XUÂN KỶ SỬU SỐ 41 - THÁNG 1 NĂM 2009

 

Thơ

Mây
24Nguyên Anh
Quán không tên
24Vũ Hoàng Thư
Hạnh trắng
21Nguyễn Linh Khiếu
Đón xuân ở Chicago
18
Phạm Hồng Ân
Nhớ lại
18Trần Việt Bắc
Đóa hoa xưa
18Di Trương
Tình yêu đồng lõa
21
Huỳnh Kim Khanh
Về
21Ái Ưu Du
Nàng xuân trên đất Mỹ
21Hải Dương
Xuân trên đầu thác
24Đỗ Phong Châu
Cảm xuân xứ lạ
24Ngọc Trân
Rồi mùa xuân đến
21Tôn Thất Phú Sĩ
Trở trời
18
Kim Thành
Thương bác Trâu già
18Vinh Hồ
Mừng Sửu lên ngôi
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Tản mạn Tết Kỷ Sửu
14
Trương Thanh Diễm Thùy
Cà kê dê ngỗng truyện con trâu
14Vinh Hồ
Trâu trắng trâu đen
14Nguyên Bông
Sớ Táo Quân
14Hải Dương
Mùa xuân và cỏ
13
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển (2)
14
Phan Thái Yên
Ngựa biển
8Nguyễn Linh Khiếu
Chiếc lá trạng nguyên
8Cỏ Biển
Thoáng xuân
8Đỗ Trường
Tình nhẹ như mây
8Ái Ưu Du
Từ BĐII tới NAVOCS
8Nguyễn Chu Trương Dực
Truyện trong tiệm giặt
8Tầm Xuân
Đêm mơ
8Trần Hoài Thư
Eva
8Song Thao
Bóng nắng xuân
8Nguyên Bông
Con trâu cộ của cha tôi
8Vinh Hồ
Thang thuốc nam
8Trương Thanh Diễm Thùy
Về truyện ký của Phạm Tín An Ninh
8Đỗ Trường
CD Song Anh
8Vinh Hồ

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Thể thơ Đường luật bát cú
4Vinh Hồ

Sống thiện chết lành - Kết
4Ngô Văn Xuân
Tình yêu trong ca dao về Trâu
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 28
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (22, 23, 24)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (3)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Đàn kiếm giang hồ (1)

1Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành - Phần phụ

 

Những thực hành đơn giản

Mọi người thường hỏi,” Vậy thì điều gì tôi cần thực hiện hàng ngày? “  câu trả lời cuả tôi là, “ Hãy canh giữ sự nóng giận, ràng buộc, và cái Ta suốt ngày.”

Khi bạn thức giấc mỗi buổi sáng, hãy nghĩ tới phương cách Allen Ginsberg từng nói với tôi ông ta thuờng làm: “Tôi vui xướng vì chưa phải là thây ma.”  Hãy vui xướng đang được sống và quyết tâm mong muốn hôm nay là ngày hạnh phúc, và bạn thực lòng mong muốn sống tử tế, tốt đẹp với mọi người. Khởi ý niệm này lúc đầu ngày và lúc cuối ngày trước khi ngủ. Khi bạn đã quyết định làm điều tốt lành cho chính mình và mọi người thì cũng là khi bạn cảm thấy ân hận về những tai hại đã gây ra, và quyết tâm không tái phạm nó nữa, sau đó thực hiện một loại đền đáp tinh thần nào đó, rồi thiền định để chữa trị những ý tưởng xấu.

Nếu bạn muốn thực hành tập trung tư tưởng và thiền phân tích, bạn có thể khởi động bằng những lời cầu nguyện dười đây.

Những công phu thực hành này sẽ mang đến thành qủa gì? Nó sẽ làm mới lại những nguồn cội cảm hứng; phát sinh những tình yêu thương vô điều kiện và lòng thông cảm, tạo ra những động cơ hành động thích hợp; bài cầu nguyện 7 đoạn ( seven limps ) sẽ giúp chúng ta tích tập những tốt lành trong việc mở mang tâm thức cuả mình. Mạn tra ( mật chú ) có khả năng che chở cho tâm thức đi đúng đường. Nhưng bạn có thể bỏ ra ngoài.
Bạn có thể tham gia vào việc tập trung tư tưởng và hành thiền phân tích trong hay ngay sau các câu mật chú và trứơc lúc chuyên tâm.

Đầu tiên là mời các vị giác ngộ chứng minh. Sau khi cảm nhận sự hiện diện cuả họ thì bắt đầu trì lễ. Nếu bạn là phật tử thì bạn bắt đầu nguyện đọc 3 lần: Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô tăng, sau đó đọc các lời nguyện sau:

An trú

Tôi xin đựơc an trú trong thân, khẩu, ý cuả các vị giác ngộ.

Khởi sinh tình thương cảm

Cầu xin mọi chúng sinh được an lạc
Đựơc thoát khỏi khổ đau
Được thoát khỏi những ràng buộc và lòng giận dữ.

Seven limbs

Con xin cúng dường thân, khẩu, ý cuả con
Và những điều tốt lành nhất
Tất cả đựơc bầy biện ra đây trước mắt qúi vị và các vị con đoái tưởng
Xin được gia bội triệu lần hơn để lấp đầy không gian giữa các vị và con
Con ân hận và thề sẽ không bao giờ lập lại các hành động gây nên sự khổ đau
Con vui xướng với những điều tạo nên phúc lạc
Con cầu xin các vị giác ngộ
Hãy ở cùng con cho tới khi con giống như các vị
Con cầu xin trí huệ và lòng thương cảm cuả qúi vị hướng dẫn
Và ban mọi sự tốt đẹp cho chúng sinh.

Mật chú

TAYATHA GATE GATE PARAGATE
PARASAMGATE BODHI SOHA

Mật chú chân lý cuả hiện thực, bản chất cuả sự sống, cuả sự tương liên. Chú bảo vệ bạn vượt qua những chướng ngại, khó khăn.

OM MUNI MUNI MAHA ( SAKYA ) MUNI YE SOHA

Chú này nối kết bạn với Phật tổ, là người không chỉ thắng vượt đựơc những ảo tưởng mà cả những quyền lợi vị ky ûnữa. Với câu chú này, thân khẩu ý cuả tất cả các vị giác ngộ sẽ nối kết cùng với chúng ta. Soha đặt nền tảng cho sự hợp nhất: cầu xin mọi sự tốt đẹp cuả thân khẩu ý cuả các ngài hội nhập cùng thân khẩu ý của chúng ta.

OM MANI PADME HUM

Đây là câu chú cuả đức Phật về Đại thông (Great Compassion). Om tiêu biểu cho thân, khẩu, ý. Mani; hay trang sức biểu hiện cho phương pháp;  phương pháp là tình thương cảm, giúp đỡ người khác, sự cống hiến hoàn toàn. Toàn bộ những ý tưởng này đại diện bằng từ Mani. Padme là hoa sen, hay sự thanh tịnh va øtrí huệ. Câu chú nối kết tình yêu thương cuả chúng ta với Đại thông cuả Đức phật do đó tình yêu thương trong chúng ta sẽ phát triển gia tăng cho tới cùng mức độ với ngài. Và chúng ta kết nối sự khôn ngoan cuả chúng ta với vô lượng trí huệ cuả các vị giác ngộ, để rồi mong đạt tới mức đại giác giống như các vị. Hum là sự hợp nhất giữa trí huệ và phương pháp.


OM TARE TUTTARE TURE SOHA

Đây là câu mật chú cuả nữ giới về tình thương cảm, Tara, là mẹ cuả mọi vị Phật. Tare: là người có phương pháp thích hợp và tình yêu thương để dẫn dắt chúng ta ra khỏi sự khổ đau cuả sự tái sinh bắt buộc. Tare là tên gọi cuả bà. Tuttare: là người che chở cho chúng ta tránh khỏi những cảm tính tiêu cực, là điều có thể hủy hoại mọi thực hành tâm linh cuả chúng ta. Ture: bà chữa lành mọi bịnh tật, thể xác và tinh thần. Ngoài ra nếu bạn có những thói quen xấu , bạn có thể tập trung tinh thần khấn nguyện bà giúp đỡ. Soha đặt nền móng.

 

Cống hiến

Bằng công sức này
Tôi cầu nguyện xin mau chóng đạt thành chánh qủa
Và xin mang theo cùng tôi mọi chúng sinh.

LỜI BẠT

Tôi gặp Allen Ginsberg khoảng đầu năm 1990 và yêu thích ông ngay. Oâng là người thông thái, rất quan tâm tới khả năng có một đời sống vượt ra khỏi đời sống hiện tại và vào các lời Phật dậy. Hình như ông cũng thích tôi về điều ấy, và cũng có lẽ vì tôi đã làm ông nhớ lại ông thầy dậy sau cùng cuả ông, Chogyam trungpa, là người đã giới thiệu Phật giáo Tây tạng vào nứơc Mỹ, cũng là người tôi thường gặp gỡ khi tôi còn sống tại Delhi và trông coi Viện Tây tạng.

Allen rất tốt với tôi và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội dậy tôi nền móng cơ bản cuả Anh ngữ và văn chương Hoa kỳ. Nhờ có ông và Sandy Finkel cùng Aura Glaser, là những người đã đưa tôi tới xứ sở này, Tôi bắt đầu hiểu ra phương pháp tư duy cuả Phương Tây, và điều này đã tác động lên tôi rất nhiều.

Có lần Allen mở một cuộc hội thảo mang tên “Thi ca ngẫu hứng “ (Spontaneous Poetry) và nài nỉ tôi tới dự. Ông hỏi mọi người, “Bạn đang nghĩ cái gì? Xin hãy nói mau.” Oâng hỏi tất cả mọi người và tôi giữ im lặng. Sau đó ông quay sang tôi rồi nói, “Này Rimpoche, bạn đang suy nghĩ gì vậy? “ Tôi nói với ông những điều đang có trong đầu tôi lúc ấy. Tôi nói rằng “Tôi không muốn chấm dứt trong đôi giầy cuả Jim và Tammy Faye Bakker. “ Họ đang là thầy giáo tâm linh bị liên quan đến một vụ tai tiếng lớn trong thời gian ấy. Ông bảo rằng, “Cách để bạn không mắc bẫy là bảo đảm rằng bạn đừng bao giờ dấu diếm điều gì cả. Bất kể đó là cái gì, đừng che dấu. Gìn giữ mọi vật nơi công khai.” Tôi theo lời khuyên cuả ông, và điều này mang đến cho tôi nhiều điều kỳ diệu. Chính bản thân Allen đã giữ một đời sống và cái chết trong cởi mở công khai. Ông là nguồn suối cuả mọi cảm hứng cuả tôi vì sự tử tế, phóng khoáng, thẳng thắn, chính trực và sự quan tâm tới người khác cuả ông. Ông hoàn toàn là con người cuả chính ông, và ông đã chỉ cho tôi sống thoải mái ra sao trong con người thực cuả chính mình.
Ông muốn viết chung với tôi một cuốn sách mà trong đó ông sẽ thể hiện những điều tôi viết thành một bài thơ. Nhưng ông đã ra đi trước khi thực hiện đựơc điều này, cho nên tôi đã cho in trong tập sách này bài thơ “Trầm tư như một tảng đá “ cuả ông như một sự trân trọng với điều ông mong ước.

Đã có rất nhiều người giúp tôi viết nên cuốn sách này mà tôi không thể nêu tên ra hết. Tôi muốn gởi lời cảm ơn tới Gini Alhadeff về việc cô đã cho tôi mượn những lời bóng bẩy, đẹp đẽ trong ngôn ngữ; Amy Hertz , không những chỉ giúp tôi biên tập mà còn thúc đẩy tôi trong việc hoàn tất cuốn sách này—mà nếu không có sự thúc đẩy ấy chắc cuốn sách này đã không thành hiện thực; và Mark Magill về những kỹ năng sắp xếp cuốn sách.
Thêm vào đó, tôi cũng muốn gởi lời cám ơn tới các vị sau đây về sự quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ tôi khi viết cuốn sách này: Francesco Clemente, Carole Corcovan, madoonna Gauding…

VỀ TÁC GIẢ

Là cháu cuả Đạt lai Lama thứ 13, Gehlek Rimpoche sinh năm 1939 tại Lhasa, Tây tạng. Lên 4 tuổi, ông được công nhận là một trong những vị sư viện trưởng cuả một trong những tu viện chính tại Tây tạng tái sinh.

Với tư cách là một lạt ma tái sinh nên ông được đặc ân nhận sự huấn luyện về văn hóa và tôn giáo tại một tu viện lớn nhất Tây tạng, tu viện Deprung, tu viện này có lúc đã có tới 13000 sư, tăng. Ông đã theo học nhiều vị cao tăng nổi tiếng lúc đó.

Năm 1959, Gehlek Rimpoche là một trong những tu sĩ và thường dân bỏ trốn khỏi Tây tạng, vì sự áp bức cuả Trung cộng xâm lăng quốc gia này kể từ năm 1951. Tại Ấn độ, Rimpoche là một trong nhóm 16 tu sinh đựơc tuyển chọn để tiếp tục theo học dưới sự hướng dẫn cuả các cao tăng trong đó có cả vị giáo thụ cuả đức Đạt lai lạt ma hiện thời, là người cũng trốn thoát khỏi Tây tạng. Ông theo học tại đại học Cornell năm 1964 trong một chương trình trao đổi sinh viên.  Ông làm việc cho All India Radio và Chính phủ Tây tạng lưu vong trong công tác phụ giúp định cư người tị nạn và phát triển giáo dục. Ông đã biên tậïp và xuất bản hơn 170 cuốn kinh sách Phật giáo, từ những kinh bản hiếm qúy đã bị thất lạc, hoặc sao chép lại những tồn bản đã bị Trung cộng phá hủy. Năm 25 tuổi, Rimpoche từ bỏ đời sống tu viện, chọn đời sống thế tục để phục vụ trong cộng đồng Phật giáo Tây tạng.

Khoảng giữa năm 1970, Gehlek Rimpoche đựơc vị giáo thụ cuả đức Đạt lai lạt ma khuyến khích bắt đầu giảng dậy tiếng Anh. Ông từng là cố vấn sưu khảo tại đại học Case Western Reserve University, ở Ohio, và là giảng viên ngôn ngữ Tây tạng tại đại học Michigan ở Ann Arbo. Từ đó ông đựơc nhiều người trên thế giới biết tới. Năm 1988, ông thành lập Jewel Heart, một tổ chức chuyên trách việc bảo tồn văn hóa và Phật giáo Tây tạng. Jewel Heart cơ sở tại Ann Arbo, có các chi nhánh tại Chicago, New york, San Francisco, Cleveland, Lincoln (Nebraska). Hoà lan, Mã lai và Singapore.

Là một thành viên trong thế hệ lạt ma tái sinh cuối cùng được hưởng sự giáo dục trọn vẹn tại một tu viện nổi tiếng tại Tây tạng, Gehlek Rimpoche đặc biệt còn có sự am hiểu về Anh ngữ, về xã hội hiện đại, và kỹ năng giảng dậy về Phật giáo cho người Tây phương. Ông hiện nay là một công dân Hoa kỳ.

VỀ NGƯỜI DỊCH

 Tôi bắt gặp cuốn sách này trong một dịp tình cờ. Trước đây tôi có được đọc một cuốn sách có đề tựa tương tự cuả Đức đạt lai lạt ma thứ 14: Sống hạnh phúc Chết bình an (1). Cuốn sách chưa đi sâu vào nhiều thắc mắc tôi muốn biết chẳng hạn như những điều gì sẽ xẩy ra trong tiến trình cận tử (during the dying process ). Cuốn này phần nào đưa ra một đáp án cho vấn nạn đó.

Thực tâm mà nói, mục tiêu cuả tôi cũng chỉ mong muốn đọc cho thoả óc tò mò cá nhân và chiêm nghiệm qua chính cuộc sống cuả mình với những điều mô tả trong cuốn sách này. Dần dà càng đọc càng thấy thú vị và tôi quyết định chuyển ngữ cuốn sách này để các bạn bè người thân cùng đọc cho vui.

Từ những kinh nghiệm cá nhân, kinh qua giai đoạn cuộc chiến tàn khốc trên đất nước ta suốt 30 chục năm qua (1945-1975 ) và đặc biệt là khoảng thời gian 10 năm sau cùng ( 1965-1975 ). Những chết chóc, tang thương, khổ đau kéo dài lê thê trong suốt 10 năm đó đã để lại cơ man nào là di họa và hệ lụy mà chắc còn phải cần một khoảng thời gian rất lâu sau đó mới may hàn gắn nổi. Thân phận một dân tộc, trong đó từng con người nối kết lại với nhau tất cả đã bị nhận chìm trong thống khổ. Nhưng nỗi bất hạnh không dừng ở đó, nó kéo dài ra khắp năm châu bốn biển để cho máu xương dân tộc Việt còn gieo rắc trên biển cả, trên các châu lục khác nữa. Tôi vẫn tự hỏi điều gì đã tạo nên thảm họa ấy? Dân tộc ta có tiếng là thông minh lanh lợi, là dũng cảm là bao dung. Tại sao chúng ta không tránh khỏi điều bất hạnh này? Phải chăng những mỹ từ thông minh, dũng cảm, bao dung trên kia chỉ là ảo?

Có điều chắc chắn là thủ phạm cuả mọi thảm họa chính là con người, trong đó có tôi. Một cái tôi vô minh không hiểu rõ được chính bản thân mình, không hiểu rõ đựơc lẽ vô thường, sự tương liên giữa mọi vật, mọi pháp trên đời. Một cái tôi vị kỷ đắm chìm trong mê muội danh lợi, sắc dục.
Nếu tôi hiểu được, con người có những giới hạn cuả nó, cái chết là một kết thúc tạm thời trong tiến trình đi tìm sự giải thoát tối hậu vượt ra khỏi vòng sinh tử. Nếu tôi hiểu được khi buông xuôi hai tay, tứ đại tác hợp nên thân xác tôi sẽ tan biến đi theo thời gian. Nếu tôi hiểu được thần thức tôi sau khi chết sẽ còn tiếp tục tìm kiếm một sự nhập cuộc khác trong một thân xác khác, hoàn cảnh khác mà cái phiên bản nghiệp tôi mang theo sẽ quyết định cuộc sống mới ấy ra sao. Có lẽ những tri kiến này sẽ tác động lên những suy nghĩ và cách sống cuả tôi nhiều hơn và tôi đã có một cuộc sống khác hơn.

Cái chết là một tất yếu. Vì nó tất yếu nên có nhiều cách để đương đầu với nó. Một là lờ nó đi, không thèm suy nghĩ gì tới nó, khi nào nó tới thì nó tới vậy thôi. Hai là bình tâm quán xét nó như một sự kiện để tìm cách chấp nhận nó một cách có ý thức, hoàn tất những chuẩn bị để khi ra đi không làm phiền lụy những người còn lại. Cuốn sách này giúp ích cho những ai chọn cách thứ hai.

Thực ra cái chết luôn là một bí ẩn vượt ra khỏi mọi tư duy thông thường vì người chết đi không thể nói lại những gì họ đã trải nghiệm. Riêng trong Phật giáo Tây tạng, một chi tu học dù cùng xuất phát từ gốc cây Phật giáo lại có những tu luyện đặc biệt thể nghiệm qua các nhân vật tái sinh. Đã có qúa nhiều sách vở và nhiều bằng chứng về những sự kiện này thành ra riêng cá nhân tôi, tôi không đặt vấn đề có hay không tin vào những điều ấy nữa. Nói cho cùng, lòng tin cuả con người không thể xác minh qua những chứng minh theo kiểu khoa học kỹ thuật được, nhất là trong một không gian ảo và những kỹ thuật ngày càng cao hiện nay trong việc đánh lừa các giác quan cuả chúng ta vốn rất giới hạn. Vấn đề còn lại chỉ là tin hay không tin mà thôi.

Trong cuộc chiến tranh Việt nam vừa qua, bản thân tôi đã từng trải nghiệm ít nhất là hai lần tưởng là chết rồi. Lần đầu xẩy ra năm 1965, trong một cuộc hành quân tại Thạnh phú Kiến hòa, khi bị bắn xẻ nơi ngực trái. Tôi bị hôn mê hai ngày đêm trong quân y viện Cộng hòa. Quả thật tôi chập chờn có lúc thấy mình thanh thản lạ lùng, thân xác tôi nhẹ nhàng bay bổng lên cao như một chiếc diều. Lần thứ hai vào năm 1967 khi tôi bị thương vào nằm trong quân y viện Mỹ tho. Vết thương không nặng, viên đạn xuyên qua phần mềm bên đừi trái, nhưng vì không đựơc tải thương kịp thời nên bị nhiễm độc và phải điều trị bằng liều kháng sinh peniciline cực mạnh. Sau khi chích mũi thuốc thứ 12, ngày chích mũi thứ 13 vừa rút kim khỏi đùi, cũng là lúc tôi ngất đi vì bị phản ứng thuốc. Lúc ấy tôi thấy tai tôi bị ù đi giống như tôi đang rơi rất nhanh vào một cái vực, Mắt tôi nhìn thấy mầu vàng rồi chuyển sang mầu đen đặc. Hình như lâu sau đó tôi mới hồi sinh sau khi được cấp cứu.

Năm 1968 khi tôi đang tham dự khóa học Tham mưu trung cấp tại Đà lạt , trong một buổi sáng thứ 7, sau khi thức dậy, làm vệ sinh cá nhân xong, định mặc đồ ra phố thì bỗng dưng tôi bị kinh phong, chân tay co cứng, miệng sùi bọt mép, ngã vật xuống sàn nhà. Cùng theo học lớp đó là các y sĩ tiểu đoàn trưởng quân y cuả các sư đoàn. Tôi còn nhớ bác sĩ Đích, y sĩ trưởng cuả sư đoàn 21 BB, ở cùng phòng với tôi đỡ tôi dậy và chăm sóc cho tôi. Anh có hỏi lý lịch dòng họ tôi có ai từng bị hay không. Cả họ nhà tôi, hai bên nội ngoại theo tôi biết thì chưa ai từng bị như vậy cả. Bác sĩ Đích căn dặn tôi đủ điều để phòng cơn bịnh này tái phát. Ngay trưa hôm đó tôi nhận được tin báo từ đơn vị cũ cuả tôi mà tôi là tiểu đoàn phó, là Đại úy Tạo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/11 sư đoàn 7 BB bị tử thương trong cuộc nội công tại căn cứ Đồng tâm lúc 11 giờ đêm hôm trước. Tạo tốt nghiệp khóa 16 Đà lạt, ra trường trước tôi 1 năm. Hai anh em rất qúy trọng nhau. Cái chết cuả anh thực sự gây sốc lớn cho tôi. Và cơn kinh phong ấy đã không bao giờ tái diễn nữa, ít nhất là cho đến lúc tôi đang ngồi viết những dòng chữ này!

Tết năm 1977 khi còn trong trại cải tạo 3 thuộc Liên trại 1 ở Yên bái, số người mắc bịnh kiết lỵ rất đông trong đó có cả bản thân tôi, không có thuốc đặc trị để chữa. Và cũng có thể do một nguyên nhân chính trị nào khác, số trại viên bị chết vì bịnh này rất nhiều. Trại 9 là nơi tập kết những cải tạo viên nào bịnh nặng có nguy cơ tử vong cho toàn liên trại. Mang danh là một trại bịnh xá nhưng thực chất những ai được chuyển tới đây thì hết 90% là sẽ lên đồi (chết và khiêng lên chôn trên ngọn đồi bên cạnh nơi trại trú đóng). Cho nên mỗi khi có bạn bè được khiêng võng qua bịnh xá thì mọi người đều ngầm hiểu với nhau rằng người đó sắp vĩnh biệt anh em. Trại tôi lúc đó có số người mắc bịnh lỵ cũng khoảng hơn 20 người trên tổng số gần 150. Số đưa qua viện và không trở về lúc trứơc Tết năm đó cũng đã 7, 8 người. Tôi còn nhớ mãi một anh bạn tên Tước, một thiếu tá truyền tin, tốt nghiệp khóa 14 Võ Bị. Sáng hôm đó là 22 , 23 gì đó khi ngồi chẻ lạt trong bếp, tôi thấy 4 người vác võng lên cáng anh đi ngang qua chỗ tôi ngồi. Anh hốc hác, mệt mỏi lắm, an em nhìn nhau ứa nứơc mắt mà không biết làm gì để giúp nhau cả. Trong thâm tâm, cả hai đều nghĩ đây là giây phút cuối cùng nhìn thấy nhau. Sáng hôm sau, ngay giờ kẻng báo thức, chuẩn bị lãnh ăn sáng để đi lao động thì người bạn ngủ sát bên cạnh anh bỗng nói lớn cho cả phòng, “Tứơc chết rồi, nó bảo trong ba lô cuả nó có 2 bộ đồ xi vin còn mới, một cho tao, còn một cho T., một người bạn cùng khóa nằm ở lán khác thường qua chơi với anh. Ngoài ra nó còn dặn nó có ghi sẵn địa chỉ, tên cuả vợ nó trong một tờ giấy để trong túi áo, nhờ tao khi nào được tha trở về tìm lại nói cho vợ con nó biết nó ra đi lúc nửa đêm hôm qua.” Câu chuyện dừng ở đó, mọi người chia nhau phần ăn sáng rôì lên đường đi lao động. Cho mãi tới chiều, mới có tin từ y tá cuả trại 9 sang làm thủ tục xác minh lý lịch người chết để lo chôn cất. Anh chết lúc nửa đêm hôm trứơc! Lúc này, cán bộ qúan giáo mới cho phép anh bạn ngủ bên cạnh và trưởng lán mang chiếc balô cuả anh từ trên kệ đầu nằm xuống để làm theo lời anh báo mộng. Và kỳ lạ thay, trên chiếc túi áo, có một tờ giấy nhỏ viết sẵn có lẽ từ lâu, tên vợ anh cùng số nhà anh ở Sài gòn!
Những câu chuyện loại này quả thật khá nhiều và cũng rất nhiều người tù cải tạo chứng kiến hoặc biết chính xác trong suốt thời gian tù cải tạo trong thập niên 1975-1985. Những trải nghiệm này củng cố cho tôi một niềm tin vào những huyền vi cuả tạo hóa mà trí óc con người không thể vươn tới được. Một thứ Chân đế song hành cùng Tục đế theo cách nói cuả Gehlek (2).

Còn rất nhiều điều khác nữa tôi đã cảm nhận khiến cho tôi tin vào một sự bí nhiệm cuả con người sau khi chết. Cho đến khi đọc cuốn sách này, tôi thấy được soi mở nhiều hướng suy nghĩ, giải đáp một phần những câu hỏi từ lâu tôi muốn tìm kiếm một câu trả lời.
Đó là lý do chính thúc đẩy tôi quyết định chuyển ngữ cuốn sách này.


NGÔ VĂN XUÂN

1. Đạt lai lạt ma / Sống hạnh phúc Chết bình an/
Chân huyền dịch; Nhà xuất bản Làng cây phong 1999.

2. Xin đọc thêm Đi tìm huyền bí cuả đạo sư Osho/ người dịch Phương việt/ Hànội xuất bản năm 1998.