SỐ 34 - THÁNG 4 NĂM 2007

 

Thơ

Về biển
24 Phạm Hồng Ân
Em vẫn là đêm
24
Huỳnh Kim Khanh
Vọng quốc

23
Trần Việt Bắc
Hoài sầu thụy nhân
21
Ưu Du
Chuyện cũ
21Ngọc Trân
Một lần đi

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Nghe hồn bay bổng
18
Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Ngã ba sông
14
Phạm Hồng Ân

Trại tỵ nạn Kuantan
14
Nguyễn Hồng Quang
Tháng tư trong mắt học trò
13
Hoàng Mai Phi

Nhánh hoa khô
14
Cỏ Biển

Ăn chơi
15
Xuân Phương

Dưới vùng cỏ non
8Ưu Du

Như cơn gió thoảng
8Võ Thị Đồng Minh
Một chuyến công tác
8Hoàng Mai Phi
Phận người
8Song Thao
Hiến tặng
8Nguyên Nhi

Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (8)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 21

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 28

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Thằng Nèm

 

Cơm chiều  xong, thấy trời hãy còn sáng Chệt Lường rủ giáo Hoạch với thằng Nèm ra ngoài chợ chơi ; tiện thể ngủ ở nhà y rồi mai sáng hãy về. Thiếm Tư  thấy  đề nghị nghe cũng phải lẽ vì thật sự cũng khó choThiếm lo làm sao để mọi người có được chỗ ngủ đàng hoàng nên Thiếm ứng tiếng :

-  Ở đây tình thiệt buổi tối ngoài cái việc chong đèn ngồi tán dóc thì không biết làm gì hơn. Hay là ông giáo dắt thằng Nèm đi theo chú Lường ra ngoài ngoải chơi, hễ có trễ thì ghé nhà chú Lường qua đêm rồi sáng về sớm.

Ngẫm nghĩ một đỗi ông Chủ Ruộng cũng lên tiếng :

- Chú Lường ! nhà bây có đủ chồ ngủ hay không ? tao cũng muốn theo tụi bây ra chợ nữa. 

Chệt Lường cười tươi rói :

- Thiếu gì chỗ, Kéo hai cái  bàn lại là có được cái giường rồi.

 Sau khi dồng ý  mọi người cùng bước ra bờ sông để đón đò.
Trong nhà bà Chủ Ruộng, bà Chín đang nhỏ to dặn dò Thiếm Tư nào là phải mang theo cái nầy, nào là Thầy Gòn mênh mông thiên địa nhà cửa đường sá dọc ngang chi chít không phải như ở Mỹ An à.. Lần đầu đi xa Thiếm Tư nghe đầy hai tai trong khi Sen, Đẹp chừng như cũng cố ghi nhớ trong lòng. Ngoài sông, đò cập bến ba người đàn ông với thằng Nèm bước lên, ngồi tía lia hết chuyện nầy đến chuyện nọ. Ông Chủ Ruộng kéo thằng cháu nội ngồi vô lòng mình, tình thương ngập tràn trong vòng tay như che chở như bảo bọc. Chẳng mấy chốc con đò cập vô nhà lồng chơ. Chệt Lường móc túi trả tiền đò rồi đưa mọi người cùng đi hướng về tiệm nước của mình.

- Mà nè chú Lường !  Ai coi chừng tiệm cho chú từ trưa tới giờ ? Ông Chủ Ruộng hỏi
- Bữa nay ông già bị cảm không có coi tiệm được  nên hồi trưa ngộ phải đóng cửa nghỉ.

  Thằng Nèm vụt lên tiếng :

- Rủi bữa nay chị Sen không tới thì ngày nào cũng đóng cửa tiệm sao ?

 Chệt Lường không trả lời, mặt có chút ngượng ngùng trong khi vẫn bước tới mở cửa.

- Mời củ, mời hia vô tiệm ngồi chơi.

   Mọi người không khách sáo, tự nhiên bước vô và kéo ghế ngồi.

- Chú Lường nè ! thường thì ngoài nầy buổi tối có gì chơi ?
- Tụi nó hết lượn qua lượn lại thì vô coi hát bóng hay ăn đồ ngọt, cháo khuya.

  Ông chủ Ruộng ngó giáo Hoạch :

- Hay là mình đi coi hát bóng đi.

  Rồi quay qua thằng Nèm :

- Hồi nào tới giờ bây có từng coi hát bóng không vậy hả Nèm.

   Thằng nhỏ sượng sung ngó xuống đất trả lời:

- Con có biết hát bóng là gì đâu. Lâu lâu được ra chợ với má hay dì Ba, có mua bán gì thì cũng lẹ lẹ rồi lo dìa trỏng.

  Giáo Hoạch nghe rồi nhìn thằng nhỏ mà lòng rưng rưng, có mấy ai mà ngờ ; cháu đích tôn của ông Chủ Ruộng  lại phải  cơ cực đến như vầy.  Ngồi trầm ngâm  một lúc ông Chủ Ruộng lên tiếng hối:

- Thôi mình thả lại rạp hát, coi bữa nay nó hát tuồng gì rồi hẳn tính.
- Hồi sáng ngộ thấy xe ngựa chạy ngang quảng cáo tuồng “ Em bé bay “ của Nhựt Bổn, họ hát đâu hơn tuần lễ  rồi. Chắc tuồng hay nên  mới hát lâu như vậy.

 Thằng Nèm háo hức trong lòng, cứ nhấp nhổm mong cho mọi người lè lẹ lên kẻo trễ xuất hát
Cuối cùng thì mọi người bước, chờ Chệt Lường khóa cửa xong rồi thủng thỉnh bước về hướng rạp hát.

-  Ông Nội, tại sao lại kêu là hát bóng.

Giáo Hoạch ngó thằng nhỏ rồi trả lời

- Vì không có người ra hát như hát bội, hát đình. Người ta đóng tuồng rồi quay thành phim, sau đó họ đem  chiếu lên khung vải  cho mình xem.

Nghe thì nghe vậy chớ thằng Nèm vẫn chưa hình dung ra thế nào là hát bóng.
Chệt Lường bước tới quày vé mua bốn vé người lớn vì thằng Nèm đả kể như quá tuổi trẻ em. Sau khi đưa vé cho người soát vé, mọi người bước vào bên trong. Thiệt như lời giáo Hoạch, trên sân khấu chỉ là một khung vải trắng chiếm gần hết chỗ, thằng Nèm mắt mở lớn,yên lặng chờ xem cái gì sẽ xảy ra tiếp. Như đoán biết tâm trạng của nó giáo Hoạch sắp cho nó ngồi kế bên ông Chủ Ruộng, rồi giáo hoạch, rồi chệt Lường ; chờ cho đâu đó đả xong giáo Hoạch bắt đầu giải thích

- Tùy theo phim dài bao lâu người ta mới sắp xuất hát từ mấy giờ dến mấy giờ. Hễ đến giờ thì người ta tắt đèn vì như vậy khi chiếu hình ảnh sẻ rỏ ra.

Trong khi giáo Hoạch cắt nghĩa thì đèn trong rạp từ từ tắt và ở phía trên căn gác ngoài sau tiếng sè sè của máy chiếu phim vang lên.
Giáo Hoạch vẫn đều đều giải thích :

- Bắt đầu phim người ta sẽ giới thiệu từ thầy tuồng cho đến hết thảy các vai diễn cũng như những người giúp trong việc quay phim

Thấy cũng tạm đủ giáo Hoạch lặng yên  theo dõi. Khi liếc ngang, thấy thằng Nèm chăm chú theo dõi câu chuyện  giáo Hoạch chợt thấy trong lòng mình có cái gì gắn bó với nó. Ông chủ Ruộng cũng y vậy, thỉnh thoảng ngó qua thấy thằng cháu nội dán chặt mắt vào chuyện phim ông cũng cảm thấy rộn vui trong lòng. Suốt xuất hát thằng Nèm chẳng nói chẳng rằng, chỉ chăm chú vào những hình ảnh trên khung vải cho đến khi chấm dứt. Nhìn vẻ mặt tiếc rẻ của nó chệt Lường đưa tay vò đầu thằng nhỏ :

- Bửa nào thấy có tuồng hay ngộ sẽ vô trong đó xin phép cho đi ra đây coi.

Thằng Nèm vẫn lặng yên như hãy còn vương vấn với câu chuyện trong phim, một lúc sao nó nhìn giáo Hoạch hỏi ;

- Anh Giáo ! làm sao thằng nhỏ đó có thể bay vậy.
- Họ có cách quay, dây cột làm cho thằng nhỏ bay. Tóm lại kỹ thuật, xảo thuật mà thôi.

Chẳng mấy lúc đả về đến nhà, chệt Lường mở cửa cho mọi người vào rồi mọi người cùng phụ kéo bàn, giăng mùng. Nhường cái giường cho ông Chủ Ruộng với thằng Nèm, còn y với giáo Hoạch mỗi người một cái bàn được ghép lại. Sau khi chỉ cho mọi người biết nhà cầu và chờ cho mọi người lên giường xong xuôi Chệt Lường tắt đèn rồi trèo lên bàn sẵn sàng cho giấc ngủ.

(còn tiếp)

Trần Phú Mỹ