3.2.5. Kiều rơi vào thanh lâu lần thứ hai
Kiều càng nghĩ càng thấy lời Thúc Sinh chí lý. Nàng phải toan liệu
đường trốn đi. Nàng nghĩ phận mình đã lênh đênh đến nỗi này thì
có liều một phen nữa cũng cam tâm.
Thân ta ta phải lo âu
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này
Ví chăng chắp cánh cao bay
Trèo cây lâu cũng có ngày bẻ hoa
Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh!
Rồi Kiều nhìn quanh quất thấy mọi người đà lui gót, sẵn bên bàn
phật có những đồ bằng vàng bạc khá quí giá, nàng gom lấy theo mình
để hộ thân khi cần kíp. Vừa sau nửa đêm thì nàng lẻn trốn đi.
Chỉ e quê khách một mình
Tay không chưa dễ tìm đường ấm no
Nghĩ đi nghĩ lại quanh co
Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân
Bên mình giắt để hộ thân
Lần nghe canh đã một phần trống ba
Cất mình qua ngọn tường hoa
Lần đường theo bong trăng tà về tây
Mịt mù dậm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương
Thơ Ôn Đình Quân đời Đường có câu
Kê thanh mao điếm nguyệt
Nhân tích bản kiều sương
(Tiếng gà trăng điếm cỏ
Dấu bước sương cầu cây )
Hai câu này tả cảnh người đi đêm khuya khoắt.
Nàng tiếp tục băng đường vượt nẻo đi gần dến sáng. Trong cõi mịt
mù sương giá nàng thấy một ngôi chù nhỏ, liền ghé vào xin tá túc
Canh khuya than gái dặm trường
Phần e đường sá phần thương dãi dầu
Trời đông vừa rang ngàn dâu
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà
Chùa đâu bỗng thấy nẻo xa
Rành rành "Chiêu Ẩn Am" ba chữ bài
Xăm xăm gõ mái cử ngoài
Trụ trì nghe tiếng rước mời vào trong
Ngàn dâu do chữ "phù tang" chỉ phương đông nơi mặt trời
mọc. Trụ trì là sư ông hay sư bà, bực cao nhất trong chùa. Sư trưởng
là Giác Duyên hỏi Kiều duyên cớ từ đâu mà lưu lạc nơi này. Nàng
tìm cách chối quanh, bảo rằng mình là người tu ở chùa Bắc Kinh,
đến đây hầu sư trưởng, và sư cụ cũng sẽ đến sau. Nói xong nàng đem
chuông vàng khánh bạc lận trong mình đem ra làm bằng có. Sư trưởng
nhìn qua cũng nghĩ rằng Kiều từ chùa Hằng Thủy ở Trấn Giang nên
chấp nhận những điều nàng nói.
Xem qua sư mới dạy qua
Phải nơi Hằng Thủy là ta hậu tình
Chỉn e đường sá một mình
Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày
Rồi nàng tá túc ở Chiêu Ẩn Am những tháng ngày sau đó, tụng kinh
gõ mõ kinh kệ sớm chiều. Sư Giác Duyên thấy nàng thong tuệ khác
thường cũng đem long thương mến. Không lâu sau đó có người đi cúng
lễ chùa nhìn đồ chuông vàng khánh bạc thốt ra rằng sao giống những
đồ quí của nhà Hoạn Thư.
Cử thuyền vừa cữ cuối xuân
Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời
Gió quang mây tạnh thảnh thơi
Có người đàn việt lên chơi cửa già
Giờ đồ chuông khánh xem qua
Khen rằng khéo giống của nhà Hoạn nương!
Cửa già là do chữ "già lam" của Ấn Độ có nghĩa thuộc
về chùa Phật. Đàn việt là người có công đức với chùa.
Sư Giác Duyên chờ mọi người về hết, đêm khuya gạn hỏi sự tình. Kiều
biết không thể dấu lâu được nữa nên kể thật chuyện mình. Sư Giác
Duyên mới liệu bài cho Kiều sang tÿ túc nhà Bạc Hạnh, một bà cũng
hay viếng chùa thường xuyên. Than ôi, Bạc Bà thì cũng một phường
với Tú Bà, chuyên mua gái rước khách làng chơi để kiếm tiền, tuy
bên ngoài cũng đi lễ bái chùa chiềng.
Giác Duyên nghe nói rụng rời
Nửa thương nửa sợ bồi hồi chẳng xong
Rỉ tai mới kể sự long
Ở đây cửa phật là không hẹp gì
E chăng những sự bất kỳ
Để nàng cho đến thế thì cũng thương
Lánh xa trước liệu tìm đường
Ngồi chờ nước đến nên dường còn quê
Có nhà họ Bạc bên kia
Am mây đưa lối dì về dầu hương
Nhắn sang dọn hết mọi đường
Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân
...
Nào ngờ cũng tổ bợm già
Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn
Mụ họ Bạc nghe tình cảnh Kiêu đồng thời nhận ra nhan sắc tuyệt
vời của nàng thì động lòng tham muốn đem bán nàng đi để kiếm tiền.
Mụ liền một đằng dằn mặt Kiều một đàng thu xếp cho Kiều lấy tên
cháu của mụ là Bạc Hạnh. Nghe cái tên Bạc Hạnh cũng biết đây là
phường không có hạnh (hạnh mỏng), tức thuộc lũ mất nết, vô nghì.
Kíp toan kiếm chon xe dây
Không dưng chưa dễ mà bay đường trời
Nơi gần thì chảng tiện nơi
Nơi xa thì chẳng có người nào xa
Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà
Cùng trong thân thích ruột rà chằng ai
Cửa nhà buôn bán Châu Thai
Thực thà có một đơn sai chẳng hề
Thế nào nàng cũng phải nghe
Thành thân rồi sẽ liệu về Châu Thai
Kiều nghe bà này bàn bạc biết đời mình đã đến một ngả rẽ khác liền
liệu lời phân trần rằng muốn kết duyên cũng phải có lễ nghi đàng
hoàng, xong đâu đó dù có theo họ Bạc đi đến góc biển chân trời nào
nàng cũng xin vâng.
Thiếp như con én lạc đàn
Phải cung rày đã sợ làn cây cong
Cùng đường dù tính chử lòng
Biết người biết mặt biết long làm sao
Nữa khi muôn một thế nào
Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu
Dù ai long có sở cầu
Tâm minh xin quyết với nhau một lời
Chứng minh có đất có trời
Bấy giờ vượt bể ra khơi quản gì
Sách xưa có câu: "Thương cung chi điểu, kiến khúc mộc nhi
cao phi" có nghĩa con chim đã bị tên một lần, mới thấy cành
cây cong đã bay cao né tránh.
Tâm minh là thề nguyện với lòng mình.
Bạc Bà liền cho sắm sửa dọn dẹp nhà cửa linh đình để làm lễ kết
hôn Kiều với Bạc Hạnh. Sau đó hai người xuôi thuyền về Châu Thai.
Bạc Sinh quì xuống vội vàng
Quà lời nguyện hết Thần Hoàng, Thổ Công
Trước sân lòng đã giãi lòng
Trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên
Thành thân mới rước xuống thuyền
Thuận buồm một lá xuôi miền Châu Thai
Vừa về đến quê Châu Thai, Bạc Hạnh để nàng ở dưới thuyền và lên
bờ gạn mối bán nàng cho một nhà thổ, lấy tiền xong lỉnh đi đâu mất.
Hắn chỉ cho người đem kiệu rước Kiều đến lầu xanh để ra mắt một
mụ tú bà.
Xem người định giá vừa rồi
Mối hàng một đã ra mười thì buông
Mượn người thuê kiệu rước nường
Bạc đem mặt bạc kiếm đường cho xa
Kiệu hoa đặt trước thềm hoa
Bên trong thấy một mụ ra vội vàng
Đưa nàng vào lạy gia đường
Cũng than mày trắng cũng phường lầu xanh
Vừa nhìn thấy Kiều liền hiểu ra. Thật là
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Nghĩ đời mà ngán cho đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen
Tiếc thay nước đã đánh phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần!
Nước đã đánh phèn lọc cho trong lại bị vẩn đục vì bùn nhiều bận
nữa.
Thế là Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai.
(Còn tiếp)
Hoàng Thiếu Khanh
|