SỐ 38 - THÁNG 4 NĂM 2008

 

Thơ

Thăm bạn
24nnguon
Chiến tranh và những câu hỏi
24Bùi Thạch Trường Sơn
Tháng tư xé tờ lịch cũ

24
Phạm Hồng Ân
Dũng khí

23
Tiểu Đĩnh
Bóng chinh phu
21Trần Việt Bắc
Một đi không trở lại
18
Huỳnh Kim Khanh
Em đã vì ta
18
Vinh Hồ
Thầm lặng
18
Hoàng Mai Phi
Đường xưa
18Tôn Thất Phú Sĩ
Có những sợi tình
18Kim Thành
Sen đêm Mũi Né
21
Đỗ Phong Châu
Tìm anh
21Ái Ưu Du
Thơ & Tượng: Tóc Mây
21TM - PTP - VHT
Hồ nghi
21Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Đứng giữa cơn bão rớt
14
Phạm Hồng Ân
Nơi chỉ xài bạc cắt
14Tầm Xuân
Giấc mơ hồi hương
14Phan Ngọc Danh
Giậu đổ bìm leo
14Cỏ Biển
Lan man quán café
13
Xuân Phương
Lục bà bà
14
Võ Thị Đồng Minh
Cũng đành
8Song Thao
Trực thăng lâm nạn
8Ái Ưu Du
Hành trình về với tuổi 20
8Hoàng Quốc Việt

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
4
Trần Việt Bắc
Thăng Long đại long mạch
4Vinh Hồ
Tổ quốc lâm nguy trước bá quyền Trung quốc
4Vinh Hồ
Sống thiện chết lành - Kỳ 11
4Ngô Văn Xuân
Thơ tuyệt mệnh Nguyễn Trung Trực
3Trần Ngọc Giang
Phiêu bạc
3Trần Ngọc Giang

Mộng còn say
3Đỗ Trường
Phiếm luận văn chương - Kỳ 5
3Huỳnh Kim Khanh
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 25
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (13,14,15)
1Ái Ưu Du
Thằng Nèm
1
Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 32

1Huỳnh Kim Khanh


 

Sống thiện chết lành
Rimpoche Nawang Gehlek

 

(tiếp theo)

Tìm một đối tượng ( tiêu vật )

Nếu bạn dùng hơi thở là đối tượng để thiền, không sao cả. Nhưng điều tôi đề nghị ở đây là hãy bước xa thêm một bước bằng cách tập trung vào một đối tượng. Bạn có thể tập trú vào một hình tượng Phật, một tượng ảnh chúa Jesus, một ngôi sao David, hay một biểu tượng tôn giáo nào đó, hay một hình tượng ánh sáng tượng trưng cho thần thánh. Bạn có thể dùng bất cứ đối tượng nào, miễn là điều ấy gây cảm hứng cho bạn là tốt nhất.

Khảo sát hình tượng rồi tưởng tượng hình ảnh đó ra trứơc mắt bạn, ngang bằng với chân mày, cách xa bạn khoảng 2m. Khi bạn mường tượng hình ảnh đó, sự rõ ràng và vững chắc sẽ hiện ra rồi biến đi. Nếu bạn cố gắng đưa khuôn mặt Đức Phật, mũi, mắt Phật vào tiêu điểm thì bạn phải thả lỏng bàn chân, đùi, tòa sen ngài tọa thiền, mọi thứ. Còn nếu bạn tập trung chú ý vào cả bàn chân và đùi, thì bạn phải bỏ đầu và chân. Rắc rối đầu tiên chúng ta thường gặp là như vậy. Cho nên ý tưởng ở đây là bất cứ điều gì bạn thấy đựơc, ngay cả khi bạn chỉ thấy một khối mầu vàng hoặc trắng, cũng cứ giữ lấy. Và khi bạn đã có thể tập trung tinh thần vào một ảnh tượng thì hãy ráng giữ hình ảnh đó mãi trong tâm trí mình.

Trở ngại

Khi bạn chẻ củi, bạn phải búa đúng vào chỗ thớ gỗ. Nếu bạn tiếp tục búa hai ba lần vào cùng chỗ đó, khúc gỗ sẽ bị chẻ tách đôi. Còn nếu bạn búa lung tung toàn thân khúc gỗ, bạn sẽ chẳng đạt thành qủa nào. Tương tự khi ta huấn luyện tâm trí ta, cũng giống như ta đang búa xuống cùng một vị trí nhiều lần, bạn sẽ đạt đến khả năng kiểm soát toàn bộ tâm trí mình, muốn đặt sự chú tâm tới bất cứ điều gì bạn muốn. Sẽ không còn tình trạng cả trăm việc cùng tới tâm trí một lúc.

Cảm tính tiêu cực đưa tới một loại chú tâm, nhưng là sự chú tâm lạc hướng. Khi bạn giận dữ hay bị ám ảnh, mọi sự sao lãng bị khóa lại. Trí não không đựơc tự do để suy nghĩ khác. Thiền định là động thái ngăn cản cảm tính tiêu cực can thiệp vào. Chúng không được đón nhận. Khi chúng đến gõ cửa và bạn không trả lời, chúng sẽ không còn tới viếng thăm bạn bất ngờ nữa. Đôi lúc bạn có thể suy tư rất mạch lạc, đôi khi không; đôi khi bạn bối rối không thể nghĩ ra điều gì cả; đôi khi bạn đứng ngồi không yên dù chỉ 5, 10 phút, bởi vì bạn cảm thấy mệt mỏi rã rời mà không biết lý do tại sao.

Nếu bạn gặp khó khăn, bần thần, rắc rối, bạn có thể sử dụng hơi thở để ổn định tâm trí. Dùng ngón tay bịt lỗ mũi trái, hít vào bằng lỗ mũi phải; rồi bịt lỗ mũi phải, thở ra bằng lỗ mũi trái. Lập lại 3 lần, sau đó đổi ngược tiến trình ấy, hít vào bằng lỗ mũi trái và thở ra bằng lỗ mũi phải 3 lần. Sau đó thở hít bình thường 3 lần—tổng cộng 9 lần.

Cảm nhận không khí vào và ra. Mường tượng không khí như một loại hương thơm mầu khói xanh nhạt. Bạn đang tạo ra một sự chuyển đổi, chuyển sự tập trú cuả tâm trí bạn vào một điều gì khác không còn là giận dữ, ràng buộc, đố kỵ, hay bất cứ cái gì khác. Như vậy bạn đang tạo ra cây cầu nối giữa những ý tưởng tiêu cực sang tích cực.

Nếu bạn làm một lần không có hiệu qúa, làm 21 lần. Bạn có thể tạo nên 21 cây cầu. Và nếu bạn có nhiều thời gian hơn, bạn có thể xây dựng cả trăm cây cầu. Khi, qua sự qúan tưởng bằng hơi thở, bạn sẽ thấy bạn dễ chịu hơn, thoải mái hơn, rồi hãy bắt đầu thiền định.

Nếu thiền định đựơc nhiều lần trong ngày thì rất tốt, nhưng chỉ trong các khoảng thời gian ngắn thôi. Đừng làm qúa độ. Việc quan trọng ở đây là sự liên tục. Nếu bạn làm liên tục trong một tuần, rồi nghỉ một tuần hay vài tháng, sẽ chẳng đạt kết qủa gì. Còn nếu bạn làm 10 phút một ngày, liên tục trong vài tháng, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được kết qúa. Trí não đã học được cách canh giữ trí não. Khi bạn đạt được điều ấy rồi thì bạn chẳng cần phải luôn luôn ngồi thiền định.

Thiền định phân tích (Analytical Meditation)

Khi bạn đã ổn định trong thiền định, bạn có thể thay đổi đối tượng tập trú, và chuyển trí não sang chủ thể. Chủ thể là gì? Đó chính là những điều tôi đã trình bầy trong sách này: Điều tốt đẹp mà cuộc đời chúng ta đang có, chúng ta sẽ đối phó với cái chết ra sao, cắt bỏ nóng giận và ràng buộc, buông bỏ Cái Tôi, khai triển tình yêu thương và sự thông cảm. Vấn đề là phát triển những thói quen mới. Cho nên sau khi bạn đã tập trú ổn định được tâm trí mình rồi, bạn sẽ thấy thoải mái, bạn hãy bắt đầu thảo luận với chính mình về những vấn đề này. Điều này được gọi là sự thiền định phân tích. Hãy sử dụng những điều trong chương này để giúp bạn khởi đầu tiến trình lý luận. Khi bạn đạt tới kết luận rằng bạn đang có một cuộc sống tốt đẹp với vô vàn cơ hội tinh thần, rằng cái Tôi chính là thủ phạm đã lấy đi cuả bạn niềm vui, rằng bạn có thể chuyển đổi sự nóng giận thành nhẫn nại, ràng buộc thành thương yêu, rằng tha nhân đều là những người thân thiết gần gụi, hoặc bất cứ điều gì bạn phân tích ra đựơc, rồi bạn đem tâm trí cuả bạn tập trú vào chính điểm ấy. Sự tập trú sẽ làm những kết luận cuả bạn trở thành một phần trong con người bạn. Đó là phương cách để bạn thực sự trừ bỏ những cảm tính tiêu cực thông qua sự kết hợp giữa thiền định và thiền định phân tích.

Mục tiêu của thiền định

Khi tôi đựơc 3, 4 tuổi tôi đã từng sống trong một hang động với thầy tôi, Gen Yungtrung. Có một lần thầy kêu tôi ra ngoài và bảo, “Này, con hãy nhìn tảng đá kia.” Một con rắn mối vừa thịt xong một con bọ cạp. Nó đang ngồi bất động để sưởi nắng, phơi bụng trên tảng đá. Đôi mắt mở to, hít thở không khí. Thầy tôi bảo, “ Nhìn kìa, rắn mối đang thiền định “

Thông điệp thầy gởi cho tôi là như thế, không dùng trí não, đơn giản là ngồi yên với chiếc miệng mở rộng hoặc mím lại, bất động thực ra chẳng mang đến hiệu qủa gì. Nó có thể làm cho bạn dịu xuống trong cuộc sống tất bật, nó có thể làm cho bạn thư thái, ngay cả có thể làm cho bạn khoẻ khoắn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải là mục tiêu cuả thiền định. Mà mục tiêu cuả thiền định chính là trừ bỏ những cảm tính tiêu cực, và hoàn toàn lạc thú với cảm tính tích cực. Sự trầm tư có thể thu hẹp khả năng cuả các cảm tính tiêu cực nhưng không loại trừ đựơc chúng. Do vậy, thiền định phân tích là một nhu cầu thiết yếu.

Do vậy bạn phải hành trì một cách vững chắc để lần lượt tạo ra những hiện thực. Trong khi các hiện thực đựơc xây đắp dần thì mọi phó phẩm cuả nó cũng sẽ lần lựơt nẩy sinh: những khả năng tâm lý, sự chuyển kinh mạch, sự gặp gỡ các bậc giác ngộ, khả năng thấu thị, và còn nhiều thứ khác nữa. Nhưng đừng chú ý tới các khả năng ấy. Hãy vất bỏ chúng ra ngoài. Chúng chỉ là các phó phẩm, không có gì là đáng ngạc nhiên cả, chẳng có gì là cao siêu.
Khi tôi 13 tuổi, đã có một sự lạ xẩy đến. Trong tu viện; khi tôi đi ngang qua các ảnh tượng cuả các vị hộ pháp, lúc tôi ngang qua vị nữ hộ pháp, Palden Lhamo, mala (1),chuỗi tràng hạt tôi đang cầm trong tay bỗng bay lên cao khỏi tay tôi khoảng hơn 20 feets và rơi ngay vào tay tượng nữ hộ pháp Palden Lhamo. Tất cả mọi người đi chung với tôi lúc đó gồm các thầy tôi, các người hầu cận coi như chẳng có điều gì xẩy ra cả. Điều đó cũng chẳng đựơc bao giờ bàn luận tới, và tôi đã hoàn toàn quên lãng sự cố ấy cho mãi tới hơn 30 năm sau, một người bạn tôi là một nhà sư người Aó, hỏi một trong các vị thầy tôi để soạn một lời cầu nguyện suốt đời cho tôi. Trong bài cầu nguyện do Locho Rimpoche soạn ấy có một câu kệ nhắc lại sự cố này, và nó hiện ra như một ánh chớp trong tâm trí tôi, đặc biệt là nỗi sợ hãi mà tôi đã cảm nhận. Thậm chí tôi muốn nghẹn thở, đó thực sự là một cảm giác khủng khiếp. Mala đơn giản là những hạt làm bằng gỗ, xâu chuỗi lại với nhau—làm sao mà nó có thể bay ra khỏi tay tôi? Locho Rimpoche còn nhớ tên những người đi chung cùng vói tôi lúc đó. Tôi chắc rằng những người chăm sóc tôi và các thầy tôi cùng các vị cố vấn cuả cha mẹ tôi lúc ấy đã cùng quyết định khuyến khích tôi lãng quên sự cố, coi đó như một sự rối trí không đáng lưu ý để tôi có thể chú tâm tu học.

Lành mạnh tâm trí

Trong thời gian tu học tại tu viện ở Tây tạng, mỗi môn sinh như chúng tôi tham dự các khoá học khác nhau, học rất nhiều đề tài, sau đó phải kết nối các bài học đó lại cho chính bản thân mình thành một phương hướng để đi theo. Phương hướng ấy dựa trên giả định là sự dậy dỗ không bao giờ chỉ dựa trên những kiến thức tinh thần mà còn phải là sự kết tập cuả tâm linh từng cá nhân người tu học. Suy cho cùng, tất cả mọi lời giảng dậy, thảo luận, hành trì, suy tưởng, hành thiền cũng chỉ nhắm một mục tiêu duy nhất: đó là diệt hết những cảm tính tiêu cực.

Nếu bạn bị bịnh và muốn được mau khỏe mạnh, bạn phải cắt thuốc. Nếu bạn chỉ đi tới bác sĩ để lấy toa thuốc rồi ngồi nhìn chai thuốc thì chắc điều ấy sẽ chẳng giúp gì cho bạn. Chẳng có ai cầm tay bạn để dẫn dắt bạn đi loanh quanh cả. Cho nên đây là lúc bạn phải quan sát, quán tưởng để làm lành mạnh tâm trí mình, để đạt đựơc những kinh nghiệm và sự trí huệ cho chính bản thân. Chẳng có ai có thể làm thay cho bạn điều ấy đâu.

Hai chân lý

Thông thường người ta nghĩ rằng chỉ có một sự thật. Nhưng trong kinh nghiệm cuả Đức Phật, điều mà ngài chia sẻ với chúng ta, có tới hai sự thật và cuộc đời chúng ta hoàn toàn dựa trên đó—Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối (Chân đế và Tục đế). Chân đế bất khả tư lường. Tục đế cho phép chúng ta đo lường, cân nhắc, chọn lựa—phía tôi, phía anh—Điều để tục đế tham chiếu là những sự thật được xã hội chấp nhận. Đó là cung cách chúng ta vận hành hàng ngày. Còn chân đế thì mọi sự lại có vẻ không thật như chúng đang là. Chân đế duy trì sự bí mật cuả cuộc sống. Và bạn cần cả hai để vận hành.

Với những ai hiểu ra đựơc chân đế, sự nhận thức sẽ có sự đổi thay rất lớn. Tất cả những sự vật họ nhìn thấy—bức tường, cửa sổ, con người, con đường—tất cả không còn sự vững chắc, bền chặt tuyệt đối nữa. Ngay cả một khung cửa sổ đựơc tạo nên bằng tất cả các loại phân tử, một loại kiếng đặc biệt dùng gas làm lạnh tạo ra. Những phân tử này kết nối lại với nhau, và chỉ cần một sự hư hại rất nhỏ trong kết cấu phân tử cũng đủ để làm toàn bộ khung cửa tan tành. Người nào hiểu được sự tương liên giữa muôn vật thì sẽ bắt đầu nhận thức đựơc tất cả mọi sinh vật và các vật vô tri giác—cũng chỉ là do sự kết cấu cuả các phân tử lại với nhau. Bức tường, bông hoa, con người, sẽ chẳng có thứ nào bền chắc mãi. Sự hoàn thiện trong nhận thức dẫn dắt con người đi ra khỏi những quy luật vật lý.

Dù cho ta có nhận thức điều ấy hay không, cuộc đời chúng ta cũng vẫn phải dựa trên hai chân lý ấy, Trí huệ chính là sự hiểu biết về điều ấy. Con đường để đi tới tự do là trí huệ và sự cảm thông. Giải thoát là kết qủa cuả sự hoàn thiện tâm linh và thể xác.

Có một cách trừu tượng để nhận thức, và có những nhận thức đến từ kinh nghiệm. Cả hai đều cần thiết. Chất lượng cuả sự nhận thức luôn đựơc cải thiện theo thời gian.

Bạn cố gắng mong đạt tới mục tiêu cao nhất cho chính mình và cho người khác bằng cách áp dụng tình yêu thương và lòng thông cảm cùng trí huệ cho cuộc đời mình. Phật giáo là điều rất kỳ thú. Giáo lý có thể kết đọng lại trong lòng bàn tay và vì thế con đường hoàn thiện (giải thoát) cũng chất chứa ở trong đó. Hoặc nó có thể phân ra chi li, tiểu tiết trải đầy cả không gian vũ trụ này. Ở đây tôi chỉ xin rút thật gọn vào những điểm chính yếu.

Học mỗi ngày một chút ít, rồi suy tưởng, hành thiền, rồi nhận biết bất cứ kết qủa nào tới với bạn. Qua đó bạn tự làm lành mạnh mình. Khi nào bạn có thể lấy đi đựơc những trở ngại trong tâm linh, lúc ấy bản chất tinh khiết cuả bạn sẽ chiếu sáng.

Khi ấy, bạn sẽ không chỉ đã tự giúp mình mà bạn còn có thể giúp đỡ người khác. Rồi bạn sẽ không còn sống trong tâm thái buồn phiền; bạn sẽ đạt đến cảnh giới kỳ thú. Và tôi tin rằng đó là lúc bạn khởi đầu một đời sống tốt đẹp.

ngô văn xuân - chuyển ngữ


1. Nguyên văn the mala: chuỗi hạt