SỐ 34 - THÁNG 4 NĂM 2007

 

Thơ

Về biển
24 Phạm Hồng Ân
Em vẫn là đêm
24
Huỳnh Kim Khanh
Vọng quốc

23
Trần Việt Bắc
Hoài sầu thụy nhân
21
Ưu Du
Chuyện cũ
21Ngọc Trân
Một lần đi

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Nghe hồn bay bổng
18
Kim Thành

Truyện ngắn, Tâm bút

Ngã ba sông
14
Phạm Hồng Ân

Trại tỵ nạn Kuantan
14
Nguyễn Hồng Quang
Tháng tư trong mắt học trò
13
Hoàng Mai Phi

Nhánh hoa khô
14
Cỏ Biển

Ăn chơi
15
Xuân Phương

Dưới vùng cỏ non
8Ưu Du

Như cơn gió thoảng
8Võ Thị Đồng Minh
Một chuyến công tác
8Hoàng Mai Phi
Phận người
8Song Thao
Hiến tặng
8Nguyên Nhi

Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (8)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 21

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 28

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 21

                         


Hoàng Thiếu Khanh

3.2.10 Kim Kiều tái hợp

Kiều tuy chiều Kim Trọng trong vấn đề tái hợp, lòng nàng vẫn luôn áy náy nỗi mình lưu lạc giang hồ bấy lâu, tuy nay kết hợp nhưng hoa đã tàn nhụy đã héo.  Nguyễn Du
tả lại cảnh sum hợp của đôi tình nhân sau mười lăm năm lưu lạc:

Canh khuy bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ dạng má đào thêm xuân
Tình nhân lại gặp tình nhân
Hoa xưa ong cũ mấy phân cung tình...

Nếu Kiều đem cuộc đời mưa gió ra ngăn thì Kim Trọng cũng khéo dùng lời biện luận để khắc phục Kiều:

Xót người lưu lạc bấy lâu
Cũng thề thốt nặng, cũng đau đón nhiều
Thương nhau sinh tử đã liều
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình
Chừng xuân tơ liễu còn xanh
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân
Gương trong chẳng chút bụi trần
Một lời quyết bẳn muôn phần kính thêm
Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa
Ai ngờ lại hợp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm

Kiều cũng xiêu lòng nghe theo lời giãi bày của chàng Kim:

Nghe lời sửa áo cài trâm
Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng:
Thân tàn gạn dục khơi trong
Là nhờ quân tử khóc lòng người ta
Mấy lời tâm phúc ruột rà
Tương tri dường ấy mới là tương tri
Chở che đùm bọc thiếu gì
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay

Rồi đó, hai cặp tình nhân cũ nối lại tình xưa:

Thoát thôi tay lại cầm tay
Càng yêu vì nết càng say vì tình
Thêm nến giá, nối hương tình
Cùng nhau lại chúc chén huỳnh giao hoan

Trong lúc hân hoan tái hợp, Kim Trọng nhắc lại ngón đàn của nàng ngày xưa:

Tình xưa lai láng khôn hàn
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa
Nàng rằng vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi
Ăn năn thì sự đã rồi
Nể lòng người cũ vâng lời một phen

Và Kiều đàn cho Kim Trọng nghe. Nàng đem hết nỗi lòng của mình vào đường tơ phím nhạc:

Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa
Khúc đâu trầm ấm dương hòa
Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy là Thục đế hay mình dỗ quyên
Trong sao châu rỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đong

Trang tử nằm mơ thấy mình là bướm, tỉnh dậy không biết mình là bướm mơ thành người hay là người vừa mới mơ thành bướm? Ý nói mộng thực mơ hồ khó phân biệt.
Thục Đế ngày xưa mất nước, tục truyền khi chết đi hóa thân làm chim cuốc kêu than hận vong quốc.
Châu rỏ duềnh quyên chỉ mặt trăng soi vũng nước.
Nếu khúc đàn Kiều đánh khi xưa buồn thảm làm sao thì nay vui vầy bấy nhiêu.

Chàng rằng phổ ấy tay nào
Xưa sao sầu thảm, nay sao sum vầy
Tẻ vui bở tại lòng này
Hay là khổ tận, đến ngày cam lai?

Kiều mới tóm lược quá trình mình đã từng trải khi nói về nghề chơi đàn. Cũng vì khúc đoạn trường ngày xưa mà nàng đã trải qua mười lăm  năm lưu lạc. Từ này nàng quyết giẹp đàn và sẽ không bao giờ dạo khúc đoạn trường ấy nữa :

Nàng rằng vì chút nghề chơi
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa

Hai người giao hoan suốt sáng. Cả nhà đều ngạc nhiên khi khám phá ra.
Rồi đó hai tâm hồn bạn chia xẻ tâm tình khi chén rượu lúc câu thơ, khi chơi cờ khi ngắm hoa đuổi bướm, khi cùng ngắm trăng lên.

Kiều nhớ lại ơn của sư Giác Duyên, bèn lập am nhỏ định tìm người rước về để đáp lại chút ân tình của bà với Kiều. Nhưng than ôi, khi vừa tìm đếm chốn cũ thì mới khám phá ra rằng sư đã đóng cửa cài then am cũ và đã đi chu du khắp vùng song núi nào rồi:

Đến nơi cửa đóng cài then
Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ lên mái nhà
Sư đà hái thuốc phương xa
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?

Từ đó Kim Vân và Kiều sum hợp chia xẻ hạnh phúc một nhà:

Phong lưu phú quí ai bì
Vườn xuân một cửa để bia muôn đới 

 

 3.2.11 Kết luận của Tác giả truyện Kiều

Nguyễn Du kết luận Đoạn trường Tân Thanh bằng mười bối câu thơ sau :

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chấp nhặt dông dài
Mua vui cũng dược một vài trống canh

( Còn tiếp )