Huỳnh Kim
Khanh
Thuật làm thơ (3)
Thơ sáu chữ đã có từ lâu, trước khi có thơ mới dưới dạng khác
trong văn chương Việt Nam.
Vũ Hoàng Chương hồi khoảng 1962 có viết bài thơ sau, thể sáu chữ
:
Đêm vàng thủy tạ
Em ạ cô Hằng chắp cách
Vừa lên trong khó sương chiều
Có phải mưa sầu đã tạnh
Cho ta đời chớm hương yêu
Tình thơ nồng thắm bao nhiêu
Sách cũ hội châu nào chép
Mình hoa nghiêng, sóng lòng xiêu
Đào suối thiên thai chẳng đẹp
E lệ màu phai bóng nép
Cuộc chơi đem ấy cung Ngà
Bảy sắc Nghê Thường mở khép
Nghìn thu ghen xuống đôi ta
Hồ chiều nghi ngút yên ba
Nguyệt quạnh mây vần le lói
Mê đàn liễu ngủ bờ xa
Một tiếng chim hồng vẳng gọi
Ba mươi mấy năm mòn mỏi
Gặp nhau tình bỗng trầm hương
Anh muốn quỳ bên gặng hỏi
Có yêu cùng gã phong sương
Ngang tàng nửa kiếp văn chương
Lòng chỉ vì Khanh mềm đó
Sen vàng xõa lưới tơ vương
Giam cánh hồn xi bé nhỏ
Mưa tạnh vầng trăng đã ló
Mai rầy chói lọi đêm đêm
Xứ xứ hoa thầm bảo gió
Vì Khanh một trái tim mềm
Hoặc hai đoạn thơ sau của một tác giả tiền chiến, lâu rồi không
nhớ tên ( Có thể của Thái Can)
Xuân thắm có chàng tới hỏi
Em thơ chị đẹp ở đâu
Chi tôi hoa thắm cài đầu
Đang đuổi bướm vàng trong nội
Hè đỏ có chàng tới hỏi
Em thơ chị đẹp ở đâu
….
Thu xám có chàng tới hỏi
Em thơ chị đẹp ở đâu
…
Đông lạnh có chàng tới hỏi
Em thơ chị đẹp ở đâu
Chị tôi hoa trắng đấy đầu
Đang ngủ trong hầm mộ tối
Một thí dụ khác với vần luật uyển chuyển hơn :
Em ạ mùa thu rối đó
Tìm em giờ biết tìm đâu
Lá chết rơi đầy trước ngõ
Mình ta hiu hắt cơn sầu
Có tiếng đàn ai dìu dặt
Hay là hơi thở thiên nhiên
Đâu đó một loài hoa lạ
Nhả hương trong gió âm thầm
Về âm luật ta có thể tóm tắt như sau :
trắc Trắc bằng Bằng trắc Trắc
bằng Bằng trắc Trắc bằng Bằng
trắc Trắc bằng Bắng trắc Trắc
bằng Bằng trắc Trắc bằng Bằng
Hoặc đổi sang thể điệu sau, thay tiếng Bằng thứ hai bằng tiếng
Không :
trắc Trắc bằng Không bằng Trắc
bằng Không trắc Trắc bằng Không
bằng Trắc bằng Không bằng Trắc
bằng Không trắc Trắc bằng Bằng
và cứ thế tiếp tục lập lại cho đến khi chấm dứt bài thơ.
Nhận xét thứ hai là về vần điệu : Câu thứ hai và câu thứ
tư của đọa thơ quyết định vần của bài thơ. Câu đầu và câu ba có
vần hay không tùy sở thích của tác giả nhưng không bắt buộc.
Thành ra thơ sáu chữ có thể xem như vừa vần bằng( câu chẵn) vừa
vần trắc ( câu lẻ). Và thường thì câu đâu hay kết liễu với vần
trắc. Ta thử đảo ngược thứ tự này để bắt đầu bằng câu vần bằng :
Có phải ta đã biết yêu
Từ lúc gặp em ngày đó
Em đi từng bước yêu kiều
Đôi mắt em nhìn bỡ ngỡ
Trắc Trắc không Trắc trắc Không
bằng Trắc trắc Không bằng Trắc
không Không bằng Trắc không Bằng
không Trắc không Bằng trắc Trắc
Đây là thể so le hai câu lẻ vần bằng, hai câu chẵn vần trắc.
Xem qua ta nhận thấy rằng thơ sáu chữ có phần uyển chuyện hơi trong
vần điệu.
Tựu trung, chẳng qua là nhạc trong thơ trở thành yếu tố quyết
định của bài thơ sáu chữ.
Nói qua thể thơ tám chữ, đây là thể thơ mới thịnh hàng nhất vá
có thể dễ làm nhất. Cũng như thể thơ sáu chữ đã được kể trên, thể
thơ tám chữ chú trọng rất nhiều trong cái “ nhạc “ của từng câu
thơ. Thơ tám chữ cũng mang những thể điệu so le, hoặc liên hoàn.
Thí du, thể thơ so le :
Ta cúi mặt nghe mùa thu trở giấc
Hồn chơi vơi phong kín áng mây trời
Em đừng khóc khi tình yêu gãy cánh
Khi tàu anh một sớm đã ra khơi
không trắc Trắc không bằng Không trắc Trắc
bằng không Không không trắc Trắc không Bằng
không bằng Trắc không bằng Không trắc Trắc
không bằng Không không trắc Trắc bằng Không
Đây là thể so le hai câu lẻ có âm điệu giống nhau trong khi hai
câu chẵn ( vần cũng vậy nhưng câu hai vần Bằng được thay thế bằng
vẩn Không ở câu thứ tư.
Đoạn thơ sẽ dược lập lại cùng thể điệu cho những đoạn kế tiếp
cho đến khi kết cục bài thơ.
…
Chiều kỷ niệm đưa em vào diễm sử
Mắt em nhìn tan tác ánh sao rơi
Ta bổng thấy lòng mình nghe mất mát
Dấn thân vào vùng gió cát xa khơi
Ta lê bước trên đường Trần Quang Khải
Nẻo nhà em cơn mưa lũ nhạt nhòa
Em áo trắng như tình ta mới chớm
Trường Trưng Vương chờ những bước em qua
Một thí dụ khác, bài Vườn Tâm Sự của Vũ Hoàng Chương :
Một dĩ vãng tràn thơ và đẫm lệ
Những u hòi chôn kín tân thâm tâm
Anh dùng dẳng mãi chiều nay mới kể
Mặc dù em thú dục đã bao năm
Vườn tâm sự sắc hương nào có thiếu
Nhưng hương tàn trong nhị sắc trên hoa
Đây đó ngũ âm thầm muôn cánh héo
Nụ cười tươi tan tác phấn son nhòa
Thể thơ tám chữ liên hoàn thì rất được nhiều người ái mộ và sáng
tác.
Bài thơ Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ cũng theo thể điệu tám chữ liên
hoàn, tuy có một vài chỗ ngoại lệ về số chữ trong câu(đôi khi hơn
tám chữ)
…
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi ( 10 chữ)
Với khi thét khú trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Bắt đầu từ câu thứ hai trở đi, ta nhận thấy rằng vần của bài thơ
cứ theo hai câu nối tiếp, từ vần bằng(‘ xưa’ và ‘già’) chuyển
sang vần trắc( ‘ núi’ và ‘dội‘) và cứ thế tiếp tục.
Một thí dụ khác, bài thơ Chậm Quá Rồi của Vũ Hoàng Chương bắt
đầu bằng một câu vần bằng rồi chuyển sang vần trắc liên hoàn :
Mãi hôm nay lá úa ngập lòng ta
Lệ ngâu đã bắt đầu gieo thảnh thót
Sen từng cánh với sương trinh từng giọt
Bắt đâu rơi thu đã tới lòng ta
Mãi hôm nay ôi nửa kiếp trông chờ
Nàng mới đến tay chèo khua nhẹ sóng
Tóc trễ nải trên lưng còn bỏ thõng
Vòng hoa đào ôm lệch trán ngây thơ
…
Cũng như thể thơ sáu chữ, thể thơ tám chữ mang nhiều vẻ uyển chuyển
về vần điệu, bằng hoặc trắc. Nếu câu đầu vần trắc, hai câu kế là
vần bằng và ngược lại. Vần của câu thứ tư ( cuối một đoạn) sẽ
theo cùng vần của câu thứ nhất đoạn kế tiếp và cứ thế luân chuyển
hai câu bằng sẽ tiếp nối bằng hai câu trắc và ngược lại.
( Còn
tiếp)
|