SỐ 36 - THÁNG 10 NĂM 2007

 

Thơ

Đêm cuối ở Nha Trang
24
Vũ Hoàng Thư
Chiếc Taco lưu lạc

24 Phạm Hồng Ân
Viễn hoài
24
Tiểu Đỉnh
Khuýp danh

23
Ái Ưu Du
Đọc thư
21Trần Việt Bắc
Tình đã giá băng
18
Huỳnh Kim Khanh
Trang thơ cũ bản đàn xưa
18
Ngọc Trân
Paris quê hương tôi ?
18
Tôn Thất Phú Sĩ
Anh vội để một vầng thơ đâu đó
18Kim Thành
Sa Pa Việt Bắc
18Đỗ Phong Châu
Nỗi nhớ
21
Trần Hoan Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút

Vượt trại
14
Phạm Hồng Ân
Sàigòn, Người cũ, Khoảng trống ...
14Nguyên Nhi
Tản mạn phố xưa
14Phan Thái Yên
Duyên khởi
14Cỏ Biển
Hoa tím
13
Xuân Phương
Thư tình tri ngộ
14
Ái Ưu Du
Ở đợ trần gian
15
Võ Thị Đồng Minh
Chợ Mouffetard
8Thi Vũ
Cuối ngày một lần ngồi lại
8Song Thao
Sự cô đơn và khát vọng đợi chờ trong thi phẩm Bến Đợi
8Lê Miên Khương


Văn học, biên khảo

Giao Chỉ và Tượng Quận (3)
4Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành (10)
4Ngô Văn Xuân
Phiếm luận văn chương
4Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 23
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn
1Ái Ưu Du
Vô tình cốc - Kỳ 30
1Huỳnh Kim Khanh


 

Thư tình tri ngộ

 

Khí hậu ở Đà Lạt vào mùa Thu thật dễ chịu. Không khí thoáng mát, lâng lâng trong lành ấm dịu khôn tả. Tia nắng bình minh hay hoàng hôn đều nhuộm thắm mặt hồ, tạo thành màu vàng óng, sang sáng như tráng men bạc. Những con đường rất rộng uốn lên uốn xuống nhấp nhô, len lỏi qua bao đồi thông xanh ngút ngàn. Mang dáng dấp sang trọng, thấp thoáng nhiều ngôi biệt thự xinh xắn có đèn xanh đèn trắng đèn vàng muôn vẻ, muôn hình dáng yêu kiều đứng riêng trong từng thổ cư. Có bao chiếc xe nhà bóng loáng, đi về lả lướt, càng tô điểm cho bộ mặt thị thành nên thơ hơn.

Phải! Mọi sự đã khởi sự bắt đầu, cũng như chấm dứt từ đây. Từ thành phố Hoa Đào duyên dáng thơ mộng nầy. Từ con đường mòn uốn khúc dưới rặng thông xanh ngút ngàn, dẫn đến ngôi trường thân quen, suốt năm niên khóa. Phiến trời xanh xanh lộ ra dưới kẽ lá rì rào. Bóng râm trên đỉnh núi dài hẳn ra, báo hiệu một ngày nữa, hoàng hôn sắp lụi tàn. Quỳnh thấy quắt quay niềm nhớ nhung, dù rằng cô còn đứng trên con đường thân thuộc cũ, và sẽ do dự bùi ngùi lúc chia xa.         

Cái biệt danh đồng nghiệp đặt cho Huỳnh thị Xuân Quỳnh, “Người đẹp mắt buồn rất bình thản”, được bạn trai hân hoan tán thành. Riêng hai “cô gái già” không vừa lòng. Họ làm bộ làm tịch ư hử trong cổ họng, rồi vội quay đi, hai cô nh ìn nhau hất mặt liếc nhìn về Quỳnh bĩu môi. Nét mặt Quỳnh tỉnh queo, dù lúc đó Quỳnh vui, buồn, đi chăng nữa. Cô biết cuộc sống khá tàn nhẫn, nếu chỉ có dũng khí không thôi, mà không đủ kiên nhẫn và minh định con đường riêng ta, thì chưa chắc gánh nỗi mọi đắng cay, cơ cực cuộc đời.

Thế nên Quỳnh ung dung, không muốn nói là bình thản trước mọi biến cố chung quanh, và chính mình. Cô biết, nếu đối lập với quan điểm, hay có ý kiến, ý cò với người khác, thì cô bị xem là khuynh tả. Không có ý kiến, cũng bị coi là khuynh hữu. Thôi mặc sự đời, cô sống cho chính mình, với nhu cầu nội tại, sức mạnh nội tại, và, vẻ đẹp nội tại, là đủ.
Ở đời, ai cũng có nhân sinh quan riêng. Mỗi buổi sáng thức dậy, Quỳnh đọc một đoạn kinh thánh. Buổi tối trước khi lên giường, nàng đọc một đoạn kinh thánh. Thế là nụ cười hồn nhiên tươi nở trên môi, thoáng hiện nét an bình, qua đôi mắt đẹp ngẩng nhìn, và an thư trong giấc mộng.

Tình thân ái giữa bạn bè thân hữu, phụ huynh, học sinh, theo thời gian tăng trưởng vui vẻ. Thật đáng sống. Các bạn thương Quỳnh, một phần dựa trên tính tình cô hòa nhã, đằm thắm, duyên dáng. Phần khác trong Quỳnh tiềm ẩn, súc tích, giàu chất thơ, nên cô khá lôi cuốn họ. Mặc dù họ có cuộc sống khác cô. Tuy thế, không có gì trở ngại trong tình bạn đầy thông cảm và thấu hiểu.

Các cô gái ở cạnh nhà nhau, nhưng dạy khác buổi, nên cô nầy đi dạy, thì cô khác ở nhà, kể như  ít gặp mặt nhau để,tỉ tê chuyện trò. Anh Thư dạy buổi sáng. Quỳnh dạy buổi chiều. Hai cô chung một phòng học, cùng sử dụng bàn, ghế, tủ. Mỗi lớp trang trí một bên tường, treo thời khóa biểu, tranh ảnh riêng. Có hai chìa khóa lớp, và chìa khóa tủ riêng, để đựng dụng cụ thính thị chung.

Việc đầu tiên khi vào lớp, Anh Thư cất xách tay, dù, ở trong tủ, cô đem sách dạy trong ngày, vở soạn giáo án, dụng cụ thính thị cần trong buổi dạy. Những cuốn tập học sinh làm bài ngày hôm trước. Tất cả bưng lên bàn cô giáo xong. Anh Thư kéo ghế ngồi. Trước hết, Thư mở quyển “Bút Ký của Chúng Mình”, chỉ có hai cô đọc và viết cho nhau. Chẳng hạn như:

“Quỳnh ơi! Ngày 28/9 Hội Thuyết Giáo Khoa. Lần nầy Quỳnh phải dạy mẫu cho giáo chức toàn Tỉnh và Thị Xã xem đó nghe.
- Sau khi đi Hội, Họp xong, Quỳnh nhớ kêu Thu, Hạ, Cúc, đến nhà mình ăn bánh xèo, bánh căn nhe.
- Ngày mai dạy xong, là mình lên xe “chuồn” về Đà Lạt trước. Về sau vui vẻ nhe. Bồ tèo! ”.

Đôi khi đọc chuyện Quỳnh viết, Anh Thư vui hoặc buồn bã bâng khuâng thế nào ấy. Một hôm, Anh Thư đọc lời tâm tình cùng bạn như sau:

. . .  “Tháp chuông nhọn hoắt của ngôi giáo đường đâm thủng nhiều tảng mây trắng, xôm xốp, bồng bềnh, vỡ thành triệu giọt nước, hòa vào sương giá, và tiếng chuông càng thánh thót, ngân nga, báo hức bình minh bừng dậy. Quỳnh nao nao nghĩ về… mối tình của mình. Bắt đầu từ các câu đối thoại với chàng:
- Anh là sĩ quan cao cấp, chỉ huy trưởng trên thượng nguồn, đóng trong rừng sâu, toàn thác nước và suối ngàn. Ở đó, chỉ có chim, khỉ, cọp và voi… Làm gì có trường học, dân cư, mà anh nói với Quỳnh là:  “Anh xin phép mẹ Quỳnh, yêu cầu em lên đó dạy học? ha”?!
- Á… Vấn đề là nơi đó có đồng bào, dù tận rừng sâu nước độc thật. Em sẽ là hoàng hậu rừng xanh của các em bé thơ ngây, chất phác, hiền lành và giản dị nhất. Nhe!
- Rừng sâu nước độc, chỉ có sốt rét. Ai dám ở.
Anh sẽ cố gắng quy tụ dân cư, đem lại bình an cho từng thôn, xóm. Rồi thì… sau khi bình định, em sẽ ở nhà, dạy dỗ cho chính đàn con nhỏ xinh xinh của em, tạo thành một lớp học.
- Ô! Anh ví em như bà Âu Cơ, làm mẹ trăm con. Anh đùa dai thế.
- Anh không đùa. Anh nói rất thành thật.
Anh Thư ơi! Q. nghẹn lời vì xúc động. Sự ấm dịu bất chợt không có gì cưỡng nỗi, khiến Quỳnh điếng lặng và lịm người. Biết trả lời thế nào? Tiếng hót tình yêu đầy tình âu yếm đã đến. Mình đưa tay ngắt cánh lá vàng màu vương giả, không cảm giác đau nhức nơi bàn tay bị gai hồng đâm chảy máu. Mả cảm thấy vết thương sâu đậm rưng rưng ở trong lòng.
Như nhà địa chất đào bới lớp chert, ngọc thạch lựu, kim cương… Q. luôn hoài tưởng, mơ mộng, mong bắt gặp hình ảnh thân yêu, ngọt ngào xiết đỗi, đã một thời làm chao đảo lòng ta. Q. có muốn yêu người đã có vợ đâu. Có muốn buồn nhớ và tủi hờn. Nhưng… Tự nhiên định mệnh run rủi, lại yêu say đắm và khổ lụy.
Dòng suy nghĩ miên man, choáng váng liên miên, giờ Q. hiểu dưới lớp vỏ trai mong manh, còn ẩn dấu sự sống thực, là cuộc chạy trốn bản ngã mình, trốn nhân sinh quan ẩn dấu trong lớp vỏ số phận. Nó gõ trong tim Q. đau nhức khốn cùng, không sao tả xiết.
Khác nào Q. tự buộc chặt với chàng, như con tằm nhốt mình trong kén để nhã tơ, ấn tượng trong ký ức bỗng sống động, xúc động, vì đường nét hòa nhập thân quen, vang dội lại lòng mình muôn vàn yêu thương, kiều diễm một thời. Kể ra cũng cần đem cuộc đời vô duyên, cuộc tình  đen bạc và hờn tủi của mình, kết tụ thành một hình hài bé nhỏ trong bụng.
Bây giờ, Q. muốn quên, dùng tất cả tình cảm cho con và học sinh. Nói thì dễ, không có nghĩa là quên ngay cuộc tình buồn, không hy vọng. Là hết yêu, quên sự ra đi, trở v. Đi về chua chát, phũ phàng dường bao trong hồi ức. Tựa như sự có mặt của Bá bên bờ nhánh sông không tên, khi thuyền tình ghé lại.
Mất hết rồi bao thi vị, và ý nghĩa từ chiếc bóng yếu ớt, lung linh như nụ cười méo mó nở trên mặt nước xô sóng. Chiếc bóng chập chờn lúc trời choạng vạng tối, thành lớp mạng nhện, phủ chụp lên mình sự mù lòa buông thả.
Khi tưởng tượng Bá sống với vợ, (dù anh bảo gia đình không hạnh phúc. Q. đồng ý không hạnh phúc, nhưng anh đã tạo ra gia đình đó. Anh phải có trách nhiệm bảo vệ và vun đắp. Không vì lý do gì để anh ta chối bỏ, để cao chạy xa bay).  Tuy nhiên, Q. nghĩ đến hoàn cảnh mình, sự so sánh ấy khiến Quỳnh không thể vô tư, nhất là sau nầy, Q. biết Bá không chỉ có bà vợ bé, và nhiều cô bồ nhí khác. Q. không thể vô tư, bình thản. Thật tuyệt vọng dường bao!
Thiên kiến tình cảm đầy ngang trái. Con thuyền yêu không làm bàng ván ghép, che nắng che mưa, chống chọi lại bão táp phong ba cuộc đời, mà như chiếc bóng bay giữa trời, hết chất thơ và trí tưởng tượng lãng mạn. Q. âm thầm rút lui, ra khỏi đời anh. Cuộc tình như bong bóng đã mọc thêm hai cánh bay vút đi, quá đỗi là nhanh. Chẳng nên tiếc nhớ, mà phải ngậm ngùi, điếng lặng. Thôi.”
Anh Thư đọc mãi lời tâm sự trong “Bút ký của chúng mình”, rồi xếp tập lại, để trong hộc bàn. Vào giờ ra chơi, cô ngồi trong lớp, hồi âm cho Quỳnh:
Xuân Quỳnh, bạn thân mến!
Chúc mừng bạn có những suy nghĩ chính xác. Không ai có lỗi cả, trong viêc để lại một góc tâm tư mình, chút ước nhớ luyến mong, về thời vàng son xa xưa. Số phận đã tước đoạt trên tay ta niềm hạnh phúc bé xíu, mà định mệnh đã an bài vào mùa Thu năm kia, cho hai người gặp nhau, như trong câu chuyện huyền thoại, và yêu nhau. Chính là vì biết không phải là chuyện thần thoại, nên con người ai cũng có đôi lần vấp ngã.
Câu chuyện về cái góc thiên đường của Quỳnh và Bá, thật là kỳ. Quỳnh như con chim non, vừa bay ra khỏi tổ, cuộc sống tưởng bình yên phẳng lặng. Nào ngờ đã khắc ghi vào lòng quá đỗi buồn phiền. Nó vẫn ngấm ngầm theo mình sát nút, kèm những tiếng hót tuyệt vời, đầy tình âu yếm, ngọt ngào hương vị mùa xuân, đầy quyến rũ. Quyết định nên hay không, vẫn do lòng ta, tùy ở cường độ yêu thương và sự cứng rắn mỗi người.
Tiếng hót ân tình vẫn lách qua kẽ lá rì rào, vang lên giữa đám lá xanh, tình yêu theo không gian và thời gian, sẽ xuất hiện trở lại tươi xanh hay úa vàng? Màu vàng lá thu phong, có khác với màu lá vàng của hoa mimosa. Có ai nói hai màu lá vàng khác nhau, sẽ không cùng một mùa làm rụng lá chia phôi?!”…

Đôi bạn thường say sưa viết trao đổi đủ thứ chuyện linh tinh, về kinh nghiệm nghề nghiệp, bản thân, chuyện đời phức tạp, viết cả những tập tục kỳ lạ của nguời kỳ lạ, nơi xa xôi kỳ lạ. Đó là những giờ phút ấm lòng, tuyệt diệu nhất. Họ đến với nhau trong tình tri ngộ.

Ái Ưu Du

(Trích từ Con Đường Cảo Thơm)