“Đất lành,sinh ra những nhân kiệt” Câu nói này quả là đúng với
đất,và con người làng Hành thiện , phủ xuân trường,Nam định. Từ
ngôi làng nhỏ bé, nghèo về vật chật, giầu về văn hóa này , đã sản
sinh ra rất nhiều tuấn kiệt cho đất Việt. Trong thời kỳ sục sôi
máu lửa của đất nước ,( mà thời gian gần đây nhất) ranh giới phân
chia hai chiến tuyến. Nhiều người làng Hành thiện , đã làm đến
tướng lĩnh trong chiến tuyến bên này , cũng có người làm đến chủ
tịch chính phủ của chiến tuyến bên kia. Còn những giáo sư bác sỹ,
kỹ sư thì nhiều lắm. Hôm trước Noel , một anh bạn họ Đặng vũ ,
người làng Hành thiện khoe với tôi , anh vừa có tập thơ mới của
bác sỹ Đặng huy lưu. Theo anh tập thơ này hay lắm, đáng đọc. Tôi
cứ ngỡ là người cùng họ, cùng làng , nên anh bạn Đặng vũ của tôi
“ bốc lên”. Tôi không tin vặc lại anh
- Lại làng nhàng như mấy tập
thơ trước, ông đưa cho tôi đọc chứ gì ?, ông nói tôi không tin
được, nhất là tác giả cùng làng, cùng họ hàng nhà ông.
Ông bạn tôi ,nói như quát trong điện thoại :
- Ông không tin? Hay
thật mà , tối mai tan sở ,tôi mang đến cho ông đọc , rồi ông
sẽ tin ngay.
Quả thật, đúng như anh bạn tôi nói , cầm tập thơ “mộng còn say
“ của bác sỹ Đặng huy lưu trên tay , tôi đọc một mạch không dứt
ra được. Đành rằng cảm thụ văn chương mỗi người một kiểu, một gu,
nhưng với tôi “mộng còn say “là một tập thơ hay ,về cả nội dung
lẫn nghệ thuật. Tập thơ là sự chiêm nghiệm,về cuộc đời mà ông
đã đi qua .Những bài thơ về tình yêu,về nghề nghiệp, đôi khi là
những tự sự về cuộc đời,nhân tình thế thái, đầy ngẫu hứng. Nếu
như không biết trước ông là bác sỹ, thì tôi đã khảng định ông là
một nhà thơ chuyên nghiệp. Tập thơ ,là cuộc đời của ông , ông đã
sống hết mình cho tình yêu, tình bạn,và tình đời. Thời gian vụt
qua mau, mới đây thôi mà đã gần bẩy mươi năm, ông giật mình , mới
thấy mình tóc đã bạc trắng trên đầu. Qui luật khắc nghiệt của sinh
hóa đã quật ngã ông. Trên giường bệnh ông thấy cuộc đời như một
giấc chiêm bao. Để một lúc nào đó ông thoảng thốt kêu lên “ôi !
giấc mộng sao mà ngắn ngủi quá “.Ông khao khát được sống , được
yêu, lúc này tình yêu và sức sống của ông mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Có lẽ vì những lý do này , mà ông lấy tựa đề tập thơ là “Mộng
còn say “. Về thi pháp , tác giả sử dụng không có gì mới . Ông
thường sử dụng thi pháp cổ,truyền thống. Từ ngữ dân dã, nhưng ông
đã khéo léo sử dụng , do vậy đem lại nhiều bất ngờ , làm cho tiếng
cười từ đó mà bật ra.(một số bài tự sự và diễu ) . Bằng những ngẫu
hứng bất chợt , dường như ông đã dẫn người đọc lạc vào hồn thơ
“mới “ của cụ Tú xương,( những bài chọc ,phá ), nhập vào thơ tình
của Nguyễn Bính ( Tôi xin lưu ý: tôi chỉ nói dường như thôi, chứ
không có ý so sánh thơ với cụ Tú và Nguyễn Bính ). Những bài thơ
ông viết cho vợ , là những bộc bạch trân thành nhất của mình .
Ngay bài thơ đầu tiên ông đã sử dụng thể loại thơ lục bát quen
thuộc , để diễn tả tình yêu , cái nụ hôn ban đầu ấy.
“ thơ tình
ngật ngưỡng thi nhân
Cây già,anh khắc mấy vần thơ yêu
Tà dương má đỏ mầu điều
Tay em đẩy nhẹ ,còn chiều môi hôn..( Nụ hôn thứ nhất)
Tôi không
rõ , ông gặp và yêu vợ ông trong hoàn cảnh nào, thổ lộ ra sao ?
nhưng đọc đoạn thơ trên tôi thấy ông rất khéo trong tình yêu. “cây
già , anh khắc mấy vần thơ yêu “.Ông khắc tình yêu lên cây” già
“, tại sao ông không khắc tình yêu lên cây “non “ nhỉ ? già bao
giờ cũng thể hiện sự chín chắn, sâu sắc,vững chãi . Hơn nữa ,
như chúng ta đã biết, nếu như muốn đến được tình yêu với em,trước
đó đã có tình cảm của cha mẹ nàng , thì thành công đó đã được quá
phân nửa. Ông đã lấy cha mẹ nàng làm nền , làm chỗ dựa ( khiếp
quá ! ông đã đổ beton - khắc thơ vào lòng cha mẹ già của nàng-
làm sao mà nàng không ngất ngư cùng ông được) điểm bật đến với
tình yêu. Thoạt đầu , hương tình của ông ngật ngưỡng thi nhân,
làm cho người đọc cảm giác vội vàng ,hấp tấp , tình chợt đến chợt
đi. Nhưng câu sau ta thấy , tình yêu của ông “ ghê gớm” lắm chứ
chẳng vừa “cây già ,anh khắc mấy vần thơ...” Ông ngầm thông báo
cho nàng biết rằng : Cha mẹ cũng đã đồng ý cuộc tình của chúng
ta rồi - Là người lính do vậy ông thừa thắng xông lên. Nàng còn
e thẹn , giả vờ chống đối , nhưng nụ hôn đầu nàng đã chấp nhận.
“
Tà dương má ửng mầu điều
Tay nàng đẩy nhẹ,còn chiều môi hôn”
Càng về già, tình yêu của ông
càng được nhân lên,vẫn ngất ngây như thuở nào.Hương tình vẫn dào
dạt thắm thiết , vì em anh có thể quên đi tất cả. Thật vậy ,trong
bài thơ” sinh nhật em “ông đã viết :
“ Trong vườn , hoa mộng hương
ngây ngất
Đôi bướm vàng ươm, cánh chấm pha
Cành trúc đu đưa ,chiều bóng ngả
Có người vui quá lạc đường ra “
Tình yêu, đã cứu ông trở lại với
cuộc sống . Đọc bài thơ “Đừng phụ em “ ông viết ngay trên giường
bệnh sau cuộc đại phẫu thuật, ta thấy rõ hơn, nếu không có tình
yêu của người vợ , thì chắc chắn ông đã về cõi hư vô.
“ Trao bóng
vào tay mở gói quà
Mừng ngày sinh nhật đã trôi qua
Nhìn em không ngớt ,tôi thầm khấn
Đừng phụ em yêu ,trở lại nhà “
Đọc bài “vợ tiên “ ,thoạt đầu tôi
cứ ngỡ là ông chọc phá,bông đùa, nhưng thật không phải như vậy.
Ông đã viết bài này từ cuộc sống,và tình yêu của ông .Bằng hình
tượng nhân cách hóa, ông đã lấy cảnh tiên để cảm ơn vợ mình . Một
người vợ tuyệt vời , đã lo lắng ,chăm sóc ông cả cuộc đời , nhất
là khi ông ốm đau bệnh tật. Do vậy ông đã “xúi “các đấng mày râu
, nên lấy vợ, và sẽ được hạnh phúc như ông. ( Khổ lắm! có phải
ai cũng lấy được vợ , như vợ của thi sĩ đâu ? mà ông” xúi”
mọi người như vậy.)
“Phè phỡn cơm no, thôi khoái chí
khề khà riệu đẫy,mặc ưu phiền
Ai còn khổ hạnh nơi trần tục
Theo bỉ nhân này cưới vợ tiên”
Càng lớn tuổi , những tự sự, day
dứt , khắc khoải ,trong ông càng nhiều. Xa quê hương , đất nước
, ông mong ngày trở về. Những kỷ niệm , cứ tái hiện trong ký ức
ông , dồn nén mãi, để một lúc nào đó chảy thành những dòng thơ.
Về thăm lại trường cũ , nay đã thành hoang phế , ông bùi ngùi,chua
xót, đang mùa thu lá đổ, ông cứ ngỡ đã là mùa phượng nở:
“ Quang
cảnh trường xưa,lớp vắng hoe
Đang thu ắng lặng, tưởng đâu hè “
ông đang than thở cho số phận?
hay cho quê hương ông ? ông dằn vặt như tự trách mình - những hình
hài của kỷ niệm xưa không còn nữa,một sự tàn phá đến nát lòng :
“
Thềm bước rêu trơn,như muốn đổ
Cửa gài,vách lở,chẳng buồn che
Bùi ngùi,ngán ngẩm, đời hưng phế
Sách mọt,còn ai giữ lấy lề “ (Bài- cảnh trường xưa )
Với bạn học,
ông bong đùa ,nhưng chua xót. Ông sinh ra trong chiến tranh, gần
hết cuộc đời sống trong bom đạn.Là người lính, sự chết chóc,mất
mát là điều không tránh khỏi. Nhưng những người “ Lính cậu “như
ông vẫn lạc quan, trong những câu bông đùa tự diễu ấy. Ta thấy
dòng nước mắt chảy dài trên toàn bộ bài thơ “ông thầy “:
“ Bụng
đánh lô tô, mặt vẫn hùng
Bom rơi đạn nổ ,gầy không trúng
Lính cậu ngu ngơ,vẫn sống nhăn “
Trong những trận bom đạn ấy , ông
đã phó thác cho số phận.Nhưng xung quanh ông bạn bè ,dần dần gục
ngã . Những số phận sống sót còn nghiệt ngã hơn nhiều. Thời thế
đổi thay nhà tù lớn Sơn la đang mở rộng cửa. Người lính như ông
,không chết về thể xác, nhưng đã chết về linh hồn :
“ Bao năm thoi
thóp ở Sơn la
Rừng thiêng nước độc,vừa ma lẫn người
Bây giờ dở khóc dở cười
Em đang ẵm bế con người bỏ rơi “
Trong cái bi ấy, xót thương ấy,
đọc thơ ông ta thấy tràn đầy lòng nhân đạo, vị tha cao cả :
“ Vòng
tay mở rộng từ đây
Hướng về những buổi hây hây nắng đào
Cửa tung ,con chạy đón chào
Trẻ thơ khóc ré ,em trào lệ tuôn “ ( Cải tạo về )
Bài “ Bạc tình
xe cũ “ là bài thơ tôi thích ,và tâm đắc nhất. Tôi cho rằng , những
bài thơ viết ở dạng tự sự,châm biếm , diễu mình ,diễu đời là những
bài thơ hay nhất trong tập thơ này. Ông có sở trường viết ở thể
loại này. Dường như những bài thơ này , ông chịu ảnh hưởng của
các cụ Tú xương,Tú mỡ. Nhà thơ muốn lấy những sự việc, tưởng như
vô thưởng vô phạt nào đó, để răn đe,giáo dục con người. “ Tình
xe cũ “ là một bài thơ tiêu biểu cho dạng trào lộng đó. Ông trách
xe ,thực ra ông tự răn mình . Ông khuyên,chúng ta có mới ,không
nên quên cũ,cuộc sống phải có thủy ,có trung. Mặc dù sự già cỗi
đó đôi khi làm chúng ta bực mình :
“Cố tỉnh,mà sao vẫn bực mình
Hờn gì không nói,cứ làm thinh
Nhân ga ,ga rú,long bàn đạp
Rồ máy,máy rung sút cọc bình
Kẻ khuyên bán quách,người đòi bỏ
Hương lửa bao năm nỡ bạc tình ? “
Mỗi bài thơ của ông,là một bài
học trường đời thật thấm thía . Đôi khi trong thơ ông còn cho ta
những kinh nghiệm sống quí báu. Bài thơ “ Sống kiểu Mỹ “ thể hiện
rất đậm nét :
“ Nhà cửa khang trang tưởng vểnh râu
Tiền vừa dính túi,thoáng đi đâu...
....Cơm niêu nước lọ,lòng thanh thản
Gác tía lầu son tổ nhức đầu “
Đọc thơ ông ,ta thấy đằng sau những
tiếng cười sảng khoái, là những bùi ngùi cay đắng :
“ Bạn bè dăm
mống thịt vài xiên
Mấy sợi lai rai ,mượn giải phiền
Hạ chén cầu an , thằng thoát ngục
Nâng ly tiễn biệt đứa qui tiên...
....Thế thái nhân tình, men đắng ngắt
Mềm môi , ta rói nậm đầy nghiêng “
Về tình yêu nam nữ , trong tập
“ Mộng con say “ ,cũng có nhiều bài thơ hay. Có một điều đặc biệt
, đọc thơ tình của bác sỹ Đặng huy Lưu ,chúng ta không thấy có
sự bi quan,bi lụy,mặc dù đó là những mối tình trắc trở,nhiều khi
tan vỡ. Nhưng trong thơ bao giờ ông cũng mở ra lối thoát. Do vậy
đọc thơ tình của ông ,ta thấy nhẹ nhàng ,cao thượng. Sự cao thượng
đó thể hiện rất rõ trong bài “Ngàn trùng xa “.Tôi nghĩ rằng, bài
thơ này là bài thơ tình hay nhất của ông. Toàn bài là bức tranh
tình tuyệt đẹp. Có lẽ khung cảnh toàn bài thơ, chúng ta bắt gặp
đâu đó ở một làng quê ven đô. Dưới giàn bầu , có đôi trai gái đang
vụng trộm hôn nhau, bên cạnh họ là chú vện vàng quẫy đuôi mừng
. Đây là mối tình vụng trộm , tức là không được sự đồng thuận của
gia đình. Cho nên khi họ đang hôn nhau, bị bà mẹ bắt quả tang .
Đứng về phía họ có chăng chỉ là chú vện vàng :
“ Hôn nhau,mẹ gặp
đầu hè
Giàn bầu phản bội chẳng che tụi mình
Hay là con vện nó rình
Nó quen anh đến tỏ tình ,quẫy đuôi “
Ở đây ông dung hình tượng dây
bầu để cột con thuyền tình ái. Nhưng dây tơ ấy đã bị bàn tay vô
hình nào đó chặt đứt. Do vậy thuyền tình không cập bến:
“ Bầu già
trụi lá giây còi
Thuyền anh chờ sẵn , để lôi vào bờ
Cột thuyền anh gửi dây tơ
Dây tơ cướp chặt ,gieo ngờ cho nhau “
Chàng trai trách nhẹ cô gái
, đã yêu anh ,sao em không dám đón nhận tình yêu đó . Mối tình
mộc mạc ,chân thành ấy “ Thuyền đan ,nan nứa,phải tầu cho cam “
Giờ đây phải giã biệt ,anh chỉ còn lại con tim chơi vơi trống vắng
. Em còn đây , tình yêu của em còn đây , nhưng nó không còn thuộc
về anh, ngàn trùng đã xa cách :
“ Gặp nhau giây phút ngỡ ngàng
Tay vòng siết chặt,tim ngàn trùng xa “
Ngày em sang sông,cũng là
ngày trái tim anh chết theo giàn bầu trốc gốc. Nhưng em nào cũng
sung sướng chi đâu, nỗi đớn đau giầy vò không kém. Chỉ có chú
vện vàng mới hiểu được nỗi đớn đau này mà thôi :
“Trời đâu mưa thuận
gió hòa
Thân anh vùi dập ,mắt hoa dật dờ
Giàn bầu trốc gốc dây khô
Con vện ngồi sủa ,gọi đò em sang “
Mối tình đã chia ly ,nhưng ở
đây ta không thấy có sự bi quan,hằn học. Phải nói đây là mối tình
cao thượng. Họ biết cảm thông cho nhau, và gìn giữ những kỷ niệm
đẹp ban đầu :
“ Anh nghĩ ngợi ,em dềnh dang
Trách nhau mình chẳng dễ dàng cho nhau
Chỉ còn kỷ niệm muôn mầu
Mầu xiên ,mầu mắt, hôn đầu em trao “
Tôi nghĩ, bác sỹ Đặng huy Lưu,làm
thơ không phải ông muốn trở thành nhà thơ . Ông chỉ muốn giãi bày
tình cảm của mình, hoặc sẻ chia những chiêm nghiệm về cuộc sống.
sau những giờ phút căng thẳng , giành giật lại cuộc sống cho bệnh
nhân,và cho chính bản thân ông khi đang mang trọng bệnh.Do vậy
lời thơ của ông rất mộc mạc,dễ hiểu , và nhanh thuộc.
Chính yếu
tố tự nhiên này đã tạo cho thơ của ông rất “ THƠ “. Tập thơ còn
nhiều bài hay, nhưng cũng có một số bài còn gượng ép, một số vấn
đề phải bàn. Nhưng phải nói tập thơ “Mộng còn say “ là một tập
thơ hay đáng tìm đọc. Có những người viết và in thơ hết cả cuộc
đời , nhưng không thể trở thành nhà thơ. Nhưng có những người chỉ
cần có một tập thơ, đôi khi chỉ một bài thơ cũng đã trở thành thi
sĩ. Bác sỹ Đặng huy Lưu , là một nhà thơ như vậy.
Đỗ Trường
|