SỐ 34 - THÁNG 4 NĂM 2007

 

Thơ

Về biển
24 Phạm Hồng Ân
Em vẫn là đêm
24
Huỳnh Kim Khanh
Vọng quốc

23
Trần Việt Bắc
Hoài sầu thụy nhân
21
Ưu Du
Chuyện cũ
21Ngọc Trân
Một lần đi

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Nghe hồn bay bổng
18
Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Ngã ba sông
14
Phạm Hồng Ân

Trại tỵ nạn Kuantan
14
Nguyễn Hồng Quang
Tháng tư trong mắt học trò
13
Hoàng Mai Phi

Nhánh hoa khô
14
Cỏ Biển

Ăn chơi
15
Xuân Phương

Dưới vùng cỏ non
8Ưu Du

Như cơn gió thoảng
8Võ Thị Đồng Minh
Một chuyến công tác
8Hoàng Mai Phi
Phận người
8Song Thao
Hiến tặng
8Nguyên Nhi

Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (8)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 21

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 28

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Dưới Vùng Cỏ Non

 

Kính dâng anh linh chiến sĩ trận vong trước ngày 30 tháng Tư

Thiếu vắng Trọng. Trọng đã đi qua rồi. Xong rồi! Hết rồi tận cùng kinh hoảng! Anh dzọt lẹ quá! Từ bây giờ anh thật sự đơn độc. Đơn độc kinh khủng! Đúng với nghĩa của nó! Chiến sĩ ấy đã hững hờ quay lưng, xóa bỏ tất cả mọi thứ trên bàn cờ, khi cuộc chơi chưa kết thúc. Mặc bạn bè xôn xao bàn tán, bừng bừng mặt tím, say sưa men đời cay cay.

Riêng anh vĩnh viễn một mình ở lại, không đầy bước chân, anh đã nhảy qua bờ vực thẳm, về dưới vùng cỏ non. Trọng đã vĩnh viễn từ giã bạn bè, ra đi giữa hai lằn đạn, ẩn thân bên bờ lau sậy lô xô.

Chẳng thèm thấy bông lau xoay xoay, bay bay trắng cả lòng quê. Không thấy tre la ngà, sọc xanh da vàng mọc bên suối, róc rách chảy đập vào mô đá rêu rong, tạo thành những bọt nước trắng xóa, òa vở tung bay chìm khuất.

Anh không nghe cây cỏ bức xúc, cựa mình rì rào suốt tháng năm rồi! Anh gửi xác thân trên quê cha đất tổ, mặc cỏ ướt sũng, phủ đầy nước sương, nước mưa, nước mắt tình bạn, tình quê, đan quyện vào nhau, mỗi lần họ ghé qua mồ đặt lên bó hoa tươi. Anh không thấy vòng couronne mortuaire cườm đen băng tím.

Làm tâm hồn bạn bè ngậm ngùi, xúc động mãnh liệt. Anh như chiếc lá xanh tươi mơn mởn, đột ngột bị bứt ra khỏi cành, biến đổi anh từ trạng thái sinh tồn, sang trạng thái tử quy lạnh giá. Đau buốt.

Anh đã bị chiến tranh lừa mình hụp xuống con đường tử tuyệt, sâu hun hút. Không có lối lên. Trúc phẫn khích suy nghĩ miên man. Thì ra tử thần thật chí công vô tư. Không thiên vị anh hùng kiện tướng. Không nể mặt ai!

Quê hương hiền hòa nay buồn thảm, lặng thinh, nhận thêm một nấm mồ chưa xanh cỏ. Đời anh dầm mình trong chiến tranh, cuối cùng chấm dứt cuộc sống thảm thiết. Sinh nghề tử nghiệp chưa đúng, thật vô duyên, khi tên anh đã ghi vào danh bạ quân tử.

Chính anh, người chiến binh hiền lành, oai dũng trẻ trung, dĩnh ngộ tự tin, tự trọng, mưu cầu nghệ thuật vị nhân sinh. Anh dạt dào tình cảm, không thích súng ống bom đạn. Anh biết yêu nồng nàn tha thiết từ tấc lòng. Yêu gia đình cha mẹ anh em, bà con, bạn bè đằm thắm.

Anh trung thành nồng nhiệt với chiến hữu, cống hiến tuổi xanh, vì quê hương xứ sở. Yêu từng luống khoai vồng sắn. Giữ gìn từng tấc đất ông cha truyền lại, từ ngàn xưa. Trong năm điều Nhân. Lễ. Nghĩa. Trí. Tín, Trọng giữ chữ Nhân đứng ở hàng đầu. Nào phải anh là người bội bạc dã man tàn ác, muốn cầm súng đi xâm lăng kẻ khác.

Đau đớn thay! Nơi anh vùi tấm thân xuống dưới ba tấc đất, trong chiếc quan tài kẽm phủ kín, có lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tấm thẻ bài ghi tên Lê Văn Trọng. Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, kèm Anh Dũng Bội Tinh và Nhành Dương Liễu. Quân hàm cố Đại Úy, dấu ấn xuyên thù triền miên, trên chiếc nón sắt vấy máu, hằn sâu lỗ đạn diệt nhân lỗ chỗ, còn đặt trên bàn thờ, không bao giờ kỳ cọ, gội rửa sạch.

Nơi cách đây hai mươi sáu năm, anh đã sinh ra, lớn khôn từ bầu sữa mẹ ngọt ngào, chắt chiu từng vồng sắn, vườn rau, ao bèo, hồ nước, khúc sông bên bồi bên lở, qua dòng lưu thủy, luân lưu xuyên khắp mọi mạch nguồn, chảy ngầm trong lòng đất. Trước cuộc tương tàn đẫm máu quyết liệt, anh không nở ra tay giết hại một ai, cho dù đã biết rất rỏ, kể cả người chú cùng chung huyết thống.

Tất nhiên anh đã mất mạng. Họ không buông tha anh. Lòng anh bừng bừng ngọn lửa mến yêu thân nhân, tha nhân, và năm điều "từ Nhân đến Tín" kia. Khi kẻ khác, lòng hừng hực cuồng quay ngọn lửa xâm lăng, quyết liệt không tàn.
Trong binh thư không dạy anh buông súng gác mũ, ấy là người bạn đời bất khả ly thân của Lính.

Thế sao anh vội vứt mũ, bỏ cuộc ra đi, khi bạn bè còn ngồi bên nhau thế nầy?

Hóa ra, đã có nhiều lần, bạn với anh đã chuyền tay nhau, từng điếu thuốc dỡ ngọn, bao lần nâng ly rượu trên tay chúc tụng rồiAnh tao nhã thanh lịch, khả ái khi còn sống, lưu danh thơm sau khi lìa đời. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng" mà.

Khốn thay điều ước nguyện duy nhất của anh: "Thiết tha mong đợi ngày an bình, ấm no hạnh phúc thực sự. Không còn cảnh nồi da xáo thịt, cốt nhục tương tàn. Anh mang canh cánh bên lòng niềm khát vọng kỳ phùng, trở về sống trong mái nhà xưa, ngồi dưới giàn hoa thiên lý, cùng ba mẹ và anh chị em, hàn huyên tâm sự, cho bõ những ngày thương nhớ”.

Thật, chẳng bao giờ Trọng muốn bất hiếu với ba mẹ, khi anh đột ngột lìa đời, không rứt ruột chít vành sô tang trên mái tóc xanh, mặc áo sô gai dệt bằng tay may tang phục, khi mẹ cha trăm tuổi. Trọng sẽ đội mũ cuộn bằng rơm, lưng thắt dây làm bằng bẹ chuối khô. Nếu ngày cha lìa đời, anh sẽ phải chống gậy tre, mẹ mất chống gậy gỗ vuông. Em gái mặc vải sô gai buông gấu, đội vải sô gai phủ mặt. Hàng cháu, chít khăn tang đỏ, hàng chắt khăn vàng, hàng chút khăn xanh. Trước di ảnh cha mẹ già tóc bạc răng long ngoài trăm tuổi, anh sẽ đặt bát nhang trầm nghi ngút khói, hướng đông bình hoa, hướng tây đĩa trái cây, anh sẽ vái hai vái, tượng trưng cho âm dương nhị khí.

Tay anh sẽ run run rót ly rượu tăm, lạy tạ công sinh thành dưỡng dục, kính thờ cha mẹ, trước khi nhắm mắt xuôi tay. Anh khẽ nói câu của Léoparde: “Ôi! Đất Mẹ êm ái. Nguồn sống đã cung cấp cho con. Nầy đây con xin trả lại". Có phải ngồi trước trên bàn thờ, Trọng muốn nói như thế hết sức?

Mộ chí chôn người thân chưa kín cỏ. Bỗng một hôm thêm một lần bom đạn cày xới nấm mồ anh tả tơi, lở loét. Thây tàn giờ đây sình thối chương phình, đụng vào rữa nát lầy nhầy, chân một nơi, tay một ngả, đầu một góc. Anh bị móc lên, ráp nối hình hài, thiếu sót thô vụng, cái mất cái còn, không toàn vẹn.

Anh nào biết cha mẹ, và đàn em nhỏ, khóc đỏ máu mắt. Họ vẫn chối bỏ sự thật, cay nghiệt phũ phàng, không đối diện sự hủy diệt lần cuối cùng, đầy bất nhân. Họ tưởng anh sống khôn thác thiêng, nên kéo cha mẹ và đàn em, xuống mồ sâu bít kín, hơn là sống lụi hụi lù đù, chứng kiến cảnh đau đớn, trên cõi đời ô trọc.

Cha mẹ đã phổ tình yêu tuyệt đỉnh vào từng thớ tí nhau, tạo thành anh có đời sống tràn đầy sinh khí, dồi dào sức sống, anh đẹp như vị thiên thần. Chứ nào dám nhìn, dám nghĩ đống xương thịt bầy nhầy, tanh nồng, hôi hám, thúi tha kia, ruồi bu kiến đậu, bọ rúc trương sình, đó chính là đứa con ruột ngoài hai mươi sáu tuổi. Cha mẹ còn bịn rịn tiễn đưa con, mỗi lần Trọng về phép. Có đâu cảnh cha mẹ già khóc con trẻ bội bạc, bỏ cha mẹ lạnh lùng đơn độc mà đi vào vùng cỏ non. Xin cha mẹ tha lỗi cho con sự bất hiếu, trót lỡ lầm ra đi trước cha mẹ, để cha mẹ đau lòng, cúi đầu, gục mặt, rơi nước mắt vì con trẻ hoài mãi thế nầy!

Anh là chứng nhân dòng họ đối nghịch, bôi nhọ từng trang lịch sử trong cảnh nồi da xáo thịt. Anh nằm xuống, vĩnh viễn quên đi quá khứ. Quên hiện tại cốt nhục tương tàn, tương lai điêu linh buồn đau. Không trách nhiệm. Không đùm bọc. Không yêu thương. Đầy thù oán. Chém giết. Khổ đau. Lỡ lầm trách nhiệm. Lỗi lầm trong cuộc - Giữ Nước và Dành Nước - Tột cùng kinh khủng!

Có điều gì vượt quá sức con người. Nó hút anh vào điệu quay chóng mặt. Tận diệt niềm khát vọng tái tê. Sự căm thù ác độc hung hăng giữa - Người với Người, - giữa Chú và Cháu - hiện ra rõ rệt.

Câu “Ce dernier soupir de ma vie, je le garde pour aimer” (Lamartine) hoặc câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng"; Với Trọng vào giờ phút nầy, bây giờ hoàn toàn rỗng tuếch. Vô nghĩa. Lạnh lùng. Cay đắng xiết bao! Có phải Trọng ngồi ở bàn thờ, muốn nói như thế hết sức?

Dù hiện tại buốt tê, lạnh lẽo hay an lành, đang nghiêng mình trên dĩ vãng đầy cay đắng, đau khổ của anh? Trọng thật sự ra đi, như con đò khuất dạng vào chân cỏ lau sình lún, như con tàu suốt vào vùng dĩ vãng, khuất xa góc trời bom đạn mù mịt khói súng.

Trong tiệm, tiếng đàn hạ uy cầm đẩy nỗi buồn phiền, băn khoăn, bồn chồn ray rứt lên cao độ. Chợt dấy lên trong lòng bạn hữu, những tên gọi thân mến, dần dà mất lần lần đi đâu hết? Mất lần theo bóng tối kinh hoàng, chìm sâu miên viễn. Bạn bè dùng rượu, đè nén bi thương nội tâm xuống, dùng rượu khơi dậy lòng tiếc thương vô vàn, mãi mãi là niềm tiếc thương sâu thẳm, ngút ngán dâng cao!

Đồng thời, họ dùng rượu, đốt lên niềm vui mừng may mắn ngồi bên nhau, lúc chiến tranh tàn khốc đi giữa cuộc sống, đe dọa từng nhân mạng. Cái chết giữa hai lằn đạn sát đầu tơ kẽ tóc. Thỉnh thoảng họ họp mặt “dzăn nghệ dzăn gừng” ti tí, cho đời lên hương.

Vậy, điều tôi muốn nói: Xin Đời rộng lượng bao dung đức độ, nhân ái vị tha cho người Lính Thiên Lương sơ sót, hay có sai phạm tí lỗi lầm. Bởi nhân vô thập toàn! Xin hãy mến yêu Lính. Hãy thương Lính. Họ là những công cụ, là sản phẩm chiến tranh. Họ có quậy phá đôi chút khi men nồng lên, khi cuộc vui lụi tàn. Không là điều thất trách, thất thố lắm đâu.

Mấy anh ngồi bên nhau trong bàn tiệc nhỏ, từ nhiều vùng đất xa xôi khác nhau. Có phong tục tập quán khác nhau, suy tư và tình yêu chẳng giống nhau. Họ hoàn toàn riêng lẻ, ánh mắt ngời sáng không ngừng ánh lên nỗi ngạc nhiên, qua câu chuyện vui buồn, trầm lắng, lịch duyệt, dí dỏm không mỏi. Nụ cười họ nở trên khuôn mặt nhuộm nắng gió khuya chiều.

Trông điệu bộ Văn, có mái tóc bạc phếch bụi phong trần, mặc áo field jacket xệ vaiAnh giả vờ khật khưỡng làm người say, nách cặp vỏ chai rượu Martel, mơ màng ngâm mấy câu thơ. Các bạn không thể nhịn cười, vì lối diễu ra trò. Sự quyến rũ tuyệt vời nầy làm các bạn mê mệt anh. Thế mới chết.

Nhiều giọng nói trầm ấm, ngọt ngào hồn nhiên, sảng khoái, mang dấu tích Mẹ Quê Hương Việt Nam ba miền: Trung. Nam. Bắc. Rì rào giọng nói súc tích, đầy âm giai tuyệt diệu, hương sắc đặc biệt trìu mến riêng của mọi miền.

Họ không có gì hơn tiếng cười, pha nước mắt ân tình, làm quà tặng cuối cùng, chia sẻ niềm đau quặn thắt dại tê, bằng ly rượu nồng, tách cafe đắng, hay điếu thuốc Quân Tiếp Vụ.

Và, tiếng lòng thì thầm gọi mời nhau, rung lên từng đợt nấc cuồng quay, bên mỗi phím loan.

Ưu Du
(Trích từ truyện dài Giữa Hai Lằn Đạn, cùng tác giả)