SỐ 23 - THÁNG 7, NĂM 2004

 

Thư toà soạn

Thơ
Cựu phù du
Huỳnh Kim Khanh
Khi xa Thụy Tuyết
Phạm Hồng Ân
Hạt bụi tình yêu
Nnguon
Tháng 8
Trần Việt Bắc
Mẹ tôi
Hà Phú Đức
Biệt ly
Tôn Thất Phú Sĩ
Ta vẫn chờ em
Hoàng Mai Phi
Nhớ thời đi biển
Tóc Tím
Nắng dại khờ
Dã Thảo
Nhớ Đà Lạt
Ngọc Trân
Ngẫu nhiên
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Trăng nước Tầm Dương
Hạt Cát
Về với cơn mưa
Phan Thái Yên
Thiếu nữ cài bông hồng đỏ
Nguyên Nhi
Giọt trầm
Song Thao
Chén cơm và nước mắt
Nguyễn Hồng Quang
Tháng bảy và phượng tím
Vũ Hoàng Thư
Lưới trời
Cỏ Biển
Ngày đầu ra khơi
Tôn Thất Phú Sĩ
Một chốn trụ hình
Tầm Xuân
Quê nhà, Biển và Odyssey
Vũ Hoàng Thư

Biên khảo
Ai giết Lê Lai
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 10
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 17
Huỳnh Kim Khanh


 

Vô tình cốc - Kỳ 17

 

Tác giả : Huỳnh Kim Khanh

(tiếp theo kỳ trước)

Dạ Xoa Ma Nữ đang ngần ngừ chưa định hỏi danh tánh bạch y nữ hiệp thì nàng này đã lên tiếng trước:

-Cám ơn nhà ngươi đã cứu ta, thế là ân oán đã đề huề cho ngày hôm nay, nhưng giữa hai ta còn một mối nợ chưa trang trải

Dạ Xoa Ma Nữ lùi lại một bước, trong dạ hoang mang. Lúc bấy giờ bạch y nữ hiệp mới mở tháo chiếc khăn choàng mặt. Dạ Xoa Ma Nữ kêu lên:

-Hoàng Long Nữ!

Hai người chầm chầm nhìn nhau. Cuốn phim dĩ vãng trở về chiếu lại từ tiềm thức hai người.

Những ân tình ngày cũ sống lại trong lồng ngực, trong huyết quản của hai nữ hiệp cao thủ trong giới giang hồ. Dạ Xoa Ma Nữ không muốn nhắc đến những chuỗi ngày đen tối đó. Thế nhưng ngay lúc này nàng không có sự lựa chọn nào ổn thỏa. Nàng có những ẩn khúc chưa hề thố lộ cho ai. Gần 20 năm nhìn lại, cái chết của Bạch Như Hổ chỉ là một dữ kiện ngoài ý muốn của mọi người. Sự bồng bột tuổi trẻ vì muốn luyện công trong thời gian cấp tốc đã đưa đến sự bất quân bình nguyên khí âm dương của đôi bên. Dạ Xoa Ma Nữ nhờ trẻ hơn nên phục hồi được sau cơn khủng hoảng, còn Bạch Như Hổ thì khí lực ngày càng suy nhược đi và mất đi sau khi đào thoát từ sào huyệt với sự hỗ trợ của nữ hiệp Hoàng Dung, chị cùng cha khác mẹ của Hoàng Long Nữ. Dạ Xoa Ma Nữ còn ngần ngừ chưa biết phải mở đầu câu chuyện ra sao thì Hoàng Long Nữ lên tiếng trước:

-Gần hai mươi năm ta ôm mối hận thù, nay là lúc trang trải những nợ tình ngày trước! Hen gặp nhà ngươi tại Vô Tình Cốc dúng 90 ngày kể từ ngày hôm nay.

Dạ Xoa Ma Nữ ôn tồn bảo :

-Xin Hoàng tỉ tỉ nghe tệ muội bày tỏ đôi lời. Chuyện xảy ra nhiều năm trước thật đáng tiếc nhưng là ngoài sự dự liệu của tệ muội. Vi quá đam mê võ công và kém kinh nghiệm nên đã ra nông nỗi. Xin tỉ tỉ hãy quên đi niềm đau dĩ vãng và tha thứ cho tệ muội.

Hoàng Long Nữ ném một cái nhìn lạnh lùng về phía Dạ Xoa Ma Nữ rồi lặng lẽ bước đi. Rồi trong nháy mắt, nàng phi thân biến dạng về cánh rừng xa tấp. Một cơn gió cuối thu chợt thổi ào ạt làm tung bay những chiếc lá cuối mùa. Dạ Xoa Ma Nữ lặng nhìn theo trong niềm tuyệt vọng cô đơn. Nàng không biết phải làm gì đây trong những chuỗi ngày sắp tới. Lâm Thúy San tuy hiểu loáng thoáng câu chuyện giữa hai vị tiền bối nhưng cũng không biết phải hành động ra sao nên đành lặng yên. Sự im lặng nặng nề kéo dài không biết bao lâu. Thời gian có vẻ chậm đi nhiều hơn trước. Bóng chiều thướt tha trên sườn núi xoai xoải trơ trọi ngoài xa.

A Phương từ trong chỗ núp chạy ra ôm chầm Lâm Thúy San và Dạ Xoa Ma Nữ. Cơn ác mộng qua rồi, cô bé tự nghĩ. Dạ Xoa Ma Nữ nghĩ ngợi miên man về những chuỗi ngày sắp tới. Sự hiện diên của nàng vùng đại hội chỉ là một sự bắt buộc không định trước. Nàng cần trở về sào huyệt nghỉ ngơi và toan tính những gì phải làm trong những ngày tháng trước mặt.

oOo

Nay nói về tình hình của phái đoàn từ Vô Tình Cốc, từ lúc biệt tông tích Lâm Thúy San cũng tiến hành vừa tìm kiếm vừa tham dự Đại Hội võ lâm lần thứ tám. Những câu chuyện xảy ra âm thầm sau lưng về Uyên Ương Kiếm rồi cũng trở nên những đàm tiếu của giới giang hồ. Tuy những sự đồn đại trong dân gian không đích xác về danh tánh của những người trực tiếp đóng vai trong vở bi kịch này nhưng những người thông thái chuyện giang hồ cũng có thể kết luận chính xác phân nào. Và dần đà cái tên Dạ Xoa Ma Nữ bắt đầu được truyền miệng từ mọi người tham dự đại hội. Độc Cô Hồng là một trong những người đúc kết những dữ kiện được bàn bạc trong dân gian. Sự liên hệ giữa Lâm Thúy San và Dạ Xoa Ma Nữ thì đã quá rõ rệt đối với phái đoàn từ Vô Tình Cốc. Mọi người có vẻ an tâm hơn khi biết có sự xuất hiện của Ma Nữ. Họ chắc rằng Lâm Thúy San đang ở dưới sự bảo vệ của Ma Nữ. Mười ngày đã trôi qua nhanh chóng. Đại hội chỉ còn kéo dài chừng hai mươi ngày nữa. Phái đoàn Vô Tình Cốc quyết định đi tìm nơi tá túc ở khu xóm nhà mộc mạc cách khu đại hội chừng mươi dậm về phía Tây.

oOo

Ánh trăng hạ tuần le lói chỉ đủ soi mờ mờ con đường trải sỏi mộc mạc chạy quanh co giữa xóm nhà tranh mới dựng lên chừng một tháng trước để chuẩn bị đón tiếp khách giang hồ tứ xứ đang lần lượt đổ về từ mọi nơi. Đêm đã về khuya. Cơn gió cuối thu ào ạt ban chiều giờ đã dịu đi nhiều, chỉ còn nhẹ như hơi thở thì thào qua chòm cây kẽ lá. Xóm nhà phía Tây này là nơi tá túc của những khách tha phương muốn được yên lặng nghỉ ngơi, hoặc không muốn ai theo dõi tông tích. Phái đoàn sáu người từ Vô Tình Cốc cũng mới vừa tìm xong chỗ trú ngụ ban chiều ở một tiểu quán nằm gần cuối con đường.

Người chủ quán già nua vừa dọn dẹp xong xuôi. Ngọn đèn dầu lạc tù mù ở cuối góc quán soi lờ mờ ánh sáng vàng vọt trong quán tạo nên những mảng tranh tối tranh sáng ma quái, chập chờn trên vách quán. Bà chậm rãi đi ra đóng cửa. Giờ này chắc chẳng còn khách khứa gì đâu, bà tự nghĩ. Những người trú qua đêm đã yên nghỉ trên gác. Vừa cài then xong bà chợt nghe có tiếng chân ai chạy thình thịch ngoài cửa, rồi có tiếng đập cửa hối thúc. Bà vội mở cửa. Một người đàn ông trung niên lảo đảo bước vào, mặt mày tái nhợt, máu me ướt đẫm ngực áo. Hắn chỉ thều thào nói chẳng ra hơi. Trong khoảnh khắc hắn nằm lăn ra đất, đồng thời làm ngã mấy chiếc ghế gần đó. Bà lão chưa biết phải đối phó ra sao thì từ trên gác một vài bóng người chạy nhanh xuống. Bạch Phi Yến và Độc Cô Hồng là hai người xuống trước. Họ chạy đến người khách lạ đang bị thương trầm trọng, nằm rên xiết trên sàn quán nhỏ. Độc Cô Hồng ghé xuống người nằm đó, cố lắng nghe những lời trăn trố sau cùng. Người đàn ông bị thương vừa thều thào vừa cố lôi trong ngực áo vật gì giống như một túi da trao cho Độc Cô Hồng. Rồi người đàn ông trung niên trút hơi thở sau cùng. Độc Cô Hồng ra hiệu cho người chủ quán già đóng cửa lại. Chàng đi đến bưng đèn lại gần người vừa nằm xuống để cố nhận dạng. Một người đàn ông trung niên, tóc muối tiêu, mặt khắc khổ, áo xốc xếch còn ướt đẫm máu, một vài chỗ, máu đã đọng khô, trông hoàn toàn xa lạ. Nhìn kỹ vết thương hai người mới nhận ra một lưỡi kiếm gãy một phần chìa ra giữa lồng ngực của người quá cố. Một chiếc bao kiếm trống rỗng chìa ra từ sau lưng người đàn ông trung niên. Lúc bấy giờ Bạch Phi Phượng cũng vừa chạy xuống đến nơi. Mọi người lặng nhìn nhau dò xét như đều tự hỏi phải đối phó ra sao trong tình cảnh bất ngờ này. Độc Cô Hồng đề nghị tẩm liệm người chết rồi khảo sát những gì trong túi da do người này trao lại trước khi nhắm mắt. Bà chủ quán chạy ra sau gọi cô cháu gái để phụ việc tẩm liệm người chết. Chừng một tiếng đồng hồ sau, xác được tắm rửa và bó vải thô, để nằm ở một góc quán, chờ sáng mai chôn cất.

Độc Cô Hồng và hai chị em Bạch Phi Yến, Bạch Phi Phượng khêu đèn, đến ngồi xuống một bàn trong cùng. Chàng mở chiếc túi da cũ kỹ. Bên trong là một cuộn giấy dầu cũng đã bạc màu năm tháng. Độc Cô Hồng chậm rãi mở cuộn giấy. Chàng nhận ra rằng đây chỉ là một nửa của một chiếc bản đồ hay một bí kiếp gì đây. Trên góc phải là tựa đề viết bằng tay. Dù đã cũ và mang nhiều dấu tay hoặc bụi bặm, nét chữ viết vẫn còn vẻ mãnh liệt, hùng tráng của người viết : Uyên Ương Kiếm, ba chữ rành rành!

Những đồn đại về Uyên Ương Kiếm mới được lưu lành gần đây ở vùng đại hội. Nay lại có nửa mảnh địa đồ cũng mang nhan đề Uyên Ương Kiếm. Độc Cô Hồng nghĩ ngợi miên man rồi quay ra nhìn hai chị em họ Bạch dò xét ý kiến.
Bạch Phi Yến lên tiếng trước :

-Có thể Uyên Ương Kiếm là một bộ song kiếm xuất nguồn từ một gia đình, rồi sau đó vì lý do nào đó bị tản lạc. Thanh Uyên Ương Kiếm thường được giới giang hồ đồn đại chẳng qua chị là một trong bộ song kiếm này thôi.

Độc Cô Hồng gật đầu đồng ý. Chàng góp ý thêm :

-Có thể mỗi thanh kiếm có một tác dụng khác nhau chăng? Còn phân nửa kia đã rơi vào tay ai. Thanh kiếm thường dược truyền tụng xuất xứ từ nửa phần nào của bản đồ nguyên bản?

Mọi người nhìn nhau hoang mang. Không ai có thể trả lời ổn thỏa những câu hỏi nêu trên.

Đêm đã tàn và ánh nắng ban mai cũng bắt đầu ló dạng sau rặng đồi núi xa xa.

(còn tiếp)