Xuân ĐINH HỢISỐ 33 - THÁNG 2 NĂM 2007

 

Thơ

Xuân dưới tàng cây đại thụ
24 Phạm Hồng Ân
Chỉ còn thấy trong mơ
24
Huỳnh Kim Khanh
Bản trường ca thứ 8

23
Trần Việt Bắc
Tâm tình
21
Trần Thiện Hoài
Cai Hạ Ca
21Trần Hoan Trinh
Dương cầm

18
Phan Thế Phiệt
Tóc bạc
18
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút

Tản mạn về Đối xuân Đinh Hợi
14
Trần Việt Bắc

Sớ Táo quân
14
Ngọc Trân
Cô gái xuân trên hòn Con Rùa
13
Phạm Hồng Ân

Hoa Đào
14
Xuân Phương

Bài ca Dolphin
15
Nguyên Nhi

Mưa trên phố suối Snoqualmie (II)
8Phan Thái Yên

Bỏ hoang đời
8Song Thao
Xuân muộn
8Cỏ Biển
Tản mạn về năm Đinh Hợi
8Trương Thanh Diễm Thùy
Con thuyền hoa xuân
8Ưu Du
Chuyện khu phố nhỏ
8Phan Kế
Làm dâu Biên Hòa
8Võ Thị Đồng Minh

Văn học, biên khảo

Tìm hiểu sách Đại Việt Sử Lược
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (7)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 20

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 27

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành
Rimpoche Nawang Gehlek

 

Keo dính cuả sự ràng buộc

Một ngày nào đó, bạn đi dạo phố mua đồ và bạn nhìn thấy một cái gì đó bạn thích nhưng lại không mua. Bạn trở về nhà, nghĩ tới điều ấy, nhớ lại món đồ ấy sao đẹp qúa, rằng bạn chưa từng nhìn thấy một vật như thế, và rồi bạn cảm thấy bạn thực sự cần nó. Nhưng khi bạn trở lại cửa tiệm, nó không còn đó nữa. Bạn cảm thấy một sự mất mát lớn; như thể một sự dầy vò. Khi điều ấy xẩy ra, trong lúc chịu đựng sự mất mát dầy vò—bạn tiếp tục nghĩ tới xem hãng nào đã sản xuất ra nó và bạn sẽ mua nó ở đâu. Bạn bần thần mãi cho tới khi bạn mua được món đồ ấy mới thôi.

Sự việc tương tự như khi có ai rời xa bạn. Hai tuần lễ sau, bạn thấy  đáng lý bạn không nên để người đó ra đi. Những triệu chứng làm bạn cảm thấy bạn vô dụng, tuyệt vọng, bạn là đồ tồi, xấu xa, vô học. Bạn mất tự tin. Những cảm nghĩ ấy đôi khi hoà trộn với sự nóng giận và ghét bỏ, nhưng bạn không thể từ bỏ chúng được. Bất cứ chút ít tin tức gì về người bạn đã yêu mến ấy cũng thúc buộc bạn tìm thêm tin tức nữa .

Ràng buộc cũng làm cho bạn cùn nhụt đi. Bạn không còn suy xét một cách chính xác nữa. Tâm hồn bạn như lúc nào cũng bận rộn, quá tải. Bạn chỉ có thể nghĩ về điều bạn đã mất mà chẳng nghĩ gì về những điều bạn có lẽ đã được. Bạn nghĩ tới những niềm vui bạn đã hưởng và u sầu về những mất mát. Bạn không nhớ tới những khổ đau bạn đã kinh qua trong lúc cố gắng giữ gìn mối tương quan ấy.

Khi bạn thấy mình đang cư xử như thế này, bạn bắt đầu nhận ra mối ràng buộc thực sự với bạn ra sao rồi. Sự nhận biết chỉ xẩy ra sau khi kiểm tra. Nếu bạn kiểm tra thường xuyên, sẽ không có những bất ngờ. Nhưng chúng ta lại không có thói quen kiểm tra ấy.

Giữa khoảng thập niên 70 tại Delhi, có một người Tây tạng sống lang thang không nhà, cần 300 rupees để chích thuốc. Hắn đi lang thang xin tiền các quán trọ nhưng hắn tử vong trước khi đựơc chữa trị. Sau khi chết, các đồ dùng cuả hắn đựơc đem đi vứt bỏ. Chiếc gối cũ kỹ bẩn thỉu khi vừa đựơc liệng đi thì bung ra một nắm giấy bạc: có 30 ngàn rupees đựơc cất dấu trong ấy!

Sự ràng buộc bởi tiền bạc trở thành trầm trọng khi bạn không muốn tiêu chút ít nào cho chính bản thân, và bạn hoàn toàn tảng lờ trước những nhu cầu cuả người chung quanh.

Tôi có sự ràng buộc mạnh vào đường ăn và kẹo, điều ấy có thể đã góp phần vào căn bịnh tiểu đường cuả tôi. Khi tôi mới đặt chân tới Hoa kỳ, tôi đã ăn 4 tới 5 cái bánh ngọt một ngày với 2 hay 3 ly kem có chocolate phủ lên trên. - không phải là một - không bao giờ một - mà hai hay ba. Khi tôi còn nhỏ ở Tây tạng, người ta thường cho tôi đường phèn bởi vì họ biết tôi rất thích món đó. Những người hầu cận cuả tôi trong tu viện thường đem kẹo đi cất, cho nên tôi phải dấu chúng trong kinh sách. Đêm nào tôi cũng nhai kẹo và rơi vào giấc ngủ với cái miệng đầy kẹo. Chúng tôi không có khăn trải giường nhưng có những chiếc chăn bằng len làm bằng một loại lông bò, cho nên sáng hôm sau khi tôi thức giấc, mặt mũi dính đầy lông bò.

Thói nghiện ngập rất khó từ bỏ, bởi vì nó là sự ràng buộc. Con người chẳng ai thích đố kỵ, thù ghét, hay sợ hãi, ghen tuông nhưng họ đã không thể giúp họ được vì những trói buộc. Người ta thường có thói quen nghĩ rằng đó là một tình cảm cao thượng: Bạn yêu một ai đó hoặc một thứ gì đó và rồi bạn gia tăng sự ràng buộc với người ấy, vật ấy. Điều ấy chưa thực sự là xấu, nhưng sự ràng buộc không dừng ở đó—Nó làm bạn ghét bỏ những người không yêu thích bạn và ghen tuông với người bạn yêu thương. Thế giới chia thành đôi một phần “ phe tôi “ và một phần kia  “chống lại tôi “. Đó là cách thức tệ hại nhất sống ở đời.

Lập lại lần nữa, hãy nhận biết

Công việc phân tách sự ràng buộc cũng giống như chiếc máy thử tiểu đường. Bạn chỉ dựa trên các yếu tố—khát nước, mệt mỏi, lười biếng—nhưng bạn vẫn không biết chắc mình có bịnh hay không cho tới khi thử lượng đường có trong máu. Thường thì bạn lầm. Dù sao thì bạn cũng cho là OK không sao, nó có thể cao hay thấp. Cho nên sự xác nhận là rất quan trọng.

Không có nó, bạn sẽ chỉ trở nên tệ hại hơn.

Nếu bạn muốn bắn một mũi tên mà bạn không nhìn thấy mục tiêu, đó là cuộc bắn cầu âu. Mũi tên có thể trúng bất cứ cái gì, ở bất kỳ nơi nào. Còn nếu bạn muốn có kết qủa, bạn phải nhận biết đựơc mục tiêu để nhắm bắn. Khi chúng ta cố gắng để chiến thắng sự ràng buộc—cũng như với sự giận dữ hay bất cứ một cảm tính tiêu cực nào khác—điểm đầu tiên là phải nhận ra mục tiêu chúng ta tấn công. Bạn phải nhìn ra sự ảo tưởng trứơc và rồi bạn có thể đối phó với chúng. Hãy tự vấn: Cái gì đang ràng buộc ta? Nó đang làm gì ta? Nó ảnh hưởng tới ta như thế nào? Loại đau khổ hay vui thú nó đem lại cho ta là gì?

Ngay khi ta khởi sự nhìn vào sự sai trái của mình, chúng ta sẽ tìm ra cách để thóat ra khỏi nó. Chúng ta nói rằng, “Tôi đã làm đúng. Tôi không  bị ràng buộc; cái tôi cảm nhận là tình yêu chân chính.” Hoặc “Trường hợp của tôi là đặc biệt. Sự ràng buộc cuả tôi là một sự ràng buộc đặc biệt.” Ai cũng nghĩ như vậy cả, và ai cũng nói kiểu đó. Mọi người gạt gẫm lẫn nhau, trong đó gồm cả chính bản thân họ nữa.

Hay chúng ta còn nói, “Này, đâu có thành vấn đề gì, ràng buộc  là một ảo tưởng, do vậy tôi có thể từ bỏ nó được mà.” Đó là một sự giả vờ cho là mình đã vượt qua đựơc sự ràng buộc. Đó là tự bịp bợm chính bản thân mình, chứ chẳng phải điều gì khác.

Bạn có thể tự lừa dối mình trong một thời gian nào đó, nhưng rồi cuộc sống cuả bạn trôi qua và bạn sẽ mất cơ hội để làm một điều gì đó cho mình. Ngay giờ này đây, bạn đang có cơ hội, bạn có đủ những gì cần thiết để làm, bạn có các bằng hữu—mọi thứ. Nếu bạn không thực hành ngay lúc này thì đến bao giờ mới làm?

Hãy nhìn xa hơn một chút

Tôi thấy một chiếc trống damaru, một loại trống lễ được làm bằng ngà ở Tây tạng được trưng bầy tại Tibet House ở Delhi, mà tôi rất muốn mua. Tôi không có đủ 700 rupees để trả ngay, và muốn mua trả dần. Nhưng Daisy, vợ tôi, lúc đó đang điều hành Tibet House bảo tôi “ Em đã mua mọi thứ rồi và không còn tiền” Cho nên tôi không mua được cái trống đó. Hai thập niên sau, tôi đã nhìn thấy một chiếc trống tương tự tại một cửa tiệm Tây tạng tại New York với giá 700 dollars, đắt gấp 46 lần giá ở Ấn độ. Tôi rất nhớ cái trống đó. Nhưng sau hơn 20 năm trôi qua, thanh âm cuả nó không còn tốt nữa, nó bị độ ẩm làm hư. Da trống đã bong khỏi tang trống. Chẳng ai còn muốn mua nó nữa trong tình trạng như thế, nhưng người bán hàng vẫn không chịu bán giá thấp vì hắn biết tôi thích cái trống này. Sau cùng thì tôi cũng đã mua nó vì sự ràng buộc thâm căn cố đế cuả tôi với nó.

Không có giới hạn sự cường điệu về tính chất ràng buộc có thể quy chiếu vào một cá nhân hay một đồ vật. Thường thường chúng ta có một tiền ý thức ( preconceived idea ) về cái mà chúng ta muốn. Khi ai đó đáp ứng đựơc 70% điều tiền ý thức cuả chúng ta, chúng ta bắt đầu yêu thương họ. Sự ràng buộc sẽ bù 30% chỗ còn thiếu hụt. Chúng ta có thể cho rằng một người dung nhan bình thường trở thành đẹp đẽ hoặc ai bị chúng ta căm ghét trở nên xấy xí.
Truyền thống Phật giáo mô tả một sự suy tưởng lạ lùng về sự ràng buộc. Chẳng hạn như nếu bạn có bị ràng buộc mạnh mẽ với dáng vẻ bên ngoài cuả ai đó, hãy nhìn sâu vào thân xác người ấy - nhìn vào sự bao gồm các thành phần đã tạo nên nó, vào vật liệu đã tạo ra nó - sẽ giúp bạn nhìn ra sự ràng buộc cuả mình. Nhìn vào tiến trình phát sinh cuả cơ thể. Qua làn da, vào các bắp thịt, mạch máu, cơ phận. Nếu bạn có thể nhìn vào toàn bộ sự thật cuả thân xác người ấy mà bạn vẫn còn cảm thấy sự hấp dẫn cuả người ấy, điều ấy có thể không phải sự ràng buộc mà là tình yêu thương thuần khiết. Tình yêu thuần khiết vượt thoát khỏi sự quy chiếu cuả ý tưởng con người.

Còn nếu bạn thấy bạn bị ràng buộc, bạn có thể sử dụng nó như một cơ hội để phát triển thành tình yêu thuần khiết. Thay vì là sự đeo bám, hãy nhìn sâu vào cảnh ngộ cuả tha nhân. Cố gắng để nhận ra rằng cuộc đời họ cũng giống như cuả chính bạn—đều khổ đau. Nắm lấy cơ hội ấy để cầu mong sự vui thú và hạnh phúc cho người ấy. Bạn có thể nghĩ tới sự bảo vệ người ấy thoát khỏi sự khổ đau. Cầu mong mọi người đều được hạnh phúc và thành công, giác ngộ và hoàn toàn tự do. Khi bạn cảm thấy sự lôi kéo cuả ràng buộc, hãy dùng sự lôi kéo đó như một phương tiện để ban phát tình yêu thương, tình thương yêu thuần khiết, dứt bỏ ham muốn và sự quy chiếu. Hãy chấp nhận người khác như chính họ đang là. Và cầu mong mọi người đều được tốt đẹp. Đừng nghĩ,” Tôi cầu mong bạn đựơc mọi sự tốt lành,” rồi dừng lại ở đó. Cầu mong họ tốt lành và đưa bạn tới gần người đó. Bằng sự cam kết sẽ mang đến cho họ tình yêu thương và giúp đỡ họ, bạn có thể biến sự ràng buộc thành tình yêu thuần khiết.

Đừng để chiếc xe cuả bạn lái bạn

Không phải mọi sự ham muốn đều xấu. Mong muốn ăn uống, đựơc giác ngộ, đựơc hạnh phúc và sống yên vui, được giúp đỡ người khác. Những mong muốn này là xấu sao? Không thể như thế được. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm tra chính mình, những mong muốn bình thường có thể trở thành một thứ ràng buộc.

Điều này không có nghĩa rằng tôi không thể hoặc không nên trân trọng cái đẹp và những sự việc tốt đẹp. Chúng mang lại sự vui thú và tiện nghi cho đời sống. Một vị khách lịch lãm ở Hồng kong có lần nói với tôi rằng,” Ông bảo tôi không nên có sự ràng buộc với những cái đáng yêu. Vậy tôi phải làm gì với chiếc xe Rolls-Royce cuả tôi đây? “Tôi nói với ông ta,” Chừng nào ông còn thấy thích thú trong việc lái chiếc xe hơi cuả ông thì không sao cả. Nhưng đến khi chiếc xe Rolls-Royce lái ông thì lúc đó mới có vấn đề.”

Quan sát kỹ một vật nào đó bạn đang bị ràng buộc vào nó. Chẳng hạn ngay lúc này đây tôi đang nhìn chiếc chuông lễ cuả tôi. Nó rất xưa. Chất kim loại cuả nó rất đẹp, bóng nhoáng, chất lượng. Nó tạo ra âm thanh đồng nhất tuyệt hảo. Tôi đang nghĩ về chất lượng cuả nó, về tuổi tác, kích cỡ hòan bị. Những điều này làm tăng thêm sự ràng buộc cuả tôi vào với nó. Để phá hủy sự nắm giữ đó, tôi phải ghi nhớ sự vô thường: Chiếc chuông này rồi ra có thể sẽ mất đi âm thanh cuả nó. Nó có thể bể. Mầu sắc cuả nó có thể đổi thay. Ai đó có thể đánh rơi nó, làm bể nó. Sự suy tưởng về vô thường sẽ cắt giảm những ràng buộc.

ngô văn xuân - chuyển ngữ