SỐ 24 - THÁNG 10, NĂM 2004

 

Thư toà soạn

Thơ
Vọng phu thạch
Ngô Thái
Linh hồn sa mạc
Nguyễn Xuân Vời
Thu vịnh
Huỳnh Kim Khanh
Trăng
Phạm Hồng Ân
Chiều chớm thu
Trần Việt Bắc
Từ sông Seine đến Dương Tử
Tôn Thất Phú Sĩ
Chiếc lá rừng phong
Ngô Minh Hằng
Mấy điệu thu ca
Dã Thảo
Đùa chơi vài chữ 2 câu
Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút
Một chuyến đi
Trần Việt Bắc
Con rắn
Nguyên Nhi
Thu muộn
Song Thao
Tưởng như đã quên
Tôn Nữ Quỳnh Diêu
Sống gửi thác về
Trần Phương
Hạt ngủ đợi mưa
Tầm Xuân
"Một tiếng đất trời thu..."
Vũ Hoàng Thư

Biên khảo, tiểu luận
Những người tuổi trẻ của mùa trăm hoa cũ
Phan Thái Yên
Lê Đức Phi - Bà là ai
Trần Việt Bắc
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 11
Hoàng Thiếu Khanh
Cách mạng Việt ngữ
Tân Văn

Truyện dài
Thằng Nèm
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 18
Huỳnh Kim Khanh


 

Sống Gửi, Thác Về

 

Thông thường người ta định nghĩa: Chết là khi hơi thở không còn, chẳng biết gì đến những sự xảy ra chung quanh nữa. Và sống là ngược lại. Hẳn nhiên, cái chết có thể đơn giản nhưng sự sống chắc chắn phức tạp hơn nhiều. Trên phương diện khoa học, giữa Sống và Chết là sự ngưng đập của trái tim. Các khoa học gia chỉ nghĩ đến việc kéo dài sự sống bằng mọi cách mà không ai muốn làm ngừng nó cả. Thật ra, sống chưa chắc đã sung sướng hơn chết vì không ai biết cái Chết như thế nào. Không biết thì làm sao so sánh để lựa chọn ? Nếu ta nghĩ Sống, Chết là quyền quyết định của Ông Trời, của Đấng Tạo Hóa thì tại sao lại cắm dây, gắn ống vào những thân xác vô hồn ? Có phải ta đang muốn kéo dài sự sống của người thân (không phải của chính ta) chăng ? Chấm dứt những đau đớn bằng cái chết chưa hẳn đã là việc ác mà có thể ngược lại. Chỉ đứt tay, chảy máu bạn đã thấy đau, huống gì những vết đau do những con vi khuẩn từ trong cơ thể đang gặm, nhắm các tế bào từng phút, từng giờ. Kéo dài sự đau đớn đó hàng ngày để xoa dịu cơn đau chỉ từng giây bằng những liều morphine thì nên sống hay chết ? Đó là nỗi đau thể xác. Còn Tinh thần ? Những người trẻ tự tử vì thất tình, vì mất hạnh phúc rất nhiều. Thật ra, không hẳn họ chọn cái chết vì người yêu phụ bạc mà vì cuộc sống đối với họ không có ý nghĩa gì nữa. Buồn gia đình, chán cuộc đời là những nguyên nhân chính. Không có gì lạ khi chán cuộc sống ta đi tìm cái chết. Thử tưởng tượng. Thời gian giống nhau, khoảng năm 1995 chẳng hạn, vùng Sông Bé, bên kia quả đất, nơi thôn quê hẻo lánh, xa hẳn miền phồn hoa đô hội, ánh sáng văn minh chỉ mới chập chững tìm về. Một quán nước bên đường có điện, có bia giải khát (nhưng chưa có vừa giải khát, vừa ôm), một chị gánh hàng rong sau những giờ quẫy gánh bún đang tạm dừng chân ngay trước mặt quán bên đường để vừa buôn bán, vừa giải trí. Chủ quán bật máy hát, cắm dây điện kéo ra ngoài cửa để chị bán bún hát Karaoke. Khách hàng vừa ăn vừa thưởng thức âm nhạc. Sau khi ca ba bài tân nhạc thịnh hành, chị bán rong hoan hỉ lấy tiền bán bún trả cho chủ quán nước, thu ghế đẩu, móc vào quai, quảy gánh đi bán tiếp. Chị đang vui vẻ, hạnh phúc. Bên này địa cầu, cũng tại một quán bên đường nhưng là xa lộ, đèn màu đủ kiểu. Một gia đình ghé vào mua một túi giấy dầu đầy Cua sau khi luộc tại chỗ có màu đỏ hồng, thơm nức mùi gia vị cam, tỏi, tiêu, ớt. Hai vợ chồng, 1 bà mẹ, hai con, 1 trai, 1 gái đổ ngay lên chiếc bàn đá kê sát cửa ra vào của tiệm. Kẻ đập, người gõ, chấm chấm mút mút những con cua một cách thú vị. Họ cũng đang sung sướng và hạnh phúc. Hạnh phúc nghe ra đơn giản mà sao lắm khi ta tìm hoài chẳng gặp. Có phải tại mình đi tìm những cái quá khó khăn chăng. Đôi lúc tôi thấy mình có quá nhiều. Không thèm, muốn bất cứ thứ gì nữa nên ước ao được chết. Có thể bạn đang nghĩ “lại một kẻ no cơm, ấm cật...” đây nhưng không phải, tôi mong mình chết để mang theo hạnh phúc đang có lúc đó vì nếu sống lâu, mỗi ngày là một thay đổi, hạnh phúc sẽ từ từ hay nhanh chóng vẫy cánh ra đi thì chắc tôi cũng sẽ buồn khổ thôi. Đã có những lúc tôi loay hoay tìm cách chết sao cho êm, nhẹ. Phóng hết tốc độ vào xe ngược chiều nếu không chết mà tàn tật thì còn khổ thêm bao nhiêu người khác. Đóng cửa garage lại, quay kính xuống, mở máy xe chạy để chết vì acid Carbon thì căn nhà mình sẽ xui xẻo, không có người mua. (Thật buồn cười, đã muốn chết mà còn tiếc của). Tính toán mãi rồi tôi cũng nghĩ ra được 1 cách chết rất đẹp, rất lãng mạng là buổi chiều, (phải chờ mùa đông để mặt trời đi ngủ sớm, phải lựa ngày trăng khuyết để không ai thấy) sau giờ làm việc, lái xe đến khu đậu xe thương mại. Đi bộ băng qua đường, dạo mát dọc theo bờ biển rồi đổi hướng, đi thẳng xuống nước là xong. Chỉ mười phút thôi, sóng sẽ cuốn tôi ra biển, nhận chìm tôi trong dòng nước mênh mông. Xác tôi đủ nuôi ít con cá đang kiếm mồi gần quanh đấy. Có thể khi nổi lên, tôi chỉ là một cái xác thiếu chỗ này, mất chỗ kia. Cũng có thể chỉ còn là bộ xương hay tuyệt nhiên không còn gì. Nhưng điều này với tôi đâu có nghĩa gì nữa. Chỉ với những người còn sống. Xem nào, Tuyệt mệnh thư sẽ chứng minh với nhà chức trách là không ai can hệ gì đến cái chết của tôi nếu không tìm thấy xác. Nếu tìm thấy xác, gia đình tôi cũng sẽ đem thiêu rồi thả tro xuống biển theo di chúc đã có sẵn của tôi. Đám ma nếu có chỉ là lời cầu nguyện ở nhà vì theo luật Công Giáo, người tự tử bị tội mất linh hồn, không được đưa vào nhà thờ. Nghĩ đến đây tôi mới thấy là không được rồi. Ai đời chết mà còn bị tội. Lỡ xuống hỏa ngục chẳng được một lời kinh an ủi. Chưa kể đến chuyện làm cho anh, chị, em, con cái mình buồn phiền. Còn ông chồng nếu có buồn chắc chỉ được 15 phút. Sau đó rước ngay một cô gái trẻ, đẹp về. Nhà mình họ ở, tiền mình, công khó làm ra, họ tiêu, nữ trang mình họ đeo, chồng mình họ sài. Vừa xài họ vừa rủa mình ngu và ước chi mình chết sớm hơn. Đã thật. Nghĩ đến đây thì tôi thấy ý tưởng tự tử đúng là đại ngu. Thôi thì cứ chuẩn bị sẵn để nếu chết bất thình lình tôi vẫn được thảnh thơi, không vướng mắc nợ trần. Khi đi hành hương La Mã, trong đám đông đặc kín người ở công trường Thánh Phê Rô đang được Đức Giáo Hoàng ban phép lành, tôi cứ chờ đợi một cơn đau tim để mong mình chết ngay lúc đó mà chẳng có gì xảy ra; để mãi đến khi về đến Hoa Kỳ trái tim nó mới lại loạn nhịp. Trong hạnh phúc tôi mong được chết.

Trần Phương