Khả năng cuả một cuộc tái sinh bất hạnh
Chúng ta có thể có một cuộc tái sinh xấu. Đó là điều tôi đựơc
học trong truyền thống Phật giáo về địa ngục, có thể làm các bạn
sởn tóc gáy. Khi tôi 11 hoăc12 gì đó, tôi đựơc dự một lớp giảng
cuả vị phụ giáo trưởng cuả Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lingrimpoche, ở
tu viện cuả tôi ở Tây tạng. Tôi vẫn còn nhớ ngày hôm ấy tôi ngồi
cạnh một cây cột trước mặt ông khi ông nói về hoả ngục, lãnh ngục,
ngục dao sắc, ngục liên tục tái sinh. Có khoảng hơn 2000 người
ở đó. Ông nói về lảnh vực này trong 3 ngày liền, và tôi đã không
thể cầm được nước mắt. Tôi khóc liên tục, ngày đêm. Người tôi luôn
sũng nước mắt vì nỗi lo bị rơi vào các lãnh vực thấp—và một chút
giả tạo vì thông cảm những chúng sinh khác đã rơi vào trong đó.
Một
vị thầy cuả tôi bảo, “Hãy lắng nghe đây, con có thể cứ khóc, nhưng
con không bị như thế đâu.” Ông bảo tôi thay vì suy nghĩ như thế
thì hãy nghĩ tới một loại củ cải daikon trồng trong bùn, có lá
mầu xanh khá đẹp. Thình lình một ông coi vườn hung tợn đến nhổ
nó lên. Nó đựơc bán cho người đàn bà bán rau quả, và mụ ta bán
nó cho người đầu bếp. Người đầu bếp đem nó về nhà rồi liệng chung
vào một bao tải với những củ cải và loại rau khác. Ong đầu bếp
đếm những củ cải, cắt thành miếng, băm nhỏ ra và cho vào nước sôi,
nấu nướng rồi cho con dùng, con tiêu hóa rồi bài tiết ra ngoài.
Đó là nỗi khổ đau cuả củ cải. Câu chuyện làm tôi bật cười, và câu
chuyện ấy đã làm tôi không còn khóc vì nỗi sợ hãi bị rơi xuống
địa ngục nữa. Tôi cũng hiểu rằng điều ấy không phải là tiền định.
Chúng ta không bị bắt buộc phải đi vào đó, còn nếu có đi vào một
nơi không hài lòng, chúng ta sẽ cũng không ở lâu trong đó. Mỗi
cuộc tái sinh đựơc tạo nên do tính chất tạm thời cuả sự sống và
sự chết—ngay cả trong địa ngục cũng chỉ là tạm thời.
Nhiều người
nghĩ rằng họ đang trên lộ trình vong hồn hành du (spiritual journey),
và họ là những con người, sự việc chỉ càng ngày càng tốt hơn lên.
Điều ấy không đúng với điều Phật dậy. Điều gì sẽ làm tôi tái sinh
thành người như tôi hiện tại? Cái gì sẽ làm tôi tái sinh thành
một con heo trong khu ở tôi tàn ở Calcutta? Nghiệp tốt hay xấu
cuả tôi, kết qủa cuả các thói quen trong hành động và suy tưởng
cuả tôi. Ai tạo ra nghiệp xấu cuả tôi? Chính tôi. Ai tạo ra nghiệp
tốt cuả tôi? Chính tôi. Tại sao tôi lại tạo ra nghiệp xấu dù tôi
biết rằng nó sẽ làm tôi đau khổ? Tôi không thể không nghĩ rằng
tôi bị trì xiết trong những thói quen cảm tính. Vấn đề cốt lõi
là thói quen giận dữ, ràng buộc, ghét bỏ-- đó là những cảm tính
tiêu cực.
Vấn đề là hãy điều chỉnh, sửa chữa những thói quen cảm
tính tiêu cực trở thành tích cực. Nếu chúng ta làm đựơc điều ấy,
mọi hành động, mọi công việc vặt vãnh, cố gắng, chuyển động và
những công việc thường ngày cuả chúng ta sẽ trở thành tích cực
trong tính chất. Chúng ta sẽ không tạo thêm những nghiệp xấu. Và
nếu chúng ta thanh tẩy đựơc nghiệp cũ, chúng ta sẽ không chịu những
hậu quả đau khổ. Đó là điều chúng ta có thể làm được và lợi lộc
thì vô vàn. Tôi tin điều này là chân lý cho mọi người—người Do
thái giáo, Thiên chuá giáo, Hồi giáo, người vô thần, người theo
thuyết bất khả tri, bất kể là ai. Chúng ta nên làm ngay lúc này
như vậy nếu có chết vào ngày mai hoặc giờ tới đây, chúng ta sẽ
không ân hận.
Tái sinh
Xúc động mạnh có thể đẩy một con người vào hoặc ra khỏi một tình
trạng minh mẫn cân bằng. Tương tự như thế. Cơn sốc sẽ đưa bạn vào
đời, vào một cuộc sống không kiểm soát được. Sự chuyển đổi từ trung
ấm sang kiếp kế cận được kích hoạt bởi lực cuả một cảm tính mạnh
đã đưa ra một người sau cuộc hoan lạc cuả các bậc sinh thành.
Trung ấm tìm ra những điều kiện hoàn hảo, trù mật, truyền di có
thể tạo ra đời sống.
Vong có thể du hành tự do như một vật thể,
vượt qua những định luật vật lý, nhưng chúng bị tung ném lên xuống
bởi những ý tưởng phóng túng (uncontrolled thoughts) cuả chính
chúng. Trong cuộc hành du cuả chúng, chúng nhìn thấy mọi thứ: Mèo,
chim, chó, ngựa, đàn ông, đàn bà, tất cả mọi tạo vật đang giao
hoan, và bị cuốn hút về phía đó. Bạn bị níu bắt ở nơi nào có duyên
ứng hợp với bạn. Bạn bị kéo tới một duyên vì nó kêu gọi bạn tới.
Vì
là một vong, bạn có sự ràng buộc với một người nam hay nũ—Sự giao
hoan cuả họ lôi kéo bạn. Bởi vì bạn không thể dạng nên bạn sẽ rơi
vào cuộc làm tình và bị mắc kẹt trong ấy vì sự đố kị, ganh ghét.
Phần thức cuả vong trôi vào và bị giữ lại. Không thể đào thoát,
vong diệt trong giận dữ và chấp nhận cuộc sống mới. Nếu bạn bị
kéo tới gần người nữ, bạn là sự ghen tuông cuả người nam, và bạn
sẽ đựơc sinh ra trong hình thể nam, và ngược lại.
Từ quan điểm Phật
giáo, những cơ duyên ấy kêu gọi bạn vì nghiệp lực cuả bạn. Nghiệp
hay không nghiệp lực, bạn tình cờ ngang qua; cuộc truy hoan xẩy
ra, bạn vô tình bị cuốn hút vào đó, bứt ra khỏi sự ràng buộc hoặc
ghen tuông. Bạn đi vào đó bởi vì bạn muốn tham dự. Nó có thể là
sự ràng buộc, nó có thể là sự yêu thương sâu lắng. Nó có thể là
cơn giận dữ hoặc có thể là sự tự qúy trọng, tự quyết định. Cảm
tính có thể sai hay đúng, tốt hay xấu, nhưng chúng rất mạnh. Những
cảm tính mạnh mẽ này là nguyên nhân cuả sự chuyển di đưa trung
ấm vào đời sống.
Sự thụ thai theo tôi là khi phần hồn kết nối với
những duyên di truyền để có thể sống còn và phát triển. Tinh trùng
chui vào trong trứng và thần thức cũng nhập vào cùng lúc .Đó là
hệ thống tương lập (the interdependent system), phụ thuộc tương
liên—điều kiện và hoàn cảnh tạo ra một nhận dạng (identity). Tinh
trùng và trứng kết nối vào nhau trong mức độ thể lý này, mọc ra
tứ chi, mắt, mũi, não bộ, các hợp chất hóa học, sắc đẹp, sự vận
hành, chất lỏng, không khí, năng lượng. Nó tương tự như khi bạn
chuyển vào một căn hộ mới—Nó vẫn là bạn, trong một nhân dạng mới,
nhưng phong cách vẫn y nguyên. Có những đặc điểm bạn mang theo
từ kiếp này sang kiếp khác, bởi vì mỗi cá nhân có những đường nét
riêng. Đường nét ấy khó nhận ra vì dù sao phong cách sống và vận
hành có thể cùng, nhưng bạn về nhân dạng đã hoàn toàn khác; bạn
đang ở trong thể xác mới và sống cuộc sống mới.
Tạm thời
Tất cả chúng ta đều có chung ý tưởng này: “Tôi sẽ không chết hôm
nay.” Kể cả những người đang hấp hối trên giường bịnh. Khi chúng
ta viếng thăm ai đó trong bịnh viện. Ai cũng biết rằng người ấy
họ đang hấp hối. Chính họ cũng biết nữa, nhưng họ vẫn luôn nói
về điều gì đó họ sẽ làm vào tuần tới.Đó là điều đáng quan tâm.
Tại sao? Những rắc rối thường đến với chúng ta một cách bất ngờ,
đặc biệt là cái chết. Bạn đến khám bịnh, và bác sĩ bảo là “ Không
sao, sưc khoẻ tốt.” Bạn bước lên xe hơi, rồi bạn bị tai nạn và
chết. Điều ấy có thể xẩy ra lắm chứ.
Điều này nhắc nhở mọi người
rằng cuộc sống kỳ diệu thật nhưng nó có giới hạn cuả nó. Trứơc
khi đi tới những giới hạn ấy, hãy cố gắng đạt đựơc những điều bạn
mong muốn. Hãy làm một điều gì bạn còn có thể làm. Giờ đây mọi
việc đều tốt đẹp, hạnh phúc, xinh xắn, vui vẻ, nhưng tất cả những
sự tốt lành ấy là tạm thời. Nó có thể đổi thay bất kỳ lúc nào.
Mọi sự đều có thể trở thành tồi tệ bất kỳ lúc nào.
Nói chuyện về
cái chết và sự tạm bợ không có nghĩa làm cho bạn sợ hãi. Mục tiêu
cuả câu chuyện là nhắc bạn hãy thông cảm cho chính mình. Và hành
du tốt đẹp.
Những bóng đèn mầu
Có một lần tôi nhận đựơc cú điện thoại cuả Allen Ginsberg, là
người tới thăm William Burroughs lúc đó. Burroughs áy náy về việc
nghiện hút cuả ông sẽ là trở ngại khi ông ta chết. Câu trả lời
cuả tôi: đó là cái nghiện cuả thể xác, không phải cuả tinh thần
như thói quen giận dữ. Sự giận dữ cuả bạn sẽ phiền hà cho bạn nhiều
hơn trong cuộc đời kế tiếp khi bạn chết, hơn bất cứ vấn đề nào
thuộc thể xác. Thần thức sẽ đi theo bạn; thân xác ở lại.
Khi bạn
nhìn vào thần thức cuả mình bạn thấy gì? Chắc bạn chẳng thấy gì.
Thần thức vốn trừu tượng. Nó vô hình sắc. Thực ra nó có hình dạng
như chiếc bóng đèn trong như pha lê, bản chất cuả nó rất tinh khiết.
Khi bạn có một thần thức như thế, đó là điều tốt lành, cảm giác
thoải mái.
Nhưng những đặc trưng tinh thần—chẳng hạn như giận dữ,
níu kéo ràng buộc, trung thành, yêu thương, và vân vân—sẽ thay
đổi mọi thứ. Chúng đột hiện ra trong trong tâm trí ta có hoặc không
có lý do. Nếu bạn thấy khó chịu, giận dữ đột hiện, trong giây phút
ấy, chiếc bóng đèn thần thức trong trẻo sẽ đổi mầu đỏ. Chiếc chụp
đèn giờ đây thành mầu đỏ. Nếu bạn thay bóng đèn mầu đỏ thành mầu
xanh, chụp đèn thành mầu xanh. Như bạn thấy đấy, mầu sắc đến từ
bóng đèn. Đó là điều chính xác cái gì đã xẩy ra trong tâm trí chúng
ta dưới tác động cuả cảm tính. Khi một hiện tượng tinh thần đột
hiện, tâm trí trong trẻo trở thành xanh hay đỏ. Tính trong sáng
biến mất, tâm trí thanh thản nay trở thành rối bời.
Những cảm tính
tinh thần tích cực cũng có thể đột hiện. Tác động cuả nó càng làm
cho tâm trí thêm sáng suốt hơn, thanh sạch, tinh túy hơn, và nó
trở thành một thói quen. Sự thay đổi những đặc trưng tinh thần
thành tích cực cần nhiều cố gắng nỗ lực. Chúng ta cần nhiều ý chí
để thực hiện. Nó giống như bơi ngược dòng. Nó là một cuộc tranh
đấu cam go. Nhưng phải hành động; bởi vì bạn sẽ đựơc đền bù.
Nhân từ
Ai cũng có lòng nhân. Ngay cả khi chúng ta ở trong hoàn cảnh tồi
tệ nhất, vì bản chất tốt đẹp cuả con người là thế. Điều quan trọng
là phải hiểu rõ điều ấy. Và nếu bản chất tốt đẹp ấy đựơc đem ra
thực hành trong xã hội thì xã hội cuả chúng ta sẽ tốt đẹp biết
bao—tử tế, thương yêu, đùm bọc. Nhưng chúng ta lại không thực hiện
điều ấy. Ai cũng muốn hơn người khác. Tôi muốn hơn bạn và bạn cũng
muốn hơn tôi. Mọi người, ngoài đường phố, trong gia đình, trong
mọi quốc gia, sắc tộc, ngay cả tôn giáo, khắp nơi, chúng ta đều
thấy điều này.
Nếu bản chất tốt đẹp cuả con người được đem ra thực
hành, sẽ chẳng còn chỗ cho sự đấu đá. Tại sao phải tranh đấu? Bởi
vì trong thời điễm này, bản chất tốt đẹp chỉ là một hạt nhân. Nó
có lẽ đã bị các cảm tính tiêu cực cuả chúng ta đè bẹp, đặc biệt
là nỗi sợ. Cho nên thay vì yêu thương và cảm thông rọi chiếu, giận
dữ, ghét bỏ, đố kị được bầy tỏ. Hoặc nếu có một loại thương yêu
nào đó thì cũng kéo theo sự phô trương đi cùng thay vì một sự yêu
thương chân thực. Bản chất tốt đẹp cuả chúng ta hiện đang bị các
chướng ngại làm mờ nhạt đi.
May thay, những vấn nạn ấy chỉ có tính
tạm thời. Nếu chúng thường hằng, chúng ta sẽ bị dính chặt với chúng.
Chẳng làm được điều gì cả. Những cảm tính tiêu cực cuả chúng ta
cũng giống như những đám mây. Mây bay qua bầu trời; chúng không
phải là một phần cuả bầu trời. Mây có thể bị gió thổi tan, mặt
trời sẽ chiếu sáng trở lại. Cảm tính tiêu cực giống như những đám
mây đen trong cơn bão tố, nhưng, giống như mặt trời, trăng sao,
lòng nhân và sự cảm thông cuả mổi cá nhân có thể chiếu sáng trở
lại khi trời quang mây tạnh. Cảm tính có thể thay đổi; chúng đổi
thay trong ta từng giây phút. Chúng ta có thể tự nhìn lại mình,
phút này đây chúng ta giận dữ, nhưng ít phút sau đó cơn giận sẽ
nguôi ngoai. Nhưng chúng ta không phải ngồi chờ đợi gió tới thổi
mây bay đi. Chúng ta có thể gọi gió tới thổi bay các chướng ngại
cho chúng ta.
Những vấn nạn mà chúng ta hiện đang đối diện hiện
nay—những vấn đề tình cảm như lo âu áy náy, sợ hãi cô đơn—thực
ra là kết cuả cuả ảo tưởng. Do đó chúng ta phải giải quyết ảo tưởng
này. Chúng ta phải đối đầu với chúng để vượt qua chúng. Điều quan
trọng bạn cần ghi nhớ là bạn không thể dàn xếp với ảo tưởng đựơc.
Nếu bạn làm điều ấy, cũng giống như bạn dàn xếp với quỷ dữ vậy,
bạn sẽ thất bại.
|