Rimpoche Nawang Gehlek
(tiếp theo)
Nhận biết sự ràng buộc
Nếu tôi bị ràng buộc vào một điều gì khiến tôi sẵn sàng hi sinh
một thứ gì đó hoặc mọi thứ vì nó, tôi phải quan sát những ý tưởng
này thật cẩn thận. Có phải mục đích duy nhất cuả tôi là để thỏa
mãn sự ham muốn cuả tôi không? Nếu là như vậy, bất cứ hành động
nào dựa trên những ý tưởng này sẽ tạo nên đau đớn và sẽ gây thương
tổn cho mọi người trong đó có tôi. Rồi tôi biết rằng điều mà tôi
đang cảm nhận không phải là tình yêu thuần khiết mà là dục vọng
và sự ràng buộc. Tôi nhận thức rằng tôi đang có sự ràng buộc, dù
tôi chưa thể từ bỏ nó. Nếu tôi thấy rằng tôi sẵn sàng làm tổn thương
chính tôi và người khác bằng các hành động cuả tôi, điều đó khẳng
định sự ràng buộc mạnh mẽ đang tác động lên tôi. Tôi phải thận
trọng quán chiếu hệ qủa cuả sự ràng buộc, và tôi phải giải quyết
cấp thời, lúc này, ở đây, tôi không còn bị nó khuất phục nữa.
Sự
ràng buộc là một thứ keo dính giữ tôi dính mắc vào sự khổ đau liên
miên trong chu kỳ luân hồi đời sống cuả tôi, tước đi khả năng chọn
lựa và tự do cuả tôi. Tôi từ bỏ sự ràng buộc một lần và mãi mãi.
Tôi cầu nguyện các đấng giác ngộ, ánh sáng và linh thủy cuả các
vị đong đầy thân xác tôi, thanh tẩy mọi cảm tính tiêu cực cuả tôi
nói chung và sự ràng buộc cuả tôi nói riêng. Thân xác tôi trở nên
nhẹ nhàng tự nhiên. Tôi trở nên thuần khiết và thoát ra khỏi mọi
ràng buộc.
Cái tôi và
sự cảm thông (Ego and compassion)
Kẻ thù đích thực cuả chúng ta nằm trong ta. Kẻ tạo ra những phiền
toái, nguồn gốc cuả mọi kkhổ đau, kẻ hủy diệt những niềm vui và
đạo dức cuả ta nằm trong tâm chúng ta. Đó là bản ngã. Tôi gọi nó
là, “ Cái Tôi, thứ qúi báu nhất trên đời.”
“ Cái Tôi, thứ qúi báu
nhất “ chẳng phục vụ cho một mục tiêu nào cả. Nó chỉ làm ra những
nhu cầu to lớn và vô lý, thậm chí còn bất khả thi. Bản ngã muốn
là cái tốt nhất, qúi nhất mà chẳng cần biết tới ai khác. Mọi việc
sẽ còn tốt đẹp cho đến chừng nào “ Cái Tôi số một “ còn đựơc đáp
ứng đầy đủ những ứơc muốn của nó. Cho đến khi không đáp ứng đựơc
nữa, cái tôi sẽ tác động lên bản ngã để nó trở thành một thứ tự
ghét bỏ mình, óan trách mình. Rồi từ đó dẫn đến kết cuộc là sự
đổ vỡ toàn bộ con người.
Đầu tiên, cái Tôi tách biệt tôi ra khỏi
phần còn lại cuả thế giới và nhìn Tôi như một thứ gì rất quan trọng.
Rồi “ Tôi “ trở thành cái “ cuả tôi “, như trong câu bạn bè cuảø
tôi, kẻ thù cuả tôi. Tôi yêu mến các bạn bè tôi, tôi căm ghét các
kẻ thù của tôi. Tôi giúp đỡ các bạn bè tôi, tôi làm hại các kẻ
thù cuả tôi. Từ đó, sự ràng buộc và tính căm ghét bắt đầu khởi
sinh. Nó chẳng bao giờ xẩy ra một cách bất ngờ cả.
Rồi thì ý niệm
về “cuả tôi “lớn mạnh lên. Nó trở thành quan trọng với tôi. Một
cái ly bình thường khi nó trở thành cái ly cuả tôi thì giá trị
cuả nó tăng vọt. Rồi thì, thân thể tôi, đất nước tôi, tôn giáo
tôi, phái hệ tôi.
Tôi rất quan trọng, và để bảo vệ chính tôi, tôi
cần có phần chia cuả tôi. Bạn tách ra để nhận phần chia cuả bạn
với chi phí cuả tôi, và tôi tách ra để nhận phần chia cuả tôi trước
khi bạn có thể tứơc đoạt nó. Chúng ta đối đầu nhau, nhận thức rằng
chúng ta tách biệt riêng rẽ. Nhưng nếu không có bạn ở đó, có thể
cũng chẳng có tôi ở đây. Do vậy đây và đó, mặt này và mặt kia,
Tôi và Bạn, bản ngã và tha nhân, tất cả các điều ấy lệ thuộc vào
nhau. Nơi này dựa trên nơi đó; Nơi đó có vì có nơi này. Chúng tương
thuộc vào nhau mà tồn tại.
“Tôi là ai?,“ theo một cách nào đó là
vấn để cuả Cái Tôi. Chúng ta nói rằng, “Tôi là Nawang Gehlek, “
“Tôi là luật sư, “Tôi là người Hoa kỳ,”Tôi là người mẹ,” “Tôi đang
đi,” Nhưng thực ra đó chỉ là những sự đặt tên và chúng đổi thay
thường xuyên. Mọi nhận dạng đều không thường hằng; chúng không
hiện hữu (tồn tại) như cách thế ta nghĩ về chúng. Chúng dựa trên
một số điểm tham chiếu nào đó—Một cái tên, một khoảng thời gian,
một hình thể vật chất—tất cả những cái đó luôn đổi thay, ngay cả
bạn có tin vào sự tái sinh hay không. Cái Tôi không cố định. Nó
không thường hằng. Chúng ta trẻ, rồi già, mập rồi gầy ốm trong
những khoảng thời gian khác nhau; chúng ta đau yếu rồi mạnh khoẻ.
Chúng ta có gia đình hay ở vậy. Tên tuổi chúng rất hay thay đổi.
Nếu sự nhận dạng là cố định, chúng ta chắc hẳn sẽ trở thành một
con người hoàn toàn khác biệt với mỗi sự thay đổi.
Nawang Gehlek
hiện hữu bởi vì thân xác cuả Gehlek hiện hữu và đang dựa trên một
sự nhận dạng, và rồi có một tinh thần đi theo cùng cái tên và thân
xác này. Cái tên Gehlek là nhãn hiệu cuả sự nhận dạng, một thứ
bảng chỉ đường, và một tinh thần đáng tin cậy để nhận biết sự câu
kết cuả các thành phần để nói lên Gehlek đang hiện hữu. Đó là sự
qui ứơc với nhau giữa chúng ta về cái Tôi là điều cần thiết để
vận hành trong đời sống hàng ngày. Nhưng cái Tôi cuả tôi lại nghĩ
rằng nó chẳng phụ thuộc vào điều gì cả; Nó nghĩ rằng Tôi hiện hữu
bởi chính Tôi. Đó là một nhận thức sai lầm.
Cái Tôi nhìn mọi thứ
đều biệt lập. Nó nghĩ rằng cái bàn hiện hữu bởi chính nó vì nó
là một cái bàn bằng gỗ vững chắc. Một ai đó đã cho tôi. Nó là cuả
tôi. Tôi đã mua nó về, vậy nó là cái bàn cuả tôi. Thực ra cái bàn
hiện hữu trong mối tương quan; Nó đứng trên mặt đất, nó đựơc làm
bằng gỗ và có các phân tử trong gỗ, nó có cái mặt bàn và bốn cái
chân. Nếu mất một chân, nó sẽ thành cái bàn hỏng. Nếu các chân
bàn bị cắt hết đi, nó sẽ thành một cái khay lớn. Nếu các phân tử
gỗ mất đi, sẽ không có gỗ đễ làm bàn. Cái bàn sẽ tan thành mảnh.
Cái Tôi không biết đến những điều ấy.
Rồi thì nếu chúng ta tìm kiếm
cái Tôi, cái “Tôi qúi giá nhất,“ “Cái Tôi, nhà độc tài“? Bạn sẽ
chẳng tìm ra nó ở đâu cả. Người ta có thể nói; “Ờ, dĩ nhiên Tôi
đang ở đây. Tôi đang hiện hữu.” Nhưng ở đâu? Đâu là chỗ ở thường
hằng cuả nó vậy? Nó là một với thân xác hay tách lìa thân xác?
Là một với tinh thần hay tách lìa tinh thần? Nó là nhận dạng cuả
tôi hay tách biệt khỏi nhận dạng cuả tôi? Có phải cơ thể này là
Tôi? Hay tinh thần là Tôi? Nếu cơ thể là Tôi thì phần nào là Tôi?
Máu huyết hay tim gan? Xương sườn? Não bộ? Ý tưởng? Tình cảm? Sự
nhận thức cuả tôi? Các giác quan? Bạn có thể vạch vòi cặn kẽ mọi
chi tiết cuả thân xác bạn nhưng chắc chắn bạn không thể chỉ ra
một điểm nào đó để nói rằng: “Tôi là đây”. Bạn lại có thể tìm tòi
mọi góc cạnh cuả tinh thần, tư tưởng cuả mình nhưng bạn cũng sẽ
chẳng thể nào tìm ra nó. Đó là sự thật tuyệt đối. Điều đó không
có nghĩa bạn không hiện hữu. Không có nghĩa bạn không có ý tưởng,
cảm nghĩ, nhận thức. Điều đó cũng không có nghĩa bạn không có sự
tương quan hoặc không hình thành những suy xét, bởi vì có một chân
lý tương đối. Bạn đang hiện hữu: Đó là cái Tôi dẫn dắt bạn trong
cuộc sống. Nhưng “Cái Tôi, kẻ độc tài” lại là một sự kiện khác,
một sự kiện chúng ta chẳng cần đến nó chút nào.
Con người có một bản năng tự nhiên về sự thường hằng, và cái Tôi
coi tôi như một thứ biệt lập. Nó nhìn cái bàn như thể một thứ biệt
lập. Tôi luôn muốn trải nghiệm mọi thứ trong tình trạng không thay
đổi. Tôi không cần Einstein bảo chúng ta rằng chúng không phải
thế. Bởi vì chúng ta đựơc sinh ra đời và cũng sẽ chết đi. Bởi vì
mọi thứ phát sinh ra rồi sẽ bị phân hủy và biến hình thay dạng.
Ánh sáng thành bóng tối, ngày rồi đêm, và rồi các hạt cơ bản quay
cuồng trong chân không và không thể xác định đựơc trong một khoảng
thời gian, không gian cố định. Định luật E=mc2 chứng tỏ vật chất
và năng lượng được bảo toàn. Khi một trái bom nguyên tử nổ ra,
vật chất và năng lượng chuyển đổi cho nhau nhưng không hủy hoại
nhau. Dù sao cũng có một thứ nằm ngoài phương trình này; vũ trụ
kkhông chỉ bao gồm có vật chất và năng lượng; nó còn bao gồm cả
ý thức nữa. Ý thức không thể trở thành vô thức. Nó không bị triệt
tiêu, xóa bỏ. Nó chỉ thay đổi dạng thức, nhưng nó tồn tục. Vật
chất, năng lượng, và ý thức, thời gian và không gian là toàn bộ
cuả sự chuyển động, thay đổi, thở hít, hoàn toàn tương tác tương
thuộc nhau. Chẳng có yếu tố nào vững chắc, biệt lập như nó có vẻ
như thế.
Tôi luôn nói rằng nếu Trung cộng không xâm lăng đất nước
tôi, tôi đã chẳng bao giờ đến Hoa kỳ; và nếu tôi kkhông đến Hoa
kỳ, chắc hẳn tôi cũng chẳng sinh sống và dậy học ở đây. Rằng nhân
dân Tây tạng bị mất tổ quốc là một thảm kịch. Nếu mọi vật là tương
đối, vậy thì nó tùy thuộc vào bạn đang đứng ở phía nào để nhận
định vấn đề. Người Trung hoa có thể lại có những quan niệm khác
hẳn.
Nó tương tự như một loại búp bê cuả Nga: nếu bạn tiếp tục mở
nó ra, còn hi vọng tìm thấy con búp bê sau cùng. Khoa học đang
kiếm tìm những hạt cuối cùng, những hạt không thể còn phân chia
đựơc nữa. Nguyên tử một thời chúng ta tin là chính nó, nhưng rồi
chúng ta tiếp tục tìm ra electron, proton, neutron, rồi quark.
Stephen Hawking tin tưởng rằng đến một ngày nào đó chúng ta sẽ
tìm ra nó, nhưng tôi lại được dậy để suy nghĩ rằng cho dù có bao
nhiêu hạt nữa đựơc tìm ra, bất kể nó nhỏ bé như thế nào, cũng sẽ
vẫn còn một hạt nhỏ hơn trong nó. Nếu chúng ta tìm ra hạt cơ bản
cuối cùng, lúc đó chúng ta sẽ sống trong một thế giới tĩnh tại
trong một vũ trụ thường hằng. Sẽ chẳng có gì chuyển động hay thay
đổi.
Theo thuyết tương đối cuả Einstein, chẳng có vật gì cố định,
thực tế khách quan là mọi sự đo đạc phụ thuộc vào vị trí cuả người
đo và tốc độ cuả vật thể được đo. Vật thể ấy đang di chuyển về
hướng người đo hoặc đi xa dần người đo? Hoặc dưới một góc độ nào?
Từ những điều kiện ấy, người ta có thể đưa ra những kết luận khác
nhau, bởi vì chẳng có điểm cố định nào để qui chiếu cả.
Nếu không
có điểm nào để qui chiếu vậy Tôi là ai? Ai là cái giả tảng làm
tôi trong một cái tôi vững chắc vậy? Chắc các bạn đã từng nghe
câu chuyện về những kẻ cầm quyền có một tay phụ tá có qúa nhiều
quyền lực khiến cho người cầm quyền trở nên bất lực, vô dụng. Cái
Tôi và tôi ở trong mối tương quan như thế. Cái tôi cai quản mọi
thứ. Nó yếu hơn tôi nhưng nó kiểm soát tôi hoàn toàn.
“ Cái Tôi
qúi báu nhất “ là một kẻ mạo danh giả vờ là tôi. Nó cảm thấy vững
trãi, biết kiềm chế, nhưng thực sự chỉ là một tập hợp những ý tưởng,
suy nghĩ, và những sợ hãi. Làm sao tôi có thể biết nó không phải
thực là tôi? Những quyền lợi cuả tôi và cuả cái tôi khác biệt nhau.
Tôi mong muốn bình yên và hạnh phúc, nhưng những tổn hại phiền
lụy cứ đựơc tạo ra mãi. Trong thâm tâm tôi thực ra chẳng muốn làm
tổn thương ai, nhưng rồi tôi cũng làm bằng cách nào đó. Tôi thực
chẳng mong ai thất bại, nhưng khi họ thành công, tôi lại đố kỵ
ganh ghét. Về bản chất, mỗi chúng ta đều có những tính tốt, có
tiềm năng để trở thành thông thái và tràn đầy tình yêu thương giống
như Phật vậy. Chúng ta đựơc cấu tạo bằng cùng loại vật liệu như
các vị đại sư, các vị phật. Nhưng cái tôi khủng hoảng vì sợ mất
đi đời sống cuả nó nên nó muốn bảo vệ nó bằng mọi giá. Cái tôi
phóng chiếu lên nỗi sợ bị huỷ diệt cuả nó. Nó tự tái khẳng định
nỗi căm giận và sự ràng buộc để làm cho nó vững chắc hơn lên. Giống
như con ong chúa, nó bắt tất cả mọi con ong khác trong đàn phục
vụ những đòi hỏi của nó, không cần biết hậu qủa sẽ ra sao—trong
khi các con ong kia ganh ghét, tự hào, giận dữ làm việc. Còn tôi,
“ Cái tôi qúy giá nhất “có thể bị hủy đi, để Tôi, một con người,
có thể sống còn và có cuộc đời tốt đẹp hơn.
Tìm kiếm ra kẻ thù và tống khứ nó ra ngoài không phải là việc
dễ dàng gì. Nó khó khăn hơn là phải đương đầu với sự nóng giận
và với sự ràng buộc bởi vì chúng ta nghĩ rằng Cái Tôi là chúng
ta. Làm sao để chỉ điểm ra nó? Hãy đợi đến khi có một ai đó lăng
nhục bạn. Đợi cho lúc lòng hãnh tiến cuả bạn bị xúc phạm. Đợi đến
lúc một ai đó cáo buộc bạn những điều bạn không gây ra. “ cái Tôi
qúy giá nhất” lập tức nổi xung lên với người xúc phạm bạn; nó sẽ
biến đổi kẻ ấy thành kẻ thù, và rồi, sợ rằng người kia là đúng,
nó sẽ chuyển cơn giận dữ vào chính nó. Nó làm bạn chán chường,
làm cho bạn nghĩ rằng bạn là kẻ thất bại, làm cho bạn nghĩ rằng
bạn là kẻ rất ư tồi tệ.
Tôi đã có qúa nhiều cơ hội trải qua những
kinh nghiệm này. Lần đầu xẩy ra khi tôi 15 tuổi, trong một kỳ thi.
Khoảng 10,000 sư sãi trong tu viện ở Drepung, chỉ khoảng hơn chục
người phải qua cuộc khảo hạch này mỗi năm. Cuộc thi kéo dài suốt
cả năm và được chia ra làm nhiều giai đoạn. Có một giai đoạn, tôi
phải đi gặp các đồng môn để đựơc khảo nghiệm bằng các cuộc tranh
luận. Trong cuộc khảo hạch này, bất cứ ai cũng có thể đưa ra các
câu hỏi họ muốn trứơc hàng trăm các vị sư khác và các sư thầy.
Lý
ra đầu tiên tôi đựơc đưa tới một nhóm trong đó có rất nhiều bạn
cùng lớp và các vị sư huynh. Nhưng khi anh lớp trưởng nói đùa với
tôi, “Khi bạn đến chỗ chúng tôi, tôi bảo đảm là bạn sẽ không mở
miệng ra đựơc.”Tôi đâm sợ tới đó nên xin bỏ và chọn một nhóm khác,
nhóm này chỉ có 2 thành viên là vào loại xuất sắc, mà tôi biết
chắc sẽ không xuất hiện. Một vị là thầy tôi, vị này sẽ trở thành
viện trưởng cuả trường. Còn vị kia là một học giả.
Ngay khi cuộc
tranh luận khởi đầu, tôi để ý thấy có thêm một chiếc gối phủ gấm
đặt lên sàn, và tôi nghĩ “Ồ, chắc là thầy tới.” Bất kỳ khi nào
có ai đứng lên đặt câu hỏi, thầy tôi sẽ lập tức trách nhiệm cuộc
thảo luận và người hỏi sẽ đứng bên cạnh ông. Một lúc sau thì vị
học giả cũng tới. Chính ông cũng đặt câu hỏi. Với mỗi câu hỏi nêu
ra, tôi đều không hiểu. Ông thảo luận chung quanh đề tài đó và
làm sáng tỏ vấn đề cho tôi, nhưng ngay lúc tôi tỏ ra hiểu rõ ông
đang nói gì thì ông lại chuyển đề tài khác. Tổng cộng ông hỏi tôi
11 câu mà câu nào khi mới đưa ra tôi cũng đều chẳng biết gì cả.
Đó thực sự là một sự sỉ nhục.
Tôi khóc suốt đêm ấy và nghĩ rằng,”Tôi
chẳng biết gì cả.” Cho tới khi tôi có lòng tự hào; tôi nghĩ rằng
tôi rất sáng tỏ về mọi đề tài. Tôi quyết định,” Việc học ở nơi
đây cuả tôi trở thành vô bổ. Tôi sẽ đi về miền Nam Tây tạng và
sẽ trở thành một thiền nhân đơn độc.” Chí tôi đã quyết. Người hầu
cận cuả tôi dọa: “ Này, định đi đâu hả thằng ngốc? “ và họ đập
tôi mấy cái tát. Tôi không đánh lại, nhưng cũng chẳng nghe lời
họ. Tôi suy nghĩ suốt đêm không ngủ. Ngay sau khi mặt trời mọc,
tôi bỏ đi, khi bước xuống các bậc thang gác, tôi gặp thầy tôi.
Ông giảng cho tôi một bài dài về vẻ đẹp cuả đêm hôm trước. Ông
bảo,” Sụ hiểu biết cuả con thật xuất sắc! Nhưng con không thể mong
đợi trở thành Phật đựơc đâu, để mà hiểu biết tất cả mọi thứ—Con
chưa thành Phật đâu.” Điều ấy đã thuyết phục tôi ở lại và hoàn
tất cuộc khảo hạch.
Đã khi nào bạn tự hỏi các dục vọng cuả bạn từ
đâu tới chưa, tại sao bạn phải làm việc cật lực để mong thành đạt,
tại sao bạn qúa nhậy cảm trước những lời phê bình cuả người khác,
tại sao khi bạn đạt đựơc điều bạn đã cố gắng làm việc để có đựơc
thì nó lại không làm cho bạn thỏa mãn?
Bạn bắt đầu từ ý muốn tự
bảo vệ, trong khi tự ái cuả bạn biến thành con qủy dữ, một tên
đốc công bắt buộc bạn trong mọi cử động cho là vì quyền lợi tối
ưu cuả bạn, để mang lại cho bạn nhiều tiền cuả nhất, vị trí tốt
đẹp nhất, công việc ngon lành nhất, cuộc đời hạnh phúc nhất. Nó
bảo bạn rằng bạn giỏi hơn ông hàng xóm, trong các anh em, chị em,
cha mẹ. Nó bảo bạn rằng mỗi khi có ai gặp may là họ đã chia đi
mất phần cuả bạn đấy. Nó ra lệnh cho bạn làm cật lực để thỏa mãn
những dục vọng cuả nó ngay cả khi nó muốn hi sinh sức khoẻ cuả
bạn. Nó bảo rằng bạn là số một, người thông minh nhất, có khả năng
nhất, và bạn phải đảm bảo rằng mọi người phải biết đến điều ấy.
Nó bảo bạn rằng bạn phải gạt sang bên đường và tiêu diệt những
ai bất đồng với kế hoạch cuả bạn. Nó bảo bạn phải nắm thật chặt
những ai đồng ý với bạn.
Ai bảo bạn điều này? Cái Tôi, không phải
bạn đâu.
Để nhóm lửa phải có mồi bắt lửa. Vật liệu bắt lửa này là cái Tôi.
Nó bắt lửa khi nó tự bảo vệ nó. Những ngọn lửa bùng lên chính là
sự giận dữ và sự ám ảnh, lòng hãnh diện và sự ganh ghét. Vật liệu
giữ cho ngọn lửa cháy chính là nỗi sợ.
Nếu một người bạn nói một
điều gì làm tôi mất bình tĩnh, thì điều đó có phải là chính bạn
tôi làm tôi đổ quặu không? Không, bạn tôi chỉ là một phần trong
một loạt điều kiện đã dẫn tôi đến sự tức giận. Và nếu tôi không
cắt đứt tình bằng hữu đã chấm dứt thì có phải người ấy đã tạo nên
sự ám ảnh tôi mãi không? Không, người đó chỉ là một phần trong
một dẫy những điều kiện đã gây nên sự phản ứng cuả tôi. Nếu nguyên
cớ nằm ngoài chúng ta, thì bất cứ ai cũng sẽ có cùng một phản ứng
cho mọi thứ. Vậy nên ông sếp cuả bạn không trách nhiệm gì về lòng
hãnh diện cuả bạn bị tổn thương; cha mẹ cuả bạn không tạo ra sự
tức giận cuả bạn. Chúng ta trách cứ là do tại các điều kiện, trong
khi vấn đề—và nguyên nhân cuả vấn đề—là ở phía trong chúng ta.
ngô văn xuân - chuyển ngữ
|