Huỳnh Kim Khanh
Dạ Xoa Ma Nữ phi thân xuống núi. Những biến cố gần đây đã làm mệt
trí não của nàng.. Nàng cứ nghĩ ngợi băng khoăn về những lời thử
thách của Hoàng Long Nữ. Những bồng bột của đời tình ái của nàng
hơn mười năm trước trở về vây bủa tâm tư. Cơn mơ tình ái đến rồi
đi như cơn bão vô tình. Những háo hức muốn làm bá chủ võ lâm khi
còn trẻ và đầy nhiệt huyết không thể lường trước được những hậu
quả tai hại về sau. Hố sâu thù hận đã được đào sâu hơn sau lần gặp
gỡ cuối cùng với Hoàng Long Nữ. Chỉ còn hơn hai tháng nữ thôi đã
đến kỳ hội ngộ quyết định tại Vô Tình Cốc. Cuộc đụng độ quyết liệt
này giữa hai cao thủ võ lâm chẳng những sẽ trang trải mốt hận tình
giữa hai người mà cũng có thể kết liễu cuộc đời của một trong hai.
Hoàng Long Nữ là một cao thủ võ lâm. Dạ Xoa Ma Nữ đã từng nghe đồn
đại rằng Long Nữ là con cũ Hoàng Dược Sư và nàng đã được truyền
bí kiếp về kiếm pháp do chính Hoàng Tiền bối đúc kết. Có nhiều cao
thủ khác còn đồn đại rằng chính họ cũng đã từng thấy Hoàng Long
Nữ ra những đường kiếm gọi là Uyên Ương Kiếm. Nhưng đường kiếm này
chắc chắn có liên hệ đến thanh Uyên Ương Kiếm gia truyền của gia
đình nàng. Tuy đã thu hồi được thanh kiếm báo này, Ma Nữ chưa hề
biết gì về những đường kiếm bí truyền cùng tên với bảo kiếm. Lấn
đầu tiên Dạ Xoa Ma Nữ mới để ý đến sự trùng hợp này. Những đường
kiếm liên hệ đến Uyên Ương kiếm có thể đã thất truyền, cũng có thể
đã được ghi chép trong một trong những bí kiếp đã từng được đồn
đại trong võ lâm. Nhưng để đối phó với Hoàng Long Nữ, Ma Nữ còn
phải đương đầu với nhiều trở ngại khác. Nếu quả thật Hoàng Long
Nữ đã được truyền Hoàng Dược Sư Kiếm Phổ, câu hỏi kế tiếp là Long
Nữ đã lãnh hội và tập luyện được mức độ nào những gì được chỉ dẫn
trong bí kiếp. Cho đến nay, trong giới giang hồ chưa ai có thể trả
lời câu hỏi đó. Dạ Xoa Ma Nữ nghĩ ngợi miên man. Mỗi khi có chuyện
gì nan giải nàng lại nghĩ đến sư phụ của nàng. Tông tích của sư
phụ nàng cũng bí mật như tông tích của chính nàng. Nàng chỉ biết
rằng bà là một nữ hiệp kỳ bí với tài kiếm thuật siêu phàm và với
một nhan sắc nghiêng thành đổ nước. Bà cho nàng biết rằng nàng là
một đứa con vô thừa nhận, nhặt được bên vệ đường và được bà đem
về nuôi nấng. Lớn lên nàng trở thành đệ tử duy nhất của bà. Bà vừa
là nhũ mẫu vừa là sư phụ thân yêu của nàng. Nàng chưa bao giờ biết
được tên tuổi thật của bà và chỉ được gọi bà là Lý Mẫu. Còn tên
nàng cũng mang họ Lý, tục là Thùy Vân. Khi nàng lên hai mươi tuổi
thì bà giã biệt ra đi rồi tuyệt tích giang hồ. Kỷ vật cuối cùng
là một cái hộp gỗ dài chững một thước chạm trổ cầu kỳ với những
hình đôi long phượng quấn quít quanh thanh kiếm và có đóng dấu của
hoàng gia. Bà dặn rằng phải chờ hai mươi năm sau mới được mở ra
xem. Hơn hai mươi năm thắm thoát trôi qua, nàng quên bẵng đi mất.
ự nhiên hôm nay khi nghĩ đến sư phụ, nàng chợt nhớ ra kỷ vật quí
báo này. Và tức tốc nàng để Lâm Thúy San trông coi A Phương, còn
nàng mang kỷ vật tìm đến một hang núi phía tây sào huyệt của nàng
để trước hết tĩnh tâm nhớ về người nhũ mẫu thân yêu và sau đó mở
ra xem bên trong hộp gỗ có gì. Cơn gió sớm thổi phần phật tà áo
của nàng. Làn tóc mây bay bay trong nắng gió ban mai. Nàng dừng
chân ngoài hang núi, đến ngồi tên một phiến đá to ngoài động núi.
Cơn gió sớm rì rào trong kẽ lá lùm cây. Mây xám nằm nặng nề bao
phủ lưng chừng triền núi xa xa. Sương sớm hãy còn đọng trên từ ngọn
cỏ, từng cánh hoa dại nở muộn vào cuối thu. Rừng xa mang một màu
nâu xám vì hầu hết những cây đã rụng gần hết lá, chỉ có những cây
thuộc loại tùng bách thì vẫn mang một màu xanh thẳm thiên thu.
Dạ Xoa Ma Nữ bùi ngùi mở chiếc hộp kỷ vật than yêu cuối cùng của
nhũ mẫu.
Hơn hai mươi năm sau nàng mới chợt nhớ ra kỷ vật này. Giờ không
biết nhũ mẫu nàng sống chết ra sao. Bà ra đi bí mật như cuộc đời
bà khi bà đến trong tiểu sử mơ hồ của chính nàng. Vì tôn trọng lời
hứa, nàng không hề dám mở chiếc hộp này từ bao năm qua. Thời gian
thắm thoát trôi đi nhanh như dòng nước lũ dưới khe. Hơn nữa đời
nàng cũng bận rộn những món nợ giang hồ nên nàng quên bẵng.
Bên trong chiếc hộp chạm trổ cầu kỳ là hai thanh đoản kiếm, hai
cây trâm cài nạm ngọc xanh biếc, một quyển sách viết bằng tay trên
lụa trắng đã ngả màu vàng và hai lá thư viết trên giấy hoa tiên
và một mảnh lục nhỏ màu hồng đề ngày mùng 7 tháng 8, tiết Thu phân
giờ Tí năm Càn Long nguyên niên thứ 9. Đây có thể là ngày sanh của
ai đó hoặc là một ngày quan trọng trong đời nhũ mẫu.
Nàng mở lá thư để trên cùng và bắt đầu chăm chú đọc từng chữ, từng
câu:
Thùy Vân con,
Khi con đọc những dòng này thì chắc mẹ đã ngao du lâm tuyền nơi
góc biển chân trời nào đó hoặc đã ra đi về miền vĩnh cửu. Sở dĩ
mẹ đặt điều kiện là con phải chờ hai mươi năm mới mở hộp ra là
vì mẹ biết khi đó con đã qua tuổi bồng bột háo thắng, thích phiêu
lưu, Chỉ khi đó con mới có thể lãnh hội những gì mẹ muốn truyền
thụ cho con và chị con, người ái nữ duy nhất của mẹ mà con phải
tìm cho được để chia xẻ những kiến thức kiếm thuật mạ muốn để
lại cho hai con. Con sẽ tìm thấy trong hộp này một quyển sách
mẹ chép tay ghi lại những tinh hoa vế kiếm thuật do Đoàn Tiên
sinh đã đúc kết sau những lần luận kiếm với Hoàng tiền bối. Hai
người này có liên hệ mật thiết trong đời mẹ. Hy vọng con sẽ tìm
ra người chị của con và trao lại những vật kỷ niệm nho nhỏ me
muốn trao lại.
Lý Mẫu thủ ký.
Đọc đến đây Dạ Xoa Ma Nữ thấy đầu đầu óc quay cuồng như cơn bão
táp. Nàng hoang mang không biết trên chốn giang hồ nàng đã từng
chạm trán với người chị bí mật này chăng? Biết dâu trong những năm
tháng bôn ba gió bụi giang hồ nàng chẳng những đã gặp người này
mà cũng có thể đã tạo mối thù truyền kiếp với người chị chưa quen
biết. Nàng cố trấn tĩnh để mở đọc tiếp lá thư thứ hai.
Long Nữ con,
Đáng lẽ mẹ phải ở lại với con cho tới ngày con khôn lớn nhưng
mẹ phải ra đi một cánh bất chợt để tránh rơi vào tay kẻ gian ác
trong triều. Mẹ không có thì giờ và hoàn cảnh thuận tiện để mang
con theo, nhưng mẹ tin rằng không ai có thể ám hại con, một khi
mẹ đã ra đi. Mặc dù tông tích con chỉ có vài người biết nhưng
từ tên con do chính Đoàn Tiên Sinh chọn cũng đủ cho nhiều người
suy ra nguồn gốc của con: Hoàng Long Nữ. Mẹ ra đi nhưng long chua
xót vì không đem được con theo. Nhưng một ngày nào đó mẹ con mình
cũng có dịp gặp nhau. Cầu trời con sẽ trưởng thành và thành công
trên đường đời. Mẹ có để lại vài món quà mọn cho con.
Lý Mẫu thủ ký.
Dạ Xoa Ma Nữ cảm thấy như mặt đất chuyển động dưới chân. Đầu óc
nàng choáng váng như trong cơn say rượu. Hoàng Long Nữ là con ruột
của nhũ mẫu mà cũng là kẻ thù không đội trời chung đã từng thách
đấu nàng trong trận chiến quyết liệt ở Vô Tình Cốc. Chỉ còn hơn
hai tháng đã đến ngày giao đấu. Nàng phải làm gì đây để một đàng
giữ lời nhắn nhủ của nhũ mẫu một đàng giữ vẹn danh dự của một nữ
hiệp giang hồ? Nàng dứng dậy và bắt đầu đi tới đi lui nôn nóng.
Chiếc hộp và hai lá thư nằm yên trên tảng đá. Càng nghĩ, long nàng
càng hoang mang. Kiếm Phổ của Lý Mẫu để lại là cho cả hai người,
nàng có bổn phận phải chia xẻ những kiến thức về kiếm thuật và võ
công chỉ dẫn trong kiếm phổ này với Hoàng Long Nữ. Nàng không thể
độc quyền chiếm hữu kiếm phổ quí báo này. Nhưng bằng cách nào đây?
Nàng bình tĩnh trở lại và lạnh lùng nghĩ tiếp. Điều trước tiên là
phải xem trong kiếm phổ có gì, rồi sau đó sẽ tùy cơ ứng biến.
Dạ Xoa Ma Nữ bắt đầu mở từng trang lụa trắng ngà và ngấu nghiến
đọc. Càng đọc càng thấy say mê. Vài điều trong kiếm phổ nàng đã
được nhũ mẫu truyền cho còn lại là những thế kiếm vô cùng bí hiểm
lần đầu tiên nàng nghe thấy. Ngoài đề tài kiếm thuật, quyển sách
còn bàn đến những bí quyết luyện côn và cách luyện thuốc giải độc
và thuật dưỡng sinh. Nàng có cảm tưởng đây chỉ là một bản sao của
một quyển sách khác mà tác giả có lẽ là Đoàn Tiên Sinh.
Dạ Xoa Ma Nữ phải quyết định cấp tốc để tranh thủ thời gian. Nàng
thu xếp các thứ vào hộp và phi than trở về hang động.
Ánh nắng ban mai đã bắt đầu ló dạng từ sau rặng núi xa xa. Tiếng
chim chóc hót vang trong nắng sớm. Sương mù cũng bắt đầu tan dần
trên sườn núi. Dạ Xoa Ma Nữ thấy lòng lạnh như băng.
(Còn tiếp)
|