SỐ 35 - THÁNG 7 NĂM 2007

 

Giới thiệu sách mới

Thơ

Dẫu ngày mai anh trở lại
24
Lê Miên Khương
Định nghĩa

24 Phạm Hồng Ân
Yêu em tàn mấy mùa trăng
24
Huỳnh Kim Khanh
Hoài vọng

23
Trần Việt Bắc
Nhớ tháng năm xưa
21Ngọc Trân
Chia tay người
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Giọt tình sầu
18
Kim Thành
Thư em gửi chị

21
Trần Hoan Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút

Về xưa
14Phan Thái Yên
Chiếc kẹp tóc bài thơ
14
Phạm Hồng Ân
Bảng tên đầu tiên
13
Nguyễn Hồng Quang
Như hạt mưa sa
14
Cỏ Biển
Chuyện tình màu tím
15
Trương Thanh Diễm Thùy-Bảo Lộc
Me Sàigòn
8Xuân Phương
Tình đời và tự do
8Ưu Du
Mẹ Âu cơ
8Võ Thị Đồng Minh
Mặn bờ môi
8Song Thao
32 năm nhìn lại
8Vũ Hoàng Thư


Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận (2)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (9)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 22
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ưu Du
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 29
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Lá thơ bâng quơ
Từ Melbourne, Australia
Down under

 

20-Juillet-2007

 Thương yêu gởi đến các bạn vào mùa lễ Vu Lan.

Mẹ Âu Cơ

Theo truyền thuyết ngày xưa, chúng ta có một người mẹ thật dễ thương. Đó là Mẹ ÂU CƠ.
Mẹ có thật hay không, chúng ta cũng không ai biết rõ, chỉ hiểu rằng khi cấp sách đến trường thì đã được dạy bảo về Mẹ ÂU CƠ.

Mẹ sanh ra một trăm cái trứng, khi trứng nở thành một trăm người con, năm chục trai, năm chục gái, mẹ đã đưa năm chục lên núi và năm chục xuống biển. Núi đại diện cho một sự hùng vĩ để chúng ta nương tưa vào mà sống, biển bao la bát ngát, dòng nước tràn trề không bao giờ chấm dứt như tình mẹ con, tình nhân loại, có lẽ vì vậy mà chúng ta mới có câu “công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra “.

Mẹ đã mang năng trong người cả một trăm cái trứng, mẹ có mệt mỏi lắm không, chắc mệt lắm chứ, nhưng có ai để mà than thở, chắc là không, vì chúng ta có bao giờ đọc những dòng chữ nào nói lên nỗi khổ của mẹ khi mang nặng đẻ đau. Lúc mẹ cấn thai, mẹ có bị những đứa con trong bụng hành hạ, chúng ta gọi là ốm nghén, mẹ có phiền không, chắc cũng không, Mẹ Âu Cơ thật cam đảm, thật chịu đựng.

Tôi vẫn tin vào chữ duyên và nợ. Tại sao chúng ta lại được đưa vào cơ thể của một người đàn bà hoàn toàn xa lạ, để rồi chúng ta gọi là mẹ, má, mạ, bu, u, đẻ, và người đó phải mang nặng đẻ đau, lo lắng, thương yêu ta cho đến ngày nhắm mắt ra đi.

Tôi được cấu tạo bằng tình yêu thương của một đàn ông và người đàn bà, khi sinh ra tôi gọi hai người đó là “cha mẹ”. Tôi đã nằm trong bụng mẹ tôi cả những chín tháng mười ngày. Ngày mới đậu thai, tôi đã hành hạ mẹ, người đàn bà đó vì tôi mà mệt mỏi, không ăn không uống cả mấy tháng vì tôi đã làm hành làm tỏi bà ta, tuy nhiên mẹ tôi vẫn phải chịu đựng. Thật tội làm sao, thương mẹ quá.

Không những tôi được nằm trong bọc sung sướng, ấm cúng mà mẹ tôi đã chuyền tất cả thức ăn, tất cả tình thương cho tôi. Dần dần tôi lớn lên trong bụng mẹ, mỗi lần tôi mệt hay giận hờn tôi cựa quạy, hay đạp mạnh, mẹ xuýt xoa, đưa tay xoa bụng, ngầm bảo rằng “con ngoan nhé, để mẹ làm công chuyện, đừng hư nghe chưa”.

Tuy chưa ra đời, tôi và mẹ đã có một sợi dây vô hình liên kết. Mẹ đã mượn sợi dây đó để đưa thức ăn vào người tôi, đã nuối sống tôi trong chín tháng mười ngày. Mẹ có xanh xao vàng vọt làm sao tôi biết được, vì những gì ngon ngọt tôi đã giành lấy cả. Có ích kỷ, có xấu tánh không, làm sao tôi nhận thức được. Tôi đã vô tình đón nhận mà không biết đến sự hy sinh của người.

Và rồi cũng đến ngày nở nhụy khai hoa, mẹ tôi đau đớn cả mấy ngày, nằm cứ rên rỉ, thật đúng như người xưa đã nói “ Người ta đi biển có đôi, còn tôi đi biển mồ côi một mình”. Sau này khi có con, tôi mới biết rõ sự đau đớn, cái lo sợ khi lên bàn sanh không ai chia sẻ với mình.

Khi vừa ra đời, bác sĩ đặt tôi lên người mẹ, mẹ âu yếm đón lấy, ôm tôi vào người. Tôi mượn tiếng khóc để thay vào hai tiếng “mẹ ơi”, tôi sung sướng nằm yên trong vòng tay thương yêu của mẹ. Sau những ngày nằm yên trong bụng mẹ, tuy rằng sự liên hệ vẫn có, nhưng đây là lần đầu tiên mẹ được ôm tôi trong vòng tay của bà.

Bây giờ mẹ mới thật sự thấy tôi bằng đôi mắt của người. Mẹ hôn tôi, nụ hôn đầu tiên trong đời tôi, mẹ lật tấm khăn để nhìn tôi rõ ràng hơn, vuốt tóc tôi, cầm bàn tay nhỏ bé, nâng niu từng ngón, hôn từng ngón, hai tay người xoa bóp cả người tôi, có lẽ mẹ nghỉ đây không biết là mơ hay thật. Tôi sung sướng quá, nhắm nghiền đôi mắt ngủ yên.

Tôi nằm sát vào người mẹ, mẹ vẫn ôm tôi vào lòng sợ rằng con nằm trong bụng mẹ đã lâu quen đùa đởn trong bọc nước, bây giờ ra ngoài không khí mẹ chỉ sợ con chưa quen lại giựt mình.

Tôi đói vì thức ăn không còn có sẵn như ngày trước. Không nói được, tôi đành phải khóc. Mẹ biết ý để miệng tôi vào bầu sữa tình yêu, bầu sữa đã nuôi tôi, dòng sửa đã cho tôi sự sống, đã phủ đấp cho tôi tình yêu thương tràn trề.

 Ngày tôi lớn lên, mẹ đưa tôi đến trường. Ngày tụ trường mẹ đứng đó, chờ tôi vào tận lớp mới yên tâm ra về. Ôi bao nhiêu kỷ niệm, làm sao tôi ghi nhớ được. Những lúc tôi đau ốm,người lo âu, lúc nào cũng ngồi cạnh  tôi, vuốt tóc và thở dài lo nghỉ. Mỗi lần tôi mở mắt là đã thấy người bên cạnh, những câu nói đầy thương yêu, ánh mắt nhìn con âu yếm, làm sao tôi quên được

Tôi lập gia đình như bao người con gái khác, và rồi cũng sanh con đẻ cái. Ngày cấn thai, tôi báo tin cho mẹ tôi biết. Tôi nhìn mẹ tôi tủm tỉm cười, gọi “mẹ”; Mẹ nhìn tôi cười, mẹ biết con muốn nói gì rồi. Có lẽ cảm giác của tôi với đứa con đầu lòng cũng giống như mẹ ngày xưa mừng rỡ khi biết được có một sự sống trong người mình.

May mắn thay cho những ai còn mẹ, vì ngày khai hoa nở nhụy không phải “đi biển mồ côi một mình”mà có người mẹ thương yêu bên cạnh, cầm tay nhỏ nhẹ nói rằng“ráng con nhé, chịu khó đi, có mẹ và chồng con bẹn cạnh đây”.

Với năm tháng mẹ tôi già và tôi cũng theo dòng đời mà theo mẹ tôi. Mẹ đã có những cơn chướng, những thay đổi tánh tình của người lớn tuổi. Tôi nghiệm rằng người đã mệt mỏi, và cũng có thể lòng bất an vì lo sợ bệnh tật, lo sợ tuổi già đã đến. Tuy bận bịu với gia đình, nhưng tôi vẫn cố gắng dành thì giờ cho người. Người thích gì tôi chìu theo đó, người muốn gì tôi làm theo, công ơn đã nuôi nấng tôi, thương yêu, thì những cái nhỏ nhặt mà tôi đưa cho người có đáng gì đâu.

Tôi vẫn nhớ có những cuộc tranh cãi thật dễ thương, vì mẹ và tôi hai thế hệ khác nhau, mẹ vẫn bảo:” cá không ăn muối cá ương, con không nghe lời mẹ trăm đường con hư”.Tôi cười hỏi lại mẹ, nếu người đàn bà hư hỏng, mẹ ơi làm sao họ dạy con được và họ đâu có xứng đáng làm gương sáng cho con họ, mẹ nghỉ sao.

Mẹ cười hiền hòa xoa đầu tôi, con bé này lắm sự. Những cái thân thương, những câu nói tuy rằng đùa giỡn giữa mẹ con, nhưng bây giờ tôi mới nghiệm được đó là những bài học mẹ muốn tôi ghi nhớ.

Chúng ta lại đến chùa với mùa lễ Vu Lan. Bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ, trắng người thương yêu đã bỏ mình ra đi. Nhìn các em cầm giỏ hoa trong đó trắng đỏ lẫn lộn, các em để cho mình tự lựa và chỉ phụ để cài lên áo.

Ngày còn mẹ bên cạnh,lâu lâu mẹ có làm phiền, tôi cũng hay ưa nhăn nhó, hay là vì công việc mệt mỏi trong cuộc sống, có đôi lúc không nhịn mẹ, giờ này đóa hoa hồng trắng cài trên áo, mẹ có còn bên cạnh để mình nhăn nhó nửa không, câu nói để tỏ lòng thương yêu chỉ được nói lên trong giấc mộng, cái gần gũi để được âu yếm ôm mẹ trong vòng tay cũng không còn nữa, tiếng gọi thật dễ thương “mẹ ơi” dầu có được thốt ra cũng chỉ để tan vào hư không.

Mỗi lần về đến nhà, không còn người mẹ già thương yêu ra mở cửa cho con vào, nhưng câu nói “hôm nay con mệt không” có bao giờ tôi được nghe lại...

Đóa hoa hồng trắng đã được cài trên áo, mẹ tôi đã vĩnh viễn bỏ tôi ra đi.

Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một,
Như đường mía lau.

 Võ thị Đồng Minh