Nhà thiền có kể câu chuyện thú vị về hai người bạn thân Tô Đông
Pha và Phật Ấn. Phật Ấn chăm chỉ tu hành trong khi Tô Đông Pha
còn nhiều ái dục và có đến bảy bà vợ. Một hôm Phật Ấn muốn thức
tỉnh bạn nên mượn bà vợ Út của bạn một đêm. Tô Đông Pha đồng y’
và dặn vợ về nhà phải kể lại hết những hành động của Phật Ấn.
Tưởng bạn mình cũng còn luyến ái phụ nữ nên Tô Đông Pha mong được nghe bà thiếp
kể những chuyện lâm ly. Ngờ đâu, bà vợ về nhà than phiền với chồng ông Phật Ấn
điên. Mượn vợ bạn về nhà, Phật Ấn chỉ bắt bà vợ Tô Đông Pha ngồi trên giường
rồi đốt lên bảy lò lửa, nhảy qua, nhảy lại suốt đêm. Tô Đông Pha nghe qua, biết
là bạn dạy mình nên tỉnh ngộ. Phật Ấn ngụ y’ Tô Đông Pha có bảy bà vợ tức là
đang ôm bảy cái lò lửa. Tô Đông Pha liền giải tán các bà và tu hành nghiêm chỉnh.
Ôm trong mình bảy lò lửa một lúc, làm gì khỏi chết thiêu? Một lò mà đã muốn thành
than rồi, bảy lò thì từ chết tới bị thương. Mà hầu như đa số đàn ông đều muốn
có thật nhiều lò lửa cho ấm lòng. Họ như những con thiêu thân sẵn sàng chết vì
lửa.
Sợ Tường lao vào lửa, trước ngày Tường đặt mua vé máy bay về Việt Nam, Nga cặn
kẻ trình bày những ý nghĩ của mình:
-Anh nên suy nghĩ cho kỷ trước khi quyết định
về Việt Nam. Ở hải ngoại này không phải một mình anh là người còn
mẹ già ở lại quê hương và không phải thời gian dừng lại để chờ
anh trở về. Hai mươi năm trời, đất nước thay đổi, lòng người cũng
thay đổi. Tất cả không giống như ngày mình bỏ xứ ra đi đâu. Vì
anh nói về thăm mẹ nên em không thể bàn ra sợ mang tiếng ác nhưng
mười ông về Việt Nam hết chín ông sa ngã vì con gái Việt Nam bây
giờ lắm đòn phép, bùa chú để bắt xác Việt kiều. Gia đình mình tuy
là không được hạnh phúc toàn vẹn nhưng mà cũng tạm ổn định rồi,
ai cũng có công ăn, việc làm tương đối bảo đảm, con cái khôn ngoan.
Bước ra khỏi cái tổ ấm của mình là mọi thứ trật tự sẽ bị đảo lộn,
hoặc anh thay đổi, hoặc em thay đổi, đừng kể chắc điều gì. Nhiều
ít gì khi anh trở qua là sẽ không như xưa đâu.
Tường tự tin:
-Em cứ lo bò trắng răng. Anh bảo đảm anh sẽ không
sa ngã đâu. Anh sẽ trở về an toàn và không có gì xáo trộn trong
đời sống gia đình mình.
Nga dứt khoát:
-Anh tin anh chứ em không tin anh. Không ai hiểu
rõ chồng bằng vợ, không ai hiểu anh hơn em đâu. Cái hỏa diệm sơn
trong anh chỉ cần một chút hơi nóng thôi, không cần lửa ngọn, cũng
sẽ phát nổ. Nếu anh muốn thì cứ đi nhưng rồi đừng hối tiếc. Anh
không còn tuổi trẻ và thời giờ để làm lại cuộc đời đâu. Con thiêu
thân tự nó lao vào lửa chớ ngọn lửa chẳng gọi mời. Và em nói trước,
nếu anh sa chân lần này em sẽ không tha thứ nữa đâu.
Tường cười
cho đó là những lời hăm doạ cho vui chớ con cái trói cột như vậy,
dễ gì vợ bỏ được mình.
Vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất là Tường vội vã đáp xe về
miền Tây thăm mẹ. Bà mẹ già thấy thằng con trở về sau hai mươi
năm lưu lạc không cầm được nước mắt. Đám em bủa vây ve vuốt người
anh Việt kiều áo gấm về làng. Khi về đến xóm nhỏ, hàng xóm lạ,
quen cũng đều đến mừng. Có những người Tường không hề biết mặt
cũng dồn dã cháu Tường, anh Tường ngọt xớt. Những câu hỏi tới tấp
Tường không kịp trả lời. Cuối cùng Tường phải cáo mệt xin phép
đi nghỉ vì chuyến hành trình quá dài và giờ giấc xáo trộn. Tuy
nhiên mọi người vẫn chưa đi hết. Tường tắm vội rồi vào phòng nghỉ.
Trước khi Tường chợp mắt, chàng nghe mẹ nhắc lại lời chàng nói
khi vừa về đến nhà:
-Anh Ba mầy nói không uống nước phông tên được,
tụi bây coi mua nước suối, nước chai để sẵn cho nó.
Buổi sáng khi
Tường thức dậy thì mọi thứ đã sẵn sàng. Dù ở xứ nóng nhưng mấy
đứa em cũng đã nấu sẵn cho chàng một nồi nước nóng để rửa mặt vì
sợ chàng quen dùng nước nóng. Mâm thức ăn sáng ê hề như mâm giỗ
và tiếng cười nói trong nhà râm ran như pháo tết. Ai cũng vui vẻ
vì có Việt kiều trong nhà. Cơn mệt mỏi vẫn còn váng vất trong đầu
nhưng Tường cũng ráng đóng bộ ra tiếp khách. Trong góc nhà một
quày dừa xanh mướt thấy thèm. Mấy chục năm trời mới nhìn thấy lại
quày dừa xiêm. Tường vuốt ve lớp da mịn mượt và nuốt nước bọt:
-Dừa
trông ngon quá, chưa uống mà thấy đã khát rồi.
Mẹ chàng mau mắn:
-Đứa nào chặt cho anh Ba mầy trái dừa coi.
Một cô gái nhanh nhẹn
đứng lên từ góc nhà:
-Dạ, bác để con chặt cho.
Năm phút sau cô gái đã mang lên cho Tường
ly nước dừa sóng sánh lớp dừa non. Tường cầm lấy ly nước từ tay
cô gái, khẽ chạm nhẹ vào mấy ngón tay mát rượi. Chàng lúng búng
cám ơn suông chớ không biết cô tên gì, thứ mấy để gọi. Chàng kề
môi uống một hớp nước trong, mát, ngọt ngào như bồ đào, mỹ tửu.
Chàng lâng lâng như say rượu thật. Chờ chàng đặt chiếc ly trở xuống
bàn, mẹ chàng mới giới thiệu:
-Con Hoa, con dì Mười đó. Nó làm kế
toán ở ngoài ngân hàng.
Chẳng biết dì Mười là ai nhưng Tường cũng
vui vẻ:
-Chào cô Hoa.
Cô gái bẽn lẽn chào lại Tường và khép nép đến ngồi
trở lại trong góc nhà. Mẹ chàng giới thiệu tiếp:
-Hôm qua nghe nói
con không uống nước phông tên, nó đem qua quày dừa cho con đó.
Dừa nhà nó ngon nhứt xã này.
Lúc này Tường mới nhìn kỹ cô gái. Hoa
còn khá trẻ, cỡ hai lăm, hai sáu, bằng phân nửa tuổi của Tường.
Cô nhỏ trông thiệt ngộ. Nước da trắng, tướng mình dây, thon gọn,
cặp mắt ướt rượt còn bộ ngực thì cứ muốn bung ra khỏi lớp vải áo.
Mông ngực thì ở Canada đầy đường nhưng mông ngực của gái tơ miền
quê thì mấy chục năm nay Tường mới được nhìn thấy lại. Tự nhiên
Tường nuốt nước bọt. Dừa của cô ngon nhứt xã thì chắc cô cũng ngon
nhứt xã. Tùng lại nghĩ về số tuổi của mình rồi bất chợt đưa tay
vuốt mái tóc vừa mới nhuộm trước ngày lên máy bay. Cô gái ngồi
hóng chuyện thêm một lúc thì xin phép ra về. Tường nhìn theo bộ
mông ngúng nguẩy của cô mà nuốt nước bọt. Quê hương Việt Nam lúc
nào cũng nghèo khó, ruộng đất thì khô cằn. Vậy mà thời nào, chế
độ nào con gái Việt Nam cũng mơn mởn, gợi tình. Không chừng vợ
mình nói đúng. Mình
là cái núi lửa chớ không phải cô gái ruộng đồng tên Hoa.
Đã ba ngày về Việt Nam Tùng vẫn chưa điện thoại về Canada thăm
nhà. Hễ sáng thì chàng nói giờ này bên đó đang ngủ, gọi làm gì.
Hễ tối thì chàng nghĩ giờ này bả đang ở sở làm, gọi không tiện.
Một tuần trôi qua như nước chảy dưới chân cầu. Một tuần Tường sống
ở thiên đường trần gian và không gợn một Ỷ nghĩ nhớ nhà nào. Tường
không muốn nhớ đến cái xứ sở lạnh lẽo quanh năm, phải kéo cày hơn
lừa, hơn ngựa, phải nghe mãi những điều càm ràm, kể lể của bà vợ
già khó tính. Ở Canada làm gì Tường được cưng như cái trứng mỏng
giống như ở làng quê hẻo lánh này? Chưa ra đường mà giày dép đã
có người nâng sẵn chờ chàng xỏ chân ngọc vào. Chưa ăn, chén đã
đầy vung sơn hào, hải vị. Còn Hoa mới chính là lộc trời ban. Dịu
dàng. Mềm mỏng. Chiều chuộng chàng hết mình. Có đâu như bà vợ già
cả ngày cứ than van, ca cẩm. Thật là ‘thiên đường hữu lộ vô nhân
đáo. Địa ngục vô môn hữu khách tầm.’ Thiên đường là đây mà không
ai buồn đến, cứ đắm chìm trong cái địa ngục hôn nhân không cửa
ra. Nàng tiên nữ chốn tiên bồng ngày nào cũng đeo chàng dính như
sam. Chàng mướn luôn một phòng trong khách sạn tại tỉnh Vĩnh Long
để ban ngày hú hí với Hoa, ban đêm mới về nhà mẹ mà về thật trễ
khi mọi người đã vào giường ngủ. Cả ngày chàng cùng Hoa đóng kín
cửa phòng, nằm vùi trong khách sạn, dính vào nhau như sam. Đêm
cuối nằm bên nhau, Hoa thỏ thẻ:
-Anh về bển lo thủ tục nhanh nhanh
rồi trở qua nghe.
Tường hớn hở gật đầu. Hoa không cần phải hối chàng
cũng sẽ xúc tiến thủ tục ly dị và đem Hoa qua Canada để hai người
ở cạnh nhau cho đến hết cuộc đời. Nghĩ đến ngày mai phải lên máy
bay, Tường chán nản. Trái chín thơm ngon không được hưởng, phải
gặm nhắm mớ cỏ già khô cứng, xác xơ. Vợ chồng gì mà cả năm mới
gần gũi được một lần mà chỉ là để trả nợ quỷ thần chớ chẳng hưởng
ứng gì cho nhiệt tình. Ở Việt Nam ngày nào cũng được cung phụng
đủ đầy, cỏ non đem dâng tận miệng trâu già, làm sao không khoái?
Ông bà mình nói hễ sướng một thứ thì phải chịu mù con mắt. Một
con chớ mù hết hai con Tường cũng vui lòng mù.
Suốt thời gian vui chơi, Tường không để ý đến túi tiền. Trước giờ
lên máy bay mới hay mình không còn một xu dính túi mà thẻ Visa
thì đã dùng đến mức hạn định. Tường không cần phải giải thích gì
với vợ vì mỗi người có một trương mục riêng, tiền ai nấy xài. Nhưng
những bill nợ này khi về Canada làm sao mà trả đây? Trước khi đi
Tường đã vét sạch tiền trong trương mục để đem về Việt Nam, giờ
chỉ toàn nợ là nợ. Dù lo thì lo nhưng suốt gần hai ngày ngồi trên
máy bay, tâm tư Tường chỉ bận rộn có mỗi một việc làm sao gặp lại
Hoa càng sớm càng tốt.
Đến đón Tường ở phi trường, Hoa linh cảm được ngay điều khác lạ.
Hoa biết những lo lắng của mình trước đây không thừa. Người đàn
ông ngoại tình khó mà dấu được vợ. Họ không thể nào dấu được sự
thỏa mãn xác thịt. Hoa buồn buồn trong bụng nhưng cũng mừng thầm
vì có lẽ cuộc hôn nhân gượng ép mấy chục năm nay có cơ hội kết
thúc. Nàng tự nhủ phải tìm cho ra bằng cớ trước khi liên lạc với
luật sư.
Đứa con gái thấy cha về thì vô cùng mừng rỡ. Vừa bước vào trong
nhà là nó nũng nịu:
-Ba đi Việt Nam về, quà của con đâu?
Tường mau mắn lấy chiếc áo
dài màu xanh đưa cho con:
-Cái áo này bà nội tặng cho con. Còn chiếc
khăn vành rây cùng màu là cô Út sắm cho con để lấy chồng.
Con bé
ôm những món quà, mừng rỡ. Nó thích áo dài Việt Nam lắm. Trong
tủ nó còn ba cái mới tinh, chưa có dịp mặc đến. Cả hai năm nay
chưa có ai làm đám cưới nên mấy cái áo đẹp cứ nằm hoài trong tủ
mà nó thì đang lớn, sợ mặc không vừa.
Chia quà cho con xong, Tường quay sang vợ:
-Phần bà xã món quà đặc
biệt đây. Kẹo mè xửng Huế của quê em. Anh phải nhờ người mua tận
Saigon lận đó. Anh cũng không quên áo dài vàng cho quận chúa đâu.
Nga
thờ ơ nhìn những món quà Tường mua vội dọc đường cho có lệ. Tâm
trí nàng đang để hết vào kế hoạch tìm cho ra chứng cớ ngoại tình
của chồng. Nga đặt những món quà lên bàn ăn và nói:
-Anh mới về,
lo tắm rửa cho khỏe rồi ra ăn cơm. Để em đem quần áo dơ đi giặt.
Khi
Tường ở trong nhà tắm thì Nga đã có được bằng cớ ngoại tình của
chồng một cách dễ dàng. Vừa mở cái túi xách carry on của Tường,
Nga đã nhìn thấy xấp hình màu của Tường nằm lẫn lộn trong mớ áo
quần dơ. Xấp hình này nếu gởi cho tạp chí Playboy ít ra cũng được
bạc ngàn. Mấy tay làm tiền trong kỹ nghệ này đang cần những tấm
hình gái ngoại quốc, nhất là gái Á châu. Ngoài cảm giác ghê tởm
ra, Nga không nghe một sự ghen tức nào. Hệt như lần đầu Nga bắt
gặp chồng ngoại tình cách đây gần ba mươi năm. Nga thấy nhẹ nhõm
hơn lúc ở phi trường rất nhiều vì bài toán tự nó đã có đáp số.
Khi
nhận được tờ đơn ly dị do luật sư của Nga gởi đến Tường có hơi
ngạc nhiên nhưng trong bụng lại mở cờ. Thật là bất chiến tự nhiên
thành. Chàng còn phân vân không biết lấy cớ gì để ly dị vì mỗi
lần điện đàm với Hoa nàng cứ hối thúc thì tờ đơn nằm chình ình
trước mắt chờ chàng ký! Vậy là mình tránh được cái tiếng ví dầu
tình bậu muốn thôi. Dù rất vui với chiến thắng bất ngờ này nhưng
Tường cũng làm ra vẻ rầu rĩ:
-Tại sao em lại có quyết định ly di? Em nói là mình phải sống
chung cho con vui mà?
Hoa mỉm cười, nụ
cười tuy cay đắng nhưng đầy vẻ kiêu bạc của một người thắng trận:
-Nếu
em không ly dị anh thì anh cũng ly dị em thôi. Chi bằng em xuống
tay trước cho anh dễ xử.
Nói xong Nga liệng xấp hình chụp của Tường
và Hoa lên bàn. Tường chụp vội, mở ra xem và tá hỏa tam tinh. Cả
Tường và Hoa không người nào có một mảnh vải trên người. Chàng
bàng hoàng không hiểu ai đã chụp những bức hình này và tại sao
chúng lọt được vào tay Nga. Không lẻ ai đó gởi cho Nga? Mà gởi
với mục đích gì? Chàng
không tin là Hoa muốn làm tiền mình hoặc làm tiền Nga. Tường lắp
bắp:
-Ở đâu mà em có xấp hình này?
Nga vẫn giữ nụ cười chiến thắng trên
môi:
-Thì anh đem về cho em xem chớ đâu. Nó nằm trong túi hành lý
của anh mà còn làm bộ hỏi.
Đến phút này thì Tường muốn điên. Chàng
tự hỏi mình câu hỏi thường nghe ở phi trường mỗi khi check in sau
vụ tấn công tháp song sinh:
-Ông có khi nào rời hành lý của ông
hay giao nó cho ai không?
Chàng toát mồ hôi khi nhớ ra cái phút
mình nhờ Hoa xem chừng hành lý để vào nhà vệ sinh. Nếu không là
Hoa thì ai đã nhét xấp hình quái ác đó vào hành lý của chàng? Nhưng
điều chàng muốn biết chính là ai đã chụp những bức hình chết người
đó? Không lẽ Hoa gài máy ảnh tự động hoặc máy quay phim? Và Hoa
làm như thế với mục đích gì ? Bây giờ Tường mới nhớ đến lời cảnh
cáo của vợ trước khi chàng quyết định về Việt Nam:
-Con gái Việt
Nam bây giờ lắm đòn phép và bùa chú để bắt xác Việt Kiều.
Trong
khi Tường ngồi chết trân thì Nga mắc mỏ:
-Sao, anh về Việt Nam thấy
bò có trắng răng không?
Tháng 3/04
Hoàng Du Thụy
|