SỐ 28 - THÁNG 10 NĂM 2005

 

Thư Tòa Soạn

Thơ
Lỡ gặp nhau
24 NNguong
Bãi sau
23
Hoàng Du Thụy
Mắt em màu biển cả
21
Huỳnh Kim Khanh
Bóng chiều
20
Trần Việt Bắc
The mistake
19
Nguyễn Xuân Vời
Lá thu
19
Hoàng Mai Phi
Một cõi chập chùng

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Cảm tạ tình anh
18
Kim Thành
Chuyện tình xóm cũ

17
Maihoado
Trang thơ cũ
17Ngọc Trân
Tôi kể em những điều tháng 9
16Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Thu và những mảnh vụn ký ức
15
U Miên
Mộ gió
14
Phan Thái Yên
Dấu mặt trời
13
Hoàng Du Thụy
Mùa thu đời người
12
Cỏ Biển
Chuyện nhỏ một đêm trăng
11
Nguyên Nhi
Gặp nhau trên đất Mỹ
10
Phạm Hồng Ân
Chiếc xe đạp cũ
9
Nguyễn Hồng Quang
Cỏ mềm lãng đãng
8Song Thao
Tôi đi xem đêm nhạc Châu Đình An
7Nguyễn Ch.

Văn học, biên khảo
Con đường sương
4Vũ Hoàng Thư
Nhà Trần khởi nghiệp
4Trần Việt Bắc
Huê
4Xuân Phương
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 15

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
2 Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 22
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Thằng Nèm

 

(tiếp theo)

Gà chưa gáy Thiếm Tư đã thức giấc; sợ lục đục làm mọi người thức theo nên Thiếm vẫn nằm yên, tay vắt lên trán mà suy nghĩ đâu đâu. Im lặng được một lúc Thiếm xoay qua trở lại rồi lẩm bẩm :

- Mèn ơi! ngó qua ngó lại hổng mấy hơi mà bữa nay mùng năm rồi. Ăn ở không mấy ngày đầu sao mà ngày dài hết biết, chừng quen hơi rồi thì nó te rẹt te rẹt qua thiệt là nhanh. Cũng may giờ nầy đã thức, bắt trớn cho ngày mai chớ không thì đầu năm đầu tháng hết làm ăn nổi rồi.

Thiếm lại cảm thấy có chút buồn trong lòng vì qua ngày mai mọi người sẽ trở về bổn vị , Ông bà nội thằng Nèm về Cái Dầu còn bà Chín với con Sen cũng trở lại Ô Môn. Ngó tới ngó lui cũng chỉ dì Ba với hai đứa nhỏ hủ hỉ bên Thiếm. Nhẩn nhơ một đỗi, gà trong xóm bắt đầu gáy rân và ngoài sông tiếng máy đuôi tôm sình sịch vang lên. Ông chủ ruộng đã thức, vén mùng chun ra rồi vói tay khêu ngọn đèn chong trên bàn cho sáng. Bỏ chân xuống, xỏ vô đôi dép. Ông bước tới kéo ghế ngồi bên cạnh bàn nước. Thiếm Tư cũng lật đật ngồi dậy, vén mùng bước xuống đất.

- Ông Chủ dậy chi cho sớm?
- Quen giấc rồi, hơn nữa già cả ngủ cũng chẳng được bao nhiêu. À mà nầy Mẫn.. Bây ngồi xuống tao có chút chuyện muốn bàn với bây.

Vừa nói tay ông cầm bình tích rót nước trà vô ly

- Ông chờ một chút để tui xuống dưới nổi lửa châm trà mới.

Ông chủ xuống xua tay

- Khỏi khỏi à uống một chút cho thấm giọng. Hôm qua tao thấy thằng Nèm lén lén đem tiền ra đếm, nó to nhỏ gì đó với con Út rồi một lúc sau con nhỏ cũng mang mớ tiền của nó ra đếm. Hai đứa nó vừa đếm vừa rù rì. Tao bước tới hỏi hai đứa định mua cái gì vậy thì tụi nó im lặng. Thấy tao ngó chăm chăm, con Út vụt ứng lên là tụi nó đếm coi đã đủ tiền lo cho bây đi Sàigòn để vá cái môi chửa. Nghe nó nói tao chợt nhớ lúc chân ướt chân ráo xuống đây tao có nghe thằng Nèm hỏi chị hai Đảnh kế bên cho nó xin lại tiền mà nó gởi dành dụm cho bây đi Saigon. Lúc đó cần chạy thầy cho con Út. Chà... nghe xong tao tự trách sao mình lại quá tệ , quên bẵng quên biến đi.. Bởi vậy tao định bàn chuyện đó với bây..
- Hơi đâu ông chủ lo chi mấy chuyện đó. Mấy chục năm nay tui cũng quen rồi.
- Ngày mai chị chín dìa lại Ô Môn. Nghe nói con Sen còn một con chị là con Dẹp hay cái gì đó; tao muốn bây nói một tiếng để xin chị chín cho xuống đây luôn. Dìa tới Cái Dầu tao gõ dây thép cho giáo Hoạch, thằng cháu kêu má thằng Lành bằng bà cô. Biểu nó dọ hỏi coi thầy thuốc nào vừa chuyên môn vừa giỏi để hoặc tao hoặc là má thằng Lành đưa bây lên Sàigòn chạy chữa. Hồi nào đó thì khác, nghèo hèn thì ít có người để ý. Còn bây giờ ít nhiều gì người ta cũng dòm ngó.

Bà chủ ruộng nãy giờ lặng thinh nghe hai người đối đáp, vẫn nằm yên trong mùng bà lên tiếng:

- Mẫn à! Bây thử nghĩ tới hai đứa nhỏ coi, ngày tụi nó một lớn. Bạn kia bè đó thỉnh thoảng tới chơi tình thiệt mà nói làm sao tụi nó chẳng có chút chạnh lòng.
- Ối chết chóc gì ba cái chuyện đó. Hồi trước cái nghèo cái đói còn chưa vật chết được tui, nói gì tới bây giờ. Mà bạn bè mấy đứa nhỏ cũng chòm xóm lòng vòng. Có đứa nào chưa biết tui đâu?

Bà chủ ruộng vén mùng chui ra, xỏ chân vô đôi dép rồi bước tới bên cạnh chồng, kéo ghế ngồi xuống.

- Mấy đứa nhỏ nó có lòng có dạ, chẳng lẽ bây không thương tưởng cho tụi nó sao? Tao với tía thằng Lành ủng hộ tụi nó cực kỳ đó.. Sẵn có chị Chín với con Sen đây phụ giúp việc buôn bán; còn nhà cửa ngó ngàng hai đứa nhỏ có con Ba nó lo. Bây có đi Sàigòn nhiều lắm là dăm ba bữa chớ có phải lâu lắc gì cho lắm đâu?

Ông chủ ruộng chăm chăm ngó vợ

- Chu choa! bà ra nghề hồi nào vậy kìa? làm sao bà biết chắc là năm ba bữa, cũng phải chờ giáo Hoạch nó hỏi rõ ràng rồi tui với bà lộn trở xuống cho nó hay để nó sắp xếp công chuyện chứ.

Rồi ông hướng về phía nhà trong :

- Chắc là phải nhờ tới chị Chín rồi đó. Chị em của con Sen là con Đẹp gì đó. Hỏi tía má nó cho xuống đây luôn phụ dòm ngó với con Ba. Sẵn kiếm thế làm ăn. Đất địa nầy coi bộ hạp với tụi nó đó. Con Sen coi bộ cũng không lâu đâu. Biết đâu con chị nó xuống đây rồi thì cũng có nơi có chỗ.

Bà Chín thức dậy từ lâu phía trong, thấy đã đến lúc mình phải lên tiếng nên ra khỏi mùng và từ nhà trong bước ra

- Tính như anh chị vậy cũng phải, tui với chị em tụi nó ở Ô Môn cũng chàng ràng chứ có gì làm đâu. Dìa chuyến nầy tui bàn với vợ chồng thằng Toàn, tía hai đứa nó coi sao. Được thì dăm ba bửa nữa. Tháng tới dắt chị em nó xuống. Trước là hụ hợ với con Tư sau nữa cho tụi nó thử thời thử vận, buôn bán làm ăn với người ta.

Đẩy đưa qua lại mộ t lúc, gà trong xóm gáy rân, tiếng rao hàng bán dạo lanh lảnh đó kia. Chị Ba, con Sen, hai đứa nhỏ cũng đã thức. Thằng Nèm tay dụi mắt, bước ra cửa trước gỡ cây song hồng dựng vô vách rồi mở rộng hai cánh cửa. Gió sớm từ ngoài sông thổi vô nghe lành lạnh.

- Má à! bữa nay mùng năm rồi. Mình đưa ông bà phải không má?

Thiếm Tư chưa trả lời thì Út Lép đã ra rả :

- Hôm qua bà nội dặn dì Ba bữa nay mua con vịt dìa nấu cháo để đưa ông bà, bộ anh hai không nghe sao?

Ông chủ ruộng nhìn hai đứa nhỏ vừa cười vừa vỗ bụng:

- Nghe tới cháo vịt là cái đói nó nổi lên rồi đó. Ba à! coi có cái gì bỏ bụng không? Nếu không thì ra ngoài mua bậy một ít để ăn sáng.

Đứng chàng ràng nãy giờ, vừa quay lưng định ra sau bếp con Sen nghe vậy bèn lên tiếng :

-Tối hôm qua con có bắt nồi cơm để sáng nay chiên; nên mình không phải mua gì hết. Chừng nửa tiếng nữa là có cơm chiên lạp xưởng liền hà!

Bà chủ ruộng thêm vô :

- Con nhớ tra chút cà hộp nghen con. Có màu có sắc nuốt vô miệng cũng thấy ngon hơn.
- Dạ... cơm chiên mà thiếu màu cà hộp thì tỉ như mình ăn canh chua thiếu me hay là ăn bần mà thiếu mắm ruốc vậy.

Thấy mình không có việc gì làm, Thiếm Tư bước tới bên tủ thờ thò tay lấy bó nhang và hộp diêm định đốt. Chị Ba vội ngăn lại

- Mợ hai, chờ chút xíu nữa có cơm có nước rồi hãy để lên cúng. Mợ cúng khan như vậy coi chừng bị quở đó.

Thiếm Tư dừng tay, bỏ bó nhang, bao diêm quẹt xuống rồi nhỏ giọng

- Ừa! thì chờ như chị nói đi

Một lúc sau, mâm cơm cúng được bày để trên bàn. Nước trà nóng cũng được rót sẵn vào tách. Thiếm bưng đặt lên bàn thờ rồi dắt hai đứa nhỏ tới để đốt nhang; Thiếm đưa cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một cây. Thằng Nèm, Út Lép bắt chước má nó hai tay cầm nhang bẻ ngang đỉnh đầu, xá ba xá xong cắm lên lư hương. Sau đó ba mẹ con lúi húi quỳ xuống lạy.
Út Lép nóng ruột vì đói bụng nên khều tay má nó :

- Má, bà Hai nói cháy xong một nửa cây nhang là mình có thể đem xuống ăn được nhưng má con bé Hai lại biểu là chỉ phần ba cây nhang là được rồi. Vậy ai trúng hả Má?

Thiếm Tư thấu ý con nhỏ nên trả lời :

- Muốn ăn thì tui múc cái khác cho mà ăn, còn đồ cúng trên tủ thờ thì phải chờ tàn nhang mới đem xuống.

Út Lép thẹn thùng thú nhận

- Má cho con chút cơm chiên đi. Đói bụng quá nên bụng con nó cứ sôi ọt ọt.

Cả nhà bật cười cho cái ngây thơ của con nhỏ. Nắng ngoài sông dọi vào in bóng cả nhà quây quần trên vách; không ai nói với ai lời nào nữa chỉ nghe tiếng nhai, tiếng nhóp nhép mà thôi.

(còn tiếp)

Trần Phú Mỹ