Xuân ĐINH HỢISỐ 33 - THÁNG 2 NĂM 2007

 

Thơ

Xuân dưới tàng cây đại thụ
24 Phạm Hồng Ân
Chỉ còn thấy trong mơ
24
Huỳnh Kim Khanh
Bản trường ca thứ 8

23
Trần Việt Bắc
Tâm tình
21
Trần Thiện Hoài
Cai Hạ Ca
21Trần Hoan Trinh
Dương cầm

18
Phan Thế Phiệt
Tóc bạc
18
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút

Tản mạn về Đối xuân Đinh Hợi
14
Trần Việt Bắc

Sớ Táo quân
14
Ngọc Trân
Cô gái xuân trên hòn Con Rùa
13
Phạm Hồng Ân

Hoa Đào
14
Xuân Phương

Bài ca Dolphin
15
Nguyên Nhi

Mưa trên phố suối Snoqualmie (II)
8Phan Thái Yên

Bỏ hoang đời
8Song Thao
Xuân muộn
8Cỏ Biển
Tản mạn về năm Đinh Hợi
8Trương Thanh Diễm Thùy
Con thuyền hoa xuân
8Ưu Du
Chuyện khu phố nhỏ
8Phan Kế
Làm dâu Biên Hòa
8Võ Thị Đồng Minh

Văn học, biên khảo

Tìm hiểu sách Đại Việt Sử Lược
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (7)
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 20

3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 27

1 Huỳnh Kim Khanh


 

Xuân muộn

 

 Tôi đang cắm cúi gõ lách tách vào bàn phím danh sách khách hàng đã ghi tên cho chuyến bay ngày mốt thì Liên Hoa cô bạn đồng nghiệp chạy xộc vào hỏi :

- Chị Phượng đã đánh giùm em lá thư cho ông khách đi khẩn tối nay chưa ?

Ngẩng đầu ngạc nhiên tôi hỏi lại :

- Khách nào ? Em đâu có nói với chị !
- Ban trưa trước khi đi ăn lunch em có ghi tờ giấy để trên bàn chị mà !

Vừa nói Liên Hoa vừa chạy lại lật sấp hồ sơ trên bàn tìm kiếm :

- Em có hẹn ông khách bốn giờ rưỡi chiều nay ghé lấy vé.

Tôi nhìn tờ giấy ghi chi tiết của khách hàng tay lia lịa gõ lá thư gởi cho hãng máy bay, thỉnh thoảng liếc vội qua cái đồng hồ bởi có cái hẹn với bác sĩ gia đình vào lúc bốn giờ. Còn khoảng một tiếng nữa, định bụng đánh xong danh sách sẽ về sớm, ai dè con bé Hoa làm tôi phải trễ mất thêm ít nhất mười lăm phút nữa. Tôi bỗng sững người khi nhìn thấy cái tên hơi khác thường nhưng có vẻ quen quen, “ Nguyễn Phù Tang “ chắc nhà ông này thuộc dòng dõi xứ hoa anh đào, bỗng nhiên tâm trí tôi bàng hoàng và ngồi lặng đi, tôi lẩm bẩm :

- Có lẽ nào ? chắc chỉ là tên trùng tên !

Cảm giác thoáng qua đủ khơi động thêm thắc mắc cứ lớn dần trong suy nghĩ :

- Cái tên hơi đặc biệt hiếm có sự trùng hợp, phải chăng là chàng ?

Tôi muốn hủy bỏ cái hẹn với văn phòng bác sĩ, ở lại chờ ông khách để xem có phải là cố nhân của năm xưa, cuối cùng tôi giao văn phòng cho Liên Hoa rồi xách ví ra đi trước giờ hẹn. Lòng tò mò không thắng được nỗi thẹn thùa nếu chẳng may ông khách là chàng, chắc là tôi không có đủ can đảm để nhắc lại chuyện cũ. Bỗng tôi thoáng nhớ bài thơ mới đầu tiên đã học ở môn Việt văn thời trung học :

“ Hai mươi bốn năm sau tình cờ đất khách gặp nhau,
Đôi mái đầu xanh đều đã bạc,
nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được à.. “

 Ngồi chờ ở phòng mạch bác sĩ đầu óc tôi cứ quẩn quanh thầm nghĩ : " Phải rồi, mình với chàng đâu có... ” quen lung “ để có thể nhìn ra được, bao nhiêu mùa xuân trôi qua, nếp nhăn tuổi tác đã bắt đầu xuất hiện, chắc gì chàng còn nhớ đến mình ! cô giáo trẻ năm nào vì lòng trắc ẩn liều lĩnh nhận đại người lính bại trận không quen làm chồng, bảo lãnh chàng ra khỏi trại giam vào những ngày đầu mất nước. Lần đầu biết nhau cũng là lần cuối cùng gặp gỡ để cả hai như bóng chim tăm cá. Giờ chắc chàng đã là ông bà nội ngoại rồi à!! Cũng phải thôi, không giống như mình vẫn cô đơn quạnh quẽ ! "

oOo

  Máy bay đáp xuống phi trường Đài Bắc, hành khách đổi chuyến bay về Việt Nam phải chờ thêm ba giờ đồng hồ. Có tiếng là nhân viên làm việc cho Travel agency nhưng tôi chẳng có dịp đi đâu xa. Sang Mỹ mười sáu năm về Việt Nam được ba lần.Lần đầu sau mười năm tôi về vì nghe ba tôi không khỏe, lần thứ hai về gấp vì ông qua đời và mùa xuân này tôi về nhân ngày giỗ của ba tôi. Giữa hai cha con tôi không có chương hồi tưởng về tình phụ tử cao ngất tựa núi Thái sơn như người ta miêu tả, thời ấu thơ tôi đã không có tình cha, sau tháng tư bảy lăm cha con trùng phùng lại có khoảng cách suy nghĩ khác biệt về ý thức hệ một khoảng thời gian ngắn.Người ta thường nói “ máu nồng hơn nước “ dù gì thì chúng tôi cũng vẫn là cha con, sự nhượng bộ của ông trước bướng bỉnh lì lợm của đứa con chắc hẳn là một cách đền bù cho tháng ngày thiếu sót bổn phận làm cha. Hồi đó, sau mấy năm đầu tôi hay dẫn mấy chị bạn dạy cùng trường đến gặp ông, lúc đó vừa chuyể n công tác về làm giám đốc nông trường, bởi vì họ nghe tin đồn những ai có chồng là sĩ quan đang bị tập trung cải tạo nếu có một nông trường bằng lòng thu nhận làm công nhân sẽ được xét thả về sớm. Tôi thấy ông ngần ngừ một lúc rồi cũng hứa ký vào đơn bảo lãnh cho chồng của họ. Về sau tôi mới biết đó cũng là một trong những lý do ba tôi bị phê bình trong các cuộc họp, đầu óc còn nặng tinh thần tiểu tư sản, hữu khuynh. Không dám tỏ thái độ bất mãn nhưng không nhiều thì ít ông cũng hiểu lý tưởng mình đã theo đuổi đang trên đường lạc lối. Suốt cả quãng đời dài không phải sống mà chỉ là mê ngủ. Có lẽ vì vậy mà ông yên lặng khi mẹ nói với ông muốn dẫn chị em tôi đi theo cha dượng ra nước ngoài qua chương trình HO. Một người có công sanh, người kia có công nuôi dưỡng, “ sanh dưỡng đạo đồng “. Ở lại với đồng lương giới hạn của nghề nghiệp “ tháo giầy “ tôi không thể nào “ dứt cháo “ mỗi ngày được.

Năm tháng xứ người, vừa học vừa làm tôi cũng có dư chút đỉnh vài tháng gửi chút tiền “ sặc mùi bơ sữa “ tiếp tế cho cha khi nghe tin ông bị các đồng chí cho “ về hưu mất sức “ cùng lúc với nhiều người bạn thời kháng chiến. Gần mười năm sau khi ổn định cuộc sống tôi trở về thăm cha thấy ông đã hoàn toàn chán nản, ngán ngẩm người và việc trước kia. Ba tôi cùng nhiều người bạn phải đợi đến lúc tuổi già cận kề miệng huyệt mới thực sự tỉnh ra rằng đã lạc đường mà trước kia cứ tưởng mình đi đúng.!

 Đám đông đứng lố nhố ngoài vòng rào giữa trời nắng đón người thân ở phi trường làm tôi hoa mắt. Nhìn quanh đâu đâu cũng đông đúc, ồn ào trong khi mấy đứa em họ nhận ra tôi ríu rít vây quanh, có lẽ cái nóng của miền nhiệt đới cộng thêm khói bụi làm khuôn mặt của mọi người đen nhẻm, khô khốc. Không còn thấy mặt đường bởi xe cộ che lấp kín mít tuôn chạy như dòng nước chảy, hai bên hàng quán dầy đặc đông đúc ; hầu như tất cả căn nhà quay mặt ra đường đều trở thành cửa hàng. Chiếc xe chở tôi quanh co qua nhiều khu phố tôi thắc mắc hỏi nhỏ đứa em bà con cô cậu.

- Sao đang trong giờ làm việc mà người ta ngồi đầy các quán cà phê dọc đường đông quá vậy ?

Con nhỏ nhìn chung quanh rồi trả lời :

- Chèn ơi, giờ này là còn ít người đó, mấy quán nhậu ban đêm kìa mới đông khủng khiếp tàn bạo luôn.

Về tới căn nhà cũ thiếu chút nữa tôi nhìn không ra vì khoảng sân trước đã bị cắt mất gần phân nữa để chính quyền địa phương làm thành con đường cao tốc. Cây xoài ở góc sân trái trước nhà già cỗi hơn xưa, bên hông nhà mấy cây nhãn vẫn còn sống tuy giờ còi cọc thưa thớt lá hơn. Mấy cây bưởi, cây khế trồng gần giếng nước vẫn còn bởi tôi nhiều lần dặn đi dặn lại trên phone khi gọi về nhắn mấy đứa em họ phải giữ nguyên cây cối của ngoại tôi trồng. Nhìn chúng tưởng như thấy hình bóng ngoại tôi đang lẩn quẩn đâu đó, mùa xoài ngoại lượm những trái non rụng đầu mùa, gọt vỏ muối chua để dành cho bầy cháu ở thành phố, hễ cứ vào hè là kéo đám bạn về tổ chức cắm trại, picnic trong vườn, miệng lăng xăng kêu ngoại ơi, ngoại hỡi, tay không quên bưng dĩa xoài muối ngâm nước đường bươn bả ra khoảnh đất phía sau vườn sát bờ rạch, ở đó cả đám đang ngồi tình tang đàn ca hát xướng. Lần nào ngoại cũng lựa trong đám giỏ trái cây hái dành cho bạn hàng đến lấy mối mang ra cho chúng tôi khi thì chùm nhãn thơm nức, lúc là những trái đu đủ chín cây ngọt lịm bổ đôi sẵn chỉ cần lấy muỗng múc cho vào miệng. Trong khi bọn con trai ôm đàn nghêu ngao “ trèo lên cây bưởi hái hoa, bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân “ tôi lại kéo mấy cô bạn gái chạy ra cây khế ngọt hái xuống cả rổ. Nhỏ Châu Sa la lớn :

- Mấy ông tướng ơi, thực dụng một chút như tui nè. Trèo cây khế mới có ăn chứ trèo chi cây bưởi, hái chi trái cà của bà ngọai.

Tôi cười khúc khích :

- Mùa này cây bưởi đang ra hoa để cho trái dành bán Tết, hái hoa bưởi của bà ngọai, bà vác roi đuổi cả đám chạy về không kịp à.

Minh Ánh tay bưng rổ khế miệng nói :

- Ông nào muốn làm cháu bà ngọai giơ tay lên.

Hai ba cánh tay giơ lên :

- Con, con nè ngoại Ánh.

Tay cầm từng trái khế Minh Ánh ném túi bụi vô mấy đứa con trai miệng chì chiết :

- Đồ quỷ dịch, ta nói là bà ngọai của Phượng Hoàng chứ bộ.

Bà ngọai đứng nhìn đám trẻ trửng giỡn móm mém cười theo. Thảnh thơi quay người đi dọc giữa những hàng cây trong vườn mái tóc bạc hòa với bộ bà ba lụa trắng khuất sau dãy nhà ngang tôi vẫn còn nghe giọng bà vang lại :

- Cuối tuần tụi con được nghỉ cứ dẫn bạn về thăm ngoại.

Tuổi cao sức yếu nhưng ngoại không thích lên thành phố ở với các con. Chỉ cần ở khoảng vài tuần lễ là bà than phiền không khí phố xá làm bà ngột ngạt khó thở, khi về lại vườn đất mới thấy khỏe khoắn. Bà chỉ cần đi ra đi vào coi chừng mấy người làm vườn dọn đất, cắt cỏ hay đến mùa hái trái giao cho bạn hàng. Má tôi đành chiều theo ý thích của bà, cũng may là miếng vườn không quá xa Saigon nên chúng tôi muốn về thăm ngoại lúc nào cũng được.

 Giống như những buổi chiều của nhiều năm xưa cũ, tôi lại lang thang ra bến phà nhìn dòng nước tuôn chảy lòng bâng khuâng, nghĩ ngợi vu vơ. Bên kia dòng sông người ta đang san đất mở rộng con đường với kế hoạch biến khu rừng đước quanh năm ngập mặn thành khu du lịch sinh thái chạy thẳng ra cửa biển khiến tất cả quang cảnh dường như đổi khác. Một số người có chức, có quyền vội vã khoanh đất dọc theo con đường cất vội những ngôi nhà kiến trúc theo kiểu mới nằm lạc lõng giữa đám nhà xập xệ, cũ kỹ xiêu vẹo vì năm tháng. Nhiều đầm nuôi tôm nằm rải rác dọc theo con đường mới mở. Thời buổi “ kinh tế thị trường “ nên người ta chụp giựt, ăn xổi chạy theo phong trào với quan niệm “ nhanh tay thì còn, chậm tay thì hết “. Mấy đứa bạn trong nghề còn ở lại bây giờ không còn nghèo nàn như trước, đa số đều “ lên đời “ bởi những lớp học luyện thi, dạy thêm ngoài giờ. Nhìn thấy mấy đứa em họ vất vả chở con cái đi học thêm đủ thứ, nào là Toán, Văn, ngoại ngữ, học bơi, học võ thuật tôi hỏi một đứa em :

- Liệu có cần phải cho mấy đứa nhỏ nhồi nhét nhiều thứ một lúc như vậy không ? Coi chừng phản tác dụng giáo dục à !

Nhỏ em cười gượng gạo :

- Đành chịu vậy thôi bởi mọi người chung quanh đều làm như vậy hết, mình không chạy theo con mình sẽ thua kém thiên hạ, vào đời sẽ gặp nhiều thiệt thòi.

Vậy là suy nghĩ của tôi giờ thành lạc hậu mất rồi, đời sống chuẩ n mực trước kia của tôi so với hiện tại biến tôi thành một con người lẩm cẩm, bảo thủ ngay trong tư tưởng.

Mãi nghĩ lan man tôi đã đi khá xa bến phà nên quay lưng trở lại, con đường nhiều lần tôi đã đi từ lúc còn là cô giáo mới ra trường vừa tròn hai mươi tuổi. Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác bồi hồi khi nhớ lại quyết định liều lĩnh của mình trong quãng thời gian ngắn ngủi lúc đó ở nơi chốn này. Vì lòng trắc ẩn hay do tâm hồn đầy lãng mạn ? Có lẽ cả hai thứ gộp lại.

Từng bước chầm chậm xuống chiếc cầu phao bồng bềnh trên sóng giống như dải lụa mềm phất phơ trước gió. Tay vịn thành lan can thanh chắn đứng đợi chiếc phà từ bên kia quay trở lại đón khách, tôi cúi xuống soi mặt mình dưới dòng sông cuồn cuộn sóng vỗ róc rách vào những chiếc phao đang cột chặt dưới chân cầu. Nhiều bà mẹ nhà quê mê tín thường hay cấm tiệt con gái lớn không được soi mặt dưới ao hồ, sông suối e rằng sẽ bị thủy thần, hà bá bắt mất hồn vía và sẽ khó lấy chồng. Riêng tôi lại hay có thói quen đó bởi lớn lên đâu có mẹ kề bên ngăn cấm, chẳng lẽ điều xui xẻo này lại vận vào tôi ! Vị thủy thần không từ đáy sông hiện lên mà lại ở trong một trại tạm giam cạnh trường học, khiến chỉ trong khoảnh khắc cô giáo nhỏ bỗng đánh mất linh hồn. Hằng bao nhiêu năm lòng tôi vẫn không xúc động mảy may trước những lời tỏ tình của người khác phái, không chờ đợi ai cả nhưng tâm trạng lại khắc khoải về một cái gì vô hình không sao giải thích nổi, có lẽ vì vậy trái tim tôi trở thành vô cảm không dung nạp được hình bóng của người khác nữa.

Rời thanh lan can tôi lẫn trong dòng người đi bộ bước cạnh đoàn xe gắn máy đang rồ ga lũ lượt tuôn xuống phà, vài chiếc xe du lịch chở khách vừa đi chơi ngoài cửa biển trở về. Nhìn những khuôn mặt tròn quay hồng hào hoặc trắng tươi tôi biết ngay họ là đám Việt kiều nước ngoài. Lần bước lên hành lang tầng trên dọc theo hai bên thành tàu, tỳ tay vào một ô cửa sổ trên phà nhìn sang bên kia sông tôi có thể nhìn rõ quang cảnh chung quanh, ở một chỗ lõm của khúc sông nơi căn cứ Hải quân ngày trước vẫn còn nguyên chiếc cổng sắt nhô cao, hai bên bờ nhiều chiếc chiến hạm lớn nhỏ sơn màu xám xịt đang neo đậu, số hiệu ngày xưa của mỗi chiếc được vẽ bên hông đã bị xóa sạch, những tháp canh, pháo đài dường như rỉ sét, tất cả đều trở nên cũ kỹ tàn tạ chứng tỏ chúng đã bị bất khiển dụng từ ngày ấy đến nay.Nhìn quang cảnh bỗng dưng trí nhớ kém cỏi của tôi lan man nghĩ đến bài thơ Thăng Long thành hoài cổ. Hình như tôi nghe vang trong gió tiếng thở dài “ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, đến nay thấm thoát mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương ! “

Gió thổi từ bên ngoài mặt sông làm tóc tôi rối tung, mũi phà rẽ nước băng băng làm bọt sóng trắng xóa tuôn ra hai bên, cuộn theo mấy cụm lục bình đang trôi dập dềnh, lờ lững. Ở ô cửa gần phía mũi phà một người đàn ông đứng tuổi cũng đang quay nhìn về phía căn cứ cùng hướng với tôi.

Từ bến phà quay về nhà, như người đi dạo mát tôi chậm rãi từng bước đi len vào con đường mòn giữa hai hàng tre trúc chụm đầu thay vì đi dọc ngoài đường lớn. Ở đây không khí vắng vẻ, tịch mịch. Ánh sáng không lọt nổi qua vòm lá rậm rịt, đan nhau ; tôi nghe rất rõ tiếng chân bước trên đám lá khô xào xạc vang lên xa xa sau lưng. Quay người lại tôi nhận ra ngay là người đàn ông khi nãy gặp trên phà, khuôn mặt hơi quen hình như tôi có gặp rồi ở đâu đó, có lẽ qua nhiều năm với công việc khiến tôi gặp gỡ biết bao người nên nhìn ai cũng cảm thấy quen, liên tưởng về quá khứ tôi cười thầm trong dạ khi nhớ về những chàng trai theo đuôi thời còn đi học. Đứng trước cửa nhà tôi lúc lắc đầu như muốn rũ bỏ tất cả nỗi buồn ký ức để thực tại trở về cắt ngang những mộng mơ thuở trước. Giơ tay chốt lại cổng rào nhìn qua bên kia đường tôi lại thấy người đàn ông đứng bên chiếc chòi lá bán nước dừa tươi của người hàng xóm, dáng vẻ đang dùng dằng, phân vân giống như đang lạc lối.

oOo

 Tôi trở dậy khi tiếng ồn ào của xe cộ vang lên ngoài đường, giờ này bên kia khu chế xuất công nhân đang vào ca. Con đường trước nhà dẫn đến khu nhà trọ rẻ tiền cất trên những mảnh đất gò, đất ruộng trước kia. Bao nhiêu tỷ phú chân đất ra đời nhờ vào việc kinh doanh này. Cả căn nhà vắng lặng, mấy đứa em, cháu chắc đi làm đi học hết cả. Chỉ có tôi là lười biếng trễ nải, về đây tôi tự cho phép mình được như vậy. Hai bàn tay vốc bụm nước giếng mát rượi rửa mặt làm tôi thấy khoan khoái, tỉnh táo. Băng qua đường ghé gánh hàng mua mấy gói xôi, bắp để ăn sáng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm ăn những gói xôi nhuộm màu lá cẩm, màu xanh lá dứa, nắm xôi nếp dẻo nằm trên miếng bánh phồng, quệt vào miếng đậu xanh hay gói bắp với những hột bắp giã trắng sạch hết vỏ nấu nhừ thành một thứ cháo đặc sệt, cả hai thứ xôi, bắp đều được rải thêm dúm dừa nạo sợi trắng tươi, chút đường cát trộn lẫn muối mè trước khi gói lại. Còn nhớ ngày xưa chiếc muỗng ăn bắp được làm bằng những cọng lá dứa dại, bây giờ thời đại vi tính mua xôi bắp được đựng trong những hộp nhựa xốp, muỗng nhựa cho hợp “ thời trang “. Mỗi lần tôi đòi ăn sáng bằng xôi, bắp là bị mấy đứa em họ la lên : - Trời, chị này thèm cái gì kỳ cục.

Tôi cười pha trò : - Chị đang “ về nguồn “ đó mà. Bộ hỏng thấy hôm Tết rồi người ta bứng cả một mảng nhà quê đem để chình ình trước cửa Dinh Độc Lập sao ? Có nguyên chiếc cầu khỉ băng ngang cái ao, có cây rơm nằm cạnh chiếc xe bò, có ao sâu, bờ tre bụi chuối sau hè ngôi nhà tranh vách lá, có cái ảng nước trước nhà với cái gáo dừa múc nước. Hoạt cảnh “ thôn quê giữa phố “ đầy sáng tạo này bên Mỹ làm gì có được.

Tay cầm mấy gói xôi bắp tôi ghé quán Dì Tư mua mấy trái dừa tươi, hình như trong các thức uống bây giờ chỉ có nước dừa là còn tinh khiết nhất. Con gái dì Tư tên Thanh Nhã hồi còn nhỏ là đứa bạn hàng xóm thân thiết với tôi nhất, giờ bán quán thay cho bà má đã già. Trong mấy chị em Nhã là đứa thiệt thòi về hình dáng nên giờ vẫn chưa chồng, ở một mình với mẹ. Nhìn nó tự nhiên tôi lại nghĩ :” Cái tên phản ảnh ngược với đời, nó tên Thanh Nhã nhưng dáng người không như tên gọi, còn mình ! hình dáng không kém ai nhưng có lẽ vì Phượng Hoàng là loài chim bay cao quá nên giờ cũng chỉ bay một mình.”

Nhã chặt mấy trái dừa, gọt hết vỏ cho vào cái túi nylon để trước mặt tôi rồi hỏi :

- Phượng về chừng nào trở qua Mỹ ?
- Cuối tuần này tôi về bển rồi, chúc Nhã ở lại buôn may bán đắt.

Nhã toét miệng cười :

- Bà với tui mà còn khách sáo, chúc với chiếc. Buôn bán đủ sống qua ngày là đỡ rồi. À! cám ơn chai dầu gội đầu bà tặng cho tui.

Như chợt nhớ điều gì Nhã bỗng hạ giọng :

- Phượng nè, chiều hôm qua mình có một ông khách ghé quán uống nước dừa. Ổng ngồi hơi lâu, cứ nhìn xéo qua bên nhà của Phượng rồi hỏi có biết nhà của một cô tên Phượng Hoàng hồi trước làm cô giáo. Mình biết ngay là tìm Phượng chứ còn ai. Ừa, mà có lẽ ổng đã có tới đây trước đó rồi, hình như năm, sáu năm về trước. Tại vì ổng có hỏi sao quán không còn bán nước mía nữa, tôi nói má tôi nghỉ bán thứ đó lâu rồi. Mà lạ nhen, mình dòm thấy ổng giống in như là Việt kiều ở nước ngoài chứ hỏng phải người ở đây đâu.

Tôi lắc đầu cười hoài nghi :

- Bộ ai hỏi thăm mình cũng là Việt kiều hết sao ? Chắc là mấy người bạn cũ ngày xưa cùng học trường Sư Phạm.

Nhỏ em trở về lễ mễ mang xách mấy hộp bún bò, hủ tiếu cho tôi ăn sáng, Thấy tôi đang ngồi ăn xôi nó trợn mắt :

- Trời ! Lại ăn xôi, em hỏng thấy ai giống như chị, Việt kiều gì mà về Việt Nam cứ lúc thúc ở nhà. Đi ra ngoài thì chỉ tới mấy hiệu sách.

Tôi không trả lời sợ đứa em họ buồn lòng bởi bên ấy tôi thừa mứa mọi thứ đến ngán ngẩm. Từ trước đến giờ nếp sống mẫu mực đã khiến tâm hồn tôi già trước tuổi, chừng như nhớ ra điều gì đứa em trở lên nhà trên.:

- Chị Phượng, sẩm tối hôm qua có một ông đến tìm chị, lúc đó chị đang trong nhà tắm, ổng có để lại tấm danh thiếp hẹn mười một giờ trưa nay đến gặp chị. Danh thiếp thấy ghi nghề nghiệp làm địa ốc gì gì đó.

Tôi ngắt lời nó :

- Cũng lại là mấy tay cò nhà, cò đất. Họ thấy miếng vườn phía sau nhà mình ngon lành, có giá nên muốn gạ gẫm kiếm chác thôi.

Nhỏ em với lên cái chân đèn trên nóc tủ thờ lấy xuống miếng giấy hình chữ nhật :

- Em thấy chắc là không phải, danh thiếp này ghi địa chỉ ở bên Mỹ, hình như có chữ WA, đây nè.

Tôi cầm lấy tấm danh thiếp, mắt tôi đập vào hàng chữ lớn in đậm ngay chính giữa tờ giấy nhỏ : Nguyễn Phù Tang. Ở một góc ghi rõ địa chỉ cùng tiểu bang với tôi.

Ngoài sân có tiếng léo nhéo của ai đó than phiền năm nay ngày Tết đến muộn màng, mùa xuân qua rồi những cành mai đã ra hoa hết trước đó cả tháng. Mọi người ăn Tết thiếu vắng cành mai, nhiều năm qua giao thừa đã không còn tiếng pháo, giờ mất nốt những đóa mai vàng, mùa xuân không còn là xuân nữa.

Cỏ Biển
Tháng giêng 2007