7

XUÂN MẬU TÝ SỐ 37 - THÁNG 2 NĂM 2008

 

Thơ

Chuyện thuyền xuân
24 Phạm Hồng Ân
Xuân
24Bùi Thạch Trường Sơn
Thơ xuân

24
Hải Dương
Thơ chuột

23
Tú Trinh
Đêm dài quê hương
21Vinh Hồ
Chiều trên phố
18
Tiểu Đỉnh
Tình nhớ tha hương
18
Ái Ưu Du

18
Trần Việt Bắc
Có phải em về trong đêm xuân
18Huỳnh Kim Khanh
Giấc mơ xuân
18Đỗ Phong Châu
Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa
21
Nguyễn Ngọc Mục
Mùa xuân về
21Tôn Thất Phú Sĩ
Một cõi chập chùng
21Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Những lóng xuân
14
Vũ Hoàng Thư
Nàng thơ
14Phạm Hồng Ân
Một ngày nữa nơi chỉ xài bạc cắt
14Tầm Xuân
Dưới trăng tháng chạp
14Phan Thái Yên
Đôi mắt bồ câu
13
Cỏ Biển
Truyện thơ chuột
14
Tú Trinh
Con thuyền hoa xuân
15
Ưu Du
Nhà em
8Võ Thị Đồng Minh
Người đàn bà ôm bó hoa trong ngày Tết
8Song Thao
Tản mản về năm Mậu Tý
8Trương Thanh - Diễm Thùy
Một đêm trăn trở cùng Hà Nội
8Đỗ Trường

Văn học, biên khảo

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
4
Vinh Hồ
Giao Chỉ và Tượng Quận - Phụ Lục
4Trần Việt Bắc
Bánh nếp
4Xuân Phương
Phiếm luận văn chương (04)
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 24
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Thằng Nèm
1
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 31

1Huỳnh Kim Khanh


 

Một ngày nữa, nơi chỉ xài bạc cắt

 

“Họ đi cả rồi chứ? Ai vậy?”
“Một nhóm trẻ chậm phát triển! Các cô giáo huấn luyện chúng những kỹ năng đơn giản để chúng có thể hòa nhập vào xã hội. Giặt giũ một phần bài học, các cô ấy bảo thế.”
“Họ chọn tiệm giặt ông? Hay nhỉ! Họ đến từ đâu vậy?”
“Một trường Trung học nào đó ở Rowlett. Kathleen, chúng không còn bé đâu! Trên mười tám cả đấy.”
“Tôi biết! Tôi từng trông thấy nhiều đứa trẻ mắc chứng trì độn ở thể nặng hơn. Những đứa chỉ có thể được chăm sóc thôi mà không thể chữa trị hay giáo dục gì được.”
“Ừa Ít ra thì ở xứ này người ta cũng chăm sóc chúng một cách tử tế đấy chứ?”
“Không chắc! Nếu ông nghĩ rằng một người nghèo hiến tặng ít, nhưng đó là tất cả những gì họ có, vẫn hơn một kẻ giàu tuy cho nhiều, nhưng đó chỉ là một phần tài sản họ. Một phần rất nhỏ. Tôi muốn nói đến những chính phủ... “
“Kathleen... Coi chừng bà lại đổ nước mùi vào ô dành cho xà bông đấy!”
“Vợ chồng tôi vừa về Veracruz ba tuần trong mùa lễ. Ở đó, những đứa trẻ khuyết tật Mexico không thể giành được một chỗ ngoài lề đường với những đứa trẻ khỏe mạnh.”
“Hãy nhìn sự việc ở khía cạnh tích cực của nó. Rồi mọi sự sẽ đổi khác đấy!”
“Ông không thấy gì thật sao? Trong sự tự hào của người Mỹ về lối sống và cách tổ chức xã hội của họ, qua cách hành sử của họ, tôi nghe được mùi vị của học thuyết dân tộc thượng đẳng!”
“Thật thế ư? Bà đã đi thật xa... Quá xa! Tôi không có điều gì để cay đắng... À, tôi chỉ hơi phiền hà vì không thể làm quen được thời tiết nơi này. Năm nay mới lạ lùng chứ... Bà thấy đấy... Trời hôm nay oi, ẩm. Tôi không ngờ đã tháng giêng rồi đấy!”

oOo

tháng giêng rồi đó em... (* )
Lời thì thầm nhắn gió. Khơi gợi mênh mông. Hoài niệm buổi mai cuộc tình.
một mùa đông rất dài
trôi trên vùng tóc lạ...
Tháng giêng đất trời tiếp nối tháng giêng. Tháng giêng cuộc tình chỉ một. Tình yêu long lanh hạt vỡ. Tháng giêng mùa tình lận đận rồi xa...
bởi trăm nghìn con sông
bởi một đời nước lũ
anh bỏ quên tuổi mình
trên tay em thần chú
mùa vỗ cánh bay ngang
Tháng giêng xanh non và tan tác, gần gũi và vời vợi trong Bài Tình Tháng Giêng của Nguyễn Xuân Thiệp. Lời thầm thì gởi nắng... Tháng giêng tươi rói với tiếng hát mượt mà Khánh Vy. Tháng giêng ngập ngừng trên từng nốt ghi ta thanh thoát Hoàng Đình Bình. Tháng giêng ấy còn chăng là... nỗi nhớ dịu dàng.
tháng giêng rồi đó em...

oOo

“Nào, hãy cho tôi một phút, tôi trở lại với anh ngay!’
“Cứ thư thả, Jerry. Đàng nào tôi cũng ở đây cả ngày mà.”
..............

“Bây giờ thì cho tôi trở lại chuyện Việt Nam một chút... Đầu năm 68. Đêm ấy trung đội tôi đóng chốt trên một cao điểm. Ngụy trang hầm hố xong, chúng tôi nằm co như những con sâu trong tổ. Nhưng trong chiếc tổ con kín bưng ấy là mênh mông những cánh đồng cỏ Texas quê tôi, là hình ảnh ngôi nhà thờ trắng giữa cánh đồng cam California đang mùa hoa của Brenda, vợ tôi bây giờ... “
“Ồ, những chuyện như vậy anh phải viết ra, Jerry ạ. Kể cho mình tôi thì uổng quá!”
“Vậy mà tôi không viết được! Anh là người Việt Nam duy nhất tôi biết ở đây, lại là lính già với nhau, nghe, anh chia sẻ được!”
“Lính già? Buồn vậy!”
“Thế rồi... bỗng một cành cây động đậy! Nhiều cành cây động đậy! Những bóng đen bí hiểm ngụy tranh cành lá, chập choạng bước dưới bóng trăng như một đoàn âm binh... Cha mẹ ơi, lần đầu tiên tôi trông thấy những kẻ thù của mình! Giết hay bị giết!
“Họ đã rơi vào bãi phục kích của các anh?”
“… Có một tên đi ngang qua tầm súng tôi, Hình như nó nhìn lom lom vào mắt tôi! Ánh trăng chếch soi rõ một bên mặt xanh xao với hốc mắt tối thẫm của nó. Tôi nín thở. Và tôi biết cả trung đội tôi, cái trung đội không giống chút nào với cái trung đội xi nê của thằng cha Oliver Stone, cũng đều nín thở. Cái giác quan cực nhạy của một người lính cho chúng tôi biết chúng tôi không thể làm gì khác ngoài sự im lặng... Anh có biết số lượng của đoàn quân ma ấy không? Một trung đoàn!”
“Có lẽ họ chuyển quân xuống vùng xuôi cho chiến dịch Tết năm ấy.”
“Tôi không còn gặp lại Brenda đâu, nếu chúng tôi khai hỏa đêm ấy! Hôm sau, trực thăng bốc về lại Chu Lai, nằm ngắm mặt trời lên huy hoàng trên biển Đông, tôi mơ màng lẫn lộn giữa bóng ma khủng khiếp của chiến tranh và một thoáng thanh bình trên đất nước tuyệt đẹp của các anh. Mộng và ác mộng đan xen nhau. Là một người lính chuyên nghiệp, nhiều khi tôi lại tự hỏi: Chiến tranh để làm gì nhỉ!”
“Chiến tranh giải quyết được nhiều vấn đề chứ!”
“Nhưng những vấn đề nó đặt ra và để lại lại nhiều hơn. Và trầm trọng hơn!”

oOo

“Quần áo tôi còn trong máy sấy, nhưng tôi cần đi chừng một tiếng đồng hồ. Ông có thể trông hộ tôi được không?”
“Thưa bà, thật tình tôi không ngại việc ấy. Nhưng tôi không thể bảo đảm rằng quần áo bà sẽ không bị đánh cắp. Đôi khi tôi còn bận rộn với những việc khác.”
“Thế ở đây hay bị mất cắp lắm à?”
“Bà biết, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không lựa là ở đây. Mới tuần trước đây thôi, một phụ nữ đã hô hoán là mất mấy cái quần jean trong máy sấy!”
“Mấy cái quần jean thì có chi lớn lao mà ầm ĩ chứ?”
“Ồ, lớn lao chứ! Với khổ người ngoại hạng của vị phu nhân ấy thì mấy chiếc quần jean phải... thật lớn lao. Tôi cố giải thích rằng tôi rất tiếc không thể giúp được gì cho bà ấy nhưng bà vẫn nằng nặc đòi tôi phải làm một.. cái gì đó!”
“Cái gì?”
“Tôi chả hiểu! Bà ấy bèn gọi cò! Cò đến, hỏi vẩn vơ một chốc... “
“Rồi cũng thôi, tôi biết!”
“Chưa hết đâu... Mấy ngày sau quan thanh tra đến, xem cái video toàn cảnh lúc xảy ra sự vụ!”
“Chu đáo nhẽ! Thế rồi sao nữa?”
“Cuối cùng quan thanh tra nói chả tìm được gì. Ngài kêu cò bót không có thời giờ cho những chuyện ấm ớ như vậy, tuy nhiên nếu có công dân khiếu tố thì cũng phải tìm cách trả lời. Ngài bảo thêm, nếu để đồ đạc mình ở một nơi công cộng rồi bỏ đi thì quả là một hành động không khôn ngoan lắm!”
“Trời đất ơi, bao người bỏ bao thời giờ công sức cho một sự việc ngu ngốc để rồi đi đến một cái kết luận chả chói sáng gì! Ông thấy không, người ta sử dụng tiền đóng thuế của chúng ta như thế đấy!”
“Vâng, thế đấy... Tôi nghĩ quần áo bà đã khô. Bây giờ, nếu quả bà có việc phải đi thì tôi nghĩ bà có thể mang chúng theo. Lúc về nhà xếp cũng tiện!”

oOo

“Gì mà thiểu não vậy, Alfonso? Tao ngạc nhiên đấy!”
“Tại sao tôi lại đi giặt bữa nay, trái với lệ thường, chứ gì? Mẹ vợ qua thăm!”
“Đi giặt cho bà chứ gì? Ô, tốt quá, Alfonso! Mày đúng là bậc đại trượng phu! Tao chắc chắn phụ nữ phải rất rất ngưỡng mộ mày!”
“Vấn đề hơi khác. Trong ngày tôi đã có được tám tiếng đồng hồ lành lặn ở xưởng mộc, ông nghĩ với đống quần áo bừa bộn này tôi sẽ thoát được cuộc chiến tranh ở nhà trong bao lâu? Ơn Chúa!”
“À ra vậy! Nhưng né mặt làm gì, nghe nói cả năm bà ấy mới đi thăm con cháu một lần mà?”
“Thế giới này sẽ yên ổn biết bao nhiêu nếu các bà nhạc chỉ chịu khó gọi điện hỏi thăm con gái và cháu ngoại!’
“Ấy, mày nói thế e có điều không phải. Mày cướp con gái người ta đi ấy à?”
“Ông biết, căn nhà hai phòng mà đã có đến bốn gia đình chui ra chui vào. Bây giờ thêm bà cụ, dù chỉ vài ngày, quả là gay go! Khỉ, lâu nay bà cụ cứ tưởng con cháu có nhà riêng, xe riêng, chỉ cần đổ mồ hôi là nhặt được tiền. Bên nước ông không biết như thế nào chứ bên tôi người ta không hiểu rằng những chuyện như vậy đối với nhiều người ở đây hãy còn là một giấc mơ.’
“Một giấc mơ Mỹ đã được giản lược hóa tối đa nhưng vẫn không chắc thành tựu được nhỉ!”
'Ừ, tụi tôi cóc cần những cái thứ Hollywood, Disneyland, Grand Caynon, Bảo tàng viện, nhạc jazz... Ngay cả tiếng Mỹ! Đến đây tôi lại nhớ... Tại sao ông không học tiếng Tây Ban Nha? Tổ sư cái lối sống Mỹ! Tụi tôi cần có ai đó chịu đổi đô la lấy mồ hôi... Tụi tôi qua đây vì lý do kinh tế. Tiền. Đến đây tôi lại nhớ... Tôi chịu người Tàu! Họ tản mác khắp thế giới, tới đâu cũng mang theo cái bàn thờ ông... Ông gì nhi? À, ông Thần Tài! Góc nhà góc tiệm gì họ cũng bày ông Thần Tài ra thờ! Bảo người Đông phương các ông không thực tế là sai!”
“Coi chừng mày sa vào chủ trương bài Mỹ. Nhưng tao biết, tụi mày chỉ cần một kênh truyền hình có bóng đá hàng tuần, chợ Fiesta. Taco Bell, nếu phải kể thêm, là đủ!”
“Còn thiếu một thứ! Rất quan trọng!”
“Gì nữa? Pizza Patron sắp nhận tiền đồng peso hả?”
“Không! Tiệm giặt! Này, sao ông không học tiếng Tây Ban Nha, ông nội!”

oOo

“Tối nay trời mưa đấy. Nhiệt độ lại tụt xuống. Mai mày có mở tiệm?”
“Có chứ, lão Tom! Nếu đường không đông đá!”
“Tao ngồi nhà. Củi đã sẵn trong lò sưởi. Chắc tao lại ngồi nhà để vẩn vơ!’
“Lão thường nhớ gì?”
“Một căn phòng gạch nám khói trong khu Harlem. Mẹ tao thường về rất khuya, đôi khi với một người bạn trai nào đó. Tiếng cười giỡn và mùi rượu rôm giữa đêm đánh thức tao và cơn đói. Tao thường đói. Nhưng chỉ phạm tội có một lần là khi giật của con bé hàng xóm một thỏi sô cô la. Kìa, mày thấy thằng nhóc đang say sưa ngắm nghía cái tủ bánh kẹo của mày chứ? Đấy, nó thong thả bỏ vào khe từng đồng mười xu... Điềm đạm... Tự tin... Điều trái khoáy là bây giờ thay vì xót xa cho cảnh già đơn độc thì tao lại chỉ phiền não cho tuổi thơ bất hạnh của mình.”
“Tôi thì lại rất bằng lòng với thời ấu thơ khốn khó. Tôi được hạnh phúc sinh ra trong một gia đình nghèo. Rất nghèo. Chung quanh tôi, những đứa trẻ khác bị đẩy ra vỉa hè rất sớm, nơi cho chúng rất hiếm những cơ hội để trở thành một con người ngay thẳng. Nhưng, lão Tom ạ, rồi tất cả sẽ thay đổi. Đang thay đổi. Người ta sẽ chăm sóc trẻ thơ như chăm sóc những đứa trẻ trì độn buổi sáng nay!’
“Mày đang nói về chuyện gì vậy?”
“Sáng nay người ta mang những đứa trẻ mắc chứng trì độn đến đây để dạy chúng phương cách sinh tồn trong xã hội... “
“à Để buổi chiều có thể xoa tay thỏa mãn, tự trấn an lương tâm rằng xã hội đã cố gắng làm hết khả năng của nó để xoa dịu nỗi khổ con người!”
“Này lão Tom ạ, nếu tôi nói có gì hơi quá thì lão bỏ qua cho. Hình như lão quá cay đắng với cuộc đời. Quá chua chát với con người.”
“Thật vậy sao? Có thể mày đúng... Từ ngày bà ấy bỏ đi...“

oOo

tháng giêng rồi đó em...

Tầm Xuân

(*) Bài Tình Tháng Giêng- Thơ Nguyễn Xuân Thiệp