Xuân ĐINH HỢISỐ 33 - THÁNG 2 NĂM 2007

 

Thơ

Xuân dưới tàng cây đại thụ
24 Phạm Hồng Ân
Chỉ còn thấy trong mơ
24
Huỳnh Kim Khanh
Bản trường ca thứ 8

23
Trần Việt Bắc
Tâm tình
21
Trần Thiện Hoài
Cai Hạ Ca
21Trần Hoan Trinh
Dương cầm

18
Phan Thế Phiệt
Tóc bạc
18
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút

Tản mạn về Đối xuân Đinh Hợi
14
Trần Việt Bắc

Sớ Táo quân
14
Ngọc Trân
Cô gái xuân trên hòn Con Rùa
13
Phạm Hồng Ân

Hoa Đào
14
Xuân Phương

Bài ca Dolphin
15
Nguyên Nhi

Mưa trên phố suối Snoqualmie (II)
8Phan Thái Yên

Bỏ hoang đời
8Song Thao
Xuân muộn
8Cỏ Biển
Tản mạn về năm Đinh Hợi
8Trương Thanh Diễm Thùy
Con thuyền hoa xuân
8Ưu Du
Chuyện khu phố nhỏ
8Phan Kế
Làm dâu Biên Hòa
8Võ Thị Đồng Minh

Văn học, biên khảo

Tìm hiểu sách Đại Việt Sử Lược
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (7)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 20

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 27

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam (Kỳ 20)

 

Hoàng Thiếu Khanh

3.2.10 Kim Kiều tái hợp

Bẻ lau vạch cỏ tìm đường
Tình thâm luống hãy hồ nghi nửa phần
Quanh co theo giãy giang tân
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường
Giác Duyên lên tiếng gọi nàng
Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra

Kiều nhìn quanh toàn những người thân thuộc năm xưa, bàng quàng cứ ngỡ như mình đang trong mơ:

Trông xem đủ mặt mọi nhà
Xuân già còn khỏe, huyên già còn tươi
Hai em phương trưởng hòa hai
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa
Tưởng bao giờ là bao giờ
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao
Giọt châu thảnh thót quẹn bào
Mầng mầng tủi tủi xiết bao sự tình

Hai ông bà cụ họ Vương bắt đầu khóc lóc kể lể sự tình của mình từ lúc Kiều giã nhà lên đường gió bụi:

Từ con lưu lạc quê người
Bèo trôi sóng vỗ, chốc mười lăm năm
Tính rằng sông nước cát lầm
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây
Ông bà trông mạt cầm tay
Dung nhan chẳng khác chi ngày bước ra
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa
Mười phần xuân, có gầy ba bốn phần

Xong đâu đó, mọi người đến trước Phật đài quỳ lạy ta ơn trời phật đã phù hộ gia đinh được đoàn tụ ngày hôm nay. Sau đó Vương ông đề nghị đem kiệu hoa đó Kiều cùng về với gia đình.
Kiều tỏ ra ái ngại trước đề nghị của cha:

Nàng rằng chút phận hoa rơi
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay
Tính rạng mặt nước chân mây
Lòng nào còn tưởng có rày nữa không
Được rày tái thế tương phùng
Khát khao đã thỏa tấm lòng lâu nay
Đã đem mình bỏ am mây
Tuổi này gởi với gió cây cũng vừa
Mùi thiền đã bén muối dưa
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
Sự đời đã tắt lữa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng mà chi

Nhưng Vương ông cứ nhất định nài nỉ biện hộ lý mình:

Ông rằng bỉ thử nhất thì
Tu hành thì cũng phải khi tong quyền
Phải điều cầu Phật cầu Tiên
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây

Nghe mãi Kiều cũng xiêu lòng, đồng ý cùng về với gia đình:

Nghe lời nàng phải chiều lòng
Giã sư, giã cảnh đều cùng bước ra
Một đoàn về đến quan nha
Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy

Khi mọi người đã ngà ngà vài tuần rượu cúc, Thúy Vân đứng lên giãi bày nỗi niềm riêng về mối tình chị duyên em:

Tàng tàng chén cúc dở say
Đứng lên Vân mới giãi bày một hai
Rằng trong tác hợp cơ trời
Vây đem duyên chị buộc vào duyên em
Cũng là phận cải duyên kim
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao
Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa đảo đã đành có nơi
Có duyên may lại có người
Có vầng trăng bạc có lời nguyền xưa 
Quả mai ba bảy đang vừa
Đào non mới liệu xe tơ kịp thì

Thúy Vân đề nghị Kim Kiều tái hợp, nhưng Kiều nhất định không chịu và gạt đi :

Dứt lời nàng vội gạt đi
Sự muôn năm cũ kẻ chi bây giờ
Một lời tuy có ước xưa
Xét mình dãi gió giẫm mưa đã nhiều
Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thì cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi

Kim Trọng thấy thế cũng bàn vào :

Chàng rằng nói cũng lạ đời
Dẫu lòng kia vậy còn lời ấy sao
Một lời đã trót thâm giao
Dưới dầy có đất, trên cao có trời
Dẫu rằng vật đổi sao với
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh

Kiều đem chữ trinh ra để biện luận cho trường hợp của mình :

Nàng rằng gia thất duyên hài
Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng
Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng
Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương
Chữ trinh đáng giá nghìn vàng
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa
Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chấy gió táp mưa sa
Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Đã xong thân thế còn toan nỗi nào
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh

Trần cấu là bụi bậm nhơ nhuốc. Bố kinh là do chữ « bố quần kinh thoa » có nghĩ quần gai thoa cỏ( trâm cài bằng cỏ) ý nói đạo vợ chồng ngày xưa vợ có quyền để tang cha mẹ bằng sô gai.
Rồi nàng kết luận :

Từ rày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là
Chàng dù nghĩ đến tình ta
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ

Cầm sắt là tình vợ chồng, cầm kỳ là tình bằng hữu, bạn bè.
Kim Trọng cũng cố luận về chữ trinh như vầy :

Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh

“Quyền” đây là quyền biến, thay đổi tùy theo tình thế, còn “chấp kinh” là cứ khư một mực, không hề thay đổi.  Kim Trọng nói tiếp:

Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay

Hai ông bà cụ cũng theo đà Kim Trọng bàn vô làm Thúy Kiều cũng xiêu lòng nghe theo. Đúng như là:

Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa

Thế rồi:

Nhà vừa mở tiệc đoàn viên
Hoa soi ngọn đuốc, hồng chen bức là
Cùng nhau giao bái một nhà
Lễ đà đủ lễ, đôi đà đủ đôi
Động phòng dìu dặt chén mồi
Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa
Những là sen ngó đào tơ
Mười năm năm mới bây giờ là đây

( Còn tiếp)