7

XUÂN MẬU TÝ SỐ 37 - THÁNG 2 NĂM 2008

 

Thơ

Chuyện thuyền xuân
24 Phạm Hồng Ân
Xuân
24Bùi Thạch Trường Sơn
Thơ xuân

24
Hải Dương
Thơ chuột

23
Tú Trinh
Đêm dài quê hương
21Vinh Hồ
Chiều trên phố
18
Tiểu Đỉnh
Tình nhớ tha hương
18
Ái Ưu Du

18
Trần Việt Bắc
Có phải em về trong đêm xuân
18Huỳnh Kim Khanh
Giấc mơ xuân
18Đỗ Phong Châu
Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa
21
Nguyễn Ngọc Mục
Mùa xuân về
21Tôn Thất Phú Sĩ
Một cõi chập chùng
21Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Những lóng xuân
14
Vũ Hoàng Thư
Nàng thơ
14Phạm Hồng Ân
Một ngày nữa nơi chỉ xài bạc cắt
14Tầm Xuân
Dưới trăng tháng chạp
14Phan Thái Yên
Đôi mắt bồ câu
13
Cỏ Biển
Truyện thơ chuột
14
Tú Trinh
Con thuyền hoa xuân
15
Ưu Du
Nhà em
8Võ Thị Đồng Minh
Người đàn bà ôm bó hoa trong ngày Tết
8Song Thao
Tản mản về năm Mậu Tý
8Trương Thanh - Diễm Thùy
Một đêm trăn trở cùng Hà Nội
8Đỗ Trường

Văn học, biên khảo

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
4
Vinh Hồ
Giao Chỉ và Tượng Quận - Phụ Lục
4Trần Việt Bắc
Bánh nếp
4Xuân Phương
Phiếm luận văn chương (04)
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 24
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Thằng Nèm
1
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 31

1Huỳnh Kim Khanh


 

Phiếm luận văn chương (4)

 

Thuật làm thơ ( 2)                              

Luật bằng vần bằng :

bằng Bằng trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bằng Trắc
bằng Bằng trắc Trắc Bằng

Đề nghị sửa đổi như sau :

bằng Không trắc Trắc Bằng
trắc Trắc trắc Bằng Không
trắc Trắc không Bằng Trắc ( trắc Trắc bằng Không Trắc)
bằng Không trắc Trắc Bằng

Thí dụ :
Chiều về gió thổi nhiều
Héo hắt nét buồn thiu
Cuối xóm đường mòn vắng
Người cười nét diễm kiều

Theo công thức mới ta có thí dụ sau :

Chiều đi bóng xế tà
Nhớ đến bóng người xa
Lặng lẽ trên đồi vằng
Mình ta nhớ nỗi nhà

Sự uyển chuyển giữa hai âm Không và Bằng trong những chữ ở vị trí luật tuyệt đối có một sắc thái như sau : Nếu chữ trước thuộc Bằng, để làm phong phú cho âm điệu của bài thơ, chữ kế tiếp ở vị trí bắt buộc theo âm luật phải thuộc âm Không( không dấu). Một điều nữa cần ghi nhận là khi ta chuyển từ thơ bảy chữa sang thơ năm chữ, luật lệ về âm luật có vẻ dễ dãi hơn.

Cho tới bây giờ, tôi chỉ chú trọng âm luật của một đoạn bốn câu trong thơ năm và bảy chữ. Lý do dễ hiểu là trừ phi các bạn muốn làm thơ Đường luật thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú ( Bảy chữ hoặc năm chữ tám câu), những âm luật kê khai trên đây đã đủ cho các bạn làm thơ mới mà tôi muốn bàn bạc ở đây.

Trước khi nói qua thể thơ khác sáu chữ và tám chữ, tôi tưởng cũng nên nói qua về Đối trong thơ. Đối có hai thể, đối lời và đối ý. Thường thì trong thơ Đường luật đòi hỏi phải đối cả lời lẫn ý. Lời thì có chữ và câu. Đối chữ với chữ thì dễ hơn. Thường trong những bài thơ tả cảnh, cách này dễ được áp dụng. Giả sử bạn muốn tả cảnh trời, đối lại bạn có thể tả nước hoặc đất với âm đối nghịch thì bạn sẽ dạt đượt ý nguyện. Tả tình cũng thế. Dùng dĩ vãng đối hiện tại hoặc tương lai, dùng nỗi vui đối với nỗi buồn sẽ hoàn tất trách nhiệm. Lý tưởng nhất là cả ý và lời đều đối nhau trong bố cục của bài thơ. Sau đây là vài thí dụ.

Luật trắc vần bằng, thơ bảy chữ :

Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừ nhưng tính lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa
( Nguyễn Khuyến)

Chưa chán ru mà quấy mãi đây
Nợ nần dan díu b61y lâu nay
Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phong lưu quá phải vay
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mạt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay
Còn trời còn đất còn non nước
Cò lẽ t đâu mãi thế này
( Nguyễn Công Trứ)

Luật bằng vần bằng, thơ bảy chữ:

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương
Vậy phải lên ngô gỡ mối giường
Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt
Gót vàng giậm đạp máy âm dương
( Lê Thánh Tôn)

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồng
Lấy của bắt người quân tệ nhỉ
Thân già da cóc có đau không
Bây giờ trót đã sầy da trán
Ngày trước đi đâu mất mẩy long
Thôi cũng đùng nên ky cóp nữa
Kẻo mong tiếng dại của phường ngông
( Tam Nguyên Yên Đổ)

Luật trắc vần bằng, thơ năm chữ:

Ta ngắm tận phương trời
Hoàng hôn phủ mù khơi
Bãi lạnh cò xuôi cánh
Cồn xa nước giáp trời
Lữ khách thuyền xuôi mái
Quê nhà khói mịt khơi
Tiêu tác mùa thu tới
Nhớ thương phủ ngập trời

Luật bằng vần bằng, thơ năm chữ:

Chiều về hoa nắng rơi
Lữ khách dạ bời bời
Viễn phố buồn tràn đất
Tha phương nhớ ngập trời
Em làm người cô phụ
Ta thành kẻ muôn nơi
Xao xác hoàng hôn xuống
Niềm nhung nhớ nghẹn lời

Nếu bạn muốn làm thơ mới, bạn có thể bỏ qua luật đối trong thơ cổ điển. Thơ mới nếu còn giữ những niêm luật của thơ cổ điền, thường chỉ dùng những đoạn bốn câu, vần trắc hoặc bằng để kết câu thành bài thơ. Tự nhiên ta nghĩ đến thể thơ tứ tuyệt, chỉ có bốn câu, vần và luật cũng giống như những gì ta đã nói qua cho tới bây giờ.

Lởm chởm gừng vài khóm
Lơ thơ tỏi mấy hàng
Vẻ chi là cảnh muộn
Mà cũng đến thương tang
( Ôn Như Hầu)

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao thôi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai
( Hạ Tri Chương)

( Tuổi nhỏ xa nhà già trở về
Tiếng quê không đổi tóc xưa rơi
Trẻ con nhìn thấy mà không nhận
Cười hỏi ta từ đâu đến nơi )

Nếu theo luấn bằng thí có bái này :

            Khúc Giang Hoa
Phù hương nhiễu khúc ngạn
Viên ảnh phủ hoa trì
Thường khủng thu phong tảo
Phiêu linh quân bất tri
( Lư Chiếu Lân)
Hương nổi vờn bờ nước
Bóng tròn phủ mặt ao
Thường sợ gió thu sớm
Phiêu linh bạn biết đâu
( Trấn Trọng Kim)

Hương là đà sông vắng
Bóng ảnh phủ ao đầy
Thường sợ gió thu thổi
Tơi bời anh có hay?
( HKK)

 Nói về thơ mới, ta cũng nên tìm lại những ví dụ trong thơ cổ điển khi mà luật niêm uyển chuyển hơn không kém thời bây giờ:

Hồi hương ngẫu hứng II

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền Kính hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thời ba

( Xa cách quê nhà năm tháng xa
Gần đây nhân sự nửa tiêu ma
Chỉ thấy trước nhà hồ nước Kính
Gió thu không đổi sóng ngoài xa
( HKK)

Xa cách quê nhà đã mấy thu
Xóm làng nhân sự vẻ tiêu điều
Chỉ còn hồ Kính y như trước
Sóng cũ không thay với gió chiều
( Lê Chí Điến)  

Xin để ý chữ thứ hai của câu hai và ba không cùng một âm vận. Đây là thể thơ so le của thơ mới bảy chữ cũng như năm chữ

Xa cách quê từ lâu
Chiều hôm nặng nỗi sầu 
Chốn cũ ai nào đó
Quê mùa nét áo nâu
( HKK)

Đến đây xin chấm dứt luận bàn về thơ năm và bảy chữ, luật trắc vần bằng hoặc luật bằng vần bằng hoặc vần trắc. Kỳ tới chúng ta sẽ nói qua loại thơ sáu và tám chữ.

Huỳnh Kim Khanh
( Còn tiếp)