SỐ 30 - THÁNG 4 NĂM 2006

 

Thư Tòa Soạn

Thơ

Vứt bỏ
24 Hà Phú Đức
Hương Ngọc Lan
24
Phạm Hồng Ân
Tháng tư tôi gửi

23
Hoàng Du Thụy
Em là bóng nguyệt
21
Huỳnh Kim Khanh
Mẹ ơi biển gọi
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Buồn trốn trong thơ
18
Kim Thành
Nhớ bạn say
17Maihoado

Truyện ngắn, Tâm bút

Hồn tàu
13
Hoàng Du Thụy

Một chân trời mới
13
Nguyễn Hồng Quang
Kim Thành-Người sương phụ làm thơ
14
Phan Thái Yên

Em có nghe gió nói gì không
14
Võ thị Đồng Minh
Ngọn Thái Sơn
7Cỏ Biển

Gió sa mạc

15
Nguyên Nhi
Như giọt sương khuya
15Hoàng Mai Phi
Phiếm luận văn chương (2)
8Huỳnh Kim Khanh
Còn đó bóng hình
8Song Thao
Nhớ
8Vũ Hoàng Thư

Văn học, biên khảo

Nhà Trần khởi nghiệp (4)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành
4Ngô Văn Xuân
Bông Dã Quỳ
4Xuân Phương
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 17

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
2 Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 24
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành

 

Cái giá của sự giận dữ

Không có sự sai lầm nào lớn hơn sự ghen ghét,
Và không có điều gì mạnh mẽ hơn lòng nhẫn nhục
Cho nên tôi cố gắng từng ngày
Để học hỏi long nhẩn nhục

Lời Phật dậy

Giận dữ là tâm trí mong muốn xúc phạm và hãm hại người khác. Nhẫn nhục là kìm nén các hành động ấy. Giận dữ rất khó đối phó; nhẫn nhục rất khó triển khai. Nhẫn nhục là khả năng duy nhất thắng vượt nhẫn nhục.

Một số người nói rằng giận dữ không đến nỗi tồi tệ lắm, rằng đôi khi dùng nó để giải thoát sự đau đớn ra khỏi lồng ngực. Một số nhà trị liệu còn đề nghị hãy tức giận. Tôi không thể có ý kiến gì với họ vì tôi không phải là một nhà trị liệu. Giận dữ, đố kỵ, và kiêu hãnh thúc đẩy con người đạt mục tiêu, ở trường lớp, trong công việc hãng xưởng, và trên mọi địa hạt trong cuộc sống. Dù rằng nó có thể đạt đựơc một vài sở thích, nhưng bất cứ thành công nào đạt đựơc qua các phương tiện ấy cũng phải trả giá đắt. Cứu cánh không nên và không thể biện minh cho phương tiện, đó là điều cần ghi nhớ. Sự bùng phát một cơn giận dữ sẽ không thể đem tới một lợi lộc lâu dài, dù nó có thể có kết qủa thoải mái trong giây lát.

Giận dữ trả giá rất đắt. Nó đắt hơn nhiều phí tổn bạn phải trả cho nhà trị liệu. Về tinh thần nó làm tổn hao bạn rất nhiều đạo đức. Trong đời sống hàng ngày, nó làm cho bạn mất sự tinh túy, sáng suốt trong tâm hồn. Một tâm hồn thanh thản cần sự trong lắng, tinh túy như ly nước mát. Một phút nóng giận giống như bỏ bùn vào ly nước. Nóng giận làm bạn trở thành tệ hại và những người bạn đang giao tiếp cũng trở thành tệ hại—gia đình bạn, bạn bè, đồng sự, và xã hội bạn đang sống, tất cả đều trở nên tệ hại.

Giả thử bạn có một đêm yên giấc. Bạn thức dậy. Hạnh phúc, thoải mái, tâm thần phấn chấn. Bạn trông chờ có một ngày tốt đẹp. Rồi bạn ra ngoài và gặp một việc khó chịu. Ví dụ một người đậu xe chắn lối ra mà bạn chẳng tìm thấy hắn ở đâu. Bạn nổi giận. Bạn tự nhủ, “Mình sẽ bị trễ. Mình sẽ thế này; mình sẽ thế khác. Trời thì lạnh qúa” thảng hoặc gì gì đó. Và rồi khi ấy, soi lại tinh thần mình. Thái độ hưng phấn không còn nữa. Mặt bạn dài ra. Lát sau cơn nóng giận qua đi, nhưng đồng thời nó cũng mang theo thái độ phấn chấn cuả bạn đi cùng. Bạn đâu có thường gặp những sự hưng phấn thích thú ấy đâu. Thỉnh thoảng mới có một dịp, nhưng giờ đây nó tiêu tan mất rồi.

Nóng giận tước đi cuả bạn những thích thú cuả thể xác và sự thanh thản trong tâm hồn. Và chừng nào bạn còn giữ lòng ghét bỏ, cơn giận sẽ có cơ nổ ra giầy vò bạn. Chẳng có niềm hạnh phúc mới nào nẩy sinh trong bạn, mà niềm hạnh phúc cũ thì đã biến mất rồi. Bạn sẽ không có lúc nào để nghỉ ngơi; thậm chí không còn khả năng chú tâm trong công việc, trong suy nghĩ. Bạn luôn cảm thấy hình như có ai đã bắn tên xuyên qua trái tim mình. Nếu tâm thần rối loạn, nó còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ cuả bạn nữa.

Nóng giận tác động thế nào tới tương lai cuả bạn? Những lời dậy truyền thống cho biết rằng nóng giận giống như lửa, nó ngốn đi rất nhiều nguyên liệu cuả bạn. Nguyên liệu đựơc tạo ra bằng những đức tính tốt. Hãy tưởng tượng ra chỉ trong một giây phút nóng giận, biết bao hạt giống tốt bị tiêu hủy. Việc tạo nên một nghiệp tốt khó khăn biết chừng nào. Nó đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều suy tưởng, nhiều hy sinh. Rồi thì chỉ trong giây phút thôi, chúng bị tiêu huỷ hết.

Nóng giận là một thói quen

Nóng giận đột hiện chẳng cần cố gắng gì, nó giống như miếng bánh mì nướng bung ra khỏi chiếc máy nướng bánh. Nó là một thói quen. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta không thích nóng giận nhưng trong thâm tâm chúng ta cũng có chút ít thích thú khi làm việc ấy. Nóng giận cho chúng ta sự thoả mãn tạm thời: “Nó bung ra khỏi lồng ngực tôi. Tôi đã nói toạc ra cho cô ấy biết.” Dù sau đó chúng ta có thể hối tiếc về sự la hét cuả mình, hối tiếc không đủ mạnh để bám móc vào chúng ta. Chính sự thỏa mãn đang đeo bám chúng ta. Điều này rất khó nhận ra. Phần lớn chúng ta chối từ điều ấy. Nếu thoả mãn không là một thành tố trong ấy thì chúng ta chẳng bị móc ngoéo vào sự nóng giận và chúng ta đã có một thời khắc thanh thản. Chúng ta bị ép buộc phải tái phạm. Nó trở nên rất quyến rũ.

Và khi bạn thả lỏng cho cơn nóng giận bung ra, nó sẽ bung ra thường xuyên. Bạn trở thành người khó tính, mất quân bình, khi nhận thức đựơc điều ấy, nóng giận đã trở thành thói quen. Gào thét, la hét và nổi cáu trở thành thói quen. Bạn có thể cảm thấy bạn thắng thế, nhất là khi thấy người chung quanh không còn chống cự lại nữa. Họ có thể giữ im lặng bởi vì họ thấy bạn không còn đáng để tranh cãi nưã, bởi vì họ không thích la hét ồn ào, hoặc vì lễ nghi giao tiếp, hay cảm nhận danh dự. Mà dù với bất cứ lý do nào đi nữa, cũng chẳng phải họ yếu và bạn mạnh hơn họ. Nếu giận dữ đem lại cho bạn cảm nhận quyền uy, bạn đang bị đui mù vì thịnh nộ.

Tôi không nóng nhưng

Có một người đang lái xe trên xa lộ và lắng nghe radio. Thình lình anh ta nghe được một thông báo; rằng “Trên một xa lộ ở đoạn nào đấy, có một người đang chạy ngược chiều. Yêu cầu mọi người nên cẩn thận.” Anh ta nhìn quanh rồi nói: “Chỉ một người lái ngựơc chiều thôi à? Có cả trăm đứa đang chạy ngược chiều kia kìa!” (vì anh ta không nhận ra chính anh đang lái xe ngược chiều).

Làm sao chúng ta có thể tìm thấy tự do? Chúng ta phải nhận thức đựơc rằng những cảm tính tiêu cực đang cầm tù chúng ta. Chúng ta nhận biết sự nóng giận, nhận biết lòng đố kị, chúng ta biết hết, duy có một điều—chỉ thẳng vào chính mình—đó là sự nóng giận cuả tôi, tôi không thấy được lòng đố kỵ cuả tôi, tôi không thấy đựơc sự ngu tối cuả tôi. Tôi muốn từ chối tất cả những điều ấy. Nếu tôi cứ duy trì sự chối bỏ ấy, làm sao tôi có thể nhận diện đựơc nó?
Một số người nghĩ rằng: “Đúng, nóng giận là bậy; ta không nên làm.” Rồi thay vì giúp cho cơn nóng giận mất đi, họ lại đè nén nó lại. Thay vì diệt nó, họ lại trữ nó lại. Bạn phải hiểu rằng nó còn đó. Một số người thẳng thắn sẽ bảo bạn rằng, “Tôi nóng giận.” Một số người khác thì nói, “Tôi không nóng, nhưng..”Đúng vậy không? Và rồi rất nhiều người khác bảo “Tôi chả có vấn đề gì cả, nhưng.. một ai đó có vấn đề.”

Thực ra bạn đang có những vấn đề rất lớn trong con người bạn nhưng bạn không thấy. Bằng sự chối bỏ, bạn có thể vun đắp sự nóng giận cuả bạn ngày càng to lớn hơn. Rồi bạn có thể lôi kéo một số ít người khác vào cuộc, tạo ra thêm những rắc rối, những nghiệp xấu. Đó là điều chúng ta đang làm. Thay vì như thế, hãy cố gắng nhận biết. Cần sự nhận thức đúng. Nếu bạn có thể nhận thức được là bạn đang nóng giận và giành ra 1 hai phút để soi rọi lại tâm trí mình, bạn sẽ cảm thấy một chút ngỡ ngàng, một chút mềm lòng, cả một chút e thẹn nữa. Và khi những điều ấy xẩy ra, sức mạnh cuả cơn nóng giận sẽ bị giảm đi rất lớn.

Có thể cần một tuần hay một tháng để nhận thức, thậm chí cả năm. Một số trong chúng ta nóng giận ngay với cả mẹ mình, luôn bực mình với mẹ.Chúng ta duy trì điều ấy trong nhiều năm. Nóng giận bao lâu không thành vấn đề. Điều quan trọng là phải nhận ra điều ấy. Rôì lần kế tiếp, cơn nóng giận cuả bạn sẽ không kéo dài như trước. Nó sẽ yếu dần đi, và rồi có lúc bạn có thể sẽ nhận ra rằng mình đang nóng giận. Rồi bạn sẽ thấy đựơc cơn giận đã đến với bạn ngay cả trước khi nó thực sự bùng ra, cuối cùng bạn có thể tránh đựơc.

Điên tiết lên (tantrums)

Vào năm 1960 khi tôi còn là trưởng ban chương trình truyền thanh bằng tiếng Tây tạng cuả đài phát thanh Toàn Ấn, có một vị giám đốc ở đó tôi rất kính trọng. Có một lần ông nổi dóa khi tôi đang trong văn phòng cuả ông. Ông bắt đầu la hét, gào thét và đập tay chân. Tôi bật cười. Tôi không thể nhịn được . Đối với tôi lúc đó, bộ mặt ông ta trông chẳng khác gì đít khỉ, có thêm bộ râu mép. Ông đuổi tôi ra khỏi phòng. Điều ấy đã chấm dứt sự kính trọng cuả tôi đối với ông.

Khi bạn nổi điên lên, đấm đá vào tường, hãy nghĩ “Bộ dạng ta hiện giờ ra sao? “ bạn phải thực sự suy nghĩ như thế. Bạn phải nhớ lại, khi bạn mất bình tĩnh, khi bạn điên tiết, khi bạn bị cơn nóng giận điều khiển, lúc ấy khuôn mắt bạn nhăn như đít khỉ. Bạn không còn bộ dạng dịu dàng nữa đâu, bạn chẳng còn nho nhã, đẹp đẽ gì nữa. Bạn giống như đít khỉ, và mọi người chẳng còn kính trọng bạn nữa.

Một lần cáu kỉnh đối với tôi là một kiểu tưới nước xuống từ sự ghét bỏ và giận dữ. Đó cũng là một kiểu giận dữ, nhưng không phải là tồi tệ nhất, kiểu muốn hại người. Cáu kỉnh giống như một luồng khí nóng bay lên. Chúng ta cảm thấy như có một luồng nóng trong người. Nó làm chúng ta mất suy xét chút ít, đó là lý do tại sao không tốt. Một cơn cáu kỉnh có thể đến từ lòng thương cảm: Tình yêu thương cuả bạn với con cái, học trò cuả mình, hoặc với cha mẹ già có thể làm cho bạn la hét họ. Nhưng nếu bạn cứ tái diễn thường xuyên, nó sẽ trở thành cơn giận dữ ghê hồn. Cho nên đừng tạo ra thói quen ấy. Bạn đang chơi với lửa đấy.

Muôn mặt cũa cơn giận dữ

Giận dữ khoác nhiều bộ mặt. Nó lẩn trốn trong ta. Khởi đầu là mất kiên nhẫn, rồi khó chịu, rồi cáu kỉnh, rồi giận dữ, và cuối cùng là sự ghét bỏ. Có những cơn nóng giận sôi sục, giận lạnh lùng, nóng giận run rẩy tay chân, và giận phát điên cuồng. Và rồi có khi giận ngay chính mình—điều mà chúng ta gọi là tự căm ghét (trách thân).

Tự căm ghét cần thời gian để phát triển. Nó không đột phát. Đầu tiên là sự không thoả mãn. Thường thì nó khởi đầu vì ai đó nuôi trồng ý tưởng trong đầu óc chúng ta trong lúc thiếu thời hoặc vì một số mong muốn không đạt đựơc—bất kể là điều mong muốn gì, về hoan lạc, về tiền bạc hay về một mục đích nào đó mà lại không thực hiện đựơc. Chúng ta cố gắng làm cật lực để đạt yêu cầu hay mục đích. Có người làm hai công việc, ba việc, làm mọi thứ. Làm việc nhiều hơn, ăn ngủ ít hơn, không có thời giờ tĩnh dưỡng cho thể xác và tâm hồn, tất cả chỉ vì những ý muốn mình áp đặt lên chính mình. Chúng ta thường chẳng hay những ý muốn đó từ đâu đến và tại sao chúng ta phải theo đuổi chúng.

Khi chúng ta làm việc quá sức mà vẫn chẳng đạt được ứơc mơ cuả mình, chúng ta bắt đầu tự trách mình. Chúng ta chỉ nhìn thấy mình có lỗi. Chúng ta nhìn sự kiện không đạt đựơc mục đích là một thất bại. Rồi chúng ta nói, “Chính là tôi, một sự thất bại.” Việc không đạt mục tiêu ngày trở nên mạnh hơn, và sự thất bại cũng ngày càng mạnh hơn, từ đó chúng ta coi mình là kẽ không có khả năng. Chúng ta không muốn mình thất bại, vì thế sự căm thù trở nên mạnh hơn tới lúc nó biến thành giận dữ. Cơn giận dữ biến thành ghét bỏ. Chúng ta thực sự bắt đầu làm hại chính mình.

Nếu bạn giận dữ với chính mình, cơn nóng giận nổi lên như thể một sự không thoả mãn nói chung trong đời sống. Rồi một số người bắt đầu vin vào tinh thần để biện minh cho sự thất bại. Bạn tự nhủ bạn chẳng thèm để ý tới những thành công vật chất. Nhưng trong thâm tâm, sự nóng giận và tự trách mình làm cho tinh thần bạn có vẻ thoải mái dù điều ấy không thật sự như thế. Bạn nói rằng vật chất chẳng là cái quái gì nhưng trong thực tế bạn đã thất bại về đời sống vật chất và bạn không muốn thừa nhận điều ấy. Cho nên bạn hành động như thể bạn chẳng cần gì. Giả vờ hạnh phúc về một số việc, giả vờ mình là một thánh nhân. Đó lại là một khuôn mặt khác cuả sự nóng giận mà chúng ta không nhìn thấy. Nó chỉ trói buộc bạn ngày càng sâu hơn trong tiêu cực. Nó cho bạn một cái cớ để bạn rút lui khỏi cuộc sống, cung cấp một chỗ ẩn náu thay vì phải đối mặt với nó.

“Không hề gì.” Cũng chơi cùng một trò như thế. Khi bạn nói chuyện với ai và đụng chạm vào một đề tài nhậy cảm, họ cố gắng che dấu nhưng nếu bạn càng đi vào sâu hơn, họ sẽ nổi đóa, nhưng họ không muốn bầy tò sự giận dữ, hay họ không nhận biết họ đang giận dữ, cho nên họ nói “Không hề gì.” Và rồi cố gắng tránh né nói về điều ấy. Dù bạn biết hay không, đó cũng là một triệu chứng cuả cơn giận dữ.

Một số người che dấu mặt gồ ghề cuả sự nóng giận. Họ khoác khuôn mặt mượt mà cuả nó, ngay cả có thể bộ mặt yêu thương và đùm bọc, che lấp những tình cảm thực bằng mọi cách để không nghĩ rằng họ đã đem sự đau đớn đến cho người khác. Nhưng thực sự đó là một loại bạo lực. Chẳng hạn như: “Tôi đâu có mất bình tĩnh, và chính hắn mới nóng giận. Tôi càng bình tĩnh bao nhiêu thì hắn càng điên tiết bấy nhiêu.” Rồi họ cảm thấy thích thú hơn khi thấy người kia nóng nẩy hơn mình. Đó cũng là một bộ mặt khác cuả sự nóng giận.

Sự đè nén có thể không giống với nổi giận, bởi vì bạn không thể thấy dục vọng tác hại, nhưng nó có thể tác hại đến cá nhân nhiều hơn bởi vì nó được tồn trữ trong kho chứa. Khi bạn đè nén cơn giận, có nghiã là bạn giữ nó lại để khỏi nổ tung lên, nhưng bạn đang nội thu nó đấy. Bạn có thể ăn  không ngon ngủ không yên. Bạn khởi sự bằng cách trút bỏ sự bực bội ấy lên bất cứ ai—một người thư ký bán hàng, người bán săng ở cây săng—thay vì chính cái người khiến cho bạn bực bội. Đôi khi, sự đè nén lại mang một hình thức tự khẳng định. Bạn có thể nghĩ,” Thôi đựơc, ta sẽ làm việc thật cật lực để dậy cho hắn một bài học, ta sẽ thành một người nổi tiếng trên thế giới.” Đó cũng là sự giận dữ. Thoạt nhìn nó có vẻ tích cực, từ quan điểm tạo nghiệp, nó lại có vẻ không phải đúng như thế.

Rất nhiều truyền thống khuyến khích người ta đè nén cơn giận, nhưng nó chỉ tạo ra thêm những vấn đề. Nó chỉ mua thêm thời gian, làm chậm đi những hành động sai trái. Nó có thể, trong thực tế, chỉ bồi đắp thêm nỗi giận dữ, và làm tăng thêm khả năng phản hồi cuả nó. Nổi loạn thường là kết quả cuả sự đè nén.

Ngô Văn Xuân