SỐ 101 - XUÂN GIÁP THÌN - THÁNG 1 NĂM 2024

 

Giới thiệu Sách Mới
MÀU SƯƠNG RIÊNG RỚT

Thơ tuyển Nguyễn Hàn Chung

1

 

2

Văn Nghệ Biển Khơi chân thành cảm ơn Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung  và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc khắp nơi.

oOo

ĐỌC THƠ NGUYỄN HÀN CHUNG

LUÂN HOÁN (Canada)

“Anh là thi sĩ, thơ hay, thơ đúng nghĩa của nó. Nếu cần thêm, tôi xin nói: Cảm ơn Nguyễn Hàn Chung không có hoặc bỏ ý định tiếp cận những cánh cửa thi ca thế giới. Anh ở lại cùng vần vè (nói theo kiểu châm biếm của những người học theo cách tân) hoặc vần điệu (theo nhóm thủ cựu, cũng ăn theo người xưa). Tân kỳ hay thơ có vần đểu là hình thức cả. Không đồng dạng, đồng phục trong nhóm này, thì cũng ở bầu, ở ống trong nhóm khác. Cái cẩn là ghi nhận cuộc sống với tài nghệ riêng, Và phương thức ghi nhận cần có người khác đồng tình thưởng ngoạn. Tạo đường lối mới hay học theo đường lối mới, không phải đả phá cái cũ để đi lên, kiểu nhóm Sáng Tạo một thời cũng có giai đoạn đẩu áp dụng. Hướng dẫn sự thưởng ngoạn của tôi (nói theo kiểu toà án) đương nhiên không thiếu sự sai lệch. Tất cả tùy theo bạn đọc cảm nhận trực tiếp cùng tác phẩm.

Mời cùng đọc thơ Tản Thẩn của Nguyễn Hàn Chung, để biết sự tản thẩn của anh khi viết ra sao. Và cũng để xem mình sẽ tản thẩn như thế nào khi đọc lục bát của anh. “Thơ NHC là sự giao hoan giữa bút pháp hiện thực và siêu thực đặt trong ngữ cảnh tình yêu đẩy mê đắm và khắc khoải. Giọng thơ tình của nhà thơ cuốn người đọc vào thế giới hoan lạc nhưng lạ ở chỗ không mang đến một niềm yêu trọn vẹn mà dày vò khiến càng đọc người càng bị hút vào một cái giếng sâu đang thiếu một hơi thở của sự điểu hòa, cân bằng đủ cho một tình yêu đẹp. Đó là chỉ mới nói đến nét phong cách nghệ thuật mang dấu ấn của một nhà phù thủy có biệt tài điểu khiển âm thanh hợp tác với ngôn từ để khơi gợi cảm xúc và tư duy về tình yêu, cuộc sống và những quan niệm về diện mạo của văn chương hiện đại mang tính lý luận cao thông qua cái vỏ tình yêu...lạ và độc đáo”

 

LƯƠNG THƯ TRUNG (Hoa Kỳ)

“Dù có giấu kỹ những suy tưởng của mình về trời đất về thế thái nhân tình thì cái chất trữ tình trong máu huyết ông, cái nỗi dằn vặt trong hồn ông vẫn còn đó một cách nguyên vẹn khó phai lợt... trong khắp cùng các trang thơ Nguyễn Hàn Chung, dường như không có những câu thơ tả tình, tả cảnh như hồi thời tiền chiến trái lại, chúng ta sẽ thấy đâu đâu cũng đểu văng vẳng vọng lại những trăn trở về nỗi mình, về nỗi người của những đối tượng rất gần, rất thực qua những cảnh đời không trơn tru, suôn sẻ chút nào; nó cứ như lúc nào cũng bất như ý với đời với người và cả với chính mình! Với tấm lòng thi sĩ sống với thế nhân và yêu đời thương người, Nguyễn Hàn Chung luôn cất tiếng thơ như tiếng kêu réo gọi giữa muôn trùng gió bụi cho những cảnh đời mà ông tình cờ đã gặp, đã biết, hoặc đã nghe như một thứ gì thiêng liêng lắm của người chìm đắm trong chữ nghĩa như ông phải có bổn phận nói giùm cho mọi cảnh, mọi người... Thêm nữa ông cũng hấp thụ cái khí chất dân xứ Quảng Nam của ông, nơi cái đất nổi tiếng là nhân kiệt, rồi lại còn thêm chìm đắm trong ý nghĩ của Cao Chu Thần “Nhập thế hữu văn chưong - Đào danh hà sở mộ”

Thế cho nên, trong vòng hơn mấy chục năm qua ông đã cắm cúi viết, cắm cúi in sách và ông miệt mài “đi con đường không giống ai của mình”!

 

DU TỬ LÊ (Hoa Kỳ)

 

“Thi phẩm “Lục Bát Tản Thần” của Nguyễn Hàn Chung viết nhiều về các khía cạnh hiện thực của xã hội. Từ tình yêu thời a còng (@), cảnh vật đất nước, đạo đức con người xuống dốc một cách thảm hại... mà thực tế cho thấy trong mấy nghìn năm lập quốc, chưa bao giờ thực trạng xã hội, con người lại sa đọa đến mức như vậy. Dĩ nhiên, như tên gọi, tất cả mấy trăm bài thơ của họ Nguyễn đều được dựng trên cốt lõi trào phúng, giễu nhại của tinh thần Việt Nam. Ngay bản thân ông, cũng được tác giả đem lên trang giấy, soi rọi một cách tận tình, không ngẩn ngại...”

Bài “Về thôi, lục bát” mở vào tác phẩm của Nguyễn Hàn Chung, đã như lời “Tự bạch”, cho toàn thể thi phẩm:

“... Từ ngày anh biết đau thơ
Đã xống vào cõi bơ vơ lắm lần
Từng quay lưng với mái tranh
Đi tìm lửa đáy bỉển xanh rã rời
Về đem lục bát ra phơi
Có em đang cắp nón cời đợi nhau
Anh từng chiết giải thấm sâu
Chiều quê vẫn sững sờ câu “chiều chiều...”

Bước sâu vào nội dung sau đấy, người đọc sẽ thường gặp những câu thơ như:

“về nghe tiếng cát làng đâm
vẫn là kiếp kiếp ngư dân mỏi mòn
Về làm chỉ nữa các ôn
Chỉ nghe sóng vỗ bãi buồn điêu linh...”
(Trích “Một chiều về thăm lại phá Tam Giang”)

 

NGUYỄN ĐỨC TÙNG (Canada)

“Nguyễn Hàn Chung viết nhiều thơ tự do, thơ lục bát, tân hình thức. Sở thích và tài năng của anh là ở sự pha trộn các giọng điệu khác nhau: hài hước và trữ tình, đùa cợt và phê phán. Anh viết thơ thời sự, thơ thế sự, nhưng thơ tình nhiều hơn. Loại thơ sau cùng tập trung vào mối quan hệ thường ngày giữa người đàn ông và phụ nữ, vợ và chồng, giọng bỡn cợt, chữ bình dân, nhưng ý tứ sâu xa, hoặc lắt léo, hoặc cả hai.

Nguyễn Hàn Chung sống qua thời kì chiến tranh ở miền Nam, sau năm 1975, anh dạy học và viết văn, chứng kiến nhiều cảnh đời ngang trái. Anh gần gũi với đời sống của người bình dân trong nước lẫn hải ngoại; những kinh nghiệm ấy, lối nói ấy thể hiện trong văn chương của anh, và đó là một thành công đặc biệt...”

“Trong những thời đại khó khăn, tuyệt vọng, ngôn ngữ cũng cẩn một thứ tuyệt vọng mới, sự phá chấp, một thứ lục bát tản thẩn theo như cách nói của Nguyễn Hàn Chung. Anh cố gắng nổi loạn trong thơ, nhưng sự nổi loạn ấy khá hiển lành, hạn chế trong những quan hệ cá nhân, quan hệ nam nữ. Tôi nghĩ rằng nếu anh phát triển năng lực ấy vào các chủ đề khác, chúng ta sẽ được đọc những tác phẩm lạ hơn nữa. Thơ anh giàu tính địa phương, lối nói miền Trung, nhưng sự quan tâm của anh là dân tộc và phổ quát. Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Hàn Chung khó nhận ra nhưng ngấm ngẩm sâu xa giữa các hàng chữ, đôi khi hiện ra như sự giận dữ, đôi khi than vãn, và theo tôi trong những bài thành công hơn cả, chất khí khái tâm sự trong thể hành ngày trước. Tôi thích cách anh viết về những gặp gỡ đời thường, tình cảm hàng ngày, nhẹ nhõm, châm biếm nhưng không cay đắng. Trong những nhà thơ cùng thế hệ, ở hải ngoại và trong nước, Nguyễn Hàn Chung là một trường hợp như vậy, bên dưới một vẻ ngoài giao thiệp cởi mở và khá rộng, làm thơ liên tu bất tận trên mạng và trên báo chí, anh lặng lẽ đơn độc đi con đường của mình, dũng cảm thăm dò khả năng của chữ, cười cợt nhưng say đắm, hoang đàng và nghiêm khắc, ngày càng làm ngạc nhiên những người đọc trung thành và yêu mến của anh. Tôi nghĩ rằng Nguyễn Hàn Chung thực sự là một tiếng nói mới, tài năng, những năm gần đây, và tin rằng anh đang góp phẩn làm mới thơ Việt Nam.”

 

HỒ ĐÌNH NGHIÊM (Canada)

‘Tác giả nhà thơ ấy, thời gian gần đây “mê hoặc rất lâu” trên hầu hết diễn đàn văn chương hải ngoại, “Chẳng phải hình như đâu”, người đọc đã quen thuộc tên tuổi Nguyễn Hàn Chung, vị sứ giả mang duy một nhiệm vụ: Phóng khoáng trao gửi ra giữa đời vỏn vẹn một chữ Tình, sau khi nhìn ngắm Tình qua nhiều góc cạnh kèm với chút thật thà, chút bông lơn, chút trào phúng mà đa phẩn là rút ruột răn đe, kế đến chúi mũi chúi lái vào như kiểu ngày mai đã tận thế. Trong nước kêu bằng “chơi không khoan nhượng” hoặc “ăn chơi không sợ mưa rơi”. Chữ Tình dường như muôn đời thích “chăn gối” với thể thơ lục bát. Và nhà thơ Nguyễn Hàn Chung đã vừa đích thân đứng ra se duyên cho anh Sáu Tản chung đôi với chị Tám Thẩn’

 

NGUYỄN NGỌC HẠNH (Đà Nẵng)

“Trong khi nhiều người cùng thời với anh đã bỏ cuộc chơi thì anh lại đắm đuối lao tới như ngày đẩu mới làm thơ. Thời trai trẻ qua rồi, những câu thơ một thời cam chịu số phận hẩm hiu. Nó trôi dạt và thiếu nương tựa. Không ít người buông tay!”

“Khi năm mươi tuổi, Nguyễn Hàn Chung vẫn còn “tìm tôi trong bóng”. Bóng nhưng là hình, là một nửa che khuất mà ít ai nhìn nhận. Anh đã phát hiện ra cái nửa ấy của mình: “Nửa đi là mất, nửa rồi... Nửa về cấm, một nửa vùi trong đau”, để rồi “cửa vò xé âm ba tận hiến, có chiếc lá nửa vàng cố giữ nửa kia xanh". (Trước xuân)
Đấy cũng là cái đã qua và cái sắp qua thôi. Thơ của Nguyễn Hàn Chung xa xưa và của bây giờ vẫn là những ray rứt muôn thuở về những oan trái, về nỗi đau âm ỉ kiếp người. Anh làm cho nhiều người ngạc nhiên là anh tự bứt phá chính mình để được là mình một cách khác hơn, mới mẻ hơn.”

 

HOÀNG THƯ (California)

“Nguyễn Hàn Chung viết đủ thể loại từ ngũ ngôn, thất ngôn qua đến lục bát, tự do, tôi nghe từng triều sóng động, khi êm ái, khi nhọn vót chon von và vượt trội là sự phiêu dật hồn nhiên trong thơ Nguyễn Hàn Chung. Từ ngữ có lúc hàn lâm bình sinh thông suốt, khi thì thuần phác điển dã như nhiên. Người đọc bắt gặp tính trào phúng châm chọc giễu nhại trong thơ ông về những trơ trẽn, phù phiếm của cuộc phù du nhưng ta có thể thấy phía sau những bài thơ ấy hiển lộ một kinh nghiệm sống sâu sắc, thâm trầm đầy tố chất nhân hậu và bao dung. Lại có lúc mang tính cách “vui thôi mà” của Bùi Giáng, nhẹ tênh và đặc biệt của những nhà thơ từ xứ Ngũ Phụng Tề Phi thật đáng yêu thích.”

 

SẤU MÃ - PHAN HUY DŨNG (Đại Học Vinh)

"Nguyễn Hàn Chung thường xuyên thực hiện một cuộc đối chiếu ngầm giữa họ với chính bản thân và với lớp nhà thơ thuộc thế hệ đã thành danh hoặc đàn anh như mình. Đối chiếu không phải để bắt bẻ, để cao giọng, mà để tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết mong làm mới thơ theo tạng chất riêng và tùy vào khả năng mình có được. Nhận xét cũng là để học hỏi, vì đường thơ vô tận, ai có thể tự thị được ở lĩnh vực hay vùng không gian đặc thù này. Điểu vừa nói có thể được chứng thực qua chính sáng tác của Nguyễn Hàn Chung, nhất là ở mảng lục bát tản thẩn. Tôi hiểu ông làm thơ nhiều không phải do rỗi về thời gian, mà do những thúc đẩy từ bên trong của một người thiết tha với chữ (nghề giáo, nghề thơ đểu phải làm việc với chữ cả), mong được cùng chữ tươi trẻ lại mỗi ngày, giữa cuộc đời nói phù du thì cũng phù du thật, nhưng vẫn đáng sống, dù có lắm điều khiến ta phải phiền não, trăn trở."

oOo

Thơ trích từ Màu Sương Riêng Rớt

 

 

Copyright © biển khơi & tác giả 1998-2024