Hoàng Thiếu Khanh
3.2.11 Kết luận của Tác giả truyện Kiều
Thuyết tái mệnh tương đố ( tái và mệnh ganh ghét nhau) đã được
chứng minh qua cuộc đới mưa gió của Thúy Kiếu một cô gÿi tái hoa,
nhan sắc. Định mệnh cũng lá một lực không thể khống chế bởi ý chí
cá nhân. Và rốt lại chỉ có cái tâm là tồn tại và có thể cứu vãn
đời cá nhân mọi người. Mà chữ tâm đây vốn là cái tâm Phật mà mọi
người khi sinh ra đã có. Nếu mọi người có thể làm sáng cái tâm
đó thì cuộc đời từng người trong chúng ta sẽ đỡ khổ hơn, nếu chưa
được hưởng đời này, sẽ được ung dung đời sắp tới.
3.3. Thơ chữ hán của Nguyễn Du
Nếu truyện Kiều phong phú bao nhiều thì những bài thơ chữ hán
của Nguyễn Du còn phong phú hơn gấp mấy lần. Những bài thơ chữ
hán của Nguyễn Du ít được phổ biến có lẽ vì số người thưởng thức
ít hơn. Tuy nhiên nếu chúng ta chịu khó sưu tầm và nghiên cứu những
bài thơ chữ hán do Nguyễn Du sáng tác, chúng ta sẽ ngạc nhiên rằng
cụ Nguyễn Tiên Điền có ngòi bút phong phú không kém những thi hào
nổi tiếng của thời thịnh Đường của Trung Hoa, mà đôi khi lối dùng
chữ và cách hành văn còn độc đáo hơn nhiều. Thơ chữ hán của Nguyễn
Du phản ảnh nhân sinh quan của đa số những thi nhân, triết gia
thời đó. Triết lý nhân sinh Phật Lão Khổng đã thấm sâu vào tâm
tưởng những người trí thức thời đó.
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên
Y y bất cải cựu thiền quyên
Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc
Vạn lý Quỳnh Châu thử da viên
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên
Cùng đồ liên nhử giao tương kiến
Hải giác thiên nhai tam thập niên
( Đêm rằm tháng Giêng ở Quỳnh Hải
Đêm rằm tháng giêng miếu vắng trăng đầy trời
Trăng vẫn đẹp như xưa không hề đổi
Tại nhà ai một trời xuân hứng?
Đêm nay xa vạn dặm ở đất Quỳnh Châu trăng vẫn tròn
Hồng Lĩnh không nhà, anh em xa cách
Đầu bạc hận đời thời gian trôi nhanh
Cùng đường, lòng xót xa cùng ngươi gặp gỡ
Góc bể chân trời ba mươi năm qua )
Miếu vắng đêm này trăng sáng choang
Y nguyên không đổi nét đài trang
Một trời xuân hứng nhà ai đó
Vạn dặm Quỳnh Châu soi bóng trăng
Hồng Lĩnh không nhà anh em cách
Bạc đầu nhiều hận tháng năm hoang
Cùng đường thương phận cùng ngươi gặp
Góc bể chân trời ba mươi năm
Trên đây là một trong những bài thơ chữ hán trong tập Thanh Hiên
Thi tập, tiết mục Mười năm Gió Bụi của cụ Nguyễn Tiên Điền, những
bài thơ được sáng tác trong khoảng 1786-1795. Lúc bấy giờ Nguyễn
Du mới có 20 tuổi, vừa bước chân vào hoạn lộ. Quỳnh Hải, huyện
Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, quê vợ Nguyễn Du. Gia đình Nguyễn Du
thời đó rơi vào lúc nhà Lên suy sút, bỏ chạy sang Trung Hoa va
Tây Sơn đang vương lên. Nguyễn Nghiễm, cha Nguyễn Du có tám vợ
và hai mươi mốt người con trong đo co mười hai con trai. Thân Mẫu
Nguyễn Du có bốn con trai, Du là con thứ ba và một con gái út có
chồng là Nguyễn Trinh, một đại thần nhà Lê. Trong tám người vợ
của Nguyễn Nghiễm, có ba người là gốc Hà Tĩnh, mẹ Nguyễn Du người
Bắc Ninh. Khi vua Lê bỏ chạy sang Trung Hoa, ngoài những người
có con đã lớn và ra làm quan, các bà mẹ bồng bế con về quê mình
sinh sống. Năm 1789, khi Tây Sơn lên ngôi, Nguyễn Du chỉ có dược
người đề cử làm một chức nhỏ ở hàn lâm viện, không lâu sau đó ông
về quê vợ ở Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Hải, tĩnh Thái Bình, ở tá túc
với ông anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn, một đại thần của vua Quang
Trung.
Vị Hoàng Doanh
Vị Hoàng giang thượng Vị Hoàng Doanh
Lâu lỗ sâm si tiếp thái thanh
Cổ độ tà dương khan ẩm mã
Hoang giao tĩnh dạ loạn phi huỳnh
Cổ kim vị kiến thiên niên quốc
Hình thế không lưu bách chiến danh
Mạc hướng Thanh Hoa thôn khẩu vọng
Điệp Sơn bất cãi cựu thời thanh
( Dinh Vị Hoàng
Trên sông Vị Hoàng là dinh Vị Hoàng
Chòi gác lô nhô tiếp trời xanh ngắt
Buổi chiều tà trên bến nước nhìn ngựa uống nước
Đêm vắng trên cánh đồng hoang đom đóm bay tứ tung
Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào kéo dài nghìn năm
Hình thế đất nơi này còn lại tiếng củ trăm trận đánh
Thôi đừng nhìn về hướng Thanh Hoa thôn nữa
Núi Tam Điệp vẫn không đổi màu xanh xa xưa )
Dinh Vị Hoàng
Trên sông Vị Hoàng, dinh Vị Hoàng
Chòi gác lô nhô tiếp trời xanh
Bến vằng trời chiều ngựa uống nước
Đồng hoang đêm vắng đóm bay nhanh
Xưa nay chưa thấy triều thiên tuế
Còn lại bây giờ dấu chiền tranh
Thôi chớ nhìn về thôn xóm cũ
Núi vẫn phơi mình một sắc xanh
Sông Vị Hoàng là con sông ở Nam Định, trấn Sơn Nam, nay thuộc
tĩnh Hà Nam Ninh. Thôn Thanh Hoa vá núi Tam Điệp đều ở tĩnh Thanh
Hóa.
Nguyễn Du sáng tác bài thơ này khoảng 1786 khi doanh Vị Hoàng
đã rơi vào tay Tây Sơn. Đậy là một trong những bài thơ hoài cổ,
thương cho cuộc thế đổi thay và nhớ tiếc thời vua Lê đã mất.
Sơn cư mạn hứng
Nam khứ Trường An thiên lý dư
Quần phong thâm xứ dã nhân cư
Sài môn trú tĩnh sơn vân bế
Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ
Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt
Bất kiến bình an nhất chỉ thư
( Ở núi cảm hứng
Cách Trường An nghìn dạm về phía Nam
Có người vào núi sâu tá túc
Ở sau cửa gỗ thô mây núi che phủ
Xuân lạnh, sau lãnh trồng thuốc đám trúc lưa thưa
Mang nỗi nhớ quê thơ thẩn đưới bóng trăng
Năm tháng triền miên giọt lệ ly biệt tiếng nhạn thưa
Tin tức của các em trai gái từ quê cũ nay đã vắng
Không thấy một lá thư cho biết có bình an không )
Cảm hứng tạm từ trong núi
Vạn dặm phương Nam của Trường
An
Núi sâu tá túc kiếp cơ hàn
Cửa thô quạnh vắng mây vờn phủ
Lãnh thuốc xuân hàn trúc mọc thưa
Dưới bóng trăng tàn buồn thơ thẩn
Tháng năm hoang vắng tiếng nhạn thưa
Quê xưa xa cách tin đà tuyệt
Chẳng thấy bao giờ một cánh thư
Thiềm ảnh là bong con cóc ám chỉ bong trăng. Tục truyền Hậu Nghệ
được Tây Vương Mẫu ban cho thuốc tiên. Vợ Hậu Nghệ là Hằng Nga
uống trộm thuốc, bay lên cung trăng biến thành con cóc.
U cư
Đào hoa đào diệp lạc phân phân
Môn yểm tà phi nhất viện bần
Trú cữu đốn vong thân thị khách
Niên thâm cảnh giác lão tùy thân
Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục
Loạn thế toàn sinh cữu húy nhân
Lưu lạc bạch đầu thành để sự
Tây phong suy đảo liễu ô cân
( Ở nơi u tịch vắng vẻ
Hoa đào lá đào rụng tơi bời
Cửa đóng xiêu vẹo một phòng ốc nghèo nàn
Tá túc lâu ngày nên quên bẵng mình là khách
Năm tháng chồng chất biết cái già đã theo đuổi mình
Ở đất khách giả vụng về, đề phòng thói tục
Thời loạn muốn sống yên nên sợ người từ lâu
Lưu lạc đến bạc đầu, có thành việc gì đâu
Gió Tây thổi lệch chiếc khăn vuông thô nhỏ )
Ở nơi vắng vẻ
Cây đào hoa lá rụng tơi bời
Cửa đóng sơ sài nghèo tả tơi
Ở mãi nên quên mình là khách
Năm dài đà biết già đến nơi
Lạ quê giả vụng phòng thói tục
Thời loạn sợ người để sống thôi
Lưu lạc bạc đầu thành gì nhỉ
Gió Tây thổi lệch chiếc khăn thô
(Còn tiếp)
|