SỐ 26 - THÁNG 4 NĂM 2005

 

Thư Tòa Soạn

Thơ
Tháng tư tôi
NNguong
Dòng sông 30 năm
Nguyễn Xuân Vời
Mũi tên tình yêu
Hoàng Du Thụy
Hai con sóng
Tóc Tím
Em đã về với biển
Huỳnh Kim Khanh
Quẩn
Trần Việt Bắc
Đêm trừ tịch
Hoàng Mai Phi
Hẹn ngày mai
Tôn Thất Phú Sĩ
Tưởng nhớ nhà thơ say: Lý Bạch
Maihoado
Tháng tư, nhớ Nhatrang
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Câu chuyện ở đầu sông
Phan Thái Yên
Lẽ ra mùa mận
Nguyên Nhi
Đêm xuân trong trại tù Cao Lãnh
Phạm Hồng Ân
Khúc đoạn trường
Song Thao
Những cuộc tình 30 năm sầu xứ
Hải Yên
Gã hàng xóm tốt bụng
Tầm Xuân
Giữa dòng sóng đỏ
Cỏ Biển
Lá thư không gửi (9)
Trương Thanh Diễm Thùy
Tiếng hát bình yên trong thinh không
Phạm Hồng Ân
Tháng tư thứ 30
Vũ Hoàng Thư

Dịch thuật, biên khảo
Sống thiện chết lành
Ngô Văn Xuân
Nhà Trần khởi nghiệp (1)
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 13
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 20
Huỳnh Kim Khanh


 

Những cuộc tình ba mươi năm sầu xứ

 

Tùy bút Hải Yên

Trước hết, tôi có đôi lới phi lộ. Bút hiệu Hải Yên đã được dùng cách đây cũng gần 30 năm khi tôi muốn viết về những đề tài có tính cách văn nghệ trên một nguyệt san phát hành ở Montreal. Bút hiệu khác là Hải Âu được dùng cho những đề tài chính trị và quân sự hoặc nhũng loạt bài có tính cánh nghiên cứu, cần nhiều research hơn. Những điều tôi sắp viết ra chỉ là những cảm nghĩ cá nhân hạn hẹp. Viết để chia xẻ với những người bạn vì định mệnh lịch sử, đã từng chia xẻ phần nào vận mệnh quốc gia trong hai thập niên 60 và 70. Đa số chúng ta là những người phải xa lìa xứ sở ba mươi năm về trước, hoặc phải ở lại để chịu những đắng cay của những người bại trận, giao số mệnh mình cho chế độ mới, một chế độ xa lạ, ngoại lai mà mình đã từng bỏ một phần tuổi trẻ để chống lại. Trong chúng ta có thể có những người ôm lý tưởng khác nhau, nhưng đa số chỉ là những nạn nhân của cuộc đới, của lịch sử. Chúng ta chỉ là những chiếc lá trôi theo dòng lịch sử vô tình. Xin mời các bạn hãy cùng tồi quay về những chuỗi ngày ngây thơ vụng dại ba mươi năm về trước...

Cái thời mình giã từ ghế trường trung học, tập tễnh bước lên ngạch cửa trường đại học là một trong những chuỗi ngày vàng son của thời tuổi trẻ. Nhưng đa số chúng ta đâu có được cái diễm phúc đó, cái diễm phúc được sống yên bình thừa hưởng hạnh phúc thơ ngây. Cuộc chiến từ âm ỉ đến nổ bùng bắt đầu ảnh hưởng sâu đậm cho mọi tầng lớp trong dân gian. Khuôn mặt của hành phố SàiGòn và những thành phố khác của miền Nam Việt Nam đã bắt đầu thay đổi. Những căn cứ quân sự hoặc những outpost của các cơ quan Mỹ đã bắt đầu xuất hiện đó dây. Những chiếc xe jeep chở cố vấn Mỹ trên các đường phố thị thành trở nên thường trực và quen thuộc hơn. Nhũng ưu tư của đời sinh viên giữa hoàn cảnh bấp bênh của Việt Nam giữa chính trường quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ sự học của chúng ta thời đó. Vừa học mà vừa phải lo âu về tuổi động viên. Có những người vì may mắn hoặc vì có liên hệ mạnh mẽ của gia đình, được sống thoải mái và tiếp tục con đường học vấn và sự nghiệp. Đa số chúng ta, những con dân "trung bình" hoặc "bình thường ỏ sẽ phải đối diện với cuộc chiến trước khi có dịp kết thúc chương trình đại học. Tôi là một trong những trường hợp "bình thường" đó. Rời trường Chu Văn An năm 1966, tôi ghi danh đại học SàiGòn, ngành Toán, Lý Hóa. Thi vào đại học Y Khoa SàiGòn bị rớt vì "thiếu kiến thức tổng quát". Những cuộc thi nhập học vào trường Y Khoa Sài Gòn thời đó dựa trên kiến thức tổng quát và sự hiểu bén nhạy về Toán học. Giảng đường MPC ( Toán, Lý hóa vá Hóa học- Maths, Physics, Chemistry) rộng và to như một khán đường của một rạp hát lớn. Giảng sư dùng máy vi âm và một tấm bảng đen đồ sộ với bề ngang kéo dài gần hết sân khấu. Sinh viền thì ngồi trên ba dãy bàn ghế dài, mỗi bàn có thể chứa từ mười đến mười hai học sinh. Đó là chưa kể những tên hay di trễ phải đứng chầu chực hai bên sâu khấu gần khán đài. Năm đó, tôi không dự thi chung kết, vào thư viện Sài Gòn học hỏi thêm kiến thức tổng quát, quyết định thi vào cho được ngành Y Khoa. Năm sau, tôi thi dẫu vào trường Y Khao Sài Gòn. Lúc bầy giò ở Sài Gòn bắt đầu xảy ra những vụ khủng bố lớn nhỏ. Nhũng cuộc biểu tình của sinh viên Sài gòn chống chiến tranh trở nên rầm rộ hơn. Một vài lãnh tụ sinh viên Khoa Học bị bắt cầm tù. Huỳnh Tấn Mẫm là một trong số đó. Theo sự đồn đại thì một số sinh viên dã bỏ học "vô bưng". Cuộc chiến trở nên rầm rộ hơn. Đường phố Sài Gòn tuy nhộn nhịp với những tà áo dài phơi phới của những nữ sình viên học sinh Gia Long, Trưng Vương, trường Văn Khoa, trường Luật nhưng bên dưới là một nỗi lo âu, thao thức. Đường phố Sài Gòn lúc nào cũng nhộn nhịp hềnh bồng với những quân nhân trẻ, dìu người yêu trên những đường phố vắng hoặc tấp nập Sài Gòn, quên di những giây phút kinh hoàng đầy cô dơn chỉ có mình với mình dối diện sự chết khi người yêu đang biền biệt phương trời. Cái thời 60 ở Sài Gòn cũng đầy dẫy những mưu đồ chính trị. Dân Sài Gòn sống trong sự phập phồng, lo âu của thời chinh chiến. Những đồn đại hằng ngày trở thành một trong những ảnh hưởng lớn quyết định tư tưởng và hành dộng chính trị của đa số chúng ta thời đó. Chỉ một thiểu số trong quần chúng đọc báo chí quốc tế viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây, đa số dân Sài Gòn chỉ đọc báo Việt Nam. Báo chí Việt Nam thời đó mọc lên như nấm. Một số theo chính quyền, một số thân công, và một số khác theo thời thượng, dịch thoát những bài báo của Mỹ mà không bao giờ cho biết nguồn gốc. Nếu bạn muốn biết ai là ai trong giới báo chí, cứ đến ngồi quán Givral ở trung tâm thành phố thì sẽ gặp được đa số phóng viên. Khi chiến tranh trở nên khốc liệt hơn, đa số dân trí thức Sài Gòn dựa vào những đài phát thanh VOA hoặc BBC để theo dõi tin tức. Họ nào ngờ rằng mỗi đài này cũng là công cụ truyền thông cho chính phủ của họ. Trở lại tình cảnh người sinh viên trong thời chiến, trừ phi bạn là người rất xuất sắc và may mắn hoặc có bề thế và connection, đạt được bằng cử nhân và khỏi phải đi lính là chuyện cực kỳ khó khăn. Tôi cũng nằm trong nhiều sinh viên thời đó, giằng co giữa bằng đại học và giấy động viên. Tuy đậu vào chương trình Y Khoa năm 1967, những biến cố và hoàn cảnh sau đó từ cái chết bí mật của một sinh viên y khoa bị ném từ nóc trường đến vụ bom nổ làm tử thương Thứ trưởng Y Khoa thời đó đã đưa tôi vào quân ngũ. Ngày trình diên K3/69TD đến trước ngày kết quả thi tuyển vào K20NT. Gần hai tuần sau khi trình diện Quang Trung tôi mới khám phá ra rằng mình đã được nhân vô hải quân. Đào nhiệm qua hải quân rồi được sắp xếp học Anh ngữ để đi Mỹ làm tôi bận rộn những ngày tháng sau đó. Những mối tình lính đầu đời bắt đầu từ đó. Qua mục tìm bạn bốn phương khi còn ở Quang Trung tôi gặp Th. Sau đó đến hai chị em Ph và D. Hồi ở OCS, tôi là một trong những OC nhận được thư của đào từ Sài Gòn nhiều nhất. Những mối tình đầu đem lại niềm thương nhè nhẹ vấn vương của thời tuổi trẻ. Khi tôi ra trường, Ph biết em mình đã yêu tôi thắm thiết nên nàng nhường cho cô em và bắt đầu đi chơi với một SQ không quân. Ngày nhận lệnh đi hành quận Kampuchia, tôi đến thăm D lần cuối. Buổi xế chiếu hôm đó chỉ có tôi và nàng đứng bên thành cửa từ trong nhà ở cư xá Lữ Gia. Bên ngoài thành cửa là một đống gạch ống chất ngay ngắn chờ thợ bắt đầu canh trang cư xá trong những ngày tới. Tôi viết một câu ngắn vào miếng giấy nhỏ rồi giấu trong một lỗ nhỏ trong một phiến gạch ống và thách D tìm ra. Trong đó tôi viết vỏn vẹn hai chữ "Chờ anh". D tìm ra mảnh giấy. Nàng đọc xong cất giữ vào túi áo. Thế là tôi đã gián tiếp tỏ tình với D. Còn Th. thì gia đình thấy tôi cứ im lặng về việc cưới hỏi nên ép gã náng cho một địa phương quân ở tận dưới quê. Vụ Hoàng Sa, Trường Sa bùng nổ, Th. có đến nhà bà dì ở DaKao tìm tôi. Cũng trong thời gian này một bạn gái thi chung trong kỳ thi tuyển vào Y Khoa cũng đến tìm tôi nhưng lúc bấy giờ tôi dã đi công tác tại các đơn vị. Cô này có ánh mắt màu nâu buồn u ẩn của một cô gái Bắc. Tuy hai bên chưa hề tỏ tình nhưng nàng thường gửi tôi những lá thư dài ra rít chia xẻ nhiều tâm sự và những nỗi cô đơn trong cuộc đời tình ái của nàng. Tôi có đến thăm nàng nhiều lần tại nhà nằm trên đường về Phú Lâm. Tình bạn tuy thấm thiết nhưng hãy còn mờ ảo, mông lung giữa tình yêu và tình tri kỷ. Đời hải quân rày đây mai đó. Những mối tình lẻ tẻ cũng đến rồi đi. Trong số náy có L, người con gái ngây thơ vừa mới hai mươi, cha Bắc, mẹ Huế. Nàng chỉ mơ mượt cuộc sống căn bản, thuần túy. Mối tình giữa tôi với nàng trong sáng, thanh cao. Vì áp lực gia đình, những mối tình trái ngang cũng không ngã ngũ ra sao thì mất nước. Tôi ra đi vào buổi chiều 30 tháng tư năm 1975, để lại Việt Nam những mối tình không đoạn kết và vợ con. Nếu bạn hỏi tôi sự khác biệt giữa người tình và người vợ thì tôi trả lời rằng bạn nên tự hỏi chính mình. Ai trong chúng ta, không nhiều thì ít cũng trải qua những tình cảnh này mà ít chịu nói ra hoặc tự thú nhận. Hồi đi Thủy Bộ, tôi thường trao đổi nhật ký với D, người tình Gia Long. Mỗi đứa trong chúng tôi sẽ viết nhật ký cho nhau trong những ngày xa vắng nhau rồi khi nào tôi về phép, chúng tôi lại trao đổi để đọc tư tưởng và ý nghĩ của nhau. Quái ác thay tôi có bà chị rất ư là protective vì tôi là con trai một. Chị ấy chẳng những lén đọc tập nhật ký dầy cộm khoản 300 trang của tôi, trong đó dĩ nhiên có bút ký của D, mà lại còn comment ngay trong quyển nhật ký thân yêu và rất riêng tư của hai đứa tôi. Thế là từ đó bà chị và gia đình làm đủ mọi cách để block mối tình thầm kín riêng tư này. Sau bao năm nhìn lại tôi mới thấm thía câu thơ:

Tinh chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

D thường viết trong những lá thư và những dòng nhật ký là tình yêu bàng bạc trong thơ tôi. Thơ đây là những bài thơ tôi viết riêng tặng cho nàng từ hồi còn ở Mỹ trong trường OCS. Trong đời tôi, có lẽ D là một trong ba người đàn bà hiểu và thưởng thức được thơ văn của tôi. Kh. cùng thi Y Khoa với tôi, ngồi gần vì tên cùng vần K,và M, người bạn tuổi thơ thời tiểu học là hai người kia. Đối với tôi, tình yêu và thi ca là một. Tôi không thể nào làm thơ mà không ca tụng tình yêu. Mặc dù đó là thứ tình riêng tư, ích kỷ, nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng duy nhất để tôi làm thơ. Tôi ra đi để lại Việt Nam những trái tim khắc khoải và đau khổ cho những mối tình không trọn vẹn. Tôi ra đi mang theo niềm nhung nhớ vô biên, khó tả, tự hỏi sao cuộc đời nghiệt ngã đã tạo cho nhau nhiều nỗi thương đau. Th. đã có một đứa con gái và đã bỏ chồng trước khi tôi rời xứ. D đã ra trường và đi dạy học ở một tỉnh nhỏ gần Sài Gòn. Còn L thì tôi nghĩ nàng sẽ lấy chồng sau đó. Nhưng phải đến ba mươi năm sau tôi mới khám phá ra đoạn kết của đời L....

Chiều 30 tháng tư năm 75 là một trong những buổi chiều buồn bã nhất đời tôi. Chúng tôi có 18 người chất lên một chiếc LCM8 rời Long An theo dòng sông Vàm Cỏ Tây tiến ra cửa Soài Rạp buổi trưa hôm ấy khi Sài Gòn thất thủ. Ra đến Soài Rạp, tụi tôi đón Nghiêm văn Phú đang ở trên 1 PCF neo ngoài của sông. Không lâu sau đó, một chiếc tàu vận tải, chiếc 402 tà tà đi ra cửa biển. Lúc bấy giờ chiều đã xuống. Màn đêm đã buông dần trên vùng sông lạch miền Nam nằm phía Tây Nam Sài Gòn. Trong bờ lửa hỏa châu và flare bắn lên từ các đồn Địa Phương Quân dọc theo bờ làm chúng tôi bối rối không ít. Tâm tư mọi người lúc đó giống nhau: bối rối hoang mang, nghi kỵ, buồn bã vì hàng ngũ đã rã tan, vận nước đã đến hồi khánh tận. Chiếc 402 chở dân đầy ấp. Trong lúc hỗn loạn, ông Phú bị mất chiếc cặp Samonite đựng giấy tờ và tiền bạc. Ông nằm trên võng, buồn thiu. Tàu tiếp tục ra khơi đi về phía Côn Sơn. Sáng hôm sau khi bình minh ló dạng, chúng tôi nhìn ra biển thì thấy cả hạm đội HQVN tập họp ngoài đảo Côn Sơn chờ chỉ thị. Sau đó chúng tôi rời Việt Nam dưới sự hộ tống của Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ. Biển Thái Bình Dương những ngày đó yên bình và phẳng như tờ giấy. Chiếc PCF của tướng Phú cũng lẽo đẽo đi theo đoàn tàu rời Việt Nam. Đi đến hơn một ngày thì vì chiếc 402 có một máy không theo kịp mọi người, sáng ngày hôm sau, mọi người dân di tản trên 402 được thuyên chuyển sang chiếc WHEC 6. Sau đó người nhái đặt chất nổ rồi mở valve cho nước vào trước khi trở vế tàu lớn. Một trong những pháo hạm Hoa Kỳ nả trọng pháo bắn chìm chiếc 402 giữa Thái Bình Dương. Trên chiếc WHEC 6, tôi chứng kiến một thảm kịch khác của những ngày cuối cùng bi thảm của Việt Nam. Ông hạm trưởng chiếc tàu này đã hẹn gia đình di tản ra hòn Poulo Dama trước đó trước ngày mất nước. Ông định vào đảo đón gia đình thì bị thủy thủ đoàn chống đối kịch liệt vì tất cả mọi người đều có gia đình bị kẹt lại, không lý do gì chỉ có gia đình Hạm trưởng được ưu tiên đoàn tụ. Thế là ông Hạm trưởng đành ra khơi bỏ lại gia đình ông bị kẹt ở Hòn Giáng Tiên. Ông có vẻ cay cú và hằn học thấy rõ. Đêm hôm đó, sau khi sang tàu mới, bọn lính lại định làm loạn. Kho vũ khí bị khóa lại. Chỉ những người trong giới SQ mới biết chuyện xảy ra, đa số dân tị nạn đều không hay biết. Đêm qua đi không biến cố nào diễn ra. Đoàn tàu tiếp tục đi vài ba hôm nữa trước khi tới Subic base. Trước khi nhập cảng, cờ Việt Nam Cộng Hòa được hạ xuống, cờ Mỹ trương lên. Chiếc PCF duy nhất vượt Thái Bình Dương cũng nằm trong số các chiến hạm và chiến đĩnh Việt Nam hoàn trả lại cho Hoa Kỳ ở Subic base. Chúng tôi như những người tị nạn khác lên bờ, tắm rửa, thay quần áo dân sự do HQ Mỹ cấp phát, xong ăn uống chờ chuyển sang tàu dân sự, một loại tàu hàng viễn dương tiếp tục hành trình đến đảo Guam, nơi mà Hoa Kỳ đã chuẩn bị những lếu tị nạn từ nhiều tháng trước. Trên đảo Guam, tôi được gặp lại nhiều người quen biết trước trong hải quân cũng như một vài người dân sự thời sinh viên. Thực tế phũ phàng của cuộc chiến dần dần hiện rõ trên từng khuôn mặt. Những SQ hải quân vẫn mặc quân phục với cấp bậc cũ nhưng không còn quyền chức cũng đứng sắp hàng với quần chúng dân sự để lãnh phần ăn. Tuy không nói ra nhưng tôi chắc rằng ai cũng mang một nỗi buồn chán giống nhau. Chúng tôi bỗng trở nên những du khách bất đắc dĩ trên một đảo nhỏ xa lạ nằm giữa Thái Bình Dương. Ban ngày thì trời nắng chói chan. Nhiều người trong chúng tôi giết thì giờ bằng cách lang thang ngoài bãi tắm. Bãi thì nhỏ và nhiều sỏi đá, không được bằng phẳng như những bãi tắm tôi từng biết ở Việt Nam. Ban đêm thì mọi người về lều nằm vật vã, lăn lộn với đêm dài khó ngủ khi máy phóng thanh không ngớt tuyên bố danh sách những người sắp được lên máy bay sang các tiểu bang Mỹ để định cư hoặc đoàn tụ với gia đình. Những người đi chung trên chuyến tàu cuối cùng với tôi và một TT cùng đơn vị ở BTL/TT ở chung một lều. Tôi tình cờ gặp lại một người bạn của thằng em vợ tôi đã cùng nhau rời SàiGòn và vừa rời Guam đi Canada nơi di trứ của ông anh vợ tôi chưa hề gặp mặt. Từ địa chỉ ông này, tôi nộp đơn xin đi Canada ở một chiếc lều mới thành lập của phái đoàn Gia Nã Đại đón tiếp nạn nhân chiến cuộc Việt Nam. Tôi rời Guam trong quân phục HQVN và một xách tay thường được mang theo những lúc đi công tác ở VN. Trong đó có cả một chiếc mùng nylon mua ở chợ trời Sài Gòn. Chiếc súng Colt45 thì đã bị ném xuống biển trước khi vào Subic base. Còn thì là những mảnh quần áo và khăn khíu do Mỹ cấp phát ở Subic. Sang Canada không một xu dính túi. Tiền VN nguyên một tháng lương cuối cùng, tôi đả trao những thằng đàn em muốn ở lại sau cuộc hành quân Long An. Tôi chỉ giữ lại ba tớ giấy 1000 làm kỷ niệm. Ở tá túc nhà ông anh vợ được ba tháng thì tôi đã tìm được việc và ra riêng. Đi làm ở một bệnh viện ở Montreal, tôi ghi danh đại học, ngành điện toán. Năm năm sau, đoàn tụ gia đình với vợ và đứa con gái, lúc bấy giờ đã bảy tuổi. Hai năm sau đó, cuộc sống rất là chật vật. Rồi tôi được việc mới ở một hang xe lửa của Canada, ngành điện toán. Sau đó mua nhà và tiếp tục gầy dựng cuộc đới mới.

Năm năm trước khi được đoàn tụ vói vợ con, cuộc đời tôi chồng chất những nỗi cô đơn của người xa xứ, lăn lộn với thực tế mới, cố quên đi dĩ vãng đau buồn. Có những lúc cô đơn nằm một mình trên gác trọ, tôi để nước mắt tuôn trào một cách tự nhiên không gượng ép, thương cho phận mình lâm vào cảnh trái ngang. Sự đoàn tụ với gia đình và vợ con lúc đó chỉ là một mộng ước phù du chưa chắc sẽ thành tựu. Tôi sống cuộc đời cô đơn của một kẻ xa nhà, xa quê hương yêu dấu. Trong những lúc cô đơn đó, tôi được gặp những người tình địa phương với những sự khác biệt về văn hóa, xã hội, nhưng tựu trung, họ là những người tình trong cuộc đời tôi. Bắt đâu bằng cuộc tình với Felicia, một cô gái Ý đã định cư với mẹ và anh em từ nhiếu năm trước. Cha nàng là một nghệ sĩ từng sống ở Florence, mẹ nàng là một bà mẹ quê thuần túy từ Sicily. Tôi gặp F trong một lớp Anh văn ở McGill, một đại học Anh nổi tiếng ở Montreal. Lúc bấy giờ, trước khi được nhân vào đại học, những người kiều dân từ tứ xứ đều phải thi đậu bằng Anh ngữ composition.
Tôi được xếp vào bậc thứ ba. Bài thi vấn đáp khóa đó, tôi thuyết trình đề tài "Trương Chi, Mỵ Nương". Bà giáo sư gốc người Tân Tây Lan cho tôi điểm cao nhất và đề nghị tôi lên lớp cao đảng, bậc thứ năm. Felicia đã để ý tôi từ những buổi học đó. Nàng mời tôi về nhà để gặp gia đình nàng. Một trong những buổi hội ngộ đó, tôi ngồi cạnh nàng trên chiếc sofa bảo nàng có một tấm lòng tốt, "You have a good heart". Nhưng không hiểu sao, nàng nghĩ rằng tôi đang tỏ tình. Với sự ngạc nhiên cùng cực của tôi, nàng ôm tôi hôn đắm đuối. Cô chị Colomba và bà mẹ nhìn ngạc nhiên. Cuộc tình kéo dài được vài tháng thì gia đình nàng phải về Ý để trang trải vài việc liên quan đến nhà cửa. Năm đó, đời tình ái của tôi cứ như cơn lốc cuốn. Tôi gặp Emma ở nơi làm trong bệnh viện. Rồi đến Louise, ở lớp Anh ngữ tại Concordia, một đại học tôi định ghi danh chương trình điện toán. Tuy lúc bấy giờ, trình độ tiếng Pháp của tôi chỉ giới hạn, cuộc tình với Emma cũng diễn tiến bình thường. Tôi gặp Louise, cũng trong một tình cờ ngẫu nhiên. Không hiểu sao nàng để ý đến tôi trong lớp, và tự nguyện giúp tôi trong việc đánh máy những bài nộp. Buổi tối đầu tiên gặp nhau riêng ở apartment nhỏ bé của tôi nàng ở lại đến gần ba giờ sáng mới ra về. Chiếu hôm đó, sau vài ly Cognac, hai đứa để mặc hai thân thể tìm nhau trong cơn mê tình ái. Nhưng chúng tôi chỉ đùa cợt với thể xác tới một giới hạn của foreplay. Nàng không muốn có con bất đắc dĩ. Chỉ khoảng hai tháng sau đó, khi nàng đã cắt óng dẫn trứng xong, tụi tôi mới thực sự làm tình. Tôi nói rõ hoàn cảnh gia đình mình cho nàng biết và cả hai giao hẹn, khi tôi đoàn tụ vợ con thì cuộc tình của chúng tôi cũng sẽ chấm dứt. Cuộc tình kéo dài đúng 5 năm. Emma đến rồi đi như cơn mưa mùa hạ khi Felicia và gia đình phải về Ý để trang trải vấn đề nhà cửa. Felicia trở thành người bạn thân thiết sau gần ba mươi năm tuy rằng chúng tôi ít khi gặp nhau. Louise thì đã phiêu lưu theo những mối tình mới từ lâu và đã mất liên lạc. Còn lại những người tình bị kẹt lại ở Việt Nam. Tôi ra đi không mang theo địa chỉ rõ rệt của những người tình Sài Gòn. Trong lúc bối rối, tôi lại quên hỏi một người bạn cùng đơn vị địa chỉ của L. Còn D và Th. cũng vậy. Sự hoang mang trong ngày mất nước và những bỡ ngỡ trên bước đường phiêu bạt làm tôi quên bẵng đi nhiều thứ. Một mình trên đất khách, cái việc đầu tiên là phải kiếm sống. Tôi quyết định bắt đầu cuộc đời bằng con số không. Chưa đầy ba tuần sau khi đến Canada, tôi đã bắt đầu làm việc ở một bệnh viện Anh ở Montreal. Hai tháng sau khi có việc, tôi ra riêng, ở trong một cái apartment một rưởi cách sở làm chừng hai mươi phút đi bộ. Cũng ở đây, tôi chứng kiến ba mối tình với những người con gái ngoại quốc, mỗi người mang lại cho tôi những niềm vui khác nhau. Felicia mang đến tôi một tâm hồn cao quí, trung thực với đầy nỗi chân thành hiếm có. Emma ngây thơ, trẻ trung và vụng dại nhưng chỉ mang đến tôi nhu cầu vật chất. Tâm hồn nàng đơn sơ mộc mạc, không đủ chia xẻ những ẩn khuất cô đơn sâu kín của tôi thời đó. Louise là người đàn bà tìm đến tôi để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Thời đó tụi tôi gặp nhau ba đến năm ngày mỗi tuần. Lần nào cũng làm tình từ ba đến bảy lần. Tôi có cái ý tưởng lạ là ghi chú số lần làm tình trong những lần gặp gỡ vào một quyển sổ nhỏ. Tổng kết, tụi tôi làm tình 500 đến 700 lần mội năm. Đôi khi tôi hẹn ở nhà nàng, nhưng đa phần là nơi tôi ở. Chúng tôi làm tình ngoài công viên, trên xe, trên cầu thang, trong nhà bếp và bất cứ nơi nào. Đàn bà Việt Nam thì kín đáo hơn, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ. Còn đằm thì everything goes. Đàn bà ngoại quốc thì upfront hơn, còn đàn bà Việt Nam thì phức tạp hơn trong nhiều khía cạnh. Vì thế, không bên nào hoàn hảo hơn bên nào. Cũng như khi chúng ta bàn về sự khác biệt giữa người tình và người vợ. Có thể người vợ hiện thời của bạn đã có một thời đóng vai người tình trong đời bạn, nhưng nếu bạn chịu khó phản tĩnh lại bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa người vợ bây giờ và người tình năm xưa. Đa số chúng ta không lấy được người tình yêu dấu nhất trong đời, hoặc ước muốn rằng người vợ của mình đóng được vai trò người tình mãi mãi. Theo tôi, sai lầm thông thường của những người đàn bà khi đã trở nên vợ, là họ quên đi vai trò quan trọng của một người bạn và nhất là vai trò của một người tình. Tình yêu chân thật không có sự ích kỷ, muốn chiếm đoạt mà là một thứ tình cho ra nhiều hơn đón nhận. Mình hạnh phúc khi người yêu mình hạnh phúc. Mình xót xa khi người yêu mình buồn khổ. Tôi không muốn nói tới thứ tình yêu một chiều, vì thứ tình này trước sau gì cũng sẽ chết đi theo thời gian và hoàn cảnh. Chính sự khác biệt giữa đàn bà Việt Nam và đàn bà ngoại quốc địa phương đã khiến tôi rất dè dặt khi muốn liên hệ đến gái Việt Nam ở Canada. Tôi luôn luôn giữ một khoảng cách khi giao du với ít nhất hai cô bạn cùng học đại học. Vì tôi biết nếu đi sâu vào thì sẽ khổ cho người ta và sẽ bẽ bàng với vợ con sau này. Giữa tôi với những người đàn bà địa phương có một hợp đồng thầm lặng, công bình cho cả hai bên. Do đó, ba mươi năm nhìn lại, tôi không thấy gì ân hận trong vấn đề này. Và tôi chắc rằng những người đàn bà này cũng chẳng có gì hận cho những phiêu lưu tình cảm mấy mươi năm về trước. Felicia vẫn là người bạn thân tình sau ba mươi năm. Emma và Louise thì đã mất liên lạc từ lâu. Còn những người tình đang ở lại Việt Nam thì sao? Tôi chắc đa số họ cũng đã có cuộc đời riêng rẽ. Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu sao khi rời Việt Nam ba mươi năm trước, tôi không mang theo một dấu vết, một địa chỉ củ những người tình này. Cũng chính vì thế, tôi hoàn toàn mất liên lạc với họ. Tôi chắc Th. đã có cuộc đời mới. Còn D thì tôi nghĩ, sau nhiều năm độc thân, nàng cũng phải lập gia đình, mang theo một mối hận tình, một tình yêu không trọn vẹn, một nỗi xót xa thầm kín cũng như tôi nơi phương trời xa lạ, thương cho một mối tình đổ vỡ, tự trách cho mình, tự trách cho định mệnh éo le. Khoảng năm năm sau khi đến Montreal, tôi tình cờ gặp lại A, người anh của D và cũng là bạn học Y Khoa của tôi thời trước. Anh chàng này có máu nghệ sĩ, thích theo đuổi ngành kịch nghệ và nhạc cổ truyền Việt Nam. A không hề nhắc tới chuyện cũ. Sau đó bạn tôi về Mỹ, tiểu bang Washington thì phải. Từ đó tôi mất liên lạc luôn. Còn L, người tình nhỏ ngây thơ trong trắng, người tình tôi chỉ gặp trong một thoáng phù du với mái tóc đen dài như dòng suối, với làn môi dầy nũng nịu và làn má mịn màng như một cánh hoa lan. Cuộc sống vội vã nơi xứ người làm tôi quên đi những mối tình dĩ vãng. Năm năm sau khi tới Canada, gia đình tôi đoàn tụ. Khoảng cách không gian và thời gian trong năm năm cũng tạo nhiều khó khăn buổi đầu khi chúng tôi hàn gắn lại tình vợ chồng. Nhưng với sự chịu đựng, nhẫn nại, chúng tôi vượt qua những khó khăn này. Nhiều thằng bạn HQ của tôi sang đây lập gia đình mới, bỏ vợ con ở nhà. Có thằng quên luôn đời sồng gia đình quá khứ, có thằng thu xếp đem được vợ cũ và con sang và phải đối diện những ngang trái, khó khăn trong cuộc sống. Còn tôi, vấn đề gia đình cũng tạm yên. Khoảng sáu năm sau ngày rời VN tức một năm sau khi đoàn tụ vợ con, tôi mua chiếc nhà đầu tiên và bắt đầu gầy dựng tương lai. Tình yêu cũ vẫn nằm trong tiềm thức. Có những lúc đêm dài khó ngủ, tôi cũng nhớ về những bóng dáng của những người tình trẻ xa xưa, tự hỏi bây giờ cuộc đời họ ra sao. Tôi chắc những người tình của tôi cũng nằm trong cảnh huống đó. Mọi người trong chúng ta ai cũng sống trong hai thế giới, một thế giới mộng tưởng và một thế giới thực tế. Tình cảm con người thật phức tạp. Có những điều mình không dám nói ra, thế không có nghĩa là mình giả dối, mà là mình muốn giữ một ranh giới giữa mộng và thực, để khỏi phải làm đau lòng những người thân cận. Mặc dù nhiều người quan niệm người vợ phải đóng vai trò người tình, người bạn cùng một lúc. Nhưng thực tế phũ phàng cho thấy đó là điều không thể xảy ra. Lấy một ví dụ: Bạn có thể chỉ trích một người bạn thân nhưng bạn không bao giờ có thể chỉ trích vợ. Không tin thì cứ thử. Đa số chúng ta, đàn bà cũng như đàn ông, khi lấy nhau rồi thường quên đi vai trò người tình mà mình thường đóng trong cái thuở hẹn hò nhiều năm trước. Mình tưởng khi lấy nhau rồi là mình tự động chiếm hữu người kia. Đó chính là những sai lầm có thể làm đổ vỡ hạnh phúc lứa đôi.

Ba mươi năm lặng lờ trôi qua. Cuộc đời tôi tương đối bình thản ít biến cô. Sáu năm sau khi làm ở nhà thương, chương trình điện toán chỉ còn khoảng hai mươi phần trăm là kết thúc, tôi tìm được việc ở một hãng xe lửa, ngành điện toán. Một năm sau đó, gia đình tôi dọn qua nhà mới. Khi mình đã có công việc vững vàng, khi ra đường, lòng thấy tự tin hơn. Nhưng dù sao đi nữa tôi nhận thấy dân mình cũng phải chịu những sự kỳ thị, không nhiều thì ít. Dù mình cố gắng hội nhập với xã hội địa phương nhưng mình vẫn là người ngoại quốc đối với họ. Mình vẫn có những phong tục, tập quán khác biệt, và dĩ nhiên nói một ngôn ngữ khác biệt. Tôi có một người bạn học ở cùng đại học, cùng chương trình. Anh chàng này cũng thích làm thơ, viết lách. Anh có một cô đào người địa phương đẹp thùy mị. Cuộc tình kéo dài khoảng 5 năm. Sau năm năm dan díu, chàng nhận ra rằng sẽ không bao giờ có một sự cảm thông hoàn hảo giữa chàng và người tình da trắng. Có những điểm trong ngôn ngữ Việt Nam không thể diễn dịch sang tiếng ngoại quốc, dù là Anh hay Pháp hoặc một ngôn ngữ nào khác. Kinh nghiệm của tôi cũng tương tự. Những ngày đầu gặp nhau, tôi thường viết những bài thơ bằng tiếng Pháp cho Felicia. Lý do dễ hiểu: tôi chưa bao học học tiếng Ý còn Felicia thì chỉ quen dung tiếng Pháp khì tiếp xúc người ngoài. Tuy sự cảm thông giữa hai bên cũng không tệ lắm, tôi vẫn nghĩ rằng một phần những gì muốn nói dã bay theo mây khói. Thường thì mọi người trong chúng ta cố tìm một ngôn ngữ chung để hai bên đều có thể hiểu nhau. Và hai bên phải chấp nhận sự thiếu sót của môi trường chung. Nói về tình yêu, đôi khi người ta không cần diễn tả bằng lời nói mà chỉ thể hiện qua hành động. The act of love không thể diễn tả bằng lời nói. Chỉ cần hai ánh mắt nhìn nhau, hai tâm hồn hội ngộ, hai cơ thể quấn quít vào nhau chia cùng nhịp điệu yêu đương. Tôi không hiểu sao hôm nay tôi muốn viết về vấn đề này. Tôi không hiểu sao càng viết tôi càng cảm thấy mình bất lực. Tình yêu, cuộc đời, nỗi buồn xa xứ, tất cả quyện vào tâm tưởng như cơn lốc vô tình thổi qua khoảng đời trống vắng. Trống vắng là vì sau bao nhiêu năm biệt xứ, lòng tôi vẫn nhớ về Việt Nam như một cánh chim đã lìa đàn, tuy đã tìm được một chiếc tổ an bình nhưng vẫn luôn luôn nhớ về quê mẹ, nhớ về những ngày thơ thân ái, nhớ về những cuộc tình xa xưa không bao giờ hàn gắn lại, nhớ về khoảng mịt mù quá khứ để quên đi nỗi đau buồn của một kẻ tha hương. Ba mươi năm sau ngày rời xứ sở, tôi được biết rằng L đã ra đi tìm tôi vài tháng sau khi mất nước. Và nàng đã bỏ mình trong cuộc vượt biển này. Tôi không biết được chi tiết vì sao nàng mất mạng, Nhưng tôi cầu mong nàng chết vì sóng cả mà không chết vi tay những tên hải tặc bạo tàn. L ơi, được tin em đã nằm xuống lòng anh se thắt. Tình anh với em tuy không trọn vẹn, nhưng anh bao giờ cũng cũng giữ cho em sự trinh trắng ban sơ của người con gái. Mình gặp nhau và yêu nhau trong hoàn cảnh éo le của thời chinh chiến. Anh xin nguyện cầu hồn em siêu thoát về cõi vô biên. Nếu trong một cõi đời nào đó mình tình cờ gặp lại nhau, anh nguyện sẽ yêu em trọn vẹn. Em là một cánh lan nở trong vùng núi thâm u, nhả mùi hương dìu dịu đưa anh vào cõi mơ mộng thần tiên.

Anh đã underestimate tình em, và gián tiếp anh đã mang tội đã đưa em vào cõi chết. Khoảng năm 1978, tôi liên lạc được với M, người bạn nối khố từ thuở tiểu học. Một trong những bức thư trao đổi nàng giải thích vì sao, sau bao năm xa cách, sau nhiều cuộc thăng trầm trong bể yêu đương, M vẫn yêu tôi dù chúng tôi chưa bao giờ đổi trao nhục thể. Biến cố nàng chẳng bao giờ quên là một đêm hè oi bức trên gác trọ ở đường Lê Văn Duyệt Sài Gòn thời 1960, tôi và M cùng một người khác cũng là bạn nối khố lúc bấy giờ đã thành tình nhân của M, nằm chung trên sàn gác, trong chiếc màng chống muỗi. Đêm đó M nằm giữa, còn tôi và anh chàng kia nằm hai bên, ngược đầu với M. M thú nhận với tôi rằng nếu đêm đó tôi có tái mái định tấn công nàng, có lẽ nàng sẽ khứng chịu và sẵn sàng dâng hiến. Nhưng tôi không làm thế, dù cảm thấy mình rạo rực suốt đêm. Hơn hai mươi năm sau, M thú nhận nàng yêu tôi hơn từ đó, vì tôi đã giữ tư cánh của một trượng phu. Sau đó, có đến ba lần, chúng tôi đã từng nằm bên nhau, đôi khi trong vòng tay nhau trong khách sạn, tậm sự, kể cho nhau những kỷ niệm êm đềm thời tuổi nhỏ, nhưng chúng tôi vẫn giữ được điều giao kết thầm lặng là không bao giờ vượt biên giới để làm ô uế cái tình cao quí của hai tâm hồn bạn đã hiểu nhau từ thời tuổi nhỏ, vì cả hai đều có tình cảnh hiện tại khó vượt qua và không muốn làm khổ nhiều người khác. Đối với những người tình ở Việt Nam, tôi cũng đối xử như vậy. Tôi luôn luôn tôn trọng sự trinh trắng của người yêu. Đối với D chẳng hạn, tôi có nhiều môi trường để tiến tới, và nàng sẵn sàng dâng hiến, nhưng không hiểu sao tôi chưa bao giờ vượt qua biên giới vô hình. Bạn có thể hỏi tại sao đối với những người đàn bà địa phương tôi lại xử sự khác. Tôi nghĩ đó chẳng qua là sự khác biệt về văn hóa, phong tục. Thế giới ngày nay và xã hội Bắc Mỹ có lẽ đã làm nhạt nhòa sự khác biệt này giữa xã hội Việt Nam và xã hội Tây phương, giũa người đàn bà Việt Nam và người đàn bà Tây phương. Đồng ý hay không về điểm đó tùy sự phán xét của từng cá nhân.

Ba mươi năm trôi qua, nhiều người trong chúng ta vẫn làm kẻ tha hương nơi bốn góc trời xa lạ. Có nhiều bạn về Việt Nam chơi hoặc giải quyết những chuyện riêng tư, còn tôi thì không có lòng dạ nào về nhìn Việt Nam trong hoàn cảnh chính trị hiện tại. Mặc dù chính trị Việt Nam bây giờ chỉ còn là một ý niệm, nhưng mỗi lần nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam lòng vẫn không vui. Những mối tình xa xưa vẫn còn ẩn hiện mơ hồ trong khung trời dĩ vãng. Cuộc sống hiện tại với những trách nhiệm mới, với những nổi ưu tư mới. Dòng đời vẫn trôi qua vô tình như nước chảy dưới cầu, chuyện quá khứ thì cũng như bóng mây lang thang trong khoảng trời cao vô tận. Nhiều người trong chúng ta đề mơ một ngày về.