Xuân ĐINH HỢISỐ 33 - THÁNG 2 NĂM 2007

 

Thơ

Xuân dưới tàng cây đại thụ
24 Phạm Hồng Ân
Chỉ còn thấy trong mơ
24
Huỳnh Kim Khanh
Bản trường ca thứ 8

23
Trần Việt Bắc
Tâm tình
21
Trần Thiện Hoài
Cai Hạ Ca
21Trần Hoan Trinh
Dương cầm

18
Phan Thế Phiệt
Tóc bạc
18
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút

Tản mạn về Đối xuân Đinh Hợi
14
Trần Việt Bắc

Sớ Táo quân
14
Ngọc Trân
Cô gái xuân trên hòn Con Rùa
13
Phạm Hồng Ân

Hoa Đào
14
Xuân Phương

Bài ca Dolphin
15
Nguyên Nhi

Mưa trên phố suối Snoqualmie (II)
8Phan Thái Yên

Bỏ hoang đời
8Song Thao
Xuân muộn
8Cỏ Biển
Tản mạn về năm Đinh Hợi
8Trương Thanh Diễm Thùy
Con thuyền hoa xuân
8Ưu Du
Chuyện khu phố nhỏ
8Phan Kế
Làm dâu Biên Hòa
8Võ Thị Đồng Minh

Văn học, biên khảo

Tìm hiểu sách Đại Việt Sử Lược
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (7)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 20

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 27

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Tản mạn về Đối xuân Đinh Hợi

 

Thế là chỉ còn một tuần nữa là tới Tết Đinh Hợi - năm con heo -  tên con vật cuối cùng trong mười hai con giáp, con vật được coi là biểu tượng với nhiều "tai tiếng" như lười biếng, ở bẩn và nhất là cái tên có liên quan tới chuyện "hùng hục" thiếu lãng mạn! Tết năm nay "Làng Đối" có vẻ khởi sắc, một phần vì chữ "con heo" liên quan đến những ám chỉ có tính cách châm biếm, trêu chọc để mua vui ngày xuân, một phần vì năm nay có bài viết "Những câu đối năm Lợn" của ông Hà Sĩ Phu; với bốn câu "mời" đối nên có vẻ đặc biệt, chắc sẽ có nhiều vị tham gia - theo người viết nghĩ  - để đối lại 4 vế đối này.

Đối đã có từ lâu trong văn học của ta cũng như của Tàu. Đối đã được dùng trong việc ngoại giao để thử tài, châm biếm hay chửi xéo lẫn nhau giữa sứ giả của hai nước. Thí dụ như sứ Việt qua Tàu bị Sùng Trinh đế là Minh Tự Tông Chu Do Kiểm coi thường, vua nhà Minh muốn làm nhục sứ Việt, nên đã ra câu đối :

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục.

Ý nói Giao Chỉ là quận huyện của Tàu, đã bị Mã Viện theo lệnh của Lưu Tú chiếm đóng và dựng cột đồng ghi dấu, đây là chuyện nhục nhã cho dân Việt .

Sứ Việt là ông Giang Văn Minh không vừa, "đốp" thẳng vào mặt vua Tàu trước triều đình bá quan văn võ bằng câu:

Đằng giang tự cổ huyết do hồng

Ý nói việc Lưu Cung sai con là thái tử Hoằng Tháo; mang quân Nam Hán đánh nước Việt bị Ngô Vương Quyền đập cho một trận tơi bời trên sông Bạch Đằng, máu đỏ cả sông.  Hoằng Tháo bị giết, Lưu Cung đóng hậu quân ở Bằng Tường che mặt khóc, và đành kéo quân về lại Phiên Ngung. Rồi một lần nữa, Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về Tàu, máu quân Nguyên Mông lại nhuộm đỏ sông Bạch Đằng. Chữ đối chữ, vần đối vần, ý đối ý, mày thắng tao một lần, tao đập mày hai bận, coi như mày thua ! Ôi ! một câu đối về ngoại giao cực kỳ thống khoái cho dân Việt.

Ông đã bị Chu Do Kiểm nổi giận, ra lệnh mổ bụng giết chết để xem gan mật sứ thần nước Nam to lớn như như thế nào, sau đó ướp xác và gởi trả về nước Nam (năm 1639).  Xác ông đã được vua Lê và chúa Trịnh ra bái kiến và ông được truy phong bằng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”

Trong văn chương, đối được dùng rất nhiều.Thơ Đường luật thất ngôn bát cú, câu 3 và 4, câu 5 và 6 đối với nhau . Thí dụ như trong bài "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan :
Câu 3 tới câu 6:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Trước khi “bàn loạn” về đối, cũng như đưa ra các câu đối đã được phép sao lại, người viết xin mạn phép nói qua về luật đối theo sự hiểu biết hạn hẹp cá nhân, mong có sự chỉ bảo nếu có sai sót.

Đối cũng dễ nhưng cũng khó, đôi khi rất khó, nếu người ra câu đối gài chữ,  như dùng Hán và Nôm trong cùng một câu, đọc như nhau nhưng Hán Nôm khác nghĩa, hay dùng chữ nói lái tráo qua tráo lại, như : “Có vài cái vò”,  hoặc dùng chữ " độc" như chữ "hoạn" trong câu: " Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ!" . Chữ "hoạn" là thiến theo Nôm và "hoạn" là làm quan theo Hán.

Theo người viết nghĩ, nếu muốn đối cho chỉnh thì:

1- Tự loại- Vế ra có tự loại nào thì vế đối phải dùng như thế, nếu không thì "trật đường rầy". Đương nhiên, vế ra có bao nhiêu chữ thì vế đối cũng phải có bằng đó chữ.

2- Vần - Ngược vần bằng trắc trong hai vế, tuy nhiên nhất tam ngũ bất luận ( cho câu đối ngắn dưới 7 chữ , hay sau khi ngắt ý)

3- Chữ - Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm, người đối với người , vật đối với vật, ngoại trừ muốn "kê" nhau.
Thí dụ:

Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con bọ hung
(Tú và bọ cùng là vần trắc nhưng mọi người đều thích vì lý do "đểu")

4- Vế ra dùng tục ngữ hay thành ngữ thì vế đối cũng như vậy mới chỉnh (rất khó đối vì tục ngữ và thành ngữ có hạn, lại bị giới hạn bởi tự loại và vần)

5- Ẩn ý của câu đối vế ra - đối được ý của tác giả . Đây là điểm quan trọng nhất để có thể biết là câu đối hay hoặc không hay!

6- "Kê" nhau, trong này lồng cả cách chơi chữ từ Hán tới Nôm, nói lái, xào qua xáo lại lung tung, rất khó đối. Thí dụ như câu "Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ". Đểu không chịu được! Ngoài chữ "hoạn" còn chữ "thẳng tay" . Tên hoạn lợn "thẳng tay" làm bất cứ điều gì để có thể thăng quan tiến chức.

Đối có khá nhiều thể loại như:

Tiểu đối, có từ 4 chữ hay ít hơn như "Độc giả độc thật" , hay "Chả ngon" ( hình như đây là câu của ông Nguyễn Đình Chiểu, "chả" là không và "chả" cũng là món thịt nướng ướp gia vị").

Đối thơ, từ 5 tới 7 chữ như ngũ hay thất ngôn, thí dụ: " Nhớ nước đau lòng con quốc quốc"

Câu đối song quan, từ 6 chữ trở lên và đọc không có dấu phẩy hay ngắt ý, như :" Đằng giang tự cổ huyết do hồng"

Câu cách cú, gồm hai câu có ngắt ý như: "Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ!"

Câu gối hạc, gồm có ba đoạn ngắn trong một câu, câu giữa ngắn hơn hai câu kế bên như: "HEO chẳng may gặp gió HEO MAY, lăn cổ chết, Ỷ có thày LANG cũng chết!".

Đây là những điều người viết biết sơ lược về đối. Đương nhiên là có thiếu sót, và mong được học hỏi thêm  .

Sau đây, người viết mạn phép để “bàn loạn” về câu đối của ông Hà Sĩ Phu và xin trích đăng lại những câu đối của các tác giả trong “Làng Đối” ở diễn đàn của Việt Báo.

Trước khi bàn về câu đối trong bài “Những câu đối năm Lợn” ông Hà Sĩ Phu có viết bài “Nhìn lại một câu đối Tết” như sau:
“Cuộc xướng họa câu Đối Tết năm Canh Thìn 2000 Để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi xuất Đối rằng: Trời đã sang CANH, đừng vị KỶ
…. 
Tuy đơn giản nhưng cũng mang được cái thú đặc trưng của câu Đối là chơi chữ: Chơi chữ KỶ và chữ CANH, hai chữ trong "thập can". Theo nghĩa gốc, nghĩa đen là năm KỶ MÃO và năm CANH THÌN, thì ai cũng hiểu là: Đã sang CANH Thìn rồi, Đừng bịn rịn với KỶ Mão nữạ KỶ là năm cũ, CANH là năm mới, thôi hãy xếp quá khứ lại để cùng nhau hướng về tương lai . …”.

Dù đã trễ tới 6 năm, nhưng “Làng Đối” năm nay cũng có ba câu đối để đối với câu này:

Trời đã sang CANH, đừng vị KỶ! (Hà Sĩ Phu)
Nước còn đọng CẤN, vẫn phân LY! (Đông A)

Trời đã sang CANH, đừng vị KỶ (Hà Sĩ Phu)
Đảng còn quá HỢI, lột cùng ĐINH (NNT)

Trời đã sang CANH, đừng vị KỶ! (Hà S ĩ Phu)
Sáng chưa tới NGỌ, hết tương THÂN! (Trần Việt Bắc)

 

“Những câu đối năm Lợn”

Ông Hà Sĩ Phu ra bốn câu “mời đối” cho tết năm Đinh Hợi, người viết nghĩ là nên dùng chữ “thách đối” thì đúng hơn, những câu đối này rất khó đối vì cách dùng chữ quá sức “hiểm hóc” trong vế ra.

Câu 1: (Vịnh con lợn)

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ!
(Ngày giỗ lớn thường để nguyên cả con lợn luộc, bày trên một chiếc mâm đồng lớn, đặt lên bàn thờ tổ)

 Vế ra này dùng tục ngữ “Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương”. Một câu tục ngữ khá dài, muốn đối chỉnh thì phải dùng một câu tục ngữ cũng có bằng đó chữ, ý nghĩa có thể tương phản hay tương đồng và phải trái vần (nhất tam ngũ bất luận). Người viết cố tìm trong “kho” tục ngữ, ca dao và thành ngữ tiếng Việt nhưng chưa thấy câu nào có thể dùng để đối với câu này.

Sau đây là những câu đối của các quý vị trong “làng Đối” :

“Cụ” Đông A: “Hôm nay đọc trên Việt Báo (1-18-07) thấy có bản tin và hình, nhà cháu bèn có ý đối câu (1) của ông Hà Sĩ Phu mà bác Lữ Khách vừa đăng.Câu này kính tặng các quý vị trong hình* và các quí vị đồng cảnh ngộ từ sau năm 75 đến hôm nay, để đọc chơi trong Tết con lợn cho vui và ...bớt bực mình:
(*Hình biểu tình, chờ đòi lại nhà và đất !)

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ! (Hà Sĩ Phu)
Đớp cạn, ăn càn, nhai vung xích chó, mả bố ông Lợn ủi tan tành !!! (Đông A)

Rồi “cụ” ấy lại bồi thêm một câu nữa:

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ! (Hà Sĩ Phu)
Nói giỏi, khoe tài, thành chai lỗ miệng, điện Kính Thiên chó sủa liên hồi! (Đông A)

“Cụ” NNT :

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ ! (HSP)
Nhốt chặt, cùm lâu, moi hầu bá tánh, đất nước ta Chó ỉa bầy nhầy ! (NNT)

Đặc biệt là có sự góp mặt của “cụ” Lữ Khách: “Không hiểu sao tự nhiên lúc này LK mới qua thêm một tuổi mà đầu óc cũng thấy có nhiều thay đổi bất chợt ???...Tự nhiên thích nghiên cứu về câu Đối mà trước nay mình vẫn lửng lơ,không chú ý cho lắm ...?”

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ! (Hà Sĩ Phu)
Huênh hoang, phét lác, cúi mặt còng lưng, xác thối Ba Đình trưng phố diễu  (Lữ Khách)

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ! (Hà Sĩ Phu)
Háo hách, khoe tài, ăn mày gập cổ, thân khô Bắc Pó đếch nằm yên (Lữ Khách)

Riêng người viết thì biết mình không tìm ra được câu tục ngữ nào tương đương, vì thế đành phải tách thành hai câu riêng là “Ăn no, ngủ kỹ”, “Đánh đĩ mười phương” để đối, dù biết không được chỉnh:

Ăn no, ngủ kỹ, đánh đĩ mười phương, bàn thờ tổ Heo nằm chễm chệ! (Hà Sĩ Phu)
Tưởng hách, mơ oai, ăn mày bị gậy, lộ cái quan chó sủa om xòm ! (Trần Việt Bắc)

Câu 2:

Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ! (Hà Sĩ Phu)
(Năm Lợn, tặng những chính khách có duyên với con lợn: vốn hành nghề Hoạn lợn mà sau thẳng tiến trên đường Hoạn lộ, làm đến chức quan đầu triều. Hoạn lộ là đường làm quan).

Vế ra này khi vừa đọc thì thấy có vẻ dễ, tuy nhiên đây là một câu đối rất “ác liệt” vì chữ “hoạn”.
Chữ này tác giả dùng hai lần trong vế ra, chữ đầu là Nôm, ý nghĩa nôm na là cắt phăng “ngoại thận” của người (như hoạn quan, người bị khốn khổ hơn vật nhiều, bị cắt từ cành tới củ) hay vật (như hoạn heo, thiến chó). Chữ “hoạn” thứ hai là Hán; vì đi với chữ “hoạn lộ” như ông Hà Sĩ Phu đã trình bày. Ý của câu này thật độc mà tác giả (HSP) đã nêu ra ở trên.

“Cụ” Đông A có lẽ là người được hội “Bảo vệ súc vật” bên xứ Cờ Hoa trao tặng bằng ban khen vì:

Đông A phản đối việc "hoạn lợn"   . Dù có vào " Hoạn lộ " đi nữa mà cũng không tăng gia sản xuất được thì hỏng !!!  Chả còn vui thú gì !!!

HOẠN lợn thẳng tay, vào ngay HOẠN lộ! (Hà Sĩ Phu)
THƯƠNG heo hư ...ái *, thiệt hại THƯƠNG trường! ! (Đông A)

(* Xin đọc chữ "...ái" với vần "d" hoặc "gi" cho hợp ý) .

Người viết cũng có vài câu để đối lại câu của Hà tiên sinh cho vui:

Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay Hoạn lộ! (Hà Sĩ Phu)
Hành heo hư nọc, học đến hành thi! (Trần Việt Bắc)

(Tự điển Thiều Chửu: Những kẻ vô học vô tri gọi là "hành thi tẩu nhục": thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy”.

Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay hoạn lộ !  (Hà Sĩ Phu)
Lôi trâu cuồng cẳng, đến thẳng Lôi công ! (Trần Việt Bắc)

Hoạn lợn thẳng tay, vào ngay hoạn lộ !
Hôn mèo vêu mõm, chẳng đỏm hôn duyên ! 

(Ghi chú: "mèo": "bồ nhí" hay "bồ gộc" (bố ai mà biết!) 
"Đỏm" : giọng Bắc, là làm dáng, làm đẹp, v.v.... "Hôn duyên" ngoài nghĩa "đen", còn có thể hiểu là "duyên" với APEC, WTO ! )

Câu 3:

Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ÐINH rỉ! (Hà Sĩ Phu)

(Chữ Ỷ và chữ Bèo gắn với loài Heo. Khi bộc lộ sự khinh bỉ, ta thường dùng một thành ngữ mới: Mày thì tao coi là cái đinh gì (hay cái đinh rỉ gì. Lưu ý năm nay là năm Ðinh Hợi).

Hà tiên sinh đã trình bày về chữ Ỷ và chữ BÈO, tuy nhiên cái “bẫy” ở đây là chữ “CÀN” và chữ “ĐINH”. Vậy muốn đối chỉnh thì có thể dùng những chữ trong ngũ hành, bát quái, thập can hay 12 con giáp v v… để đối .  Thế là chúng ta phải đối với 4 chữ “độc” này. Xem các quí vị trong “làng” đối chác ra sao.

“Cụ” Đông A:

Mới tưởng là cụ được hội “Bảo vệ súc vật” trao tặng bằng ban khen mà bây giờ “cụ” lại như thế này à: “Mừng xuân ĐINH HỢI "đánh đụng" BÍNH TUẤT . Chó nhà béo hơn chó mua lại không tốn tiền. Thui xong nhìn thấy "bắt mắt" qúa chừng chừng !!! . Da vàng thế này chắc là nhai "dòn như cốm" chứ chả đùa!”  

Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ÐINH rỉ! (Hà Sĩ Phu)
Cầy nhà đỡ TỐN, xác CHÓ thui như bọc GIÁP vàng !(Đông A)

Chết thật! Cụ nhất định trả lại bằng ban khen cho hội chắc:

Đến khổ ! Ông Hà Sĩ Phu ra câu đối độc thật ! Còn hơn câu "Độc giả độc thiệt" đầy thán tự nữa!. Đông A nhà cháu "moi" chữ để đối với chữ "ĐINH rỉ" mãi mà không được ! Từ Vô Cực, Lưỡng Nghi, Tam Tài, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Lục Hợp, Thất Tinh, Bát Quái, Cửu Cung rồi Thập Can, Thiên Can cũng như không ! Hoá ra là chữ "Đinh rỉ" nó nôm na quá, hoàn toàn Nôm, mà những chữ từ "vô" tới "thập" lại toàn là chữ Hán, nhưng "ác" một điều là chữ Đinh lại ở trong Thập Can .    Thôi thì đành phải quên đi tự loại mà đối ý vậy ! Mất đầu này được đầu kia, nghe thuận tai hơn. Dốt đành phải chịu vì tật "húc càn".

Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ÐINH rỉ ! (Hà Sĩ Phu)
NỌC mông cắt CẤN , củ LANG hà đâu có QUÝ chi !! (Đông A)

(Chữ "Quý chi !" dùng để đối không đúng tự loại . Ngoại trừ chữ QUÝ là một chữ trong Thập Can và ý đối về thán tự cho chữ "ĐINH rỉ!" . Lang hà: củ khoai lang bị hư, mùi rất khó ngửi, không thể ăn được, chỉ có vất đi !)

“Cụ” NNT:

Ỷ thế làm CÀN, thân BÈO bọt vẫn là ÐINH rỉ ! (Hà Sĩ Phu)
Buồn sừng CẤN NỌC, mạng DÊ xồm còn khoái DẬU thưa ! * (NNT)

(* Ý trong câu "Dê cỏn buồn sừng húc giậu (1) thưa" của Bà Hồ Xuân Hương.
(1) "Giậu" cũng có thể viết là "dậu").

Câu 4:

HEO chẳng MAY  gặp gió HEO MAY, lăn cổ chết, Ỷ có thày LANG cũng chết! (Hà Sĩ Phu)

Theo thiển ý; thì câu này khó nhất trong 4 câu, ngoài việc phải đối với những chữ nói về lợn như “heo, ỷ, lang” lại phải dùng chữ tương đương cho chữ “HEO chẳng MAY” và chữ “HEO MAY” (danh từ kép), chữ “” vừa có thể là danh từ (như chữ  “lợn ỷ”) cũng có thể là động từ (như ỷ thế, ỷ vào sức, v.v..), lại có chữ “thày LANG” (danh từ kép) với chữ “LANG” nói về heo.
Người viết  không dám đối câu này, thấy có “cụ” Đông A và “cụ” tiên chỉ của làng ra tay, tuy nhiên, không dám sao lại vì chưa được phép.

“Cụ” Đông A:

HEO chẳng MAY gặp gió HEO MAY, lăn cổ chết, Ỷ có thày LANG cũng chết!  (Hà Sĩ Phu)
CÁO nhiều TỘI nhìn tờ CÁO TỘI, ngoác mồm "tru", HỒ nghi lũ SÓI chưa "tru" !  (Đông A).

Viết tới đây thì thấy chị Ngọc Anh cho biết như sau :

Kính chào các bác
Hôm nay 23 Tết , Ông Táo chầu trời
Còn thêm một câu mời đối của ông Hà Sĩ Phu chưa thấy mấy bác đối, nên vội đem về làng đối cho quí bác đối điếc kịp ông Táo đưa trình tiển năm cũ. Những câu mời đối nầy đăng trên báo Xuân Việt Báo Đinh Hợi 

Câu 1:

Tổ quốc hỡi bay lên, Lợn đến, đóng Đinh vào lịch sử

Câu 2:

Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si , giỗ tết đến kỳ , lên bàn thờ tổ

“Làng” hưởng ứng ngay tức thì.

“Cụ” Đông A:

Tổ quốc hỡi bay lên, Lợn đến, đóng Đinh vào lịch sử (Hà Sĩ Phu)
Nhân dân ơi đứng dậy, Heo về, quăng Giáp giúp tương lai (Đông A)

Rồi “cụ” làm tiếp với câu:“Đông A xin đối câu đối vế ra đầy ẩn ý và "ác liệt" của ông Hà Sĩ Phu (nói về heo mà không dùng bất cứ chữ heo hay lợn)

Nửa nạc nửa mỡ, hết cỡ ngu si , giỗ tết đến kỳ , lên bàn thờ tổ (Hà Sĩ Phu)
Đầy năm đầy tháng, cạn tàu ráo máng , tế tang thừa dịp, giết thịt biếu làng (Đông A)

“Cụ” NNT thì có lẽ chán “chuyện heo” vì : “quí vị trong Làng Đối ta đã khai thác tận tình, chẳng còn chữ nào dành cho tui !” và “cụ” bỗng nhiên “đột xuất” trở nên mơ mộng quá sức như thế này :

Tổ quốc hỡi bay lên, Lợn đến, đóng ĐINH vào lịch sử (Hà Sĩ Phu)
Người yêu ơi nằm xuống, Tình vươn, vô MỘNG lọt tiên cung (NNT)

Để kết thúc tản mạn, thấy “cụ” Đông A có đôi câu đối cho xuân Đinh Hợi :

Điền địa giảm tô, trồng lang nuôi lũ lợn
Hương thôn cải cách, cấy muống bón bầy heo
Đông A

Người viết cũng xin trình đôi câu; gọi là để đọc cho vui trong ngày xuân Con Heo :

Khệnh khạng đôi chân, ủn ỉn kiếm tiền cho chúng hưởng ! 
Cứng đơ bốn vó, xì xèo tuông mỡ để ngưòi xơi !

Kính chúc các độc giả, các quí vị trong làng đối và tác giả Hà Sĩ Phu một năm đầy thịnh vượng và an khang.

Trần Việt Bắc
2-12-2007