SỐ 26 - THÁNG 4 NĂM 2005

 

Thư Tòa Soạn

Thơ
Tháng tư tôi
NNguong
Dòng sông 30 năm
Nguyễn Xuân Vời
Mũi tên tình yêu
Hoàng Du Thụy
Hai con sóng
Tóc Tím
Em đã về với biển
Huỳnh Kim Khanh
Quẩn
Trần Việt Bắc
Đêm trừ tịch
Hoàng Mai Phi
Hẹn ngày mai
Tôn Thất Phú Sĩ
Tưởng nhớ nhà thơ say: Lý Bạch
Maihoado
Tháng tư, nhớ Nhatrang
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Câu chuyện ở đầu sông
Phan Thái Yên
Lẽ ra mùa mận
Nguyên Nhi
Đêm xuân trong trại tù Cao Lãnh
Phạm Hồng Ân
Khúc đoạn trường
Song Thao
Những cuộc tình 30 năm sầu xứ
Hải Yên
Gã hàng xóm tốt bụng
Tầm Xuân
Giữa dòng sóng đỏ
Cỏ Biển
Lá thư không gửi (9)
Trương Thanh Diễm Thùy
Tiếng hát bình yên trong thinh không
Phạm Hồng Ân
Tháng tư thứ 30
Vũ Hoàng Thư

Dịch thuật, biên khảo
Sống thiện chết lành
Ngô Văn Xuân
Nhà Trần khởi nghiệp (1)
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 13
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 20
Huỳnh Kim Khanh


 

Thư Tòa Soạn

 

Bạn mến,

Đã ba mươi năm qua kể từ ngày hơn hai triệu người Việt bỏ lại quê hương phía sau để lên đường lưu vong tị nạn. Nếu một em bé sinh ra ở miền Nam vào thời đó thì bây giờ em đã là một trang thanh niên hay thiếu nữ trong đời. Một thế hệ mới ! Nếu vì hoàn cảnh, em phải ở lại Việt Nam sau 1975, và nếu [lại nếu] em không phải thuộc thành phần “cách mạng” hay con cháu của giai cấp lãnh đạo nhà nước mới, có lẽ em sẽ đứng bên lề xã hội mới, em sẽ mang một số phận hẩm hiu vì em không có “lý lịch tốt” ! Em đã làm gì nên tội, ngoài "tội" sanh ra trong một nước có chiến tranh ! Lại nếu em theo cha mẹ chạy theo "tay sai mỹ ngụy" ra nước ngoài thì bây giờ em là một người ngoại quốc gốc Việt. Em sẽ đem những gì học hỏi để phụng sự nơi xã hội em lớn lên. Nước Việt quá xa xôi và nhà nước chưa nới rộng vòng tay ôm để em thấy đó là nhà. Tỷ lệ những em bé thời 75 trở về phụng sự quê hương quá nhỏ nếu không muốn nói hầu như là con số không. Nhắc lại những sự kiện chánh trị để chúng ta thấy biến cố 1975 đã để lại những dấu ấn sâu đậm ảnh hưởng đến toàn bộ những vấn đề xã hội và văn hóa trong tương lai của nước Việt Nam. Cả một thế hệ trẻ miền Nam hoặc bị phung phí bỏ rơi trong nước sau 75 hoặc những chất xám từ bên ngoài chưa được trọng dụng để phụng sự đất nước vì những lý do chánh trị. Đó là một vấn đề cấp bách cho tương lai văn hóa mà nhà nước ở Việt Nam phải quan tâm.

Trở lại với đời sống ở hải ngoại, trong tinh thần ôn lại quãng thời gian 30 năm lưu xứ, Văn Nghệ Biển Khơi đã thư mời các văn hữu và bạn đọc xa gần viết về những vấn đề liên hệ đến ngày tháng lịch sử này. Nhằm mục đích khuyến khích, VNBK sẽ xin tặng một món quà nhỏ, một cho mục văn và một cho mục thơ, đến tác giả nào được bạn đọc yêu thích nhất trong số này. Tiếc thay số lượng bài vở hưởng ứng không đạt được nhiều như dự định vì vậy việc thăm dò ý kiến độc giả để tuyển chọn bài viết sẽ không còn ý nghĩa nữa. Chúng tôi đành phải hủy bỏ cuộc thăm dò và giải thưởng, xin thành thật cáo lỗi cùng quý văn hữu và độc giả. Ước mong sẽ có dịp thực hiện trong tương lai.

Mùa xuân lưu xứ thứ ba mươi có những buồn vui lẫn lộn. Buồn vì xa nước, vui trong niềm tạo dựng đời sống mới và không quên nguyện cầu cho những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với quê hương Việt Nam.

Kính chúc bạn đọc và gia quyến một mùa xuân đầm ấm và nhiều phúc lộc. Xin hẹn tái ngộ bạn đọc vào số mùa hè, tháng 7, 2005.

Thân chào,
VNBK