SỐ 26 - THÁNG 4 NĂM 2005

 

Thư Tòa Soạn

Thơ
Tháng tư tôi
NNguong
Dòng sông 30 năm
Nguyễn Xuân Vời
Mũi tên tình yêu
Hoàng Du Thụy
Hai con sóng
Tóc Tím
Em đã về với biển
Huỳnh Kim Khanh
Quẩn
Trần Việt Bắc
Đêm trừ tịch
Hoàng Mai Phi
Hẹn ngày mai
Tôn Thất Phú Sĩ
Tưởng nhớ nhà thơ say: Lý Bạch
Maihoado
Tháng tư, nhớ Nhatrang
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Câu chuyện ở đầu sông
Phan Thái Yên
Lẽ ra mùa mận
Nguyên Nhi
Đêm xuân trong trại tù Cao Lãnh
Phạm Hồng Ân
Khúc đoạn trường
Song Thao
Những cuộc tình 30 năm sầu xứ
Hải Yên
Gã hàng xóm tốt bụng
Tầm Xuân
Giữa dòng sóng đỏ
Cỏ Biển
Lá thư không gửi (9)
Trương Thanh Diễm Thùy
Tiếng hát bình yên trong thinh không
Phạm Hồng Ân
Tháng tư thứ 30
Vũ Hoàng Thư

Dịch thuật, biên khảo
Sống thiện chết lành
Ngô Văn Xuân
Nhà Trần khởi nghiệp (1)
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 13
Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 20
Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành
(Good life, Good death)
Rimpoche Nawang Gehlek

 

Chúng ta là ai ?

Lần đầu tiên tới Hoa kỳ tôi do dự khi nói về sự tái sinh bởi vì tôi nghĩ mọi người không thích thú gì về điều ấy hoặc có thể chưa thể hiểu đựơc điều ấy. Tôi e ngại họ nghĩ rằng đó là các câu chuyện thần tiên hoặc là một loại tẩy não tôn giáo. Nhưng khi tôi nói điều này, tôi ngạc nhiên thấy nhiều người gật đầu tán đồng, như thể họ chấp nhận và thích thú với điều ấy. Tại sao họ chấp nhận nó một cách dễ dàng như thế trong khi một người như tôi, một lạtma tái sinh đã từng bỏ cả một đời cố gắng tìm hiểu điều ấy, mà có lúc rất khó khăn để chấp nhận nó? Tại sao một số người Hoa kỳ ngồi xuống để lắng nghe một người lạ từ Tây tạng thuyết giảng về sự tái sinh lại tìm thấy điều ấy đơn giản và dễ dàng chấp nhận?

Đó là một câu hỏi lớn đối với tôi. Tôi suy ngẫm về điều này và trao đổi với một số người. Tôi được biết họ thích thú điều này bởi vì đó là một cái gì “bí hiểm“. Có thể họ nghĩ rằng qua sự tái sinh họ có thể trở lại nhân thế trong cùng con người cũ với đầy đủ sự hiểu biết cuả kiếp trứơc. Tôi ngờ rằng đó là lý do nhiều người chấp nhận nó mà chẳng hề biết nó là cái gì. Một hệ lụy cuả ý tưởng ấy là sự tiếp tục tồn tại cuả kiếp người làm cho người ta dễ dàng chấp nhận nó, ít nhất là trên ngôn từ, nếu chưa có sự thông hiểu.

Vậy mấu chốt là gì? Như tôi am hiểu, có một bất ngờ lớn. Bất ngờ là sự tồn tục cuả một cá nhân rất tinh tế. Ký ức thì không. Đời sống con người không tồn tục như thế. Sự tái sinh cuả chúng ta có thể là một cơn lốc xoáy cuồng điên không thể kiểm soát đựơc mà trong đó chúng ta bị thổi tung lên giống như những chiếc lá vàng mùa thu không biết sẽ rơi vào nơi đâu.

Một trong những đại đệ tử cuả Đức Phật là ngài Mahakatyayana, khi đi ngang qua một khu rừng với một đám đệ tử. Khi ho tới một cái hồ, một người đàn ông, một ngừơi đàn bà, và đứa con nhỏ cuả họ đang ăn một con cá vừa bắt đựơc. Trong lúc con chó cuả họ cũng đang sủa đòi ăn.

Khi thấy cảnh này, Mahakatyayana dừng lại và bật cười. Mọi người muốn biết lý do. Ngài giải thích: “ Kiếp trứơc, đứa trẻ nhỏ mà bà mẹ đang ẵm cho bú là người đàn ông bị chồng cuả bà ta giết hại vì đã tấn công bà ta. Con cá họ đang ăn chính là ông cuả đứa bé và con chó đòi ăn chính là bà cuả vợ ông ta “.
Sự tương tục

Chúng thắc mắc chúng ta là ai, từ đâu đến, sẽ đi vè đâu, và đến đó bằng cách nào. Đây không phải là những câu hỏi mới. Hai ngàn năm trăm năm trước đây, Phật đã đựơc hỏi chúng ta ở đâu và khi nào bắt đầu cuộc sống và có hay không sự chấm dứt tái sinh. Câu trả lời cuả Phật là sự im lặng, bởi vì sự khởi đầu là không thể xác định đựơc.
Không có một thần thức mới đựơc sinh ra, và cũng không từng có thần thức nào bị đoạn diệt. Mọi thần thức đều nổi lên trên mặt theo cách nào đấy. Đó là lý do chúng ta tiếp tục đi từ kiếp này sang kiếp khác. Tất cả chúng ta vẫn là cùng một con người, trong vô lượng thời gian. Đó chính là điều cơ bản giáo lý cuả Phật cho rằng mọi giống hữu tình từng là mẹ cuả ta. Đây có thể là một câu nói mâu thuẫn, và tôi chẳng thể chứng minh đựơc một cách khoa học. Thực ra, rất khó để minh chứng sự tái sinh. Nhưng đó là tiền đề cuả sự tái sinh : không có thức mới sinh ra; mọi người trôi lăn trong vòng luân hồi miên viễn từ sinh tới tử, rồi từ sinh tới tử.

Mọi thần thức hiện có sẽ luôn tồn tại. Và mọi thần thức có tiềm năng trở thành trí huệ, có đầy đủ tự do để từ những cảm tính tiêu cực cùng dấu ấn cuả nó-- để trở nên có phẩm chất vô cấu nhiễm và trí huệ.

Thần thức thay đổi hình dạng liên tục. Vì thế để xác định ai là ai là điều rất khó bởi vì sự thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác rất đột biến.

Nhận thức mọi người là sự tái sinh là nhận thức cuả Phật. Trong nền văn hóa Tây tạng cuả chúng tôi, thời tiền Cộng Sản, chúng tôi có phát triển một hệ thống để nhận dạng những sự sống như thế, một Lạt Ma hiện thân là người tiếp tục trở lại cho một mục tiêu đặc thù nào đó. Họ đựơc gọi là Tulkus--”Tul” có nghiã là thể hiện và “ku” là hình thức, hình dáng. Tulkus là những người đã giải thoát khỏi những xúc động tiêu cực (u minh) và có thể giúp đỡ người khác giải thoát.

Hệ thống Tulkul --hay những người tái sinh được nhận diện-- bắt đầu là Karmapa, khoảng năm thế kỷ sau khi Phật giáo vào Tây tạng. Đến lần tái sinh thứ 16, người đã nhập diệt năm khoảng đầu thập niên 1980, mỗi lần tái sinh như thế Karmapa để lại 1 bức thư cho biết người tái sinh kế tiếp là ai. Không lâu sau đó là Đạt Lai Lạt Ma Panchen Lama, và hàng ngàn những vị khác đựoc xác nhận. Và trong một vài trường hợp sự tái sinh gấp bội cuả cùng một Tulku cũng đựơc xác nhận. Ở mức độ giác ngộ, khả năng thể hiện là không giới hạn.

Đối với các vị Lạt Ma phát triển cao, đời sống cuả dĩ vãng và tương lai cũng bình thường như hôm qua và ngày mai vậy. Đôi khi họ nói chuyện với nhau về đời sống sắp tới như thể họ đã sắp đặt sẵn cả rồi. Tôi đã đựơc nghe kể về một Lạt Ma nổi tiếng bị bịnh liệt rung (Parkinson). Một ngày nọ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 thấy một người co giật rất mạnh, ngài bảo người đó, “Tôi sẽ không nói cho ông nghe những chuyện thông thường, như được sống lâu, như tiếp tục giúp đỡ chúng sinh, nhưng tôi nói rằng khi tôi thấy một em bé bảo tôi rằng “tôi là người có chiếc mũi lớn“ tôi sẽ hân hoan vì đã gặp lại ông tái sinh“. Vị Lạt Ma trở về nhà trong lòng thảnh thơi với cuộc đối thoại ấy, và chỉ ít lâu sau, ông ta chết.

Có nhiều cách để nhận ra các Tulkus. Một trong các cách đó là Tulku tự xác định được hình tích cuả mình, một Tulku có thể khám phá ra mình ngay từ giai đoạn sơ sinh. Ngay sau khi vị Đạt Lai Lạt Ma đựơc sinh ra trong thế kỷ 16, ông mở to mắt, quay nhìn về hướng Tashi Lunpo, tu viện cuả Đạt Lai thứ nhất và bắt đầu cầu nguyện. Ông đọc thuộc lòng các câu mật chú ngay khi mới biết nói, được 3 tuổi, khi bị bà mẹ la rầy, ông hát bài hát nói với bà rằng “Con sẽ không ở lại nơi đây; con có một căn nhà đẹp hơn với nhiều phòng ốc ở Tashi Lunpo“. Mẹ ông tò mò hỏi “Con từ đâu lại đây ?“ ngài trả lời “Khi con chết, trong lúc người ta bó xác con bằng dây thừng mang con tới chỗ thiên táng, con thấy có vị hộ pháp Mahacala mặc áo giáp đi giầy sắt, mang mặt nạ dữ tợn đưa con tới đây”. Ông kể tên người đã buộc nhục thể ông. Khi lên 7 ông nhận ra vị hộ giáo già giúp việc cho ông khi còn ở tu viện và ông cầu chúc sức khoẻ cho vị này. Vị này bật khóc.

Một hệ thống chung để nhận biết các vị Phật tái sinh, mà ngay cả Đức Đạt lai lạt ma thứ 14 đã đựơc nhận diện là nhận xét xem vị tái sinh đó có nhận biết được một số những trang dụng cá nhân trước đây cuả mình hay không, chẳng hạn như sâu chuỗi, kiếng đeo mắt, Rồi thời gian đựơc sinh ra cũng là một yếu tố. Vì còn có thể có những điềm triệu siêu nhiên đặc biệt mà nhiều người chúng kiến khi xẩy ra sự tái sinh đó nữa, chẳng hạnh như cầu vòng xuất hiện trên mái nhà cuả đứa trẻ vừa được sinh ra hoặc một bông hoa nở giữa mùa đông, có trường hợp một con quạ đậu trên ngọn phướn để canh gác ngày đêm cho đứa trẻ suốt 2 năm. Những giấc mơ tiên tri và linh thị là những điều thường thấy, đặc biệt nếu có nhiều em bé cùng được xác nhận bởi một điềm triệu thì sự chọn lựa sau đó đựơc xác định bởi một Lạt Ma tôn kính có khả năng linh thị. Tôi biết điều này nói ra nghe có vẻ kỳ quái nhưng ở Tây tạng đó là những điều bình thường như ở đây quí vị nghe tiên đoán thời tiết hàng ngày vậy.

Sự tái sinh cuả một vài đại sư trước đây không đựơc công nhận một cách chính thức mặc dầu một số người biết rõ họ là ai. Đại sư Tashi Namgyal tái sinh là tôi là một ví dụ. Trước khi điều ấy xẩy ra, tôi đã lấn cấn nghĩ là mình có thể là Panchen Lạt Ma tái sinh hoặc một ai khác. Nhiều toán tìm kiếm tới nhà tôi để xem tôi có phải là đứa trẻ họ muốn tìm kiếm hay không. Để xác định xem tôi có phải là Panchen Lạt Ma, một phái đòan lớn đi bằng hai ba chục con ngựa đến gặp tôi. Khi đó tôi mới lên 3, và tôi nhớ lại đám đông đó nhiều người quá. Tôi mong muốn đựơc xác minh là Panchen Lạt Ma , vì nếu đựơc như vậy tôi sẽ có một địa vị trọng vọng như cha tôi, là người không những chỉ là Lạt Ma tái sinh mà còn đựơc sinh vào gia đình cuả Lạt Ma thứ 13. Sự kiện ông là một Lạt Ma được trọng vọng đã đưa tôi vào nhiều danh sách điều tra tái sinh khác nhau.

Khi Tashi Namgyal chết, những người trong viện cuả ông và các vị hộ pháp đã đem phát tán hầu hết cuả cải và vật dụng cuả ông vì họ không mong đợi ông tái sinh. Họ chỉ còn giữ lại một tấm thảm và một chiếc hộp nhỏ lúc họ đi kiếm tìm sự tái sinh cuả ông. Họ mệt mỏi kiếm tìm và hi vọng sự việc sẽ qua đi. Cha tôi cũng không ít cơ hội nói rằng ông chẳng tin tôi là một Lạt Ma tái sinh, tuy ông cũng tin rằng bằng phương cách nào đó tôi có thể giác ngộ theo Phật. Ông nghi ngờ về toàn bộ hệ thống Tulku; ông cho rằng hệ thống có quá nhiều điểm xung yếu cho các hoạt động chính trị lợi dụng.

Một vị Rimpoche đựơc tôn kính nói rằng sự tái sinh cuả Tashi Namgyal chắc hẳn là con trai cuả một vị lạt ma tiếng tăm ở tại Lhasa, điều ấy có vẻ ám chỉ đến tôi. Cha tôi đã tìm mọi cách để ngăn cản quá trình xác nhận này, tới mức độ ông chỉ đồng ý nếu tôi được nâng lên một cấp độ cao hơn, ông hi vọng đoàn khảo tra sẽ từ chối yêu cầu ấy mà cho tôi yên. Nhưng vị được trao phó cho việc xác nhận tái sinh cuả vị tiền thân cuả tôi lại trở thành quan nhiếp chính Tây tạng và ông đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ cuả mình. Một sự thực bất ngờ đối với cha tôi là tôi được phong tước và được xác nhận lúc tôi lên 4.

Tôi được gởi tới nơi tu tập gần nhà với vị thầy đầu tiên, rồi sau đó vào tu viện Drepung khi lên 5. Trong buổi lễ tiếp nhận tôi ở tu viện, thầy tôi bảo “ Ta hi vọng con sẽ hoàn tất những bài học ở tu viện này càng nhanh càng tốt và ở lại Lhasa đễ giảng dạy cho hàng trăm ngàn người khác. “ Rằng tôi thực sự là hiện thân tái sinh cuả vị cao tăng có tên là Tashi Namgyal. Nếu không phải vậy, chắc hẳn họ đã không nói tôi là đứa trẻ ngoan và mong ước một đứa trẻ như tôi sau này hướng dẫn hàng trăm ngàn người. Yêu cầu này cho tôi thấy rõ ràng trách nhiệm cuả tôi với tha nhân, cũng như những mong đợi cuả người khác vào tôi vậy. Nó tạo nên trong tôi một định hướng chắc chắn, một chương trình cho cuộc đời tôi.

Tôi ở lại Drepong tới năm tôi 19, khi tôi trốn thoát qua Ấn độ, nơi tôi còn tiếp tục tu hành thêm một ít năm nữa.
Khi tôi 20, có một cuộc nổi loạn tuổi trẻ trong tôi, nghi ngờ rằng có lẽ tôi đã là trò giải trí trong tuổi trưởng thành qua vụ việc tái sinh, nỗi hoài nghi ấy nổi lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Tôi đã đọc tự truyện cuả các vị lạtma tái sinh khác nhau. Rất nhiều người trong truyện hồi tưởng lại tiền kiếp cuả họ. Nhưng khi tôi cố gắng nhớ lại bất kỳ điều gì có kiên quan đến tiền kiếp cuả mình như bạn bè, những sự kiện đáng nhớ thì hoàn toàn là số không. Tôi hoang mang, Tôi là ai đây? Một kẻ khật khùng?

Thời gian sinh sống tại Delhi trong thời gian 60-70, tôi đau khổ vô vàn. Khi một người bạn cuả gia đình tôi, cô ta lập gia đình với 1 gia đình dòng dõi hoàng gia ở Ladakh, bị chết ở Delhi. Cha cô nhờ tôi làm phép siêu chuyển thần thức cho cô, một phép tôi đã từ lâu không làm và tôi cũng chẳng có đủ công cụ để thực hiện phép này, chẳng hạn như hợp chất phải đặt vào chiếc miện đội vào đầu người chết. Thêm vào đó là nỗi nghi ngờ cuả tôi không biết phép này có kết quả hay không.

Tôi đến gia đình người chết lúc 6 giờ chiều. Tôi ngồi một mình với thi hài người đàn bà đã chết và đọc một bài kinh rất chậm rãi với tất cả sự chú tâm cuả tôi. Khi tôi niệm chú chuyển thần thức, tôi tập trung toàn bộ trí lực vào công việc đang làm. Một trong những vị thầy cuả người chết là Bakula Rimpoche, là một thành viên trong quốc hội Ấn lúc bấy giờ. Ngay ngày hôm sau, ông ta bảo với tôi rằng người quá cố đã đến viếng ông vào khoảng 7 giờ chiều, đúng là khoảng thời gian tôi làm phép chuyển thần thức cho cô hợp nhất với trí huệ giác ngộ.

Điều ấy càng làm cho tôi bối rối phân vân, nhưng đồng thời nó cũng đánh động sự hồ nghi cuả tôi. Nó chỉ ra rằng một điều gì đó đã xẩy ra, dù rằng tôi không thể khẳng định một cách trọn vẹn. Dĩ nhiên, tôi không phải là người duy nhất ở đó-- cũng có những Lạt Ma khác hiện diện--nhưng duy nhất có tôi với người chết trong lúc làm phép, và thời gian xẩy ra sự việc chứng tỏ có một việc làm nào đó có kết qúa. Tôi nhớ lại buổi thảo luận về sự hồ nghi cuả tôi với các thầy Ling và Trijang Rimpoche. Các vị đã chăm chú lắng nghe tôi .

Những hiểu biết về sự tái sinh đến với tôi một cách tiệm tiến qua một qúa trình tu học những lời dậy cuả Phật tổ. Qua Kinh sách. Qua các cuộc thảo luận, qua các cuộc thực hành thiền định. Đến nay tôi có thể nói một cách khẳng định rằng tôi tin vào sự tái sinh.

Điều ấy đến từ trong cõi tâm thức thẳm sâu, một loại toàn tri. Không có lời nói, một sự hiểu biết đến từ bên trong. Đó là lý do tôi tin vào sự tái sinh-- không những chỉ bởi Phật tổ đã nói như thế.

Một số bạn bè bảo tôi rằng điều này chỉ xẩy ra với điều kiện ở Tây tạng, nhưng cũng có thể nói rằng vì phương Tây thiếu lòng tin vào điều ấy. Ở Tây tạng, chúng ta có thể nghe hoặc biết về những đứa trẻ tiếp nối câu chuyện dang dở với người lớn tuổi ngay ỡ nơi họ đã ra đi trong kiếp trước, thực hành các lễ nghi tôn giáo mà họ không thể biết đựơc, hoặc nhất định cho rằng họ đã sinh sống tại những căn nhà thuộc các thành phố mà họ chưa từng tới đó bao giờ, quen biết những người họ chưa hề gặp trong đời. Nếu tôi không tin vào sự tái sinh, dĩ nhiên những điều này là phi lý.

Nhân và duyên (causes and condition)

Điều tin tưởng của tôi đến từ sự chiêm nghiệm nhân và duyên, nhân và qủa. Khi nhìn vào thực tại, chúng ta có thể thấy rằng mọi việc không xẩy ra một cách tình cờ. Luôn có một nguyên nhân, và luôn có một cơ duyên. Có những nhân và duyên cho sự sinh, cho sự chết, cho đau ốm, cho mạnh khỏe, cho hạnh phúc, vui thú. Có những nhân và duyên cho tôi được nuôi day và tái sinh ỡ Tây tạng, cho tôi bị bắt buộc rời xa quê hương và cuối cùng đến Hoa kỳ. Phật tổ đã nhìn sâu vào nhân và duyên cuả mọi nguồn cội khó khăn và đã tìm ra lý do. Nhưng ngài đã phân biệt rạch ròi giữa nhân và duyên. Khi một người bị chết bất đắc kỳ tử, chẳng hạn như vì sự xụp đổ cuả một cây cầu, Đức Phật đã hỏi tại sao ngưiời đó lại bị chết, ngài đưa ra 2 câu trả lời khác nhau. Có một nhân cơ bản và có nhiều duyên tác hợp. Nhân căn bản là người chết đó đã gây tổn thương cho những người khác trong khoảng thời gian nào đó, bất kể vô tình hay cố ý. Câu trả lời thứ hai là trong một điều kiện nào đó đã làm cho cây cầu bị xập-- chẳng hạn một dòng nước chẩy xiết, một đà cầu bị gẫy, một chân cầu bị cuốn trôi. Phật gọi những điều kiện này là duyên.Từ nhãn quan tinh thần, khi bạn thắc mắc tại sao con người đau khổ, bạn sẽ thấy hai lý do khác nhau, một nhân cơ bản và những duyên tác động.

Trong đời sống hàng ngày cuả chúng ta, chúng ta luôn gặp những hoàn cảnh khó khăn không mong đợi, ngay cả khi chúng ta chẳng công kích gây hấn với ai. Chúng ta bị tai nạn. Hoặc về tinh thần hoặc vật chất, chúng ta vật lộn với nó và cố gắng tìm ra lý do tại sao những điều ấy lại xẩy ra. Chúng ta cố tìm ra một câu trả lời bằng mọi cách. Chúng ta làm công việc khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên do cuả một cái chết. Hoặc khi 1 chiếc phi cơ ngộ nạn, chúng ta cố tìm ra điều gì sai sót đã xẩy ra, bằng cách tiêu những món tiền lớn và một khối lượng thời gian để tìm kiếm chiếc hộp đen. Chúng ta bị cuốn hút bởi các duyên. Nguyên nhân cơ bản thì chẳng bao giờ được lưu tâm có thể vì do khoa học chưa chấp nhận nó hoặc cho nó nói lên một lời giải thích.

Ở Tây tạng, chúng tôi có lẽ thích tìm hiểu sâu vào nguyên nhân cơ bản-- đắm chìm như thể chúng tôi đang ở trong các viễn cảnh tâm linh--và không tìm đủ những duyên tác hợp. Nhân dân Tây tạng có thể đã quá bận tâm về đời sống tương lai cuả họ trong giai đoạn Trung cộng xâm chiếm. Còn những người cộng sản thì họ chắc chẳng bao giờ suy nghĩ đến nguyên nhân cơ bản khi họ đến xâm lăng đất nước chúng tôi.

Là một người Mỹ gốc Tây tạng, tôi đã có cơ hội duy nhất để nhìn vào cả hai nền văn hóa. Sự bất lợi trong việc tiêu phí quá nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm những cơ duyên kết hợp mà chẳng lưu ý tới nguyên nhân cơ bản, nguồn gốc cuả vấn đề. Bạn có thể có câu trả lời tạm bợ cho một tại họa đã xẩy ra, nhưng chừng nào nguyên nhân cơ bản chưa đựơc phát hiện thì bạn cũng chẳng thể nào ngăn chặn điều ấy không tái diễn.

Không tìm ra nhân, ngay cả các duyên là đúng, sự việc vẫn chưa hiện thực. Như đất ẩm và mầu mỡ cũng chẳng thể nở hoa nếu không có hạt giống, tương tự như có hạt mà không có những điều kiện cây trồng thích ứng vậy. Vì là những người thực dụng, chúng ta thiết lập những nguyên tắc và những điều kiện an toàn--Rất nhiều điều che chở chúng ta khỏi những bất hạnh. Tất cả những điều này đựơc thực hiện để mong tránh cho chúng ta những khổ đau, và chẳng có vấn đề chúng ta có nên tiếp tục phòng ngừa những khổ đau trong những phương tiện chúng ta đang có. Tuy nhiên nên có những cuộc tìm kiếm sâu xa nguyên nhân cuả sự đau khổ, cuả sự sinh, lão, bịnh, tử trong đời sống mà chúng ta phải chấp nhận không có chọn lựa.

Những nhà tâm lý điều tra nguyên nhân cuả sự đau khổ nhưng chỉ đạt được từ những nguyên nhân vật chất-- nhửng cơ duyên tác hợp. Những cố gắng đi đến phần thâm sâu cuả vấn đề, chúng ta khảo sát về thời thơ ấu, có đôi khi còn đi ngược tới giai đọan còn nằm trong bào thai cuả bà mẹ. Điều này có vẻ hữu ích, tái lập sự bình an tinh thần, một ý nghiã cuả sự an toàn, và lòng tự tin, vì nó có thể dẫn đến lớp sâu nhất trong nguyên nhân, và đôi khi nó còn tạo nên những vấn nạn sâu xa hơn.

Nhìn lại cách đây hai ba chục năm, ngay cho cả quãng thời gian gần hơn mươi mười năm lại đây, thật là khó hồi tưởng lại chính xác những điều chúng ta đã trải qua. Thật khó mà hình dung lại điều gì đã xẩy ra mới hôm qua, thậm chí mới giờ trước đây thôi. Cố gắng hồi tưởng thường đưa tới những ước đoán. Một hồi niệm mơ hồ về sợ hãi có thể trở nên một đề tài để truy tìm. Do vậy, một người cha có bộ râu quai nón hoặc một ông chú có thể trở thành một tiêu điểm để điều tra về nguyên nhân cuả nỗi sợ hãi. Người ta bắt đầu tự hỏi “Ông ấy đã làm gì mình ? Tại sao tôi sợ? Có phải ông ấy đã từng đánh đập tôi? Có phải ông ấy từng sách nhiễu tình dục tôi? “Một vài mảnh vụn hồi ức nổi lên và chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đã tìm ra kết qủa. Nhưng chẳng có cách nào xác định đựơc một điều gì đó có xẩy ra hay không. Một số người bị lạm dụng, hành hạ, một số người khác không. Điều ấy tạo thêm những nỗi khổ đau cho gia đình nói chung và đặc biệt giữa “ người có bộ râu quai nón” và người bị đau khổ.

Như vậy chúng ta không nên điều tra các vấn đề cuả chúng ta hay sao? Đó không phải là câu trà lời. Nhưng nhất định đó không thể là cuộc điều tra tốt. Chỉ có một cuộc khảo sát thông suốt toàn bộ hơn. Đi tới tận cùng sự việc có nghiã là đi xa hơn điều gì đã xẩy ra từ thời thơ ấu. Nghiã là cần thiết phải tìm ra nguyên nhân cơ bản.

Chúng ta đưa rất nhiều nỗ lực vào việc hoàn thành mục tiêu cuả chúng ta, nhưng chúng ta mới chỉ thực hiện được một nửa. Nếu chúng ta hoàn thành được hơn thế, chúng ta tự coi là đã may mắn lắm rồi. Trong thực tế, ngay cả khi chúng ta không thể làm được một nửa điều chúng ta muốn làm chính là dấu hiệu cuả sự thiếu tự do.

Không những chúng ta thiếu tự do để hoàn thành mục tiêu do mình đặt ra, mà chúng ta thiếu cả tự do trong đau ốm, tuổi già và sự chết. Đó là chân lý cuả đau khổ, là điều Đức Phật đã nhìn thấy. Cái gì gây ra sự khổ đau ? Những thói quen cảm tính tiêu cực cuả chúng ta tạo ra sự khổ đau và ngăn chặn sự tự do cuả chúng ta. Tự do có thể là cuả chúng ta nhưng chúng ta đã không tạo ra những cơ duyên cần thiết để có thể đạt đựơc lợi ích cuả nó. Khi Đức Phật nói rằng ngài đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ đau, chúng ta coi như ngài đã khám phá ra con đường đi tới tự do. Loại tự do nào? Tự do trong việc hình thành đời sống và cách sống cuả chúng ta.

Những đạo sư truyền thống chỉ ta rằng mỗi người trong chúng ta đều thực hiện những hành động xấu và tốt trong kiếp này hay kiếp khác. Những hành động xấu đưa tới thêm những khổ đau và sự mất tự do, và đó là lý do tại sao chúng ta phải sửa chữa những thói quen cảm tính tiêu cực là điều quan trọng. Hành động tốt dẫn tới tự do và đời sống tốt đẹp. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cấp thiết phát huy đạo đức, bởi vì chúng ta là các chuyên gia về sự tinh ranh, bịp bợm. Họ cũng chỉ cho chúng ta biết rằng sở dĩ chúng ta có cuộc sống phúc lạc hiện tại cũng là do những việc làm tốt chúng ta đã làm, và vì chúng ta nhẫn nhục, khoan dung, đạo đức trong kiếp trước. Đó là lý do tốt nhất cho chúng ta phát triển những đức tính ấy.

Tôi đến đây không phải để thuyết phục các bạn về sự tái sinh. Đó là nền văn hóa cuả chúng tôi, hệ thống tín ngưỡng cuả chúng tôi-- không phải cuả các bạn. Tôi thực sự đơn giản là yêu cầu các bạn hãy tìm sự thích thú trong ý tưởng này trong đôi chút thời gian--cho ý tưởng ấy đôi chút hồ nghi rằng điều ấy có thể có hoặc không có và tìm xem nó sẽ thay đổi viễn quan cuả bạn về đời sống và cái chết ra sao. Các bạn có thể chẳng tìm ra một sự khẳng định nào trọn vẹn về sự tái sinh, nhưng chắc các bạn cũng chẳng thể nào loại trừ nó đựơc. Chưa có ai từng chứng minh rằng nó chưa hề xẩy ra.

Nếu bạn cho phép một chút ít hồ nghi về sự tái sinh, câu hỏi ta là ai và ta từ đâu tới sẽ trở thành câu hỏi “Điều gì đã xẩy ra giữa kiếp trước và kiếp này?” Hoặc trong những tiền kiếp cuả chúng ta, khoảnh khắc chúng ta suy tư về điều ấy, viễn quan cuả chúng ta đã thay đổi.

Các vị thầy giác ngộ đã tìm ra nguyên nhân chân thực cuả sự khổ đau, cuả những rắc rối, những ngăn trở tự do cuả chúng ta. Họ nhấn mạnh tới những cảm tính tiêu cực-- sự giận dữ, ràng buộc, ghét bỏ, và ganh tị-- “Đó là nguyên nhân cơ bản trói buộc chúng ta trong vòng luân hồi sống và chết. Từ những cảm tính tiêu cực đưa tới những hành động tiêu cực, từ hành động tiêu cực dẫn tới nghiệp xấu, và từ nghiệp xấu đưa tới luân hồi”.

Khởi đầu cuả tự do trong chu kỳ cuả sự khổ đau là cách thừa nhận rằng, chúng ta đang có sự giận dữ, ràng buộc, ghét bỏ, và ganh tị. Chúng ta có trách nhiệm về hành động cuả mình. Đó là điều đúng đắn phải làm. Vì có nhìn thẳng vào các cảm tích tiêu cực, chúng ta mới gạt bỏ được chúng. Khi chúng ta nhìn thấy có rắc rối chúng ta có thể sửa chữa. Nếu không chúng ta sẽ phải trả giá các hành động tiêu cực cuả mình bằng thân thể và tâm linh cuả mình trong hiện tại hay trong hậu kiếp

Điều này chẳng có gì mới-- hậu qủa xấu cho những hành động xấu. Rất nhiều nền văn hóa đã dùng sự sợ hãi đễ kiểm soát con người. Tôn giáo thường dùng địa ngục để răn đe như là một phương cách kỷ luật.Trong thế giới Tây tạng cổ xưa, ngay cả trộm cướp cũng do dự khi giết người bởi vì họ tin rằng sẽ phải trả giá bằng sự đau đớn với chính da thịt thể xác cuả họ. Nhưng các bạn cũng đừng cho rằng tôn giáo chỉ dùng đe dọa để khuất phục con người.

Các bạn hãy dùng chút ít thời gian để phân tích xem các cảm tính tiêu cực có thể làm cho chúng ta khổ đau và duy trì sự khổ đau từ kiếp này tới kiếp khác như thế nào. Hãy suy ngẫm về khả năng cuả các bạn. Nếu không suy ngẫm về các điều ấy, sẽ là một sự lãng phí qúa lớn, bởi vì là một con người chúng ta có một bộ não rất kỳ diệu. Điều chúng ta có thể làm là vô biên. Chúng ta có cùng khả năng như tất cả các vĩ nhân khác đã từng sống. Chỉ có sự khác biệt là họ biết tận dụng những cơ hội. Vậy hãy suy nghiệm về điều ấy và hãy để cho tâm trí ta thay đổi. Hãy sử dụng tốt nhất những khả năng cuả mình, đặc biệt là tâm trí. Chúng ta có thể đổi thay cách sống một lần cho mãi mãi.

Vị thầy đầu tiên cuả tôi bảo rằng đời này giống như nơi ngã tư đường. Nó có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, một trong những hướng đó đưa ta tới sự giác ngộ kỳ diệu. Tại sao chúng ta không sử dụng ? Không có thời điểm nào thuận lợi hơn lúc này.

Huyền thọai Phật giáo Ấn độ có nói về một loại hoa có tên là Utamuwara, là loại hoa chỉ xuất hiện khi có một vị Phật sắp ra đời, và chỉ nở khi vị Phật này giác ngộ, rồi sau đó kéo dài theo thời gian cuả các bài giảng cuả Phật. Các Phật tử nói rằng chúng ta vẫn còn trong khoảng thời gian hoa nở. Khả năng cho mỗi chúng ta đạt tới toàn năng và giác ngộ vẫn còn. Ngay cả khi chúng ta không thể hoàn thành trong kiếp này thì chúng ta vẫn còn có thể tiếp tục trong kiếp kế tiếp.

Ngô văn xuân - chuyển ngữ