SỐ 28 - THÁNG 10 NĂM 2005

 

Thư Tòa Soạn

Thơ
Lỡ gặp nhau
24 NNguong
Bãi sau
23
Hoàng Du Thụy
Mắt em màu biển cả
21
Huỳnh Kim Khanh
Bóng chiều
20
Trần Việt Bắc
The mistake
19
Nguyễn Xuân Vời
Lá thu
19
Hoàng Mai Phi
Một cõi chập chùng

18
Tôn Thất Phú Sĩ
Cảm tạ tình anh
18
Kim Thành
Chuyện tình xóm cũ

17
Maihoado
Trang thơ cũ
17Ngọc Trân
Tôi kể em những điều tháng 9
16Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Thu và những mảnh vụn ký ức
15
U Miên
Mộ gió
14
Phan Thái Yên
Dấu mặt trời
13
Hoàng Du Thụy
Mùa thu đời người
12
Cỏ Biển
Chuyện nhỏ một đêm trăng
11
Nguyên Nhi
Gặp nhau trên đất Mỹ
10
Phạm Hồng Ân
Chiếc xe đạp cũ
9
Nguyễn Hồng Quang
Cỏ mềm lãng đãng
8Song Thao
Tôi đi xem đêm nhạc Châu Đình An
7Nguyễn Ch.

Văn học, biên khảo
Con đường sương
4Vũ Hoàng Thư
Nhà Trần khởi nghiệp
4Trần Việt Bắc
Huê
4Xuân Phương
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 15

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài
Thằng Nèm
2 Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 22
1 Huỳnh Kim Khanh


 

Vô Tình Cốc - Kỳ 22

 

 

(tiếp theo)

Càng đi xuống, giếng càng rộng ra và được kiến trúc theo dạng một cái đỉnh. Ở giữa là một hệ thống dẫn nước bằng những ống đồng chằn chịt tinh vi nhưng hình dạng chung trông giống như một đóa hoa sen, ở trung tâm của nhụy hoa là những ống đồng dẫn nước đứng thẳng như những ngọn nến, xung quanh là những cánh hoa cũng bằng đồng có thể mở khép theo tần số rung động của âm thanh. Lâm Thúy San nghĩ rằng những ống dẫn nước này chắc phải được cắm sâu dưới lòng đất đến mạch nước ngầm. Bên dưới toà sen là một hệ thống thoát nước để dẫn nước thừa thãi trở về lòng đất, để bảo đảm không có sự ngập lụt bên trong động bí mật này.

Lâm Thúy San định thần nhìn kỹ hệ thống hang động âm u. Những ngõ ngách quanh co dẫn dắt đi khắp hướng. Nhìn lần nữa, nàng mới nhận ra rằng những đường hầm này được xây cất theo hình dạng của Bát Trận Đồ. Người nào xây dựng hệ thống đường hầm náy chắc đã từng suy nghĩ kỹ càng về sự bảo mật và an ninh tối đa. Bát trận đồ có thể an bái theo thế tĩnh hoặc động. Thế tĩnh để đối phó với những tình thế bất biến theo thời gian, thế động để đối phó với tình thế hiện tại thay đổi theo từng giờ khắc. Thế tĩnh dĩ nhiên phải tùy thuộc vào địa thế xung quanh của trận đồ. Lâm Thúy San nhớ lúc đi xuống bắt đầu từ hướng Tây Nam. Trục Đông Bắc Tây Nam là giao điểm của âm dương, là chỗ gặp gỡ của sinh tử. Thế có nghĩa tùy sự quyết định của hành giả, kết quả cuối cùng sẽ là một trong hai cực đoan, giữa sự sống và sự chết.

Đang nghĩ ngợi miên man, Lâm Thúy San chợt cảm thấy toàn thân lạnh buốt. Có ai đang thồi sáo với cung bậc cao vút tầng mây. Âm thanh chấn động cả một vùng hang động.

Người này phải có nội công thâm hậu đến mức độ tối thượng thừa. Nhìn xung quanh nàng chỉ thấy âm u ngõ ngách, mờ mờ ảo ảo. Tiếng sáo réo rắt vi vu khua động lòng người. Khi ai oán, khi câm hờn tức tưởi, khi thì buông thả như tiếng hạc giữa chân không. Lâm Thúy San đã từng được sư phụ giảng giải về sự liên hệ giữa âm thanh, ánh sáng và tình cảm cùng những cảm xúc nội tâm. Âm thanh và màu sắc cùng những chấn động não cân đều xuất phát cùng một nguồn gốc. Âm thanh có thể ảnh hưởng đến những dữ kiện vật chất mà cũng có thể chi phối tâm tư và những dữ kiện tinh thần. Nàng cố bình tâm vận nội lực để khỏi bị chi phối bỏi những âm thanh huyền hoặc, quái đản xuất ra từ một cõi bí mật nào đó. Thời gian bỗng nhiên lắng đọng, ngừng nghỉ. Một tích tắc trở thành vô biên. Trong thế giới hỗn mang, bề bộn đó, nơi mà không gian và thời gian giao hợp rồi chia cách, Lâm thúy San chợt cảm thấy toàn thân chấn động, vũ trụ quay cuồng trong cơn bão lửa. Không gian chập chùng khua động, khi dâng cao khi cạn thấp, rồi chợt giản ra đến vô cùng. Nàng thấy cả thân người mình chơi vơi trong khoảnh hư không, rồi toàn thân tan biến đi như cát bụi tiêu tan trong lòng biển cả. Trong một thoáng, dĩ vãng, tương lai thu về một mối, những kỷ niệm thời thơ ấu hiện về trong tích tắc rồi biến đi theo nỗi lo âu thực tại. Tâm hồn Lâm Thúy San còn đang chơi vơi giữa hai vùng không sắc thì nàng chợt tỉnh cơn mê, đôi tay máy móc vung chưởng đánh bạt luồng ám khí màu xanh biếc, âm thanh khô khan, lạnh lẽo đầy chết chóc. Một tiếng cười khằng khặc vang lên đâu đó. Rồi một bong trắng từ trên không đáp xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rụng mùa thu. Lâm Thúy San rút kiếm thủ thế. Khách lạ là một ông lão râu tóc bạc phơ, mạc y phục toàn trắng, lưng đeo trường kiếm, tay cầm quạt phe phẩy có vẻ đầy thơ thới của một tiên ông đạo cốt. Ánh mắt người này tinh anh như sao. Lâm Thúy San chưa kịp lên tiếng thì khách lạ đã lên tiếng trước:

-Chào cô nương! Cô nương quả là bậc bản lãnh. Chẳng hay cô nương ghé thăm tiện xá với mục đích chi?
-Uyên Ương Kiếm! Lâm Thúy San đi thẳng vào đề.
-Uyên Ương Kiếm đã thất lạc từ nhiều năm nay, chẳng hay cô nương dựa vào đâu mà mò đến đây để tìm tông tích bảo kiếm?
-Ta có đủ tài liệu chứng minh đây là nơi chôn giấu bảo kiếm và kiếm phổ.

Lão áo trắng cười khẩy. Xong ông thong thả nói:

-Những lời đồn đại về Uyên Ương Kiếm đều không thật. Trong giới giang hồ đã có nhiều người bỏ mạng vì những tin đồn thất thiệt đó. Cô nương khôn hồn thì nên mau rời khỏi nơi đây, kẻo bị vạ lây mà hối tiếc không kịp.

Lâm Thúy San còn chần chờ giây lát thì chợt thấy lão áo trắng tung chưởng tấn công nàng tới tấp. Lâm Thúy San lùi lại hai bước tránh luồng chưởng lực. đồng thời nàng vận nội công tung ra liên tiếp mười hai chiêu độc đáo trong bài Tuyết Sơn quyền của trường phái Nga Mi nhắm vào những huyệt đạo bí hiểm của đối phương đánh tới. Tuyết Sơn quyền là một trong những thế bí truyền của phái Nga Mi, trên chôn giang hồ hiệt nay chỉ có vài người biết. Thêm vào đó, lối đánh củ Lâm Thúy San còn mang một sắc thái cá biệt của một cao thủ võ lâm thời đó.
Lão áo trắng đột ngột nhảy ra ngoài vòng chiến, cất tiếng hỏi lớn

-Cô nương có liên hệ gì với Dạ Xoa Ma Nữ?

Lâm Thúy San chẳng nói chẳng rằng tiếp tục tung thêm mười hai chiêu kế tiếp, ảo điệu hơn những chiêu đầu tiên, tấn công đối thủ. Lão áo trắng đành tiếp tục giao đấu, than pháp nhẹ nhàng nhưng khí thế dũng mãnh vô cùng. Không máy chốc, hai người đã đánh nhau trên tám mươi hiệp. Lâm Thúy San càng đánh càng thấy đối phương dung nhiều đón bí hiểm khôn lường. Có những thế nàng nhận ra nhưng cũng có những thế rất ư kỳ hoặc khó đoán. Nàng liền đổi chiến thuật. Nàng vung tay áo phóng ra luồng ám khí nhằm yết hầu của đối phương đánh tới. Lão áo trắng điềm nhiên bước sang bên trái hai bước tránh luồng ám khí và cất tiếng cười ra rả. Lâm Thúy San rút thanh trường kiếm sau lưng tấn công tới tấp.

-Hảo kiếm pháp! Lão áo trắng thốt lên, đồng thời hắn rút ra một thanh sắt đen ngòm từ lưng áo đón đỡ đường kiếm lợi hại của Lâm Thúy San.

Cuộc chiến trở nên ác liệt hơn. Tiếng kim khí chạm nhau khô khan vang vọng trong một vùng thạch động. Cả hai đều là cao thủ võ lâm, một trẻ một già. Càng đánh hai bên càng nể nhau. Hai bên trao đổi trên trăm hiệp, bất phân thắng bại. Lâm Thúy San chợt kêu lên một tiếng, thanh kiếm rơi khỏi tay. Lão áo trắng, trong một động tác nhanh hơn điện chớp, dùng đầu thanh sắt điểm huyệt kiên tỉnh trên vai Lâm Thúy San, nàng thấy cánh tay lạnh buốt mất cả sinh lực, buông rơi thanh kiếm. Lâm Thúy San lảo đảo muốn té, chưa biết phải phản ứng ra sao thì lão áo trắng đã thu vũ khí về rồi phi thân nhẹ nhàng đáp xuống, ngồi trên một bệ đá cánh đó vài bước.

Lâm Thúy San nhanh chóng thu hồi trường kiếm và lùi lại mấy bước, dầu nghĩ ngợi miên man.Lão áo trắng chậm rãi hỏi nàng lần nữa:

-Giữa cô nương và Dạ Xoa Ma Nự có liên hệ gì, xin cho biết?

Lâm Thúy San trả lời:

-Ta là đệ tử duy nhất của sư phụ.

Lão áo trắng bỗng lim dim nhìn vào khoảng không như đang ôn lại cuốn phim dĩ vãng hay đang mơ màng về một vùng qua khứ xa xôi trong đời lão. Lão lẫm bẩm:

-Mới đó mà đã trên năm mươi năm!

Lâm Thúy San tự nghĩ chắc lão này và sư phụ có những ầm tình khúc mắc gì đó. Lúc bấy giờ nàng mới để ý rằng lão áo trắng chắc phải ngoài bảy mươi. Những nếp nhăn trên trán và mặt nói lên điều đó. Duy có đôi mắt và cốt cánh còn phô trương một tinh trần minh mẫn và thể chất kiện tráng không thua một thanh niên.
Yên lặng giây lâu, lão áo trắng lại hỏi:

-Tại sao cô nương đi tìm Uyên Ương Kiếm, và có mục đích gì?

Sư phụ sắp sửa phải giao đấu trận chiến có một trong đời, và cần có được bảo kiếm và kiếm phổ, tục truyền chôn giấu nơi này.

-Thù hận chỉ giao thêm hận thù mới trong một chổi dài bất tận như những nghiệp chướng trong đời. Khách giang hồ luôn luôn bị rơi vào cùng một cạm bẫy mà không nhận thức được. Sự mê lầm đó đã làm chết bao nhiêu bậc hảo hán của võ lâm! Ta khuyên cô nương hãy trở về và quên đi mộng chinh phục, khuyên sư phụ Dạ Xoa Ma Nữ hãy lấy tình thương xóa bỏ hận thù...

Lâm Thúy San một mực không nghe theo lời lão áo trắng:

-Đã đến đây thì ta thề chẳng trở về tay không.

Im lặng giây lát, lão áo trắng hạ giọng:

-Cô nương hãy bình tĩnh nghe ta kể lại những tình tiết eo le bên sau lịch sử Uyên Ương kiếm.

(Còn tiếp)

Huỳnh Kim Khanh