộc “đại thắng mùa xuân”!

Cuối cùng người thi sĩ miền Nam ấy cũng đành phải nuốt nghẹn, bỏ nước, bỏ tất cả những gì yêu dấu nhất để ra đi, có đau đớn nào bằng,

Dẫu thế nào rồi cũng phải đi
Đành đoạn ra đi
Thà chọn cho mình một kiếp lưu đày
Hơn bị lưu đày trên chính quê hương
(Lời tạ lỗi)

Tôi chưa đọc hết tập thơ nhưng mở bất chợt vài nơi cũng đã thấm thía về một giai đoạn đen tối nhất của đất nước mà thi sĩ miền Nam Lê Mai Lĩnh cũng như hàng triệu quân dân cán chính miền Nam phải gánh chịu sau 1975.

Bên cạnh những cay đắng can qua, ta vẫn bắt gặp một con người thơ mộng và lãng mạn Lê Mai Lĩnh qua những bài thơ tình. Đan cử một thí dụ, tính dí dỏm và trung thành với tình yêu của nhà thơ, dù tuổi đã cao.

Này cô láng giêng
Rồi cũng có ngày sau hơn 60 năm
Cô và tôi gặp lại nhau
Tôi được chiêm ngưỡng nhan sắc cô
Vẫn như thuở nào.
Đẹp hết sẩy
Dẫu đã hơi bị tra
Nhưng nếu được phép lựa chọn
Tối chọn cô, không chọn những cô gái 30, 40
(Đôi điều xin phép nói thêm với cô láng giềng)

Tháng tư đen trở về, lòng người viễn xứ không ngừng nôn nao từ 48 năm qua. Tháng tư ngồi đọc thơ Lê Mai Lĩnh với tất cả ngậm ngùi. Thơ ông viết thẳng từ lòng và nói thẳng vào mặt bạo quyền không sợ hãi. Nói như thế. Như tên thật của ông, Lê Văn Chính. Chính danh thì không sợ cường quyền, áp bức! Tháng tư cũng là tháng để mọi người Việt Nam cùng ngồi chiêm nghiệm về lịch sử của cuộc chiến trong thế kỷ vừa qua. Có thể nào lời thành khẩn của Lê Mai Lĩnh trong bài thơ “Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam” trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam, Để mình còn là CON NGƯỜI? Khi con người chưa được sống với tất cả phẩm hạnh, nhân quyền xứng đáng của con người trong xã hội thì nhà nước ấy chưa phải là NHÀ, chưa phải là NƯỚC của nhân dân...

Vũ Hoàng Thư
Tháng 4, 2023

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2023